Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

GIẢI mã BIỂU TƯỢNG ẾCH TRONG TIỂU THUYẾT ẾCH của mạc NGÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.42 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

----------

NGUYỄN THỊ HOÀI

GIẢI MÃ BIỂU TƯỢNG ẾCH
TRONG TIỂU THUYẾT ẾCH CỦA MẠC NGÔN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ SỐ: 60.22.02.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Lê Bảo

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS Trần Lê
Bảo, người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài, các thầy cô trong
khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi được học tập và
nghiên cứu tại trường.
Tôi xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã khuyến khích, ủng hộ và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hoài


MỤC LỤC
................................................................................................................................................2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa học là một hướng đi có
nhiều triển vọng. Không có nền văn học nào không nảy sinh từ một nền văn
hóa nhất định, bởi “văn hóa được đề cập đến như là một tập hợp của những
đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một
nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả
cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức
tin” [Unesco, 2002, Wikipedia.org]. Mỗi dân tộc tồn tại trên thế giới đều có
những đặc sắc riêng về văn hóa và yếu tố tạo nên diện mạo văn hóa chính là
biểu tượng. Vì thế hành trình tìm kiếm và nghiên cứu biểu tượng trong văn
học là hành trình khám phá con đường trở về cội nguồn văn hóa cũng là cuộc
hành trình tìm kiếm những giá trị chân, thiện, mỹ của dân tộc.
1.2 Là một độc giả yêu thích nền văn học Trung Hoa, đặc biệt là thể
loại tiểu thuyết Trung Quốc thời kì đổi mới, bản thân tôi đã biết đến những
tác giả trẻ có nhiều thành công trong giai đoạn này như: Vương Mông, Giả
Bình Ao, Phùng Ký Tài,… nhưng ấn tượng nhất đối với tôi là tác giả Mạc
Ngôn. Tác phẩm của Mạc Ngôn rất độc đáo và mới lạ, nó kế thừa sâu sắc tư
tưởng của chính phủ Trung Hoa là bên cạnh việc dồn sức vào cải thiện đời
sống vật chất cho nhân dân Trung Quốc phải tiến tới duy trì và phát triển nền
văn minh truyền thống lâu đời, tạo nên sự phát triển hài hòa giữa nền văn
minh vật chất và văn minh tinh thần.

Hành trình văn chương của Mạc Ngôn đã trải qua ba thập kỉ. Và trong
ba thập kỉ đó, ông đã xác lập cho mình một vị thế tương đối vững chắc trên
văn đàn với hàng loạt tác phẩm thuộc nhiều thể loại, nhiều đề tài khác nhau.
Bằng một lối viết phá cách, sáng tạo, những sản phẩm văn học của Mạc Ngôn
đã cùng với những sáng tác của Vương Mông, Giả Bình Ao, Phùng Ký Tài,

1


Cao Hiểu Thanh, Lục Văn Phu, Trương Hiền Lượng, Lý Nhuệ,… đem đến
những luồng gió mới cho văn học đương đại Trung Quốc, góp phần không
nhỏ trong việc thay đổi diện mạo của văn học Trung Quốc tại thời điểm đó.
Chính những giá trị thiết thực mà tác phẩm của Mạc Ngôn đem đến cho
văn học nước nhà, ông xứng đáng được tôn vinh như một trong những cây
bút nổi bật của văn học Trung Quốc đương đại. Ông được xem là nhà văn
có bút lực mạnh nhất, là nhân vật khai phá của thế kỷ XXI ở châu Á và trở
thành một hiện tượng của văn học Trung Quốc và thế giới. Với giải thưởng
danh giá bậc nhất – giải Nobel văn chương 2012, nhà văn Mạc Ngôn –
người có thứ văn chương hiện thực huyền ảo pha trộn những câu chuyện
dân gian, lịch sử và hiện đại - đã trở thành người Trung Quốc thứ ba nhận
giải Nobel, sau Cao Hành Kiện (Nobel Văn chương 2000) và Lưu Hiểu Ba
(Nobel Hòa bình 2010).
1.3 Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Mạc Ngôn, ở mỗi thể loại, tác
phẩm của nhà văn đều có những dấu ấn nhất định. Tiểu thuyết là thể loại gây
tiếng vang lớn nhất, gặt hái được nhiều thành tựu nhất. Từ Cao lương đỏ của
những năm 80 thế kỷ XX đến nay, mỗi bộ tiểu thuyết của Mạc Ngôn là một
sự đột phá trong phong cách thể hiện ngôn ngữ và hình thức thể loại. Mạc
Ngôn đã chọn một thế giới tiểu thuyết mang hương vị hoàn toàn mới: một bầu
không khí nông thôn với những con người bình thường của một vùng quê
Đông Bắc Cao Mật, tránh sự ồn ào của đô thị. Với những đóng góp của mình

thì Mạc Ngôn đã đem vào nền tiểu thuyết đương đại Trung Quốc một hơi thở
mới, của sự giao thoa Đông và Tây – giữa những giá trị văn hóa gắn với
truyền thống của văn học Trung Hoa qua các biến cố lịch sử.
Bám sát vào dòng chảy đời sống cùng những kí ức của tuổi thơ, và
bằng chính sức tưởng tượng phong phú, ngòi bút tác giả đã đi sâu khám phá
mọi ngõ ngách của cuộc sống con người – đặc biệt là cuộc sống người dân ở

2


nông thôn. Người đọc luôn được dẫn dắt theo một lộ trình khá thú vị và đầy
hấp dẫn dẫu cho điều mà Mạc Ngôn phản ánh không hẳn hoàn toàn mới mẻ
hay cực kỳ đặc biệt. Sức lôi cuốn mà tiểu thuyết Mạc Ngôn tạo ra nơi người
tiếp nhận đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có lẽ một trong những
căn nguyên cơ bản nhất, trọng yếu nhất đó là vì tiểu thuyết của ông đều ít
nhiều mang những trăn trở về bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện qua các
biểu tượng có giá trị và ý nghĩa sâu sắc.
1.4 Ếch (cuối năm 2009) là cuốn tiểu thuyết mới của Mạc Ngôn kể từ
sau tiểu thuyết Sống đọa thác đầy năm 2006. Cuốn tiểu thuyết, với phương
thức tự sự xưa nay chưa từng có, sự kết hợp của ba thể loại thư, kịch và tiểu
thuyết, đã thể hiện một cách viết và cách khai thác đề tài mới lạ của Mạc
Ngôn. Tác phẩm được đánh giá rất cao, xếp hàng thứ hai trong kết quả bình
chọn những đầu sách hay nhất tại Trung Quốc năm 2009, cũng là tác phẩm
mang về cho Mạc Ngôn giải thưởng Mao Thuẫn năm 2010.
Chính vì những lí do đó, chúng tôi đã quyết định lựa chọn và tiến hành
nghiên cứu đề tài Giải mã biểu tượng ếch trong tiểu thuyết Ếch của Mạc
Ngôn với mong muốn sẽ tìm ra những giá trị khuất lấp sau từng biểu tượng,
tầm tư tưởng của nhà văn, những thông điệp nhà văn gửi gắm, từ đó có thể
khẳng định tính nhân văn của tác phẩm. Đồng thời, qua công trình nghiên cứu
này, chúng tôi cũng hi vọng có thể đóng góp một phần tri thức vào việc giảng

