Giải mã biểu tượng mái tóc trong
văn hóa - văn học dân gian Việt Nam
Chàng trai giàu, cô gái không yêu
Hệ thống hình ảnh so sánh ấy thể hiện thái độ đối lập của hai con người
trong việc đi hỏi vợ: Một người tuy nghèo nhưng chu đáo và tươm tất
trong công việc hệ trọng của đời người, kẻ giàu có nhưng cẩu thả, nhếch
nhác. Qua hai thái độ đó ta cũng nhận ra được phẩm chất đối lập của hai
con người. Điều đặc biệt là trong hệ thống hình ảnh cô gái đem ra so
sánh ấy, bên cạnh những lễ vật, còn xuất hiện hình ảnh mái tóc. Mái tóc
của người cô yêu được miêu tả rất đẹp:
Búi tóc mượt anh trải ra giữa quản
Búi tóc dài anh buông xuống giữa nhà
Trong khi đó, hình ảnh của kẻ nhà giàu cô không yêu hiện lên đáng cười
với cái đầu trọc lốc bất ngờ hiện ra sau mái tóc giả vô tình bị rơi xuống
khi quỳ lạy:
Búi tóc ngược người trải ra giữa quản
Búi tóc dài người giũ xuống giữa nhà
Rằng người đẹp tóc buông thấm gót
Phắt đứng lên đầu trơn trọc lốc
Con người một búi tóc nhỏ không xong
Muốn búi tóc to chẳng nổi
1.3. Mái tóc không chỉ biểu trưng cho phẩm chất mà còn tượng
trưng cho sức mạnh và năng lực của con người.
Trong Kinh thánh, mái tóc của Samson là biểu tượng cho sức mạnh
kì diệu của con người (2).
Người Đông Nam Á nói chung và các dân tộc trên đất nước Việt Nam
nói riêng thể hiện sức mạnh của mình thông qua kiểu dáng của mái tóc.
Các dân tộc Đông Nam Á làm đẹp mái tóc bằng cách búi sừng, tết đuôi
sam và để trọc đầu. Kiểu búi tóc hình sừng rất phổ biến đối với các dân
tộc thuộc ngữ hệ Tạng-Miến, Mèo-Dao, và có ít nhiều ở các tộc người
Môn Khơme. Họ quan niệm sừng trâu, sừng bò có sức mạnh dũng mãnh
và được các chiến binh đội mũ sừng lên đầu để thể hiện sức mạnh vô
địch trước kẻ thù.
Mái tóc-biểu tượng cho số phận, tính cách của con người.
Mái tóc không chỉ có tác dụng làm đẹp mà nó còn có thể dự báo được
tính cách và số phận con người. Đã từ lâu, người Việt Nam có tục xem
tướng số qua những biểu hiện hình thức con người trong đó có mái tóc-
đặc biệt là xem tóc mai, xem khoáy.
Những người phụ nữ có mái tóc dài, mượt thường có số phận thanh
nhàn, sung sướng còn những người đàn ông ít tóc thường an nhàn:
Tóc thưa, dài, mướt, trắng da/ Ở hàng bần các dung hòa phu nhân.
Đàn bà tóc tốt thì sang. Đàn ông tóc tốt những mang nặng đầu.
Tốt tóc nặng đầu, tốt râu nặng cằm
Ngược lại người phụ nữ ít tóc thường gặp chuyện dở dang: “Đàn ông ít
tóc an nhàn, đàn bà ít tóc dở dang chuyện tình”.
Người có tóc xoăn mà lại kết hợp với “Người đen mà ốm lại cao, môi
lớn” thường “lao đao tháng ngày” (“Người đen mà ốm lại cao. Tóc xoăn
môi lớn lao đao tháng ngày”). Nhưng nếu chỉ có “quăn quăn tóc trước”
thôi thì lại lại là người hay ghen hoặc khôn ngoan:
- Khao khao giọng thở hơi đồng
Quăn quăn tóc trước là người khôn ngoan.
- Tôi đã biết vợ anh rồi
Quăn quăn tóc trước là người hay ghen.
Khi xem tướng cho người phụ nữ qua mái tóc, người xưa đặc biệt chú ý
đến hai hàng tóc mai. Thông qua đôi hàng tóc mai thôi mà cha ông biết
được đó là người khó tính hay dễ tính, người khôn hay dại:
- Tóc mai dài xuống mang tai, là người khó tính ít ai vừa lòng.
