Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THỊ TRẤN DIÊM điền, HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.25 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

LÊ ĐỨC HỢP

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THỊ TRẤN DIÊM ĐIỀN, HUYỆN THÁI THỤY,
TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH


2

Hà Nội - 2016

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------LÊ ĐỨC HỢP
KHÓA: 2014 - 2016


QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THỊ TRẤN DIÊM ĐIỀN, HUYỆN THÁI THỤY,
TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60..58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. VŨ ANH


4

:

Hà Nội - 2016

4


LỜI CẢM ƠN
Tác giả Luận văn xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội và xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể giáo viên
nhà trường đã truyền đạt cho tôi kiến thức, kinh nghiệm và ủng hộ tôi học tập,
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan mà tác giả có
điều kiện gặp gỡ, khảo sát và thu thập các thông tin vô cùng quý báu để tác

giả có thể hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Vũ
Anh đã luôn tâm huyết, tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể các giáo sư, tiến sĩ cùng toàn thể các
thầy cô giáo của khoa Sau đại học, cũng như của Trường đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và làm
luận văn tốt nghiệp tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả Luận văn

Lê Đức Hợp


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Đức Hợp


7

7


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................9
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ẢNH............................................................10



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BXD
CP
ĐT
GPMB
HĐND
HTX
HTKT

NXB
QCXD

QH
QL
THCS
TNHH
TT
TTg
UBND

Tên đầy đủ
Bộ Xây dựng
Chính phủ
Đường tỉnh
Giải phóng mặt bằng
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã

Hạ tầng kỹ thuật
Nghị định
Nhà xuất bản
Quy chuẩn xây dựng
Quyết định
Quy hoạch
Quốc lộ
Trung học cơ sở
Trách nhiệm hữu hạn
Thông tư
Thủ tướng
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ẢNH
(Cho vào khung theo quy định của trường: nghiêng, không có số trang)

Số hiệu hình
Hình 1.1.
Hình 1.2.
Hình 1.3.
Hình 1.4.
Hình 1.5.
Hình 1.6.
Hình 1.7.
Hình 1.8.
Hình 1.9.
Hình 1.10.
Hình 2.1.
Hình 2.2.

Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 2.5.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.

Tên hình
Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng và sơ đồ liên hệ hạ tầng kỹ
thuật – xã hội (Nguồn: UBND huyện Thái Thụy)
Bản đồ hiện trạng hệ thống HTKT (Nguồn: UBND huyện
Thái Thụy)
Bản đồ định hướng phát triển hệ thống giao thông đến năm
2025
Quốc lộ QL37 đoạn từ cống Ngoại đến ngã tư Diêm Điền
dài 0,7 km đã được nâng cấp với mặt cắt ngang 26 m
Quốc lộ QL37 đoạn từ ngã tư Diêm dài đến Cống Thóc 1
km đã được nâng cấp với mặt cắt ngang 22 m
Sơ đồ định hướng phát triển mạng lưới cấp nước đến năm
2025
Hệ thống đường điện, đường dây thông tin liên lạc
Sơ đồ định hướng phát triển mạng lưới cấp điện đến năm 2025
Sơ đồ định hướng thoát nước đến năm 2025
Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật của thị
trấn Diêm Điền
Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến
Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến -chức năng
Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến – chức năng
Một góc singapo
Một góc Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.

Đề xuất mặt cắt ngang đường từ cống Diêm Điền đến cống Thóc
Đề xuất mặt cắt ngang đường phố chính liên khu phố
Đề xuất mặt cắt ngang đường nội bộ tiểu khu nhà ở trong thị trấn


Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.

Đề xuất đường ống thoát nước ở 1 bên đường với các tuyến
đường có chiều rộng phần xe chạy nhỏ hơn 10m.
Đề xuất đặt đường ống thoát nước ở hai bên đường với các
tuyến đường có chiều rộng phần xe chạy lớn hơn 10m.
Đề xuất bố trí đường ống, cáp trong hào kỹ thuật trên tuyến
phố chính liên khu
Sơ đồ mô hình quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa
bàn thị trấn
Sơ đồ các hạng mục công trình HTKT trên địa bàn thị trấn
được quản lý xây dựng
Sơ đồ quản lý HTKT trên địa bàn thị trấn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................9
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ẢNH............................................................10


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
(Cho vào khung theo quy định của trường)

Số hiệu bảng, biểu
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 3.1.

Tên bảng, biểu
Thống kê hiện trạng sử dụng đất Thị trấn Diêm
Điền năm 2015
Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025
Thống kê chỉ tiêu các loại đường
Quy định về đặt đường cáp điện ngầm
Quy định về khoảng cách đến các bộ phận mang
điện gần nhất của trạm điện
Vận tốc nhỏ nhất trong ống, cống, kênh mương
thoát nước thải, nước mưa
Vận tốc nhỏ nhất trong ống dẫn bùn
Vận tốc dòng chảy lớn nhất cho phép
Khoảng cách giữa các giếng thăm
Độ tin cậy của trạm bơm và trạm cấp khí
Kích thước mặt cắt đoạn tiêu chuẩn đường phố

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................9

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ẢNH............................................................10


13

13


14

14


15

PHẦN MỞ ĐẦU
1.* Lý do chọn đề tài.
Thị trấn Diêm Điền là đô thị đô thị ven biển phía đông bắc của tỉnh Thái
bình, đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của huyện
Thái Thụy, đồng thời là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp, hàng hải
và an ninh quốc phòng phía đông bắc tỉnh. Thị trấn Diêm Điền là đô thị có vị
trí địa lý rất quan trọng và có nhiều động lực để phát triển.
Thị trấn Diêm Điền có diện tích tự nhiên rất nhỏ, với 220,06 ha là một
trong những đô thị có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong hệ thống các đô thị
trên địa bàn tỉnh Thái Bình, từ nhiều năm nay quá trình phát triển đô thị đã
vượt ngoài ranh giới thị trấn hiện tại, phát triển sang các xã Thụy Hà, Thụy
Lương, Thụy Liên, Thụy Hải và Thái Thượng.
Theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Diêm Điền và vùng
phụ cận đến năm 2025 theo tiêu chí đô thị loại IV đã được UBND tỉnh Thái
Bình phê duyệt tại Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 23/4/2015 thì giai

đoạn 2015-2025 sẽ nâng cấp, mở rộng đô thị để thành lập thị xã Diêm Điền
thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị (tổng diện tích tự nhiên
đến năm 2025 là 5.659ha, gồm: thị trấn Diêm Điền và các xã Thụy Hà, Thụy
Lương, Thụy Hải, Thụy Trình, Thụy Liên, Thái Thượng, Thái Nguyên, Thái
Hòa, Thái An; dân số toàn vùng năm 2014 là 68.950 người, dự báo năm 2025
là 80.000 người).[25]
Đồng thời với thời điểm điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt đến nay
đã có nhiều nhân tố mới xuất hiện, ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của
Thị trấn, gồm:
- Sự hình thành của các tuyến giao thông huyết mạch quan trọng: Tuyến
đường bộ ven biển đi qua vùng Thị trấn đi hướng Hải Phòng và Thanh Hoá.
Tuyến QL37 từ trung tâm Thị Trấn đi Hải Phòng. Tuyến liên tỉnh Thái Bình-

15


16

Hà Nam đấu nối với QL37 tại xã Thụy Trình. Tuyến QL39 từ Gia Lễ đi cầu
Vô Hối nối với đường tỉnh ĐT456 đi Diêm Điền. ĐT458 Từ Tiền Hải đi Thái
Thụy đang được đầu tư nâng cấp. Cầu Diêm Điền đã khởi công xây dựng.
- Cảng Diêm Điền đã được phê duyệt nằm trong mạng lưới cảng biển
Quốc gia, là cảng địa phương phụ trợ cho cảng Hải Phòng, đang chuẩn bị đầu
tư xây dựng hệ thống kè chắn sóng chống bồi lấp luồng tàu ra vào cảng dài
13,2km để tàu 10.000 tấn ra vào, đảm bảo tiếp nhận 4,0-4,5 triệu tấn/ năm.
- Quá trình xây dựng nông thôn mới đang triển khai thực hiện trên địa
bàn toàn tỉnh, vùng thị trấn Diêm Điền sẽ đảm nhận thêm vai trò là trung tâm
chế biến nông sản thực phẩm, thuỷ sản và hậu cần nghề biển khu vực phía
đông bắc tỉnh.
- Trung tâm điện lực Thái Bình đang triển khai xây dựng tại xã Mỹ Lộc,

vùng thị trấn nằm trong vùng mỏ than nâu Tiền Châu với trữ lượng lớn đang
trong quá trình nghiên cứu khai thác. Các yếu tố trên sẽ có những ảnh hưởng
tích cực đến quá trình hình thành và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
trên địa bàn huyện và vùng thị trấn.
- Tuyến đê biển số 8 đang được nghiên cứu di chuyển về phía đông lấn
biển sẽ tạo ra quỹ đất phi nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp, hậu
cần cảng biển và các khu chức năng đô thị.[25]
Với sự đầu tư phát triển đồng bộ đã nâng cao vai trò vị thế của thị trấn
Diêm Điền trong mối liên kết vùng, dẫn đến thay đổi cơ bản về mục tiêu, tính
chất và định hướng phát triển không gian đô thị của vùng thị trấn. Giai đoạn
trước mắt nhiều dự án xây dựng tại thị trấn sẽ phải đối mặt với những khó
khăn trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật do việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật
trong và ngoài đô thị. Đặc biệt trong điều kiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong
các khu dân cư cũ tiếp giáp các đường quốc lộ, tỉnh lộ đang xây dựng, nâng
cấp còn hạn chế, chưa hoàn thiện.

16


17

Do vậy, công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật là vấn đề hết sức nóng bỏng,
khiến nhiều nhà quản lý, nhà chuyên môn đang phải nghiên cứu và đề xuất
các giải pháp quản lý đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và hiệu quả.
Chính vì vậy, đề tài “Quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn Diêm Điền,
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình" là thực sự cần thiết nhằm góp phần hoàn
thiện công tác quản lý kỹ thuật hạ tầng cho thị trấn Diêm Điền hiện tại và là
thị xã Diêm Điền trong tương lai.
2.* Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn

Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
3.* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật thị trấn Diêm
Điền gồm: hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường.
- Phạm vi nghiên cứu: thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Bình đến năm 2025.
4.* Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, chụp ảnh
hiện trạng;
- Phương pháp hệ thống hóa;
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu;
- Phương pháp vận dụng có tính kế thừa các giá trị khoa học và các đề
xuất mới;
- Phương pháp chuyên gia.
5.* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học: Đề xuất các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản lý
hạ tầng kỹ thuật của thị trấn Diêm Điền.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật

17


18

thị trấn Diêm Điền nhằm xây dựng lõi đô thị có hạ tầng đồng bộ và hiện đại
phục vụ cho việc nâng cấp, mở rộng thị trấn lên đô thị loại IV.
6.* Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có ba
chương gồm có:
- Chương I: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn Diêm

Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật thị trấn
Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Chương III: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

18


19

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI
THỊ TRẤN DIÊM ĐIỀN, HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
1.1 Giới thiệu chung về thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên:
a. Vị trí địa lý:
Diêm Điền là Thị trấn huyện lỵ Thái Thuỵ, cách Thành phố Thái Bình
khoảng 30 Km, cách Thị trấn Tiền Hải 12 Km (theo đường 39B), cách Thủ đô
Hà Nội 140 Km, cách Thành phố Hải Phòng 30 Km theo đường bộ, cách
Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) 60 Km theo đường biển.
Thị trấn nằm sát biển, cửa ngõ phía bắc của tỉnh Thái Bình, đầu mối của
một số tuyến giao thông thuỷ bộ, trong đó có Cảng biển Diêm Điền là cảng
Quốc gia và nằm trong khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế biển và du
lịch.
Ranh giới cụ thể:
+ Phía Bắc giáp Thụy Lương;
+ Phía Tây giáp Thụy Trình, Thụy Liên;
+ Phía Nam giáp Thụy Hà, Thái Nguyên;

+ Phía Đông giáp Thái Thượng và biển Đông.

19


6

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng và sơ đồ liên hệ hạ tầng kỹ thuật – xã hội (Nguồn: UBND huyện Thái Thụy)
6


7

b. Đặc điểm khí hậu, thời tiết:
Diêm Điền nằm ở dải ven biển Thái Bình mang tính chất chung của khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23÷24oC; tổng nhiệt
năm là 8.500oC; tháng nóng nhất là tháng 7 (nhiệt độ trung bình 29,1oC),
tháng lạnh nhất là tháng 1 (nhiệt độ trung bình là 16,7oC); độ ẩm là 85,2%.
Lượng mưa trung bình năm 1.520÷1.850 mm.
Chế độ gió mang tính mùa rõ rệt. Mùa đông chịu sự chi phối rõ rệt của
gió mùa Đông Bắc với các hướng gió thịnh hành là Bắc, Đông Bắc. Mùa hè
chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam
Bão: thường hay vào tập trung khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, bão hay
gây mưa lớn. Lượng mưa lớn dẫn đến hiện tượng nước bị ngọt hoá, giảm PH
và tăng độ đục trên diện rộng ảnh hưởng đến chất lượng nước trong các ao,
khu vực nước ven bờ nuôi trồng thủy sản một cách đột ngột, gây hiện tượng
xốc đối với cá, tôm, ngao nuôi. Bên cạnh đó thiên tai còn ảnh hưởng đến sạt
lở kênh mương, đê kè, công trình ven biển và thuyền bè của ngư dân.
c. Đặc điểm địa hình:
Khu vực ven biển trong đó có Thị trấn Diêm Điền thuộc loại địa hình