dạy, nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm văn học theo hướng tiếp cận dựa vào
mã văn hóa.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Nghiên cứu về tiểu thuyết của Mạc Ngôn nói chung.
Mạc Ngôn là một trong những nhà văn đương đại Trung Quốc có
phong cách sáng tác đa dạng phong phú. Tác phẩm của ông tuy đã được dịch

3


khá nhiều ở Việt Nam nhưng số lượng những công trình, bài viết nghiên cứu
về tác gia cũng như tác phẩm chưa nhiều.
Mạc Ngôn được giới thiệu đến độc giả Việt Nam qua cuốn Mạc Ngôn
và những lời tự bạch NXB Văn học, HN (2004) và Chuyện văn chuyện đời
(Mạc Ngôn), NXB Lao động, HN (2004) của dịch giả Nguyễn Thị Thại. Cuốn
sách là tập hợp những bài phỏng vấn nhà văn, qua đó tác giả trình bày những
quan niệm của mình về sáng tác văn học cũng như những thủ pháp nghệ thuật
tiêu biểu đem đến cho người đọc một cái nhìn tương đối phong phú về sáng
tác của Mạc Ngôn. Theo ông, nhà văn muốn viết nên những tác phẩm chân
chính thì hãy viết từ vị trí người dân bình thường kết hợp trí tưởng tượng
phong phú bẩm sinh; và tiểu thuyết hay là tiểu thuyết có mùi vị độc đáo.
Ngoài ra, trong nhóm tài liệu tự bạch của Mạc Ngôn còn có các bài báo
như: Mạc Ngôn – cá tính làm nên số phận (Văn nghệ số 15, 2006); Báu
vật của đời qua tiết lộ của Mạc Ngôn (Văn nghệ Công an nhân dân, tháng
5/2004)… các tài liệu này đề cập đến nhà văn Mạc Ngôn trên nhiều
phương diện: động cơ sáng tác, nguồn gốc ảnh hưởng, quan điểm, lập
trường và phong cách sáng tác.
Bài nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn của
PGS. Lê Huy Tiêu, đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài số 4 năm 2003 và
được in trong cuốn Tiểu thuyết Trung Quốc trong thời kì cải cách mở cửa của

nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2011. Lê Huy Tiêu đã xem xét
nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn ở nhiều góc độ khác nhau và rút ra những
nhận xét khái quát về đề tài, điểm nhìn, giọng điệu, thủ pháp lạ hóa, biệt tài
đưa cảm giác vào trong tác phẩm… Theo tác giả, Mạc Ngôn đã có những
sáng tạo trong nghệ thuật, đưa người đọc đến với những nhận thức, cảm giác
mới mẻ về cuộc sống ngay trên những điều hết sức quen thuộc.

4


Một số sinh viên và học viên các trường đại học đã chọn tiểu thuyết
Mạc Ngôn làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận, luận văn tốt nghiệp của
mình. Các tác giả đều nhấn mạnh những vấn đề người tự sự, thời gian tự sự
và không gian tự sự, cốt truyện lồng ghép, thời gian lồng ghép, ngôn ngữ cảm
giác… Đặc biệt, luận án tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc
Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy là công trình đầu tiên khảo sát toàn bộ 11
tiểu thuyết trường thiên của Mạc Ngôn dưới góc độ nghệ thuật tự sự trên các
bình diện người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ và giọng
điệu. Trong đó, tác giả cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về tiểu thuyết
này trong mối tương quan so sánh với tiểu thuyết khác của Mạc Ngôn trên các
phương diện như: nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu, đặc trưng ngôn ngữ
và giọng điệu…
Một vài công trình như: Biểu tượng tiêu biểu trong Báu vật của đời của
Trần Thị Ngoan. Luận văn này đã phần nào khái quát được các biểu tượng
trong tác phẩm Báu vật của đời như là các biểu tượng: biểu tượng bầu vú,
biểu tượng Tôtem, biểu tượng nhà… Cùng với một số nghệ thuật trong tác
phẩm này như: ảo hóa, phóng đại, tương giao trong cảm giác và một số thủ
pháp khác… những điều đó đã tạo nên sự thành công của luận văn.
Hay khóa luận tốt nghiệp mang tên Huyền thoại hóa trong tiểu thuyết
Báu vật của đời của Lê Vũ Phương Thủy đã tiếp cận tác phẩm thông qua

những biểu tượng mang tính huyền thoại và giải thích đó là những biến thể
mang tính phúng dụ trong tư duy cổ đại. Học viên Nguyễn Thị Khánh Linh
với luận văn Yếu tố kì ảo trong Báu vật của đời hướng tới nghiên cứu yếu
tố kì ảo trong tổ chức nhân vật và sự kiện tác phẩm. Trong chương ba của
luận văn, tác giả đã đi vào tìm hiểu yếu tố kì ảo từ góc nhìn biểu tượng
bầu vú và khẳng định đây là biểu tượng của bầu trời, quê hương đất nước,
là biểu tượng của tình mẫu tử. Cả hai công trình này đã đưa ra những quan

5


điểm, cách nhìn nhận đánh giá chung về biểu tượng trong tác phẩm song
lại chưa lí giải được cội nguồn văn hóa của việc lựa chọn, sáng tạo và ý
nghĩa sâu sắc của biểu tượng.
Trên báo chí, đặc biệt là các tờ báo điện tử xuất hiện nhiều bài phỏng
vấn và bài viết liên quan tới tác phẩm. Bài viết về Thế giới nghệ thuật của
Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của
Nguyễn Khắc Phê, tạp chí sông Hương số 166 tháng 12 năm 2002; Mạc Ngôn
và Đàn hương hình, PGS Lê Huy Tiêu, báo Văn nghệ số 27 tháng 7 năm
2003; Mạc Ngôn là nhà văn của người nông dân của Trần Minh Sơn, báo văn
nghệ số 35 – 36 tháng 9 năm 2003; trên báo văn nghệ số 5 tháng 12 năm 2003
có đăng bài viết Tiểu thuyết Mạc Ngôn với độc giả Việt Nam của Hồ Sĩ Hiệp.
Bài viết tổng kết những bước đường sáng tạo tiểu thuyết của Mạc Ngôn từ
những tiểu thuyết đầu tiên đến khi đạt được vị trí vững chắc trên văn đàn.
Trên báo Văn nghệ số 46 (2008), PGS.TS Lê Huy Tiêu có bài Thử
phản biện Mạc Ngôn. Bài viết đã tổng hợp những ý kiến phê phán Mạc Ngôn
được đăng tải trong cuốn Tư liệu nghiên cứu Mạc Ngôn do Dương Dương
biên soạn, NXB Nhân dân Thiên Tân ấn hành năm 2005. Sau đó PGS Lê Huy
Tiêu đã đưa ra quan điểm không tán thành đối với sự khoa trương quá đáng
cũng như thái độ thích thú của nhà văn khi viết về cái ác và hành vi bạo lực.

Nhà phê bình Lý Kiến Quân cho rằng: “Trong Đàn hương hình ngòi bút
của Mạc Ngôn đã chịu ảnh hưởng bởi khuynh hướng thưởng thức hành vi tàn ác
của truyền thống.” Hạ Thiệu Tuấn, Phan Khải Hùng thừa nhận sức tưởng tượng
của Mạc Ngôn rất phong phú, kỳ lạ, nhưng dưới sự chỉ đạo của tư tưởng thiên
mã hành không nên ngòi bút nhiều khi không giữ được mực thước. Trước cái ác
của kẻ thù, Mạc Ngôn lúc đầu còn tỏ ra căm giận nhưng sau thì lại lạnh lùng vô
cảm. Chẳng hạn như ở Báu vật của đời, Mạc Ngôn tả bọn Nhật đến chém giết
xong, thì đàn quạ đến mổ ăn thi thể người chết một cách ngon lành.

6


Bên cạnh những lời nhận xét trên thì vẫn phải kể đến những đánh giá,
nhận xét lạc quan hơn. Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài phỏng vấn trên báo
Tiền phong với nhan đề Thấy Mạc Ngôn đoạt Nobel mà sốt cả ruột! đã hết lời
ca ngợi Mạc Ngôn. Ông khẳng định: “Chỉ có Mạc Ngôn là đáng đọc thôi. Ở
thời điểm ấy, anh có hai cuốn dịch sang ta đều vào loại rất hay. Không còn
nghi ngờ gì nữa, Mạc Ngôn là một trong những nhà văn lớn nhất của hành
tinh này ở thời điểm này”.
Một số bài nghiên cứu của các học giả nước ngoài cũng được dịch rộng
rãi ở Việt Nam, tiêu biểu phải kể đến bài đăng trên Trung Hoa độc thư báo
tháng 1 năm 2004 có tựa đề là Chín nhà văn ấn tượng nhất năm 2000 do Trần
Sơn dịch. Giáo sư Lê Huy Tiêu trong bài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của
Mạc Ngôn in trong cuốn Cảm nhận mới về văn hóa văn học Trung Quốc đã
khái quát gần như đầy đủ những đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Mạc Ngôn từ hình ảnh, cảm giác, giọng điệu, nghệ thuật tự sự, ngôn ngữ, bản
sắc dân gian.
Trên đây chúng tôi đã điểm qua một số chuyên luận, bài viết của các
nhà nghiên cứu về Mạc Ngôn nói chung và tiểu thuyết của Mạc Ngôn nói
riêng. Mỗi tác giả đều chú ý khai thác nét độc đáo về mặt này hay mặt khác

trong văn của Mạc Ngôn.
2.2 Nghiên cứu về tiểu thuyết Ếch
Ếch là tác phẩm mới của Mạc Ngôn do NXB Văn nghệ Thượng Hải
xuất bản, phát hành tại Trung Quốc vào những ngày cuối tháng 12 năm 2009,
đã nhanh chóng thu hút đông đảo độc giả Trung Quốc và dấy lên làn sóng háo
hức của độc giả nhiều nước vốn mê thích truyện Mạc Ngôn. Cuốn sách như
một bức tranh xã hội sâu sắc ở Trung Quốc, phản ánh được những tác động
của chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn ba mươi năm tới cuộc sống
của người dân nước này. Tác phẩm được đánh giá rất cao, xếp hàng thứ hai

7


trong kết quả bình chọn Những đầu sách hay nhất tại Trung Quốc năm 2009,
cũng là tác phẩm mang về cho Mạc Ngôn Giải thưởng Mao Thuẫn năm 2010.
Tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã chọn tự sự làm hạt nhân lý luận
để tiếp cận, nghiên cứu tiểu thuyết Mạc Ngôn nói chung và tiểu thuyết Ếch
nói riêng.
Đặc biệt trong luận án tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của
Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy là công trình đầu tiên khảo sát toàn bộ
11 tiểu thuyết trường thiên của Mạc Ngôn dưới góc độ nghệ thuật tự sự trên
các bình diện người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ và
giọng điệu. Luận án được đánh giá là có nhiều đóng góp về mặt lí luận và
thực tiễn, đặc biệt là đã nêu ra một hướng tiếp cận mới trong các sáng tác của
Mạc Ngôn nói riêng, trong các tác phẩm văn học phương Đông nói chung,
đặc biệt là khi giải mã các tác phẩm văn học phải đặt chúng trong mối quan
hệ với đặc thù triết học và mĩ học bản địa để tìm hiểu cội nguồn các yếu tố
văn hóa và tâm thức cộng đồng được phản chiếu qua tác phẩm ấy. Tác giả
cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về tiểu thuyết Ếch trong mối tương
quan so sánh với các tác phẩm khác của Mạc Ngôn trên các phương diện như:

nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu, đặc trưng ngôn ngữ và giọng điệu…
Trong bài viết Ếch – cá tính sáng tạo Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Hà,
tác giả đã phân tích và rút ra những điểm then chốt trong tiểu thuyết như sau:
1.Mạc Ngôn đã đời sống hóa hình tượng nhân vật. 2.Sự dung hợp những
quan niệm nghệ thuật cũ – mới, truyền thống – hiện đại trong kết cấu bộ ba
tiểu thuyết, thư tín và kịch. 3.Chiều sâu của tư tưởng trong việc làm rõ đối
kháng kịch kiệt giữa ý thức văn hóa truyền thống và hình thái ý thức chính trị
trong hiện thực đã tạo thành bi kịch cá nhân và bi kịch xã hội. 4.Tinh thần
phản bội cái tôi của tác giả. Sự thay đổi quan niệm thẩm mỹ tự lật đổ cái tôi