- Cá tươi thì xem lấy mang/ Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai.
Đôi hàng tóc mai chẳng thế mà đã trở thành nỗi ám ảnh trong lòng biết
bao chàng trai khi tình duyên lỡ dở:
Tóc mai sợ vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm.
Người Việt còn có tục xem tướng số thông qua các xoáy tóc trên đầu
con người:
- Xoáy trâu: không giàu cũng sướng
- Xoáy ngựa hiện tượng là tướng điêu ngoa
Ngày nay, khi khoa học phát triển, thông qua việc phân tích thành phần
của mẫu tóc, người ta có thể rút ra những kết luận liên quan đến sức
khỏe, quá trình sinh trưởng và lão hóa của con người, từ đó mà biết được
số phận của người đó. Ví dụ: “Nếu huyết khí thịnh thì thận cường, thận
khí cường thì tủy xương sung mãn, cho nên tóc nhuận và đen…”(Sào
Nguyên Phương, “Đoán bệnh qua tướng mạo”). Từ lâu ngành pháp y các
nước tiên tiến đã phân tích sợi tóc để phát hiện các độc tố trong cơ thể…
Như vậy, cách xem tướng số của người Việt Nam qua các đường nét
trên cơ thể nói chung và qua mái tóc nói riêng tuy mới chỉ là kinh
nghiệm đúc rút từ sự quan sát thực tế nhưng không phải là không có cơ
sở. Tất nhiên, vì là những kinh nghiệm từ việc quan sát thực tế nên nhiều
khi sự đúc kết đó cũng không hoàn toàn đúng với tất cả mọi người.
Tóc-biểu tượng của sự thề nguyền trong tình yêu.
Mái tóc là một dấu hiệu của thời gian. Trong các đặc điểm hình dáng của
con người (mắt, miệng cười, hàm răng…) thì mái tóc là dấu hiệu thể
hiện rõ nhất sự biến đổi, tác động của thời gian.
“Mái tóc xanh”, “tóc chấm ngang vai”, “tóc thề”, “tóc mây”, “tóc đuôi
gà”… là biểu hiện của tuổi trẻ:
- Tấm yếm đào sao em khéo giữ mầu
Răng đen nhưng nhức mái tóc đầu em hãy còn xanh
- Yêu nhau thì giữ lấy màu
Răng đen nhưng nhức tóc đầu xanh xanh
Hỡi người tóc tốt xanh non
Lưng ong thắt đáy như con tò vò
- Tóc xanh tươi tốt rậm rà
Răng đen nhánh nhánh tưởng là hạt na.
Thấy cô tóc bỏ đuôi gà
Về nhà anh bán cửa nhà anh theo gặp người má đỏ môi hồng
Răng đen nhưng nhức tóc mây rườm rà.
Vì chưng ăn miếng trầu anh
Cho nên má đỏ tóc xanh đến giờ.
Mái tóc cho thấy rõ nhất sự tàn phá của thời gian với nhan sắc của con
người:
Chàng đi đâu để nhện buông mùng
Đêm năm canh thiếp lạnh lùng cả năm
Má hồng còn có khi phai
Răng đen khi nhạt, tóc dài khi thưa.
“Mái tóc điểm sương”, “tóc hoa râm”, “tóc bạc”, “tóc lòa xòa tổ
chim”… báo cho ta biết con người đã bước qua cái dốc bên kia của cuộc
đời, thậm chí “gần đất xa trời”:
- “Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu”
- Người sẽ thành thành từ tuổi nhỏ,
Người không thành đầu bạc cũng chẳng nên
- Ba mươi: duỗi chân
Bốn mươi: tay đè bụng
Năm mươi: bụng thụng màng mỡ
Sáu mươi: mặt đốm tàn nhang
Bảy mươi: không điếc cũng lòa
Tám mươi: Tóc lòa xòa tổ chim, gặp nhân tình chẳng liếc
Chín mươi:: lo việc làm ma
Một trăm: đầu gối lên cây rừng.
(Tục ngữ Thái)
Chính vì mái tóc biểu hiện của thời gian nên khi ước hẹn trăm năm,
người ta thường dùng thành ngữ: “Tóc bạc răng long”, hay để nhắn nhủ
con người sự thủy chung người ta thường hát:
Em ơi ta nguyện nhau cùng
Răng long tóc bạc ta đừng quên nhau
Người Việt còn mượn mái tóc để thề nguyền: