Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số mô hình hoạt động đội hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.52 KB, 26 trang )

Một số mô hình hoạt động đội TNTP Hồ Chí Minh

1. ĐỌC VÀ LÀM THEO BÁO ĐỘI.
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Đọc, học và làm theo báo Đội giúp các em củng cố thêm kiến thức qua các bài
toán đố vui.
- Tạo sân chơi trí tuệ, giúp các em đến gần với tờ báo, báo trở thành người bạn
đồng hành với thiếu nhi.
- Giúp các em học tập và noi theo gương những người tốt, việc tốt, giúp các em
tìm bạn bốn phương,
- Giúp các em củng cố thêm kỹ năng nói, kỹ năng đọc ( đặc biệt là các em học
sinh lớp 1).
- Giúp các em khi viết văn câu từ hoàn chỉnh hơn, nội dung phong phú hơn, linh
hoạt sáng tạo hơn.
- Kích thích khả năng ứng xử của học sinh, rèn luyện tư duy sáng tạo, linh hoạt.
- Giáo dục tư tưởng lành mạnh, tình cảm tốt đẹp cho các em, phát triển tinh thần
đoàn kết trong phong trào chung.
- Tạo ra bầu không khí vui tươi, thoải mái, sinh động khi bước vào buổi học giúp
các em tiếp thu nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn
II.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRONG GIỜ BÁO ĐỘI:
- Giờ đọc báo Đội có thể được tiến hành như sau:
1. Bước chuẩn bị:
- Chuẩn bị thật tốt, nghiên cứu tốt nội dung các chuyên mục trong từng bài. Một
số phương tiện cần thiết để phục vụ cho giờ đọc báo.
- Chuẩn bị trang phục ( nếu có) để đóng vào vai của câu chuyện, chuẩn bị phần
thưởng.
- Ngoài ra người tổ chức dự kiến thời gian dành cho những trò chơi, các bạn tham
gia trò chơi, những bạn làm trọng tài.
2. Bước tiến hành:
- Người tổ chức đọc lần lượt từng trang báo giúp các bạn nắm vững cốt truyện,
từng tên bài, tác giả của câu chuyện hay bài thơ nào đó.


- Chọn một số các bạn đọc lại hay kể lại.
- Hướng dẫn các bạn cùng đọc, cùng theo dõi, cùng giải một số các bài toán đố,
câu đố vui.
- Trong khi đọc hay chơi trò chơi người tổ chức cần phải theo dõi uốn nắn, động
viên kịp thời.
3. Bước đánh giá các hoạt động trong giờ đọc báo Đội:


- Nhận xét cách đọc, cách đóng vai, cách đọc đối thoại,…
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung, trao phần thưởng cho các bạn tham gia ( nếu có).
4. Các yêu cầu sư phạm:
- Cho học sinh đóng vai hay cùng làm thơ – phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh.
- Khuyến khích các em tham gia, đặc biệt chú ý đến những học sinh nhút nhát.
- Đánh giá công bằng mang tính động viên học sinh.
2. CÂU LẠC BỘ BẠN GÁI
I. MỤC ĐÍCH:
Giúp các em học sinh hiểu các kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên;
quyền trẻ em, phòng chống HIV/AIDS; những khúc mắc về tuổi dậy thì, thay đổi tâm
sinh lý lứa tuổi, giới tính…
II. PHẠM VI ÁP DUNG:
Cả 4 khối 6,7,8,9 ( đặc biệt học sinh nữ khối 8, 9)
III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG: Học sinh nữ
IV. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Sinh hoạt theo chủ đề.
Đối với chi hội: 1 buổi/tháng.
Đối với liên đội: 1 buổi/quý
- Nội dung hoạt động:
+ Trao đổi theo nhóm.
+ Hái hoa dân chủ, sân khấu hóa.
+ Tổ chức xem phim

+ Tổ chức tham quan, du lịch…
+ Tổ chức trao đổi tọa đàm giữa khách mời ( là các nhà tâm lý, các giáo sư, bác si
về vấn đề giới tính…).
3. THI VIẾT GƯƠNG “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Giáo dục thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, thi đua làm “ Nghìn việc tốt
để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
- Rèn luyện kỹ năng viết văn cho thiếu nhi, nhân rộng các gương điển hình trong
mọi linh vực của đời sống xã hội.
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. Xây dựng kế hoạch, thể lệ cuộc thi:
Gồm các nội đung sau:
- Chủ đề: Gương người tốt việc tốt.
- Nội dung: Phản ánh những tấm gương thiếu nhi hiếu thảo với ông bà, cha mẹ,
kính trọng thầy cô giáo, biết vượt khó vươn lên; giúp bạn đến trường, dũng cảm cứu


bạn, nhặt được của rơi trả lại người mất, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt si, bảo
vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an toàn giao thông; những tấm
gương cán bộ Bội chăm ngoan, năng động, có nhiều sáng kiến...
- Hình thức: Thi viết, phản ánh trung thực, chính xác, cách viết truyền cảm, hấp
dẫn, có tính triết lý thú, xúc động; văn phong giản dị, dễ hiểu.
2. Tổ chức phát động và triển khai cuộc thi tới các liên chi đội, vận động các em
thiếu nhi tích cực tham gia.
3. Hướng dẫn cho thiếu nhi tham gia cuộc thi:
Gồm các bước:
- Phương pháp khai thác tài liệu:
+ Khai thác trực tiếp: Phỏng vấn nhân vật.
+ Khai thác gián tiếp: Thông qua bạn bè, thầy cô, cha mẹ và những người xung
quanh...

+ Quan sát qua thực tế.
- Xử lý tài liều:
+ Xác định chủ đề bài viết.
+ Chọn lọc chi tiết.
+ Kiểm tra lại thông tin nếu còn nghi ngờ.
+ Viết bài.
- Kết cấu của bài viết:
+ Đầu đề (tên bài): Nêu khái quát sự kiện, nhân vật; thể hiện được chủ đề hoặc
tóm tắt cốt lõi của câu chuyện; cô đúc, ngắn gọn, có hình ảnh, hợp với bài.
+ Mở bài: Đi thẳng vào chuyện, đưa ra một hình ảnh, một chi tiết hay để hấp dẫn
người đọc. Nên để nhân vật chính xuất hiện ngay từ đầu.
+ Thân bài: Kể lại sự kiện bằng chi tiết cụ thể một hành động hay, một chi tiết có
ý nghia hoặc lời nhận xét của người khác, một hình ảnh dẹp (tránh dùng lời bình luận
của tác giả); bối cảnh nảy sinh sự kiện, miêu tả nhân vật...
+ Kết luận: Nêu vấn đề để người đọc tiếp tục suy nghi hoặc chốt lại vấn đề, có thể
trích dẫn một câu nói hoặc đưa ra một nhận xét.
- Một số lưu ý khi viết:
+ Luôn lấy người tốt, việc tốt làm nhân vật trung tâm.
+ Bút pháp: Thuật, tả, đôi thoại.
+ Tránh chi tiêt thừa, không có mục dích rõ ràng, sai sự thật, tản mạn, công thức,
cầu kỳ khó hiểu về từ ngữ.
4. Thường xuyên tuyên truyền gương người tốt việc tốt trên cơ sở các bài dự thi
gửi về thông qua các buổi sinh hoạt, đội tuyên truyền măng non, phát thanh măng non,
bảng tin hoạt động Đội, trên các phương tiện thông tin đại chúng...
5. Ban Giám khảo tiến hành chấm thi, phân loại các bài viết đạt chất lượng cao để
biên tập và xây dựng tập san “Người tốt việc tốt”.