đồng bằng thấp, được hình thành trong quá trình tương tác các yếu tố biển và
sông ngòi. Có độ cao từ 0,5÷3m. Bề mặt địa hình bằng phẳng có độ dốc thoải
từ Đông Bắc xuống Tây Nam (nghiêng thấp dần về phía biển và sông Diêm).
d. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của Thị trấn (Năm 2015) là 220,06 ha, chiếm
8,8% của huyện Thái Thuỵ, (DT tự nhiên thấp nhất trong tổng số 48 xã, của
huyện Thái Thụy), trong đó đất nông nghiệp, thuỷ sản là 44,11 ha chiếm
20,04%; đất phi nông nghiệp 172,89 ha, chiếm 78,56%. Đất chưa sử dụng
3,06 ha chiếm 1,39% so với tổng diện tích tự nhiên.
Đặc điểm đất Thị trấn: Chủ yếu đất mặn trung bình, phát triển trên địa
hình vàn cao và vàn trung bình.
7


8

Bảng 1.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất Thị trấn Diêm Điền năm 2015
Các loại đất
Tổng diện tích đất tự nhiên
I. Đất nông nghiệp-thủy sản
% so với diện tích tự nhiên
1. Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm
- Đất cây lâu năm
2- Đất nuôi trồng thủy sản
II. Đất phi nông nghiệp
% so với diện tích tự nhiên
1) Đất ở dân cư
2) Đất chuyên dùng
- Đất trụ sở cơ quan

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp
- Đất quốc phòng
- Đất an ninh
- Đất SXKD phi nông nghiệp
- Đất có mục đích công cộng
3. Đất cơ sở tôn giáo
4. Đất cơ sở tín ngưỡng
5. Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ
5. Đất sông và mặt nước chuyên dùng
6. Đất phi nông nghiệp khác
III. Đất chưa sử dụng
% so với diện tích tự nhiên

Diêm Điền ( ha)
220,06
44,11
20,04%
29,87
23,63
6,24
14,24
172,89
78,56%
51,14
113,89
2,29
15,89
1,76
0,39
19,92

73,64
0,57
0,19
4,54
1,98
0,58
3,06
1,39%

(Nguồn: Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 của UBND tỉnh Thái
Bình về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện huyện Thái Thụy)

8


9

e. Tài nguyên nước:
Nguồn nước ngọt: Bao gồm nước mưa và nước trong hệ thống sông,
ngòi, ao, hồ đầm của Thị trấn. Nguồn nước ngầm qua các tài liệu dự báo tại
khu vực Thị trấn không có nguồn nước ngọt có thể khai thác.
Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.805mm và tập trung vào thời kỳ
từ tháng (5÷10) chiếm 74,8% lượng mưa cả năm.
Có các sông chính: Sông Diêm Hộ là sông lớn, chảy phía trước Thị trấn
Diêm Điền ra biển.
Sông Diêm Hộ đổ ra biển qua cửa Diêm Điền, là phân lưu của sông Luộc
chảy qua địa bàn các huyện phía Bắc của Tỉnh với nhiệm vụ chính là trữ và
tiêu nước của toàn vùng. Phần hạ lưu sông Diêm Hộ có chiều dài 22,5 km
chiếm 48,9% chiều dài sông chảy qua trung tâm huyện Thái Thụy.
Sông Phong Lẫm dài 18km, nối liền sông Diêm Hộ và sông Hóa. Sông

Phong Lẫm nhận nước của sông Diêm Hộ tại Quan Đông cách cửa sông 13,5
km. Sông Gú là phân lưu của sông Phong lẫm chảy qua trung tâm Thị trấn ra
sông Diêm Hộ.
Sông Sinh dài 26km nằm hoàn toàn trong huyện Thái Thụy. Sông
Sinh là một phân lưu của sông Hóa, chảy quanh có uốn khúc trong các xã
của huyện.
f. Tài nguyên khoáng sản:
Trong khu vực dưới lòng đất hiện có Mỏ than sâu đồng bằng sông Hồng
có trữ lượng dự báo trên phạm vi Thái Bình, Hưng Yên khoảng 210 tỷ tấn,
riêng khu vực địa phận Thái Bình trong đó có Thái Thuỵ có trữ lượng khoảng
65 tỷ tấn.
1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội:
Tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 382,3 tỷ đồng, so với mục tiêu Đại
hội đạt 104,8%, tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7% / năm.