8


trong hiện thực. Là sự phủ định biện chứng của một ngòi bút tiên phong luôn
khao khát, tìm tòi, thử nghiệm cái mới.
Tác giả Đỗ Thu Thủy trong bài: Yếu tố hậu hiện đại trong Ếch của
Mạc Ngôn đã đóng góp một góc nhìn về tác phẩm này theo lý thuyết hậu hiện
đại. Đặc biệt là khảo sát yếu tố liên văn bản trong tiểu thuyết Ếch, tức lồng
ghép các thể loại trong cùng một văn bản, tiểu thuyết trong thư tín, kịch bản
văn học trong tiểu thuyết… Cái kết của tiểu thuyết lại mở đầu cho một kịch
bản văn học. Hay luận văn với đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch
của Bùi Hải Hà, công trình này đã tiếp cận tiểu thuyết ở phương diện nghệ
thuật tự sự, qua đó làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật của tiểu thuyết từ góc độ
thi pháp học.
Nhìn chung, tác phẩm Ếch của Mạc Ngôn chỉ mới dừng lại ở việc khai
thác trên một khía cạnh cụ thể, khái quát nét độc đáo của tác phẩm ở phương
diện nghệ thuật tự sự. Để đi sâu vào nghiên cứu phương diện văn hóa trong
tác phẩm Ếch thì chưa có một công trình nào nghiên cứu về biểu tượng. Do
đó, cuốn tiểu thuyết Ếch là một nguồn đề tài mới, một mảnh đất màu mỡ đang
cần được khai phá. Chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Giải mã biểu tượng

ếch trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn. Mong muốn góp một phần tri thức
nhỏ bé vào việc nghiên cứu Mạc Ngôn và tiểu thuyết nói chung, tiểu thuyết
Ếch nói riêng từ lý thuyết biểu tượng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Giải mã biểu tượng ếch trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn,
chúng tôi mong muốn tìm thấy những khoảng trống văn hóa thông qua lớp
nghĩa biểu tượng. Từ đó, bạn đọc sẽ thấy được cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc
trong nghệ thuật viết văn của Mạc Ngôn cũng như thấy được những đổi mới
và sáng tạo của nhà văn trong tác phẩm.

9


Qua việc thực hiện đề tài này, tôi hi vọng sẽ góp một tiếng nói riêng
vào việc nghiên cứu Mạc Ngôn và tác phẩm của ông để một lần nữa khẳng
định tài năng của nhà văn vùng Cao Mật.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát biểu tượng ếch trong tiểu thuyết Ếch tiến
tới khẳng định đây là một tác phẩm đậm chất văn hóa.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiếp tục phân tích và lý giải nguyên nhân vì
sao tác giả chọn biểu tượng ếch, giải mã ý nghĩa biểu tượng thông qua các lớp
nghĩa cụ thể, xem đó là thành tố tạo nên giá trị nhân văn của tác phẩm. Đồng
thời, với việc tiếp cận dựa vào mã văn hóa chúng tôi muốn tìm hiểu và phần
nào đánh giá sự đổi mới trong tư duy và quan niệm nghệ thuật của nhà văn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng văn bản chính là cuốn tiểu thuyết Ếch của NXB Văn
học, HN, 2010 do tác giả Nguyên Trần dịch.
4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Giải mã biểu tượng ếch trong tiểu
thuyết Ếch của Mạc Ngôn.
5. Đóng góp của luận văn
Tiếp cận tác phẩm Ếch của Mạc Ngôn từ phương diện biểu tượng nhằm
giải mã những mạch ngầm văn hóa thông qua lớp trầm tích biểu tượng. Từ
việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể để thấy được yếu tố truyền thống cũng như
sự cách tân của nhà văn. Qua đó, khẳng định những đóng góp của Mạc Ngôn
trong thành tựu đa dạng của văn học đương đại Trung Quốc.
Luận văn gợi một hướng nghiên cứu, phê bình văn học từ lí thuyết
biểu tượng.

10


6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau để có cái
nhìn tổng quan và chính xác hơn về đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp tiểu sử
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh – đối chiếu
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì phần
nội dung chính gồm bốn chương.
Chương 1: Biểu tượng ếch trong tâm thức dân gian và trong tác phẩm
của Mạc Ngôn.
Chương 2: Biểu tượng ếch và hiện thực nghiệt ngã.
Chương 3: Biểu tượng ếch và khát vọng tự do dân chủ.
Chương 4: Biểu tượng ếch và quyền sống của con người.


11


CHƯƠNG 1: BIỂU TƯỢNG ẾCH TRONG TÂM THỨC DÂN GIAN
VÀ TRONG TÁC PHẨM CỦA MẠC NGÔN
1.1 Giới thuyết khái niệm
1.1.1 Biểu tượng (Symbole)
Từ xưa đến nay, biểu tượng vẫn luôn là lĩnh vực chứa đựng nhiều bí ẩn
và là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Biểu tượng là một vấn đề được hầu
hết các ngành khoa học nghiên cứu, nhưng mỗi ngành lại có cách tiếp cận rất
riêng của mình. Thậm chí, khái niệm biểu tượng cũng không được định nghĩa
một cách thống nhất giữa các ngành. Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều ý kiến
bất đồng về vấn đề này. Việc đi tìm một định nghĩa thống nhất hay một cách
hiểu chung về biểu tượng, mặc dù không phải nhiệm vụ bất khả thi, nhưng
cũng hoàn toàn không hề đơn giản và nhanh chóng.
“Biểu tượng” trong tiếng Việt là tên gọi xuất xứ từ thuật ngữ
“Symbole” trong tiếng Pháp. Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học của
Nguyễn Thái Hòa cho rằng: “Trong tiếng Việt, những thuật ngữ “biểu tượng,
biểu trưng, biểu hiện, tượng trưng” là những từ gần nghĩa dùng để dịch từ
“Symbole”, có ý nghĩa cơ bản là: một dấu hiệu (tín hiệu, kí hiệu) mang tính
quy ước hàm chỉ một đặc trưng, một phẩm chất, một sáng tạo hay hẹp hơn là
có khả năng gợi ra một đối tượng khác, một sự vật khác ngoài sự thể hiện cụ
thể của dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận”. Quan niệm trên chấp
nhận sự gần gũi, tương đồng giữa các khái niệm biểu tượng, biểu hiện, biểu
trưng, tượng trưng.
Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên trong khi lý giải biểu tượng đã chỉ rõ: “Trong triết học và
tâm lý học, biểu tượng là… Biểu tượng như là thuật ngữ của mĩ học, lý luận
văn học và ngôn ngữ học còn gọi là tượng trưng. Ở đây, có sự phân biệt biểu