6. Tổng kết, công bố và trao giải thưởng cho các bài dự thi đạt giải.
4. HỘI CHỢ TUỔI THƠ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU:
- Phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy cho thiếu nhi; giúp các em bước đầu
làm quen với việc trao đổi, chia sẻ, mua bán hàng hóa trong thời kỳ hội nhập kinh tế.
- Tạo sân chơi bổ ích, giao lưu lành mạnh cho thiếu nhi, giúp các em tham gia
tích cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể; cùng nhau đoàn kết bảo vệ môi
trường...
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. Công tác chuẩn bị:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hội chợ, tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường
thành lập Ban Tổ chức và triển khai kế hoạch rộng rãi tới các chi đội và đội viên.
- Phát động trong toàn đội viên làm các sản phẩm thủ công tái chế từ các phế liệu
đã qua sử dụng. Bằng năng khiếu và sự sáng tạo của mình, các em tự làm các sản phẩm
phục vụ cho đời sống, đồ dùng học tập, đồ chơi...
- Sưu tầm các sách, báo, chuyện cũ nhưng vẫn còn giá trị sử dụng...
- Chuẩn bị các dụng cụ đựng lều làm gian hàng (mỗi chi đội chuẩn bị một gian
hàng trưng bày và trao đổi đồ dùng).
2. Tiến hành hoạt động:
- Mỗi lớp tiến hành dựng một gian hàng, trang trí bàn ghế thật đẹp và ấn tượng.
- Trưng bày các sản phẩm, đồ dùng tái chế, sách báo, truyện cũ mà lớp mình đã
làm và sưu tầm được trong gian hàng của lớp mình. Giá các sản phẩm này được niêm
yết và do Ban Tổ chức quyết định (tối thiểu là 500 đồng và tối đa là 3.000 đồng). Mỗi
gian hàng cử 3 đội viên trực tiếp giới thiệu và bán hàng.
- Sau khi các gian hàng đã hoàn tất việc trưng bày, Ban Tổ chức phát lệnh khai
mạc hội chợ.
- Ban Tổ chức bán phiếu mua hàng cho các đội viên với mệnh giá từ 500 đến
3.000 đồng.
- Các chi đội và đội viên trong toàn liên đội tiến hành đi tham quan các gian hàng,
trao đổi, mua bán hàng hoá.
- Hội chợ được tổ chức một buổi sáng hoặc một buổi chiều, lồng ghép các trò
chơi dân gian dể hội chợ thêm phong phú và hấp dẫn.

- Ban Tổ chức chọn ra một số sản phẩm tiêu biểu của các chi đội có chất lượng và
mẫu mã đẹp dể tiến hành cho toàn liên đội đấu giá sản phẩm đó.
- Tất cả số tiền thu được từ hội chợ được góp vào quỹ Vòng tay bè bạn để giúp đỡ
thiếu nhi vượt khó học giỏi.
- Kết thúc hội chợ có tổng kết, động viên khen thưởng các tập thể và cá nhân có
đóng góp tích cực vào hoạt động.


5. SÂN KHẤU HÓA GIỜ CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Thông qua hoạt động nhằm giáo dục truyền thống cho thiếu nhi, mở rộng vốn
kiến thức và hiểu biết cho các em thông qua các chủ đề của từng tuần; tạo điều kiện để
các em nói lên tiếng nói của mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Tạo sân chơi bổ ích, giao lưu lành mạnh để các em thể hiện tài năng, năng khiếu
của mình, giúp các em tham gia tích cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể,
góp phần tránh xa các tệ nạn xã hội...
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. Công tác chuẩn bị:
- Ngay từ đầu năm học, Tổng phụ trách xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động sau
đó triển khai rộng rãi trong toàn liên đội.
- Tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường triển khai trong Hội đồng sư phạm để
tạo sự thống nhất và phân công trách nhiệm cho các giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận
có liên quan.
- Xây dựng các chủ đề cụ thể cho từng tuần: Kính yêu ông bà, Chăm học chăm
làm, Phòng chống ma tuý, An toàn giao thông, An toàn vệ sinh thực phẩm, Quyền trẻ
em, Tình thầy trò, Uống nước nhớ nguồn, Tháng 5 nhớ Bác...
- Định hướng cho các chi đội đăng ký tham với nhiều hình thức phong phú như:
Hát múa, ca cảnh, tiểu phẩm, kể chuyện, hóa trang...
- Phân công các chi đội phụ trách giờ chào cờ cụ thể theo từng tuần.
2. Tiến hành hoạt động:

- Ngày đầu tuần, các chi đội tập trung xuống sân trường để tham dự lễ chào cờ
của liên đội. Các chi đội xếp đội hình chi đội hàng dọc theo vị trí quy định của liên đội.
- Tổ chức lễ chào cờ theo Nghi thức Đội.
- Sau phần nghi lễ chào cờ, Tổng phụ trách hoặc liên đội trưởng đánh giá hoạt
động tuần trước của liên đội và triển khai hoạt động của tuần tiếp theo (thời gian không
quá 10 phút).
- Sau phần đánh giá và triển khai hoạt động của liên đội là hoạt động biểu diễn
của một chi đội theo kế hoạch và chủ đề đã được phân công (thời gian dành cho mỗi chi
đội biểu diễn là 15 phút).
- Kết thúc phần biểu diễn của các lớp là công tác thi đua khen thưởng (nếu có).
Chú ý: Tổng phụ trách phải thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các
lớp để đôn đốc, hướng dẫn và định hướng nội dung cho các em tập luyện và biểu diễn.
6. HỘP THƯ “ ĐIỀU EM MUỐN NÓI”
Dành cho Liên đội Tiểu học


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Thông qua hoạt động, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh tới nhà trường,
thầy cô và bạn bè.
- Tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ suy nghi của bản thân, giúp các em thêm
mạnh dạn, tự tin.
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. Công tác chuẩn bị
- Xây dựng bảng với nội dung “Ý kiến của em cũng quan trọng” và hộp thư “Điều
em muốn nói”;
- Gắn bảng và hộp thư ở vị trí đẹp, thuận tiện, dễ quan sát
- In phiếu “Điều em muốn nói” theo từng khối: Khối 2: phiếu màu xanh, khối 3:
phiếu màu vàng, khối 4: phiếu màu đỏ, khối 5: phiếu màu vàng. Phát phiếu cho các lớp
theo các chủ điểm.
Ví dụ: Tháng 9: chủ điểm “Mùa thu – Khai trường”; tháng 10 + 11: chủ điểm “Mẹ

và cô”; tháng 1 + 2: chủ điểm “Mừng Đảng – Mừng Xuân”; tháng 4 + 5: chủ điểm
“Mùa hè – Mùa thi”…
2. Tiến hành hoạt động
- Hàng tháng, lựa chọn phiếu tiêu biểu, trình bày trên bảng “Ý kiến của em cũng
quan trọng”. Mỗi tuần thay một lá phiếu khác chưa được trưng bày.
- Tại hộp thư “Điều em muốn nói”: hàng tuần, trực tiếp Ban giám hiệu và TPT Đội
mở hộp thư, đọc thư và giải quyết thỏa đáng mọi ý kiến của các em.
- Những thư và phiếu mang vấn đề rõ ràng, tiêu biểu được đọc và trả lời trước toàn
trường vào giờ chào cờ.
- Những lá thư thầm kín được chia sẻ, giải quyết riêng giữa ban giám hiệu, TPT
đội và học sinh.
7. PHÂN LOẠI RÁC THÔNG MINH
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh chung. giữ gìn vệ sinh khuôn viên
trường và lớp học.
- Giúp cho học sinh biết cách phân loại rác.
- Bảo vệ môi trường
- Tạo nguồn kinh phí khen thưởng các em học sinh có thành tích cao trong học tập,
các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Đề xuất với nhà trường đóng mới các thùng rác, Mỗi lớp được bàn giao 2 thùng
rác trong đó 1 thùng chứa rác dễ phân hủy và 1 thùng chứa rác khó phân hủy.
+ Trên vỏ thùng rác dễ phân hủy có dán hình ảnh các loại rác dễ phân hủy như:
giấy, lá cây, vỏ hộp xôi…


+ Trên vỏ thùng rác khó phân hủy có hình dán hình ảnh rác khó phân hủy như: túi
nilon, vỏ chai, vỏ lon, bút hỏng
Các lớp được hướng dẫn cách phân loại rác và ký cam kết phân loại rác đúng, triển
khai như một trong những nội dung thi đua của Đội.

- Hàng tuần các em học sinh sẽ thu gom và bán giấy vụn, đồ tái chế được bán lấy
kinh phí cho vào quỹ chung của Liên đội. Đến cuối năm học sẽ tổng kết số tiền
tiết kiệm được và giành để trao thưởng cho các em học sinh đạt thành tích cao
trong học tập, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Chi đội trưởng xuất sắc.
8.Tên mô hình: Sản phẩm em yêu
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
a. Mục đích:
- Phục vụ cho việc học tập và vui chơi của học sinh.
- Phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp của thầy và trò.
b. Yêu cầu:
- Là những sản phẩm trưng bày trong các góc học tập của mỗi lớp.
- Là những sản phẩm do thầy cô, học sinh và phụ huynh của lớp sưu tầm, tự làm
và đem đến đóng góp.
- Việc trưng bày, trang trí mỗi góc học tập được thầy cô học sinh và phụ huynh
cùng làm.
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRONG GIỜ BÁO ĐỘI:
1. Giáo viên nghiên cứu tài liệu, sách hướng dẫn theo mô hình trường học kiểu
mới.
2. Họp HĐTQ lớp, tư vấn cho HĐTQ lớplập kế hoạch xây dựng các góc học tập cho
lớp mình.
3. Lập kế hoạch hoàn chỉnh về tên và nội dung các góc học tập.
4. Họp bàn với phụ huynh học sinh và học sinh (HĐTQ lớp) để tuyên truyền, xã hội
hóa và phân công nhiệm vụ.
5. Huy động nguồn nhân lực (giáo viên, học sinhh và phụ huynh), vật lực (kinh phí
xin từ dự án, kinh phí xã hội hóa, sản phẩm tự làm của thầy cô, HS và phụ
huynh).
6. Hoàn thiện góc học tập theo kế hoạch.
7. Giới thiệu sản phẩm.