9


10

Trong đó:
- Kinh tế nông, ngư nghiệp ước đạt 46,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm 13,6 %. Đạt 129,77% so với mục tiêu đại hội, chiếm tỷ
trọng 12%.
- Kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 183,7
tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 16,5%, so với mục tiêu đại
hội đạt 100,16%, chiếm tỷ trọng 48 %.
- Thương mại dịch vụ đạt 152,4 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm
15,38%, so với mục tiêu đại hội đạt 104,5%, chiếm tỷ trọng 40%.
a/. Sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp:

* Sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt: Hai HTX dịch vụ nông nghiệp nhỏ bé, ruộng đất phân tán
xen canh với các xã Thụy Hà, Thụy Lương, quá trình chuyển đổi đô thị kéo
dài nên sản xuất nông nghiệp bị chi phối nhiều, cơ bản hướng giảm dần; kết
quả sản xuất ở 2 HTX đảm bảo ổn định. Năng suất lúa bình quân hàng năm
đạt 10 tấn/ha/năm, sản lượng thóc bình quân đạt 491 tấn/năm bằng 100,6%
năm 2010.
- Chăn nuôi: Các hoạt động chăn nuôi hộ gia đình tạo ra giá trị kinh tế
góp phần ổn định đời sống nhân dân, trong những năm qua thực hiện tốt công
tác tiêm phòng cho đàn gia sáu, gia cầm không để dịch bệnh xảy ra.
* Sản xuất ngư nghiệp:
Khai thác hải sản tăng cả số lượng tàu thuyền, công suất, năng lực khai
thác duy trì đều các hoạt động, mặc dù giá cả xăng dầu không ổn định. Trong
những năm qua khai thác hải sản đã được Nhà nước quan tâm đầu tư hỗ trợ
theo Quyết định 3044 của UBND tỉnh, thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ.
Số lượng tàu đánh bắt ven bờ giảm còn 23 tàu, giảm 11 tàu so với năm 2010;
số tàu 90CV trở lên là 92 tàu, tăng 30 phương tiện so với năm 2010. Số lao

10


11

động 375 người, sản lượng đánh bắt 10.798 tấn tôm cá các loại bằng 156% so
với năm 2010, giá trị đạt 40,6 tỷ đồng.
b/. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản:
Đây là ngành kinh tế trọng tâm, trong những năm qua Đảng bộ đã có
nhiều chủ trương chỉ đạo và phát huy lợi thế, vừa tranh thủ các dự án của cấp
trên để hình thành các điểm phát triển công nghiệp thu hút nhiều lao động trên
địa bàn. Một số lĩnh vực phát triển mạnh như: cơ khí, may mặc, đồ mộc, chế

biến hải sản của hai làng nghề Tân Sơn và Vĩnh Trà vẫn duy trì hoạt động.
Sản lượng chế biến chủ yếu: nước mắm 1,5 triệu lít; cá khô các loại 1.700 tấn;
mắm đặc 20 tấn, đã tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động. Các
ngành nghề sản xuất cơ khí 16 cơ sở, may mặc 15 cơ sở, nghề mộc và chế
biến gỗ 13 cơ sở.
Công tác đầu tư xây dựng được tăng cường, tập trung phối hợp quy
hoạch thị trấn Diêm Điền mở rộng lên đô thị loại 4, khu lưu niệm lãnh tụ
Nguyễn Đức Cảnh, quy hoạch một số điểm dân cư để phục vụ cho công tác
tái định cư, thực hiện các dự án trên địa bàn. Các công trình xây dựng do
Đảng bộ đề ra đều hoàn thành đúng thời gian, tiến độ, đáp ứng kịp thời nhu
cầu đời sống nhân dân. Trong 5 năm thị trấn làm chủ đầu tư 21công trình với
tổng số tiền 30,152 tỷ đồng. Ngoài ra còn vận động nhân dân các khu dân cư
bê tông hoá 4.174 m ngõ; 740m rãnh, ngân sách thị trấn đầu tư 50% =
902.894.000 đồng và thực hiện Quyết Định 19 của UBND tỉnh bằng 88,2 tấn
xi măng ngân sách thị trấn hỗ trợ 157.703.000 đồng. Tiếp nhận 1,8 tỷ đồng
trái phiếu Chính phủ xây dựng trường THCS và trường tiểu học.
Các nguồn vốn đầu tư của cấp trên, của thị trấn và của nhân dân là rất
lớn, góp phần làm thay đổi rõ nét bộ mặt đô thị; điển hình như: công trình cầu
Diêm Điền; đường ven sông Gú; trường tiểu học 4 tầng; trụ sở Đảng ủy –
HĐND - UBND thị trấn; sân vận động; chùa Chiêu Phúc…

11


×