12


tượng và tượng trưng về mặt cấp độ. Theo đó, tượng trưng được hiểu là biểu
tượng trong giới hạn phạm vi mĩ học, lý luận văn học và ngôn ngữ học. Nó là
cấp độ hẹp của khái niệm biểu tượng.
Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, khởi nguyên, biểu tượng là
dấu hiệu để nhận ra nhau, là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim
loại. Hai người mỗi bên giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và người
đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài… Sau này, ráp hai
mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạn
ngày trước. (…) Biểu tượng chia ra và kết lại với nhau, nó chứa hai ý tưởng
phân li và tái hợp; nó gợi lên ý một cộng đồng, đã bị chia tách và có thể tái
hình thành. Mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ, ý nghĩa của
biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã
bị vỡ. Tác giả khái quát: “Tất cả những lối diễn đạt bằng hình ảnh đó có điểm
chung đều là những dấu hiệu và không vượt quá mức độ của sự biểu nghĩa”.
Từ đó khẳng định: “Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu, ở chỗ dấu hiệu là
một quy ước tùy tiện trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt vẫn xa lạ với
nhau, trong khi biểu tượng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái
được biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức”. Như vậy, khi tiếp cận
biểu tượng về mặt thuật ngữ, hầu hết các tác giả đã đặt khái niệm này bên
cạnh các thuật ngữ liên đới để trừu xuất ra các biểu tượng trong những ranh
giới phân biệt được.
Triết học và tâm lý học Mác xít cho rằng: “Biểu tượng là khái niệm chỉ
một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh
của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan
ta đã chấm dứt. Biểu tượng ở đây được xem là một giai đoạn của quá trình
nhận thức mà kết quả là một ấn tượng còn đọng lại. Biểu tượng, theo đó gạn


13


lọc tính cụ thể và trực tiếp tác động của sự vật để ngưng tụ kết tinh tính cốt lõi
và khái quát hóa cảm giác thành ấn tượng trừu tượng hơn.
Theo Britannica Encyclopedia, biểu tượng là một yếu tố thông tin được
dùng để mô tả một cách đơn giản hay để đại diện cho một tập hợp sự vật, con
người, nhóm hay ý tưởng. Biểu tượng có thể được thể hiện bằng các hình hình
học như chữ thập cho đạo Thiên chúa, chữ thập đỏ hay vầng trăng khuyết cho
các trung tâm cứu hộ của các nước theo Thiên Chúa giáo và Hồi giáo; một
cách tượng trưng, như những nhân vật Marianne, John Bull, và Chú Sam lần
lượt đại diện cho nước Pháp, nước Anh, nước Mĩ; chúng có thể liên quan đến
chữ cái, như chữ K cho nguyên tố hóa học kali; hay chúng có thể được gán
một cách ngẫu nhiên như biểu tượng toán học số tám nằm ngang cho vô cùng
hay biểu tượng $ cho đô la.
Lịch sử của biểu tượng xác nhận rằng mọi vật đều có thể mang giá trị
biểu tượng, dù là vật tự nhiên (đá, kim loại, cây cối, hoa, quả, thú vật, suối,
sông và đại dương, núi và thung lũng, hành tinh, lửa, sấm sét…) Theo nhà thơ
Pháp Pierre Emmanuel, ta có thể hiểu vật ở đây không chỉ là một sinh thể hay
một sự vật thực, mà cả một khuynh hướng, một hình ảnh ám ảnh, một giấc
mơ, một hệ thống định đề được ưu tiên, một thuật ngữ quen dùng… Tất cả
những gì cố định năng lượng ấy vì lợi ích riêng của mình đều nói với tôi về
con người, bằng nhiều giọng, ở những độ cao khác nhau, dưới vô số hình thức
và thông qua những vật trung gian khác nhau mà chú ý, tôi sẽ nhận ra rằng
chúng sẽ nối tiếp nhau trong tâm trí tôi bằng con đường biến thái. Ngay từ đó,
biểu tượng hình thành một vế rõ ràng có thể nắm bắt được, gắn liền với vế
khác, không nắm bắt được.
Theo Dẫn giải ý tưởng văn chương, biểu tượng là sự thể hiện gián tiếp
một ý tưởng bằng một hình ảnh hay câu chuyện có một nội dung tương tự với