III.


9.CÂU LẠC BỘ EM YÊU VĂN HỌC
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:


Hình thành và bồi ding lòng yêu thích văn học cho các thành viên tham gia CLB. To
đa gap phần giop các thành viên phát huy năng khiếu văn học của bản thân và củng ce
các nei dung học Ngữ Văn trong nhà trờng.
- Thông qua các buổi sinh hoạt CLB và các buổi giao lu các thành viên ca thể rèn kỹ
năng hoạt đeng tập thể, làm việc theo nham
2. Yêu cầu
- Các thành viên tham gia CLB phải tuyệt đei chấp hành tet các nei quy của nhà tr ờng,
của Liên Đei đã đề ra.
- Tham gia sinh hoạt thờng xuyên, nếu vắng mặt phải ca ly do chính đáng.
- Nhiệt tình, tích cuc tham gia các hoạt đeng và thuc hiện các kế hoạch hoạt đeng
của CLB.
IV. CAC HOAT ễNG CU TH:
Thời gian
Nội dung hoạt động
Ghi chú
Tháng 9
Gửi th mời đến các lớp, triệu tập thành viên cũ và
lấy thành viên mới tham gia CLB
Tháng 10
các thành viên họp bầu ban chủ nhiệm CLB và đề
ra kế hoạch hoạt động của CLB trong năm học
- Trao đổi về nội dung chơng trình Ngữ văn trong
Tháng 11
nhà trờng ở các khối lớp.
- Sáng tác thơ, truyện với chủ đề thầy cô, mái trờng, bạn bè, hớng tới kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt

Nam
- Toạ đàm về các tác phẩm văn học trong nhà trTháng 12
ờng viết về ngời lính, về chiến tranh.
- giao lu với Hội cựu quân nhân địa phơng, hớng
tới kỷ niệm ngày thành lập QĐND 22/12
Tháng 1
- Trao đổi kinh nghiệm Để học tốt môn văn và
kỹ năng ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I
- Sáng tác thơ văn với chủ đề mùa xuân, quê hơng,
Tháng 2
đất nớc.
- Gặp gỡ đầu xuân với giáo viên dạy môn Văn
trong nhà trờng.
- Thăm quan di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh
Tháng 3
địạ phơng.
- Ra tập san chào mừng ngày 8/3 và 26/3
Tháng 4
- giao lu với CLB phóng viên nhỏ Vĩnh Phúc
- Trao đổi kỹ năng ôn tập chuẩn bị thi học kỳ II
Tháng 5
- Sáng tác thơ văn với chủ đề mùa hạ
- Tổng kết các hoạt động của CLB trong năm học
- Kinh phí hoạt động của CLB một phần do nhà trờng hỗ trợ, các thành viên đóng góp
quỹ sinh hoạt khI cn.
- Tuỳ theo tình hình hoạt động và sự chỉ đạo của nhà trờng, kế hoạch hoạt động của CLB
có thể thay đổi. Ban chủ nhiệm sẽ thông báo trên bảng tin nhà trờng hoặc liên lạc trực
tiếp với các thành viên trong CLB./.
10. Tờn mụ hỡnh: Nuụi heo t



I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Yên Lạc là huyện thuần nông, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiều
gia đình phải đi làm ăn xa, để lại các em nhỏ cho ông bà, thậm chí là anh em ở nhà nuôi
nhau; bữa no bữa đói, chưa nói gì đến ăn ngon mặc đẹp…, nhiều gia đình hộ nghèo, cận
nghèo, mồ côi, con gia đình chính sách, học sinh tàn tật nhưng luôn có khát khao muốn
vượt qua số phận, vượt lên chính mình.
Mô hình nuôi heo đất là một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, tình người
cao cả, nhằm động viên các bạn vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập. Qua đó thu
hút đông đảo thiếu nhi đến với tổ chức Đội, nâng cao vai trò công tác Đội trong trường
học.
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:
- 100% học sinh và giáo viên- công nhân viên của nhà trường- Phụ huynh học
sinh
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- TPT xây dựng kế hoạch báo cáo chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, xin ý kiến
Hội phụ huynh học sinh.
- Phát động tới giáo viên, công nhân viên, học sinh trong nhà trường, phụ
huynh học sinh.
- Mỗi lớp mua một con Lợn nhựa để trong tủ cuối lớp.
- Hàng ngày vào đầu giờ buổi sáng; dưới sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm
lớp, lớp trưởng các em cho “Heo ăn”: từ 500 đồng trở lên.
- Các bạn theo dõi ghi tên và biểu dương những bạn tiêu biểu trước lớp, cũng
như trước trường vào tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần để động viên, khích lệ tinh thần
học sinh.
- Tổng kết theo kỳ. Ví dụ hết kỳ I, Tổng phụ trách đội sẽ đến từng lớp đập heo
và vào sổ số tiền thu được, Báo cáo với BGH, lên danh sách học sinh nhận quà, chọn
một ngày Lễ, ngày kỷ niệm tổ chức Chương trình "Thắp sáng ước mơ" và trao quà cho
các bạn học sinh nghèo vượt khó.
11. Tên mô hình: Giờ Yên Lạc đọc sách

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Ngày nay đa số các bạn trẻ đang từng ngày, từng giờ, mọi lúc, mọi nơi toàn tâm,
toàn ý dành thời gian để đọc sách. Song vẫn còn một số người còn ham chơi, chưa nhận
thức đầy đủ ý nghia to lớn của việc học và đọc sách Nhằm phát huy tính tích cực, ham
học và khơi dậy truyền thống văn hóa đọc sách, qua đó khuyến khích tuổi trẻ ham đọc
sách, góp phần giúp ĐVTN, TNNĐ học tập tốt hơn và giữ gìn, bảo vệ sách, xây dựng tủ
sách cá nhân, thư viện nhà trường ngày càng phong phú thiết thực.


100% các cơ sở Đoàn, Đội đồng loạt tổ chức từ 7h đến 8h tiết sinh hoạt dưới cờ
của 1 tuần tháng 3, với nội dung thiết thực, phù hợp với từng lứa tuổi thanh thiếu nhi, có
ý nghia tuyên truyền, giáo dục sâu sắc.
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:
100% đoàn viên, thanh thiếu nhi trong huyện.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Hàng năm BTV huyện Đoàn chọn chủ đề đọc sách phù hợp, mang tính giáo dục
sâu sắc, xây dựng kế hoạch giờ Yên Lạc đọc sách đồng loạt trong toàn huyện vào Tháng
3.
- Các cơ sở Đoàn, Đội dựa trên kế hoạch của BTV huyện Đoàn báo cáo với lãnh
đơn vị, xây dựng chương trình tổ chức đạt kết quả cao.
- BTV huyện Đoàn tuyên truyền sâu rộng trên hệ thống loa truyền thanh, đài
báo... Phân công cán bộ đi dự và thăm nắm các đợt vị tổ chức hoạt động.
- Kết quả tổ chức giờ Yên Lạc đọc sách là một tiêu chí đánh giá kết quả công tác
năm, bình xét thi đua khen thưởng.
12. Mô hình: TRƯỜNG EM XANH- SẠCH - ĐẸP
I. MỤC ĐÍCH:
- Nhằm nâng cao nhận thức của thiếu nhi trong việc giữ gìn môi trường, hiểu biết
về những tác động nguy hại của việc ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người.
Từ đó tích cực tham gia những hoạt động có ý nghia thiết thực nhằm bảo vệ môi trường
nhất là trong trường học.

- Để tạo ra những thói quen, những hành vi ứng xử tốt đối với môi trường, tham gia
chương trình xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” của mỗi đội viên,
nhi đồng.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thành lập ban chỉ đạo
a. Nhà Trường:
- Hiệu trưởng làm trưởng ban, chỉ đạo chung
- Bí thư chi đoàn: Phó ban, chỉ đạo đoàn viên giáo viên thực hiện các kế hoạch đề
ra.
- Giáo viên - Tổng phụ trách: Phó ban, chịu trách nhiệm lên kế hoạch phân công cụ
thể từng lớp, theo dõi đánh giá thi đua.
- Tổ trưởng các tổ bộ môn làm ủy viên - có trách nhiệm phổ biến kế hoạch cho
từng thành giáo viên trong tổ.
b. Liên đội:
- Thành lập đội sao đỏ: gồm từ 4 đến 6 em học sinh có trách nhiệm theo dõi, giám
sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các lớp trong tuần, tháng.


- Liên đội phó thi đua cùng với ủy viên, phụ trách lao động - kỷ luật có trách nhiệm
truyền đạt những thông tin, công việc mà tổng phụ trách đề ra trong tuần cho BCH các
chi đội và phụ trách Sao.
c. Chi đội:
- BCH các liên đội, cán sự lớp, phụ trách Sao phân công công việc cụ thể cho từng
tổ, lên lịch trực hàng ngày, hằng tuần cho các tổ.
- Các tổ trưởng theo dõi việc thực hiện công việc của các thành viên trong tổ hằng
ngày. Cuối tuần tổng kết, báo cáo và đánh giá trước tập thể lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc học sinh hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
2. Xây dựng chỉ tiêu thi đua của liên đội:
BCH liên đội cùng với ban chấp hành Chi đoàn bàn bạc phối hợp với Ban giám

hiệu đưa ra những biện pháp, chỉ tiêu thực hiện về cho từng khối, từng lớp coi đây là chỉ
tiêu đánh giá xếp loại thi đua của từng lớp, từng khối trong từng giai đoạn.
3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền:
- Đội tuyên truyền măng non, Đội phát thanh măng non, Bảng tin liên đội thường
xuyên tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường thông qua tiểu phẩm vui, những bài
viết về gương tốt, đọc thơ hoặc hát bài hát về chủ đề môi trường…
- Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua những giờ học trên lớp cũng như
những buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao.
- Tổ chức cho các em tham gia đi cổ động về vệ sinh môi trường.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, học tập tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của
Hội đồng Đội huyện về những kỹ năng bảo vệ môi trường cho BCH các chi đội, phụ
trách Sao.
4. Tổ chức các hoạt động hổ trợ cho phong trào:
- Thường xuyên tổ chức lao động don vệ sinh quanh trường và “Đoạn đường em
chăm”.
- Hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh”
- Phân chia “Đọan đường em chăm “hoặc “Vườn cây em chăm” cho các chi đội.
- Các đội viên và các phụ trách Sao hướng dẫn cho các em nhi đồng cùng tham gia
lao động.
- Tổ chức tham quan, các công viên cây xanh, các vườn cam, trang trại.
- Thành lập câu lạc bộ mỹ thuật - âm nhạc qua đó tổ chức các hội thi cải thiện vấn
đề môi trường như: Thi vẽ tranh về môi trường, về ngôi trường mơ ước của em, Hạt
mưa xanh…
- Tổ chức cho các chi đội đăng ký công trình măng non “ Xanh hóa lớp học” và
cam kết thực hiện tốt phong trào “Ăn sạch, uống sạch ,ở sạch và chơi sạch”.
- Các lớp học và phòng làm việc được trang trí đẹp, có góc thiên nhiên, có chậu cây
cảnh và cây xanh treo tường được bố trí thích hợp.


5. Sơ kết, tổng kết và tuyên dương khen thưởng:

- Cuối tuần, đội Sao đỏ tổng hợp thi đua của các lớp trong tuần và báo cáo những
hoạt động đã làm được, những công việc chưa hoàn thành và đưa ra những kiến nghị để
Tổng phụ trách cùng các thành viên trong đội tìm ra hướng giải quyết thích hợp.
- Tổng phụ trách cùng với liên đội phó thi đua có trách nhiệm sơ kết thi đua, tuyên
dương các lớp thực hiện tốt, phê bình nhắc nhở các lớp chưa hoàn thành công việc trong
tuần.
- Vào giờ chào cờ đầu tuần, Tổng phụ trách nhận xét, tuyên dương các lớp thực
hiện tốt, phê bình nhắc nhở các lớp thực hiện chưa tốt cần nổ lực hơn.
- Cuối tháng, cuối học kỳ nhà trường cùng với liên đội tổ chức tuyên dương khen
thưởng những cá nhân, tập thể chi đội có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ nhà
trường xanh - sạch - đẹp.
13. Mô hình: CÂU LẠC BỘ BẠN GÁI
I. MỤC ĐÍCH :
- Giúp các em học sinh hiểu các kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành
niên; quyền trẻ em, phòng chống HIV/AIDS; những khúc mắc về tuổi dậy thì, thay đổi
tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính…
II. PHẠM VI ÁP DỤNG:
- Cả 4 khối 6, 7, 8, 9 ( đặc biệt là học sinh nữ khối 8, 9)
III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG : Học sinh nữ
IV. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Sinh hoạt theo chủ đề.
Đối với chi đội : 1 buổi/ tháng.
Đối với liên đội : 1 buổi/ quý
- Nội dung hoạt động :
+ Trao đổi theo nhóm.
+ Hái hoa dân chủ, sân khấu hóa
+ Tổ chức xem phim
+ Tổ chức tham quan, du lịch…
+ Tổ chức trao đổi tọa đàm giữa khách mời (Là các nhà tâm lý, các giáo sư, bác
sỹ về vấn đề giới tính.

14.Mô hình: TỔ CHỨC NGÀY HỘI
“ THẮP SÁNG ƯỚC MƠ THIẾU NHI VIỆT NAM”
I. MỤC ĐÍCH :


- Tạo môi trường giáo dục mang tính thực tiễn cao để định hướng cho thiếu nhi
trong việc xác định mục tiêu, lý tưởng sống, xây dựng hoài bão, ước mơ sống cho mình
và cho xã hội.
- Tôn vinh những tấm gương giàu ước mơ, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn
lên trong cuộc sống; hổ trợ, cổ vũ, tạo niềm tin và đồng hành cùng thiếu nhi trên con
đường biến ước mơ thành hiện thực.
II. QUY MÔ TỔ CHỨC :
- Cấp liên đội.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ :
- Xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình ngày hội “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi
Việt Nam”.
- Lên danh sách khách mời giao lưu.
- Xây dựng kịch bản chương trình.
- Báo cáo với BGH nhà trường.
-Triệu tập lực lượng thiếu nhi và phụ trách.
- Mời lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, khách mời giao lưu.
- Xây dựng makét trang trí.
- Làm tốt công tác truyền thông : Thông qua đội tuyên truyền măng non, phát thanh
măng non.
- Lựa chọn những tấm gương thiếu nhi tiêu biểu vượt khó vươn lên học tốt để
tuyên dương trong ngày hội.
IV. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA, KHÁCH MỜI GIAO LƯU :
1. Đối tượng tham gia :
- 100% học sinh và các thầy cô giáo của trường.
- Ban thường vụ Đoàn, Hội đồng đội, Nhà thiếu nhi các cấp, lãnh đạo của các sở,

ban, ngành.
2. Khách mời giao lưu :
Mỗi chương trình mời 03 khách giao lưu trong các linh vực sau :
- Học sinh đạt giỏi, học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
- Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
- Các tài năng trẻ, những tấm gương nỗ lực vươn lên trong các linh vực của đời
sống xã hội.
- Giáo sư, tiến si, các nhà khoa học, doanh nhân, nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ và các
nghệ sỹ gắn bó với phong trào thiếu nhi.
V. DIỄN BIẾN CHUƠNG TRÌNH :
- Ổn định tổ chức, đón khách về dự chương trình.
- Chương trình văn nghệ chào mừng.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Phát biểu của BGH nhà trường hoặc cấp trên.