14


ý tưởng ấy (Lautreamont), biểu tượng là một sự so sánh kéo dài mà người ta
chỉ cho chúng ta phần kết thúc thứ yếu của sự so sánh ấy (J. Lemaitre).
Đi tìm bản chất của biểu tượng, phân biệt với hàng loạt khái niệm
tương liên, các tác giả không nằm ngoài mục đích khẳng định tính trừu tượng,
khái quát của biểu tượng. Biểu tượng không dừng lại đơn thuần là dấu hiệu
mà vượt khỏi khuôn khổ của sự biểu đạt để ngưng kết nhiều ý nghĩa. Tzxetan
Todorov đã chỉ ra rất đúng rằng: “Chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận thức ra
nhiều cái được biểu đạt; hoặc đơn giản hơn… cái được biểu đạt dồi dào hơn
cái biểu đạt”. Và ông dẫn lời nhà thần thoại học Creuzer: biểu tượng bộc lộ
“tính không thích hợp giữa tồn tại và hình thức… sự ứ tràn của nội dung ra
ngoài dạng biểu đạt của nó”. Nhưng sẽ là sai lầm nếu quá đề cao tính khái
quát, và cho rằng sự trừu tượng hóa sinh ra biểu tượng. Trên thực tế, biểu
tượng tràn đầy những biểu hiện cụ thể sinh động. Biểu tượng, trước khi là sự
ngưng đọng các cảm giác để tạo ra ấn tượng trừu tượng thì đã khởi nguyên từ
thực thể hữu hình, có thực, vận động và biến đổi trong không gian. Điều thú
vị là khi đã hình thành một ý niệm có sức khái quát lớn biểu tượng lại được
trả về trong đời sống phong phú, đầy biến động của nó. Dĩ nhiên, ngay khi
phát triển, chuyển nghĩa đa dạng thì mọi ý nghĩa được biểu đạt đều xuất phát
từ một đặc điểm nào đó của cái biểu đạt.
C.G.Jung cho rằng: “Biểu tượng không bó chặt gì hết, nó không cắt
nghĩa, nó đưa ta ra bên ngoài chính nó đến một ý nghĩa còn nằm ở tận phía
ngoài kia, không thể nắm bắt, được dự cảm một cách mơ hồ, và không có từ
nào trong ngôn ngữ chúng ta có thể diễn đạt thỏa đáng”. Giá trị của biểu
tượng được tìm thấy trong sự giao thoa giữa cái rõ ràng và cái mơ hồ, cái
hiện hữu và cái tiềm ẩn, cái miêu tả được và cái khó diễn tả thành lời.
Càng đi sâu khám phá, ngỡ là nắm bắt được cái tinh thần cơ bản của biểu
tượng ta lại càng đến gần hơn cảm giác rỗng không, mông lung và bất lực.


15


Con đường đến với biểu tượng, nhiều khi chịu sự chi phối rất mạnh mẽ
của vô thức tâm linh. Tuy nhiên, nó không phủ nhận lý trí và tính hợp lý –
logic của sự tồn tại biểu tượng, bởi xét đến cùng biểu tượng là sản phẩm
của lịch sử, thời đại và dân tộc.
“Vì không cách gì định nghĩa được một biểu tượng. Tự bản chất của
nó, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng
một ý niệm”. Cho nên, công việc mà người viết đang làm chỉ là một hướng
tiếp cận , tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa, và phần nhiều cũng xuất phát từ
cảm quan cá nhân, dựa trên văn bản nghệ thuật để khám phá chiều sâu tác
phẩm văn học.
1.1.2 Biểu tượng văn hóa
Do khái niệm và nội hàm văn hóa rất rộng nên không thể nói rằng mình
đã hiểu hết ngọn nguồn một nền văn hóa, cũng không ai có thể khẳng định
rằng mình đã chạm đến những yếu tố tận cùng của một nền văn hóa. Dù chính
thức khẳng định hay ngầm định thì các nhà nghiên cứu đều quan tâm đến
những biểu tượng văn hóa bởi lẽ nó là đơn vị cơ bản của văn hóa, là hạt nhân
di truyền xã hội và quan trọng hơn là nó sinh ra nhờ năng lực biểu tượng hóa
của con người. Con người tư duy bằng biểu tượng, giao tiếp bằng biểu tượng
và thể hiện tâm tư, tình cảm sâu kín nhất cũng như những thăng hoa, những
khát vọng của mình cũng bằng biểu tượng. Khi chúng ta có thể hiểu được các
biểu tượng thì có thể hoàn toàn hiểu được hệ giá trị văn hóa của cả dân tộc. Vì
toàn bộ giá trị của mỗi nền văn hóa luôn được kết tinh lại trong hệ thống các
biểu tượng. Có một ý kiến của nhà ngôn ngữ - văn hóa Levis Strauss, người
viết xin trích lại lời của ông để nói về biểu hiện của mã văn hóa “Mọi nền văn
hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng, trong đó ở hàng
đầu là ngôn ngữ, các nguyên tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật,

khoa học tôn giáo”. Theo quan niệm này, biểu tượng văn hóa tồn tại trong

16


ngôn ngữ, các phong tục tập quán, các lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, triết
học và tôn giáo,… của mọi cộng đồng. Dù muốn dù không, văn học luôn
có quan hệ mật thiết với văn hóa, là sự thể hiện bằng hình tượng nghệ
thuật các biểu hiện văn hóa. Giải mã các biểu tượng văn hóa của một nền
văn học sẽ là cơ sở vững chắc để nhà nghiên cứu có thể khái quát được
tính dân tộc của nền văn học ấy.
Mỗi nền văn hóa sẽ sản sinh và lưu tồn những mã văn hóa đặc trưng.
Chẳng hạn, tín ngưỡng phồn thực cũng là một mã văn hóa thể hiện tính bản
địa của các nước nông nghiệp. Phồn: tốt, nhiều; thực: sinh nở con cái, sinh sôi
nảy nở. Tín ngưỡng này thể hiện ra trong các hoạt động văn hóa theo hai
phương thức: nghi lễ thờ cúng sinh thực khí nam nữ và tôn sùng hoạt động
tính giao. Tín ngưỡng đó thể hiện trong mã (tín hiệu, biểu tượng) qua các
hình thức: tròn – vuông; âm – dương; chẵn – lẻ;… Nó đi vào nghệ thuật
bằng hình chạm khắc các tượng bằng đá hay bằng gỗ, các trò chơi như trò
trám, đánh phết; đi vào văn học dân gian với thần thoại về các đôi nam nữ
thần như Nữ Oa – Tứ Tượng, Ông Đùng – Bà Đà; Ông Thu Tha – Bà Thu
Thiên; Ông Đực – Mụ Cái… mà các sinh thực khí của họ được đặc tả và
phóng đại về kích thước.
Từ văn hóa đến sự thể hiện nền văn hóa đó có một khoảng cách khá
lớn, trải qua một số khúc xạ, một số lựa chọn tự nhiên trong tiếp nhận và
thể hiện, vượt quá những cảm nhận cá biệt. Vì vậy, hầu như không bao
giờ mã văn hóa được thể hiện toàn bộ hay rõ rệt như sự đồ chiếu văn hóa
mà chỉ một số yếu tố nổi trội, tập trung nhất của văn hóa được tập trung
trong các mã mà thôi.
Giải mã văn hóa chính là giải mã các biểu tượng văn hóa. Biểu tượng

đó có thể nhận thấy ở nhiều lĩnh vực như tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập
quán, văn học nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng,..., bởi nó là sự thể hiện quan