- Phóng sự “Hành trình thắp sáng ước mơ thiếu nhi ( nếu có).
- Giao lưu “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”
+ Các em thiếu nhi chia sẻ ước mơ của mình.
+ Các khách mời định hướng, tư vấn và giúp đỡ các em biến ước mơ của mình
thành hiện thực.
+ Tôn vinh những điển hình tiên tiến của thiếu nhi trong các linh vực.
- Tặng sổ tiết kiệm, phương tiện đến trường cho thiếu nhi vượt khó học giỏi.
- Cảm ơn kết thúc chương trình.
VI. KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH: (Tham khảo)
“NGÀY HỘI THẮP SÁNG ƯỚC MƠ THIẾU NHI VIỆT NAM”
Màn hát múa chào mừng của thiếu nhi (3 bài) hoặc màn trống khai hội, màn múa
lân, sư tử, rồng( tùy theo thực tế cơ sở).
Xin kính chào quý vị đại biểu, các anh chị phụ trách, các thầy cô giáo.
Chào mừng tất cả các em thiếu nhi đang theo dõi chương trình” Ngày hội thắp

sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” được tổ chức tại liên đội trường
……………….................................
Qúy vị và các em vừa thưởng thức màn múa hát của đội văn nghệ Măng non liên
đội trường ……………………………………Chương trình cũng là lời chào mở đầu cho
một cuọc gặp mặt vô cùng ý nghia của chúng ta ngày hôm nay - mọt hoạt động đang
diễn ra trong niềm hân hoan, phấn khởi của thiếu nhi cả nước chào mừng kỷ niệm ngày
nhà giáo Việt Nam 20/11.
Quý vị và các em thân mến!
Với mong muốn tiếp tục khơi dậy trong thiếu nhi tinh thần vượt khó vươn lên,
đồng thời tạo môi trường giáo dục mang tính thực tiễn cao để định hướng cho các em
trong việc xác định mục tiêu, lý tưởng sống, xây dựng hoài bão, ước mơ sống cho mình
và cho xã hội; vào giờ này ngày hôm nay, “Ngày hội thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt
Nam” đang được diễn ra tại…………….. trường ……. trên địa bàn huyện. Thông qua
các hoạt động, chương trình còn nhằm tôn vinh những tấm gương giàu ước mơ, biết
vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống; hổ trợ, cổ vũ, tạo niềm tin và
đồng hành cùng thiếu nhi trên con đường biến ước mơ thành hiện thực.
Đến dự với chương trình của chúng ta hôm nay, xin trân trọng giới thiệu có các vị
khách qúi :………..
Một lần nữa, chúng ta hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào mừng các
quý vị đại biểu, các anh chi phụ trách cùng toàn thể các bạn đã về dự chương trình của
chúng ta.
Kính thưa quý vị đại biểu !
Các em thân mến!
Tiếp theo chương trình xin trân trọng giới thiệu và kính mời đồng chí :……… chủ
tịch Hội đồng đội huyện lên phát biểu khai mạc chương trình.


Phát biểu…………..
Xin trân trọng cảm ơn………………
Kính thưa quý vị đại biểu !

Các em thân mến!
Từ nhiều năm nay, Hội đồng đội huyện đã tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ các
em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Để thấy được ý nghia của chương trình, ngay sau
đây xin mời quý vị và các em cùng xem một phóng sự ngắn tổng hợp lại các hoạt động
của Hội đồng đội tỉnh đã thực hiện trong năm qua.
Phát phóng sự: “Hành trình thắp sáng ươc mơ thiếu nhi Việt Nam” (Nếu có)
Quý vị và các em vừa xem một phóng sự ngắn phần nào cũng nói lên được những
việc làm, những phong trào của thiếu nhi huyện mình trong những năm qua. Bằng tất cả
tình cảm của mình, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức, chia sẻ với những khó khăn
để các bạn có thêm điều kiện đến trường, thắp sáng niềm tin cho những ước mơ tươi
đẹp.
Văn nghệ……………………………
Kính thưa quý vị đại biểu !
Các em thân mến!
Đựơc sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, trực tiếp là
Đoàn thanh niện cộng sản Hồ Chí Minh, công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi
đồng và xây dựng tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã thu hút được
những kết quả tốt đẹp. Thông qua các phong trào của Đội đã xuất hiện nhiều gương mặt
thiếu nhi tiêu biểu xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
Với mong muốn “Thắp sáng ước mơ” cho tất cả thiếu nhi, tạo ra một môi trường
giáo dục mang tính thực tiễn để định hướng cho các em trong việc xác định mục tiêu, lý
tưởng sống, xây dựng hoài bão, ước mơ sống cho mình và cho xã hội, biết vượt qua
hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuọc sống, từ đó có những giải pháp hổ trợ cụ
thể, cổ vũ, tạo niềm tin và đồng hành cùng các em trên con đường biến ước mơ thành
hiện thực, ngay sau đây xin trân trọng kính mời quý vị và các em sẽ cùng gặp gỡ, giao
lưu với 03 vị khách mời của chương trình. Xin trân trọng kính mời:
- Phần giao lưu
Kết thúc giao lưu, MC mời thiếu nhi lên tặng hoa cho khách mời.
Văn nghệ……………………..
Kính thưa quý vị đại biểu !

Các em thân mến!
Nhằm chia sẻ những khó khăn, biểu dương những thành tích và động viên thiếu
nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiếp tục vượt khó vươn lên đạt kết quả xuất sắc
trong học tập, rèn luyện và công tác Đội của các em thiếu nhi, Hội đồng đội huyện đã
quyết định trao học bỗng cho……….em thiếu nhi vượt khó học giỏi. Sau đây, xin mời
các em có tên lên sân khấu để nhận học bỗng của chương trình:…………………


Xin trân trọng kính mời:…………………………………lên trao học bỗng cho
các em.
Trao học bỗng
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, Chúc mừng tất cả các em đã được
nhận phần học bỗng của chương trình.
Văn nghệ…………………………..
MC nói trên nền nhạc :
Quý vị và các em thân mến!
Chương trình “Ngày hôi thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” của chúng ta hôm
nay chính là hoạt động đầy ý nghia hưởng ứng cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX. Chương trình của chúng
ta sẽ tiếp tục diễn ra tại tất cả các liên đội từ nay đến hết năm 2012. Ngay từ bây giờ,
chúng tôi xin kính mời quý vị và các em hãy bắt đầu tham gia và ủng hộ, cổ vũ cho
chương trình thực sự bổ ích và ý nghia này.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn các vị khách quý, cảm ơn tất cả các em đã đến
dự và cùng tham gia ngày hội.
Xin chào và hẹn gặp lại!
15. MÔ HÌNH: KIỂM TRA CÔNG NHẬN CHUYÊN HIỆU
“NGHI THỨC ĐỘI VIÊN”
I. MỤC ĐÍCH:
- Nâng cao các kỹ năng cho đội viên, thực hiện tốt chương trình rèn luyện đội viên.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

- Xây dựng kế hoạch cuộc thi, phân công công việc tới các thành viên Ban tổ chức
cuộc thi, kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện của các cá nhân, đơn vị.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, trò chơi phục vụ cuộc thi.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án.
- Xây dựng kịch bản chương trình chi tiết cuộc thi.
- Thành lập Ban giám khảo (khoản từ 3 - 5 người, là các thầy cô giáo dạy môn lịch
sử, văn học, nhạc hoạ), thư ký, chọn người dẫn chương trình cuộc thi.
- Thành lập các đội thi.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cuộc thi.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phần thi: Ai nhanh hơn? Đúng hơn (trắc nghiệm).
Người dẫn chương trình trực tiếp nêu câu hỏi. Mỗi thí sinh có 4 bảng con mang số
từ 1,2,3,4 để trả lời.
- Thời gian suy nghi: 01 phúp
- Câu trả lời đúng đựơc tính 02 điểm


Câu 1: Hãy cho biết có mấy yêu cầu đối với người đội viên?
1
2
3
4
5 yêu cầu
6 yêu cầu
7 yêu cầu
8 yêu cầu
Câu 2: Hãy cho biết những nguyên tắc hoạt động của Đội?
1
2
3

4
Tập trung
Dân chủ
Tự quản
Tự nguyện, tự quản
Câu 3: Hãy cho biết có mấy danh hiệu trong chương trình rèn luyện đội viên?
1
2
3
4
1 danh hiệu
5 danh hiệu
7 danh hiệu
9 danh hiệu
Câu 4: Có mấy chuyên hiệu trong chương trình “Rèn luyện đội viên”?
1
2
3
4
4 chuyên hiệu
5 chuyên hiệu 7 chuyên hiệu
9 chuyên hiệu
Câu 5: Tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập ngày, tháng, năm nào?
1. Ngày 3/2/1930
2. Ngày 26/3/1931
3. Ngày 26/3/1941
4. Ngày 15/5/1934
Câu 6: Trong các phong trào sau đây đâu là phong trào của Đội?
1. PT “Kế hoach nhỏ”
2. PT “Áo lụa tặng bà”

3. PT “Tuổi trẻ giữ nước”
4. PT “Vì điểm tựa tiền tiêu”
Câu 7: Tổ chức của đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm mấy cấp?
1
2
3
4
2 cấp
4 cấp
5 cấp
7 cấp
Câu 8: Nhiện kỳ Đại hội chi đội, Đại hội liên đội mấy năm 1 lần?
1
2
3
4
1 năm
2 năm
3 năm
4 năm
Câu 9: Có mấy bài trống qui đinh đối với người đội viên?
1
2
3
4
1 bài
2 bài
3 bài
4 bài
Câu 10: Trong các nhiệm kỳ sau đây đâu là những nhiệm vụ của người đội viên?

1. Thực hiện Điều lệ Đội
2. Đóng Đoàn phí
3. Thực hiện Nghi thức Đội
4. Thực hiện chương trình
Rèn luyện đội viên
2. Phần thi: “Thực hành nghi thức Đội”:
Đại diện từng đội bốc thăm câu hỏi từ BTC, nội dung câu hỏi như sau:
Câu 1:
- Thực hiện bài trống chào cờ
- Thực hiện các động tác cá nhân tại chỗ (nghỉ, nghiêm, quay phải, quay trái, quay
đằng sau, dậm chân tại chỗ, chạy tại chỗ).
Câu 2:
- Thực hiện bài trống chào mừng.


- Thực hiện các động tác cá nhân di động (tiến, lùi, bước sang phải, sang trái, đi
đều, chạy đều).
Câu 3:
- Thực hành bài trống hành tiến.
- Thực hành tháo khăn, thắt khăn quàng đỏ, chào kiểu đội viên.
Câu 4:
- Thực hành bài trống chào cờ.
- Thực hành các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ; hô đáp khẩu hiệu.
- Thời gian cho mỗi đội: 5 phút.
3. Phần thi: Thử tài của bạn: “Ai hát hay, ai hay hát”
Nội dung: hát những ca khúc của Đội, các ca khúc ca ngượi tình yêu quê hương,
đất nước, Đảng và Bác Hồ.
Hình thức: hát tập thể cả đội (mỗi đội khoản 2-3 đội viên)
4. Kết thúc:
- Thư ký công bố điểm của các Đội.

- Ban giám khảo nhận xét kết quả thi đua của các đội viên, xác định em nào đạt,
chưa đạt.
- Mời BGH nhà trường hoặc đại diện cho Hội đồng Đội cấp trên phát biểu ý kiến
và trao giấy chứng nhận cho các em (nếu có)
* Một số lưu ý:
- Đối với cấp liên đội: Mỗi chi đội là đội dự thi.
- Đối với cấp chi đôi: Mỗi phân đội là đội dự thi.
- Sau mỗi phần dự thi BTC công bố điểm và thư ký hội thi sẽ tổng điểm của tất cả
các phần thi.
- Giữa các phần thi nên xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
- Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng địa phương, từng đối tượng học sinh của các
cấp học để đặt câu hỏi từng phần cho phù hợp.
16.Mô hình: “HỘI CHỢ MỪNG XUÂN GIÚP BẠN”
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA:
- Thực hiện tốt kế hoạch hoạt động đội và phong trào thiếu nhi hằng năm của liên
đội trường tiểu học.
- Giúp học sinh nghéo có điều kiện “Vui tết” và tạo quỹ khuyến học giúp cho học
sinh có hoàn cảnh khó khăn trong năm học.
- Hổ trợ học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn như: bệnh, tai nạn rủi ro do bất thường
gia đình không có khả năng chăm lo, cuộc sống khó khăn không thể tiếp tục đến trường.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:


- Những học sinh được hổ trợ trong “Hội chợ mừng xuân giúp bạn” là những hoàn
cảnh khó khăn, không có khả năng vui tết và những học sinh có hoàn cảnh khó khăn
trong năm học được giúp đỡ như: khi bị tai nạn, ốm đau không có khả năng trả tiền viện
phí...
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Từ đầu năm học liên đội thực hiện lên kế hoạch chung, trong đó kế hoạch: “Hội
chợ mừng xuân giúp bạn” là mục tiêu khá quan trọng trong kế hoạch hoạt động Đội và

phong trào thanh thiếu nhi trong nhà trường. Kế hoạch được thông qua Hội đồng sư
phạm nhà trường và được biểu quyết thống nhất. Các kế hoạch khác cũng được tiến
hành lấy ý kiến hoạt động bình thường theo chủ điểm từng tháng, tuần...
- Đến những ngày gần giáp tết, liên đội tiến hành lập kế hoạch cụ thể để thực hiện.
Các bộ phận được họp triển khai và được phân công cụ thể như: Ban hậu cần, Ban trò
chơi dân gian, Ban trò chơi vận động, Ban bán tranh sản phẩm của học sinh, gian hàng
ẩm thực...
- Các hoạt động được diễn ra đồng loạt theo khu vực như: khu vực trò chơi dân
gian, trò chơi vận động, gian hàng ẩm thực...trong đó quan trọng nhất là khu trưng bày
và bán đấu giá các sản phẩm do các em tự làm tại chỗ như tranh vẽ, xé giấy dán tranh,
các sản phẩm thủ công do các em tự làm...
- Các sản phẩm đó sẽ được phụ huynh, các nhà hảo tâm mua ủng hộ các em. Số
tiền thu được sẽ được tạo thành nguồn quỹ khuyến học của trường nhằm giúp đõ các
em học sinh không có điều kiện vui tết, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của
trường...
- Ngày đầu tiên trước khi tổ chức hội chợ, ban trang trí và các ban khác sẽ thực
hiện trang trí các gian hàng của mình một cách hoàn chỉnh đẹp mắt để chuẩn bị ccho
sáng hôm sau diễn ra Hội chợ.
- Buổi sáng khi khai mạc hội chợ các em được xem múa rồng, múa lân, nhà văn
hóa huyện hổ trợ.
- “Hội chợ mừng xuân giúp bạn” được tổ chức một ngày. Bắt đầu khai mạc lúc 7
giờ sáng đến 17 giờ chiều sẽ tổng kết, công bố kết quả thu được, tặng quà cho học sinh
nghèo và phát thưởng cho các hội thi hoạt động trong ngày như: Hội thi rung chuông
vàng, hội thi tiếng hát mừng xuân, trò chơi vận động. Riêng đối với các gian hàng trò
chơi dân gian thì đều được phục vụ miễn phí.
17. Mô hình: TỔ CHỨC TIẾT SINH HOẠT CHI ĐỘI ĐẦU TUẦN
I. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG:
- Hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh, giúp các em hoàn thiện hơn những nội
dung đã học, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, bồi dưỡng những tình cảm đạo đức
trong sáng, tính tích cực, năng động trong các hoạt động, khả năng giao tiếp, ứng xử,



nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật,… góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, đội
viên.
- Tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, thông qua hoạt động các em có dịp
chứng tỏ khả năng của mình thu hút các em đến với tiết sinh hoạt đầu tuần của chi đội
góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
II. YÊU CẦU THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG:
- Tất cả các hoạt động dù là lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo mục đích giáo dục. Đây
là yêu cầu quan trọng nhất mà người thiết kế cần nắm vững.
- Thiết kế hoạt động phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, dễ thực hiện tạo hiệu
quả giáo dục, góp phần nâng cao kíên thức tự nhiên, xã hội mà các em đã học.
- Thiết kế hoạt động phải dựa trên cơ sở điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất, phương
diện của đơn vị.
- Thiết kế hoạt động phải đảm bảo về mặt thời gian trong 1 tiết:
+ 15 phút : Đánh giá thi đua trong tuần qua triển khai nội dung công việc của tuần
mới.
+ 25 phút: Để tổ chức hoạt động trò chơi, cuộc thi, kể chuyện các anh hùng dân
tộc, gương người tốt việc tốt, tiểu phẩm vui…Mỗi phân đội phụ trách một tuần luân
phiên.
+ 5 phút : Nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
- Thiết kế hoạt động phải thể hiện được “màu sắc”. Màu sắc ở đây chính là sự vui
chơi lành mạnh “Học mà chơi”, “Chơi mà học” tạo nên những yếu tố bất ngờ, hấp dẫn,
thu hút , lôi cuốn các em.
III. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN:
- Khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung hình thức hoạt động. BCH
chi đội báo cáo Tổng phụ trách. Sau khi được Tổng phụ trách duyệt chấp nhận, chi đội
sẽ tiến hành phổ biến, thực hiện, phân công các thành viên trong BCH chi đội. Trong
quá trình thực hiện, Tổng phụ trách chịu trách nhiệm hướng dẫn các chi đội đôn đốc
kiểm tra đánh giá dể kịp thời động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở những thiếu

xót của các em.
18. Mô hình: THI VIẾT GƯƠNG “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Giáo dục thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, thi đua làm “Nghìn việc tốt”
để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
- Rèn luyện kỹ năng viết văn cho thiếu nhi, nhân rộng các guơng điển hình trong
mọi linh vực của đời sống xã hội.
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1. Xây dựng kế hoạch, thể lệ cuộc thi:
Gồm các nội dung sau:
- Chủ đề : Gương người tốt việc tốt.
- Nội dung: Phản ánh những tấm gương thiếu nhi hiếu thảo với ông bà, cha mẹ,
kính trọng thầy cô giáo, biết vượt khó vươn lên; giúp bạn đến trường, dũng cảm cứu
bạn, nhặt được của rơi trả lại cho người mất, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ,
bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an toàn giao thông; những
tấm gương cán bộ Đội chăm ngoan, năng động, có nhiều sáng kiến…