17


niệm, tư tưởng, thái độ, tình cảm, truyền thống một cộng đồng thông qua hệ
thống biểu tượng. Giải mã biểu tượng văn hóa vì vậy là một thao tác đầy khó
khăn nhưng cũng hết sức thú vị.
1.1.3 Biểu tượng văn học
Từ biểu tượng văn hóa đến biểu tượng trong văn học là sự phát triển từ
cấp độ hình ảnh lên hình tượng nghệ thuật. Văn học phản ánh cuộc sống bằng
hình tượng nghệ thuật nhưng đó không phải là sự phản ánh mang tính chất
sao chép, photo đời sống. Hiện thực đi vào văn bản nghệ thuật đã được điển
hình hóa cao độ và thấm đẫm màu sắc chủ quan của lăng kính nghệ sĩ. Đó là
hiện thực mang tính quan niệm. Bằng hình tượng, nghệ thuật nói chung và
văn học nói riêng sáng tạo ra một “thế giới thứ hai” – thế giới mang đậm tính
biểu tượng. Biểu tượng, do vậy, trở thành một đặc trưng cốt lõi của phương
thức phản ánh trong nghệ thuật. Chính tính biểu tượng đã tạo nên sự đa nghĩa
cho hình tượng văn học, theo một phương diện nào đó đã mở ra kết cấu mở
cho mọi văn bản văn học. Ngược lại, chính văn học nghệ thuật đã làm giàu có
hơn thế giới biểu tượng: “Sự trừu tượng hóa khoét rỗng biểu tượng và đẻ ra kí
hiệu, nghệ thuật, ngược lại, chạy trốn kí hiệu và nuôi dưỡng biểu tượng”. Tất
nhiên, không phải mọi hình tượng đều trở thành biểu tượng, biểu tượng thiên
về các ý nghĩa nằm ngoài, vượt khỏi tính cụ thể cảm tính của hình tượng,
chạm tới miền vô thức sâu thẳm trong tâm cảm nhà văn, đánh động và thức
dậy mọi linh cảm của người đọc. Biểu tượng vừa là cứu cánh mà người đọc
hướng tới vừa là nỗi ám ảnh khắc khoải về một ấn tượng sâu đậm mà người
viết muốn trình bày. Lý luận văn học hiện đại chỉ rõ quá trình phát triển từ
văn bản đến tác phẩm văn học và đề cao vai trò của người đọc như một chủ

thể tiếp nhận tích cực, năng động, “đồng sáng tạo” với nhà văn. Thiết nghĩ,
điều đó có được trước hết là bởi bản thân một sáng tác văn học đã là một thế
giới hình tượng nghệ thuật giàu tính biểu tượng.

18


Biểu tượng văn học bắt nguồn từ biểu tượng văn hóa vì vậy nó cũng là
một hiện tượng lịch sử, chịu sự chi phối của ngôn ngữ, tâm lý, quan niệm của
dân tộc và thời đại. Tuy nhiên, bên cạnh việc thể hiện ý thức chung của xã
hội, cộng đồng, biểu tượng văn học chịu sự chi phối đậm nét của quan niệm
nghệ thuật, cảm quan nghệ sĩ và phong cách cầm bút của mỗi cá tính sáng tạo
riêng ấy. Mỗi biểu tượng văn học đều được đặt trong một khoảng trời riêng,
một bầu không khí đặc sánh chất cá nhân của người nghệ sĩ. Cho nên, việc
khám phá chiều sâu ý nghĩa biểu tượng văn học không thể tách khỏi “dung
môi” mà nó tồn tại, nghĩa là phải đặt nó trong thế giới nghệ thuật của nhà văn
để nhìn thấy nét độc đáo và nội dung tiềm ẩn bên trong. Song, cũng như biểu
tượng nói chung, biểu tượng văn học còn có giá trị tự thân và nội tại của nó.
Điều này khiến ý nghĩa biểu tượng văn học mở rộng trên nhiều bình diện, cấp
độ, từ đó tạo ra cho văn học một vẻ đẹp vô tận và song hành cùng thời gian.
Như vậy, từ văn hóa đến văn học, biểu tượng đã trải qua một quá trình
vừa chưng cất, thanh lọc, vừa bồi đắp, sắc thái hóa để mang giá trị điển hình
trong ý nghĩa trọn vẹn của từ đó.
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi sẽ không đi sâu nghiên
cứu biểu tượng theo nghĩa rộng cũng như sẽ không phân tích những đúng/sai,
hợp lý/không hợp lý trong các cách định nghĩa và xác định nội hàm khái niệm
biểu tượng và biểu tượng văn hóa mà chúng tôi sẽ chỉ chuyên sâu vào vấn đề
biểu tượng văn học, cụ thể hơn là biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn
học và sẽ triển khai biểu tượng theo hướng là hình ảnh tượng trưng, hay nói
cách khác, biểu tượng là những hình thức dùng hình này để tỏ nghĩa nọ, dùng

một hình ảnh cụ thể để nói lên một ý niệm trừu tượng.
Trong văn học nghệ thuật, biểu tượng gần gũi với hình ảnh về mặt chức
năng và nội dung. Tự bản thân chúng, các hình ảnh không được sử dụng như
biểu tượng; chúng trở thành biểu tượng khi được đặt trong môi trường phù

19


hợp. Những hình ảnh truyền thống như khu vườn, núi, thung lũng… đều trở
thành biểu tượng trong các môi trường sống của chúng. Một khu vườn chỉ là
khu vườn, cho tới khi trong đó xuất hiện một người đàn ông, một người đàn
bà và con rắn thì nó đã trở thành vườn địa đàng, hay thiên đường trên mặt đất.
Một hòn đảo cũng chỉ là một phần đất liền được bao quanh bởi nước, cho đến
khi John Donne nói “không ai là một hòn đảo”, nó đã trở thành biểu tượng
cho sự cô độc, tự cung tự cấp.
Một hình ảnh có thể mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, cũng như nhiều
hình ảnh khác nhau có thể được sử dụng để chuyển tải một ý nghĩa biểu tượng
giống nhau. Biểu tượng là yếu tố động, luôn thay đổi, tùy thuộc vào ảnh
hưởng của tri giác tác động cũng như tùy thuộc vào trí tưởng tượng của mỗi
cá nhân. Đồng thời, ý nghĩa của biểu tượng có sự khác biệt qua không gian và
thời gian. Một ví dụ khá thú vị cho sự khác biệt ý nghĩa của biểu tượng dựa
trên sự khác biệt về không gian và nền văn hóa là biểu tượng chiếc gương.
Trong văn hóa Nhật Bản, gương được coi là sự phản chiếu của sự thật, tính
chân thực, nội dung của trái tim và ý thức; sự trong suốt của bề mặt tấm
gương và sự rõ ràng của các hình phản chiếu là sự toàn thiện, khuyến khích
con người xua đuổi các đám mây đam mê gây méo mó ra khỏi tâm trí mình.
Tuy nhiên, trong văn hóa một số nước Trung Đông và nhiều nước phương
tây, mỗi tấm gương lại là một cánh cửa đưa đến một thế giới khác, là con
đường dẫn trực tiếp tới hang động của phù thủy; vì vậy người ta cho rằng các
phù thủy thường dùng gương để triệu tập các thế lực ma quái.

Không chỉ không gian mà thời gian cũng là một yếu tố dẫn đến sự thay
đổi ý nghĩa của biểu tượng. Cần phải thấy rằng, biểu tượng nghệ thuật luôn có
xu hướng cách tân, hoặc là bổ sung ý nghĩa cho những biểu tượng cũ hoặc
phát sinh những biểu tượng hoàn toàn mới. Ví dụ như, suốt một thời gian dài,
những nữ phù thủy là hiện thân của ham muốn, sợ hãi và những xu hướng

20


khác của tâm thức xung khắc với cái tôi của chúng ta; là đại diện cho cái xấu
xa, cho sức mạnh của bóng tối. Nhưng, theo thời gian, trong văn học đã xuất
hiện hình ảnh những phù thủy trung tính hoặc phù thủy thiện, và biểu tượng
phù thủy – cái xấu xa đã dần dần bị mờ nghĩa và cuối cùng chết hẳn.
Chính vì thế, muốn hiểu được biểu tượng, nhất thiết phải đặt nó vào
trong môi trường sống của nó.
Đối với các biểu tượng văn học, môi trường của nó trước tiên là tác
phẩm. Các nghệ sĩ thường xuyên sử dụng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu
tượng, và sự lặp đi lặp lại các hình ảnh biểu tượng đó trong tác phẩm đã tạo ra
một hiệu quả nhất định đến người đọc, để người đọc tiếp nhận và phát triển
nó. Sống trong môi trường chung văn hóa, thời đại, biểu tượng tồn tại trong
một môi trường không bao giờ mất đi: chỉnh thể tác phẩm, nên cho dù thời đại
sản sinh ra nó đã lùi sâu vào quá khứ, nó vẫn sống động trong tác phẩm với
rất nhiều mối quan hệ, ý nghĩa của nó vẫn được cảm nhận và lí giải không
mấy khó khăn. Tuy nhiên, theo thời gian và qua không gian, những biểu
tượng đó cũng có thể và chắc chắn sẽ được liên tục bổ sung ý nghĩa mới.
Chính vì thế, dù tồn tại trong một môi trường không thay đổi theo thời gian và
không gian – chỉnh thể tác phẩm – nhưng ý nghĩa biểu tượng trong tác phẩm
không hoàn toàn cố định, không “chết” mà vẫn luôn phát triển và kích thích
trí tưởng tượng cũng như khả năng sáng tạo của độc giả. Có một thực tế là có
những biểu tượng được hình thành trong quá trình tiếp nhận, không hề phụ

thuộc vào ý kiến chủ quan của tác giả.
Như vậy, tiếp thu thành quả của các nhà nghiên cứu và dựa trên những
tìm hiểu của bản thân, người viết tạm thời đưa ra một cách hiểu về biểu tượng
nghệ thuật trong các tác phẩm văn học, theo đó: biểu tượng nghệ thuật trong
tác phẩm văn học là những ký hiệu ngôn ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần, có
khả năng biểu hiện những ý nghĩa sâu sắc; mỗi biểu tượng nghệ thuật đại diện

21


trước hết cho chính bản thân nó rồi sau đó mới đại diện cho một cái gì ngoài
nó; mỗi biểu tượng đều có tính ổn định tương đối về mặt ý nghĩa.
Cùng với sự cộng hưởng của yếu tố văn hóa, lịch sử, biểu tượng
trong tác phẩm luôn mở ra nhiều tầng nghĩa với những chiều kích liên
tưởng khác nhau. Nhà văn thường dụng công xây dựng những biểu tượng
thẩm mỹ để tăng cường giá trị biểu đạt và chiều sâu ý nghĩa cho tác phẩm.
Biểu tượng thẩm mỹ luôn luôn chứa khả năng nảy sinh quan niệm, dồn
nén các ý nghĩa. Điều này mang đến cho bạn đọc những khoái cảm của trí
tuệ, của chiêm nghiệm, cảm giác vừa quen vừa lại. Và đó cũng chính là
sức hấp dẫn của văn chương.
1.2 Biểu tượng ếch trong tâm thức dân gian
1.2.1 Sơ lược về ếch
Con người là thực thể của thế giới tự nhiên, khám phá môi trường sống,
vậy con người biết gì về loài ếch?
Ếch thuộc bộ không đuôi, là một nhóm động vật lưỡng cư đa dạng và
phong phú, chúng có cơ thể ngắn, không đuôi, có tên khoa học là Anura
( tiếng Hy Lạp cổ đại an nghĩa là thiếu, oura là đuôi). Bộ không đuôi có phạm
vi phân bố rộng, từ miền nhiệt đới tới vùng cận bắc cực, nhưng nơi tập trung
sự đa dạng loài nhất rừng mưa nhiệt đới. Hiện có khoảng 4.800 loài được ghi
nhận, hơn 85% số loài lưỡng cư hiện đại. Đây cũng là bộ động vật có xương

sống đa dạng thứ năm.
Các nhà khoa học tin rằng loài ếch xuất hiện lần đầu vào khoảng 250
triệu năm trước – thời đại loài khủng long thống trị Trái Đất. Từ “ếch” xuất
phát từ tiếng Anh cổ frogga, có lẽ lại xuất phát từ ngôn ngữ tiền Ấn- Âu preu
– để nhảy. Khoảng 88% số loài lưỡng cư được phân loại trong bộ Anura. Bao
gồm khoảng 4810 loài ếch, thuộc 33 họ đã được tìm thấy ở khắp các châu lục

22


×