- Hình thức: Thi viết, phản ánh trung thực, chính xác, cách viết truyền cảm, hấp
dẫn, có tình tiết lý thú, xúc động; văn phong giản dị, dễ hiểu.
2. Tổ chức hoạt động và triểm khai cuộc thi tới các liên chi đội, vận động các em
thiếu nhi tích cực tham gia.
3. Hướng dẫn cho các em thiếu nhi tham gia cuộc thi:
gồm các bước:
- Phương pháp khai thác tài liệu:
+ Khai thác trực tiếp: Phỏng vấn nhân vật.
+ Khai thác gián tiếp: Thông qua bạn bè, thầy cô, cha mẹ và những người xung
quanh…
+ Quan sát qua thực tế.
- Xử lý tài liệu:

+ Xác định chủ đề bài viết.
+ Chon lọc chi tiết
+ Kiểm tra lại thông tin nếu còn nghi ngờ.
+ Viết bài.
- Kết cấu bài viết:
+ Đầu đề: (tên bài): Nếu khái quát sự kiện, nhân vật; thể hiện được chủ đề hoặc
tóm tắt cốt lõi của câu chuyện; cô đúc, ngắn gọn, có hình ảnh, hợp với bài.
+ Mở bài: Đi thẳng vào chuyện, đưa ra một hình ảnh, một chi tiết hay để hấp dẫn
người đọc. Nên để nhân vật chính xuất hiện ngay từ đầu
+ Thân bài: Kể lại sự kiện bằng chi tiết cụ thể một hành động hay, một chi tiết có ý
nghia hoặc lời nhận xét của người khác, một hình ảnh đẹp; bối cảnh nảy sinh sự kiện,
miêu tả nhân vật...
+ Kết luận: Nêu vấn đề để người đọc tiếp tục suy nghi hoặc chốt lại vấn đề, có thể
trích một câu nói hoặc đưa ra một nhận xét.
- MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT:
+ Luôn lấy người tốt, nhân vật tốt làm trung tâm
+ Bút pháp: thuật, tả, đối thoại
+ Tránh chi tiết thừa, không có mục đích rõ ràng, sai sự thật, tản mạn, công thức,
cầu kỳ, khó hiểu về ngôn ngữ
4. Thường xuyên tuyên truyền gương người tốt việc tổt trên cơ sơ các bài dự thi
gửi về thông qua các buổi sinh hoạt, Đội tuyên truyền măng non, Phát thanh măng non,
bảng tin hoạt động Đội, trên các phương tiện thông tin đại chúng...
5. Ban giám khảo tiến hành chấm bài thi, phân loại các bài viết đạt chất lượng cao
để biên tập và xây dựng tập san “Người tốt việc tốt”
6. Tổng kết công bố và trao giải thưởng cho các bài dự thi đạt giải
19 Mô hình: HỘI CHỢ TUỔI THƠ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy cho thiếu nhi; giúp các em bước đầu làm
quen với việc trao đổi, chia sẻ, mua bán hàng hoá trong thời kỳ hội nhập kinh tế.
- Tạo sân chơi bổ ích, giao lưu lành mạnh cho thiếu nhi, giúp các em tham gia tích

cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể; cùng nhau đoàn kết bảo vệ môi
trường...
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:


1. Công tác chuẩn bị
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hội chợ, tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường
thành lập ban tổ chức và triển khai kế hoạch rộng rãi đến các chi đội và đội viên.
- Phát động trong tòan đội viên làm các sản phẩm thủ công tái chế từ các phế liệu
đã qua sử dụng. Bằng năng khiếu và sự sáng tạo của mình, các em tự làm các sản phẩm
phục vụ cho đời sống, đồ dùng học tập đồ chơi.
- Sưu tầm các sách báo truyện cũ nhưng vẫn còn giá trị sử dụng
- Chuẩn bị các dụng cụ dựng lều, làm gian hàng
2. Tiến hành hoạt động:
- Mỗi lớp tiến hành làm một gian hàng trang trí bàn ghế thật đẹp và đầy ấn tượng.
- Trưng bày các sản phẩm, đồ dùng tái chế, sách báo, truyện cũ mà lớp mình đã
làm và sưu tầm được trong gian hàng của lớp mình.
Giá các sản phẩm này được niêm iết và do ban tổ chức quyết định, tối thiểu là 500đ
và tối đa là 5000đ. Mỗi gian hàng cử 3 đội viên trực tiếp giới thiệu và bán hàng.
Sau khi các gian hàn đã hoàn tất việc trưng bày, BTC phát lệnh khai mạc hội chợ.
BTC bán phiếu mua hàn cho các đội viên với mệnh giá 500- 3000đ
- Các chi đội và đội viên trong toàn liên dội tiến hành đi tham quan các gian hàng,
trao đổi mua bán hàng hoá.
- Hội chợ được tổ chức 1 buổi sáng hoặc 1 buổi chiêu, lồng ghép các trò chơi dân
gian để hội chợ thêm phong phú và hấp dẫn.
- BTC chọn ra một số sản phẩm tiêu biểu của các chi đội có chất lượng và mẫu mã
đẹp để tiến hành cho toàn liên đội đấu giá sản phẩm đó.
- Tất cả số tiền thu được tại Hội chợi được góp vào quỹ “Vòng tay bè bạn” để giúp
đỡ thiếu nhi học giỏi vượt khó
- Kết thúc Hội chợ có tổng kết, động viên khen thưởng các tập thể và cá nhân có

đóng góp tích cực vào hoạt động.
20. Mô hình: XỔ SỐ HỌC TẬP
I. MỤC ĐÍCH:
Nhằm động viên khuyến khích các em thi đua học tập với tinh thần tích cực, sôi
nổi hơn,. tạo điều kiện cho các em nâng cao chất lượng học tập.
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Thực hiện các bước sau:
- Bước1: Tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường, triển khai cho Ban Phụ trách
và BCH liên đội.
- Bước 2: Phát động phong trào cho từng liên đội ngay từ đầu năm học, ấn định
thời gian sơ kết theo từng giai đoạn.
- Bước 3:
+ Chuẩn bị dụng cụ quay số (làm lồng cầu nhỏ, bên trong có 10 trái bóng bàn ghi
số từ 1 đến 9)
+ In ấn phiếu dự xổ số, có đóng dấu của nhà trường.
- Bước 4: Tổ chức thực hiện:
+ Các chi đội trưởng báo cáo cho giáo viên – TPT hằng ngày (Trước khi kết thúc
buổi học) số điểm 10 mà các bạn trong chi đội đã đạt được. GV- TPT trao phiếu dự
thưởng cho BCH chi đội mang về phát cho đôi mang về phát cho các bạn đã đạt được.


Cứ mỗi điểm 10 được 1 phiếu dự xổ số trúng thưởng (nếu là liên đội trung học cơ sở có
thể qui định từ điểm 8 trở lên)
+ Vào giờ chào cờ liên đội cuối tháng tổ chức quay số mở thưởng, tuỳ theo kinh
phí mà qui định có bao nhiêu lần quay số trúng thưởng cho mỗi đợt.
III. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG:
Qua thời gian thực hiện đã tạo được không khí thi đua học tập thật sôi nổi, kết quả
học tập đựơc nâng lên rất nhiều.
21. Mô hình: MÔ HÌNH CỜ QUYẾT THẮNG
I. MỤC ĐÍCH:

Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giữa các chi đội với nhau, tạo điều kiện
nâng cao chất lượng học tập giữa đội viên - học sinh.
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNHl:
Thực hiện các bước sau:
- Bước1: Tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường triển khai cho Ban phụ trác và
BCH liên đội.
- Bước 2: Phát động phong trào cho toàn liên đội ngay từ đầu năm học, ấn định thời
gian sơ kết theo từng giai đoạn (có thể chia thành 2 giai đoạn: Học kỳ 1 và học kỳ 2)
- Bước 3: In cờ Tổ quốc (khổ lớn tuỳ ý, có thể chia làm 2 loại: loại 4cm x 6cm
dành cho điểm 10; loại khổ 6cm x 9cm dành cho 10 điểm 10) có đóng dấu của nhà
trường phía sau lá cờ.
- Bước 4: Tổ chức thực hiện:
+ Các chi đội trưởng báo cáo cho GV _ TPT hàng ngày (trước khi kết thúc buổi
học) số điểm 10 mà các bạn trong chi đội đã đạt được (có xác nhận của giáo viên). GV –
TPT trao cờ cho chi đội trưởng. Cứ mỗi điểm 10 được 1 lá cờ
+ Cuối đợt thi đua, chi đội trang trí cờ đã đạt được lên một tờ giấy bìa cứng ½ tờ
giấy rôki (có thể vẽ 1 chiếc tàu hải quân để trang trí cờ lên chiếc tàu đó)
+ Tổng kết số lượng cờ của các cá nhân (các chi đội) để xếp hạn khen thưởng động
viên phong trào thi đua học tập của các em hoặc chi đội.
III. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG:
Qua thời gian thực hiện không khí thi đua học tập thật sôi nổi, kết quả học tập được
nâng lên rất nhiều.
- Hạn chế: Việc in ấn sẽ tốn kém
22 Mô hình: ĐỠ ĐẦU HỌC SINH NGHÈO
I. MỤC ĐÍCH:
- Giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, sống có tình
thương, trách nhiệm với bạn bè...
- Động viên giúp đỡ các em nghèo, học giỏi có điều kiện tiếp tục đến trường yên
tâm trong học tập trở thành người có ích cho xã hội.
- Góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Tham mưu cho BGH nhà trường đưa nội dung định hướng vào đầu năm đồng thời
đưa ra chỉ tiêu cụ thể của Liên đội chọn, đăng ký BGH nhà trường nhận đỡ đầu ít nhất
01 học sinh nghèo học giỏi.


- Nguồn kinh phí đỡ đầu chủ yếu vận động trong các em học sinh từ các nguồn quỹ
của Đội như Kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất... vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm,
tranh thủ từ các nguồn học bổng...để mỗi tháng đều có hổ trợ cho học sinh nhận đỡ đầu
các khoản vật chất, trang thiết bị học tập nhất định.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Bài học kinh nghiệm:
- Tích cực công tác tuyên truyền, giáo dục ý nghia phong trào học sinh hiểu và
hưởng ứng thực hiện.
- Phối hợp với các ngành, tổ chức liên quan như: Hội khuyến học. Sở lao động
thương binh và xã hội, các tổ chức cá nhân, các nhà hảo tâm để tranh thủ các nguồn học
bổng cho các em.
23. Mô hình: CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON TRONG LIÊN
ĐỘI
I. MỤC ĐÍCH:
Nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình phát thanh năng non trong liên đội,
phát huy hết tác dụng của chương trình mang tính giáo dục và thu hút học sinh tham gia.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Các em học sinh, đội viên người dân tộc trong toàn huyện Điện Bàn.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Lập kế hoạch thực hiện chương trình: đây là công việc đòi hỏi phải thường xuyên
có những chủ đề theo từng chặng, từng chủ đề hoạt động của Đội.
- Lựa chọn các giáo viên văn, các học sinh có giọng đọc tốt cùng đội văn nghệ liên
đội
- Tổ chức viết bài: Tuyên dương các cá nhân điển hình của liên đội hoặc các bài

tuyên truyền phục vụ cho chủ đề sinh hoạt của liên đội...
- Tổ chức thu âm chương trình: Chon nhạc hiệu của chương trình, thu từng mục
của chương trình nếu thu bằng máy casset thì thu theo nội dung của từng phát thanh
viên bằng phần mềm vi tính, sau đó chỉnh sửa âm thanh, lồng nhạc và xếp thành chương
trình hoàn chỉnh theo kế hoạch,
- Tổ chức phát thanh: Tuỳ theo từng điều kiện của liên đội có thể phát một tuần 2-3
lần.
IV. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG, BÀI HỌC:
1. Hiệu quả: Học sinh hứng thú theo dõi. Thông qua các chương trình giúp các em
hiểu hơn về truyền thống của dân tộc và đặc biệt là học sinh có thể vận dụng những kiến
thức được phổ biến trong chương trình Phát thanh Măng non vào trong việc học tập của
mình.
- Nội dung chương trình luôn đổi mới không nhàm chán cho các em.
- Số lượng học sinh tham gia viết bài cho chương trình ngày càng nhiều và 90%
học sinh khi được hỏi đều yêu thích chương trình Phát thanh Măng non.
2. Bài học kinh nghiệm:
Để các chương trình phát thanh măng non trong liên đội thực sự là kênh thông tin
bổ ích cho học sinh đồng thời cũng là phương pháp giáo dục tích cực góp phần giáo dục
toàn diên cho học sinh, đòi hỏi người phụ trách đội không ngừng tìm tòi và sáng tạo để
xây dựng chương trình hoàn chỉnh, có chất lượng nhằm thu hút học sinh tham gia.


24. Mô hình: THÁNG THI ĐUA CAO ĐIỂM
“CHÚNG EM LÀ CHIẾN SĨ TRẦN QUỐC TOẢN”
I. MỤC ĐÍCH:
- Tạo phong trào thi đua sâu rộng trong các cơ sở Đội, đội viên thiếu niên nhi đồng
trong việc thực hiện phong trào “Trần Quốc Toản” bằng những việc làm cụ thể, thiết
thực.
- Thông qua các hoạt động của đợt thi đua cao điểm nhằm giáo dục cho đội viên,
thiếu niên nhi đồng ý thức trách nhiệm, lòng biết ơn đối với các Mẹ Việt Nam Anh

Hùng, gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt si và người có công với cách mạng; đẩy
mạnh các hoạt động xã hội của Đội, công tác giao lưu kết nghia với các lực lượng vũ
trang đóng quân trên địa bàn và các chiến si bộ đội biên phòng...
II. Cách thức tiến hành:
- Xây dựng hướng dẫn và chỉ đạo HĐĐ các xã, thị trấn tổ chức đợt thi đua cao
điểm: “chúng em là chiến si Trần Quốc Toản”.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền ý nghia của đợt thi đua trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
- Phát động phong trào thi đua sâu rộng trong đội viên, thiếu nhi theo chủ đề
“Chúng em là chiến si Trần Quốc Toản”, mỗi đội viên, nhi đồng có ít nhất một việc làm
có ý nghia, thiết thực; mỗi chi đội, liên đội có ít nhất một công trình “Chúng em là chiến
si Trần Quốc Toàn” có giá trị kinh tế hoặc có ý nghia giáo dục thông qua việc đảm nhận
và giúp đỡ các gia đình chính sách, xây dựng phòng học, nhà ở cho các em có hoàn
cảnh khó khăn...
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giúp đỡ các gia đình chính sách, mẹ Việt Nam
anh hùng, các thương bệnh binh; các hoạt động thương binh xã hội từ thiện, giúp đỡ các
bạn thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các bạn bị nhiễm chất độc da cam; các
hoạt động giao lưu kết nghia các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn và các chiến
si bộ đội biên phòng.
- Tổ chức hoạt động cho thiếu nhi từ cơ sở đến tỉnh tham gia hoạt động “Về
nguồn” tại các xã, căn cứ, xã anh hùng.
- Thực hiện tổng kết đánh giá tháng thi đua cao điểm tại cấp đặc biệt trong liên
hoan “Chiến sĩ nhỏ Trần Quốc Toản” các cấp, các đơn vị, tiến hành tổng kết và biểu
dương các gương điển hình của cá nhân, tập thể, thực hiện tháng thi đua.
III. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG:
- 100% các liên đội đều phát động và thực hiện tháng thi đua “Chúng em là chiến si
nhỏ trần Quốc Toản”
- Kết quả qua một tháng thực hiện: tổ chức cho thiếu nhi thăm hỏi tặng quà, chăm
sóc, giúp đỡ các gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng, các thương bệnh binh; tổ
chức các đợt hành trình “về nguồn” tại các khu căn cứ cách mạng, tổ chức tặng quà cho

các bạn có hoàn cảnh khó khăn, các em bị nhiễm chất động màu da cam và các hoạt
động xã hội từ thiện khác, tổ chức rầm rộ các hoạt động giao lưu kết nghia với các lực
lượng vũ trang đóng quân trên dịa bàn và các đồn biên phòng.


×