Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

The gioi rong lon va da dang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.04 KB, 10 trang )

? Trong chương trình địa lí lớp 7 từ đầu năm học chúng ta đã tìm hiểu những nội dung nào?
- Từ đầu năm tới giờ chúng ta tìm hiểu hai nội dung lớn đó là thành phần nhân văn của môi trường và
các môi trường địa lí
GV: như vậy trong những tiết học trước các em đã tìm hiểu một cách khái quát về dân cư ,đặc điểm tự
nhiên kinh tế của con người ở các đới nói chung. Trong những bài tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu một
cách cụ thể hơn về thiên nhiên và con người ở các châu lục.
- GV ghi: Phần III. Thiên nhiên và con người ở các châu lục
- Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em đi tìm hiểu về sự rộng lớn và đa dạng của thế giới mà chúng ta
đang sống.
Bài 25 tiết 28 Thế giới rộng lớn và đa dạng
GV: Trong cuộc sống và học tập chúng ta thường gặp hai khái niệm lục địa và châu lục. Hai khái niệm
này khác nhau như thế nào cô trò ta cùng đi tìm hiểu.
1. Các lục địa và châu lục.
? Dựa vào kênh chữ SGK em hãy cho biết lục địa là gì ?
- Lục địa là khối đát liền rộng hàng triệu km vuông có biển và đại dương bao quanh.
? Dựa vào cơ sở nào để phân chia các lục địa?
- Sự phân chia các lục địa chủ yếu mang ý nghĩa về mặt tư nhiên là chính
GV ghi bảng
GV: Các em quan sát lên bản đồ tự nhiên thế giới Đây chính là lục địa phi ( trình chiếu )
? Tiếp tục quan sát em hãy kể tên và xác định vị trí các lục địa trên bản đồ?
- Học sinh vừa xác định vừ nói: Trên thế giới có 6 lục địa
+ lục địa Á- âu
+ Lục địa phi
+Lục địa oxtraylia
+ lục địa bắc mĩ
+ Lục địa Nam mĩ
+ lục địa nam cực
? Nhận xét?
GV trình chiếu hiệu ứng: các em quan sát đây là các lục địa trên thế giới
1



-

Để tìm hểu cụ thể về diện tích các lục địa các em theo dõi vào bảng diện tích các lục địa trên thế
giới

? Em hãy sắp xếp các lục địa theo thứ tự diện tích từ lớn đến nhỏ?
- Lục địa lớn nhát là:
1 Lục địa á -âu
2. lục địa phi
3. Lục địa Bắc mĩ
4. Lục địa Nam Mĩ
5.lục địa nam cực
6. lục địa oxtraylia
? Từ đó em có nhận xét gì về diện tích của các lục địa và tổng diện tích đát nổi trên trái đất?
- Diện tích các lục địa không đồng đều
- Và tổng diện tích đất nổi trên trái đất rất lớn
GV: Các em ạ,Mỗi lục địa lại có diện tích khác nhau luôn được bao bọc bởi các biển và đại dương.
?Quan sát lên bản đồ tự nhiên thế giới hãy kẻ tên và xác định các đại dương bao quanh từng lục địa?
- Trên thế giớ có 4 đại dương là Bắc băng dương, Thái bình dương,Ấn dộ dương và đại tây dương
- ở lục địa bắc mĩ có Bắc băng dương bao quanh ở phía bắc , thái bình dương ở phía tây và đại tây dương
bao quanh ở phía đông.
- Lục địa Nam mĩ có Thái bình dương bao quanh ở phía tây và đại tây dương bao quanh ở phía đông.
- Lục địa phi có đại tây dương bao quanh ở phía tây và ấn độ dương bao quanh ở phía đông.
- Lục địa á - âu có đại dương bắc băng dương bao quanh ở phía bắc và ấn độ dương bao quanh ở phía
nam, thái bình dương bao quanh ở phía đông.
- lục địa oxtraylia có ấn độ dương bao quanh ở phía tây và thái bình dương bao quanh ở phía đông.
- Lục địa nam cực có thái bình dương, Đại tây dương và ấn độ dương bao quanh ở phía bắc.
GV: bạn xác dịnh rất tốt, sau đây các em quan sát bảng số liệu về s các đại dương:
? Nếu bề mặt Trái Đất là 510tr km2 thì diện tích bề mặt các đại dương chiếm bao nhiêu%?

-

Diện tích các đại dương chiếm 70% bề mặt trái Đất.

? Em hãy so sánh tỉ lệ giữa các lục địa và đại dương?
2


-

Đại dương chiếm tỉ lệ rất lớn, lớn gấp 2,3 lần lục địa.

GV: À đúng rồi các em ạ chúng ta cứ ngỡ rằng các lục địa đã rộng lớn lắm rồi nhưng thực tế các đại
dương còn rộng lớn hơn rất nhiều.
-

Ngoài khái niệm lục địa chúng ta còn gặp khái niệm châu lục

? Dựa vào kênh chữ trong SGK em hãy cho biết thế nào là châu lục ?
- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo quần đảo chung quanh
? Sự phân chia châu lục dựa vào cơ ở nào?
- sự phân chia châu lục chủ yếu mang tính lịch sử, kinh tế, chính trị
Gv ghi bảng.
? Quan sát lên bản đồ thế giới và các châu lục em hãy kể tên các châu lục trên thế giới ?
- Có 6 châu lục gồm : châu á, châu âu, châu phi, châu Mĩ, châu đại dương, châu nam cực.
? Hãy xác định các châu lục và chỉ rõ một số đảo, quần đảo của các châu lục đó?
- Châu Mĩ gồm có lục địa Bắc mĩ, lục địa địa nam mĩ và các đảo đảo Gơn - len và quần đảo Ăng ti, quần
đảo phôn-len và một số đảo quần đảo khác.
- Châu phi gồm lục địa phi và các đảo xung quanh như đảo Mađagaxca.
- Châu Âu gồm một phần của lục địa Á –Âu, và có các đảo như đảo Ailen, đảo Ai xơ len

- Châu Á gồm một phần của lục địa á- âu và nhiều đảo quần đảo xung quanh như quần đảo nhật bản,
đảo Đài Loan, quần đảo philippin, đảo calimantan, đảo Xumatra, đảo Gia va.
- Châu Đại Dương gồm có lục địa ô xtrây li a và các đảo, quần đảo như đảo niu ghi nê và quần đảo
niudilen
- Châu Nam cục gồm lục địa Nam cực và các đảo quần đảo xung quanh.
GV: Như vậy châu lục gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh.
GV:Quan sát lên lược đồ các lục địa trên thế giới và bản đồ thế giới và các châu lục ?Cho biết lục địa
nào gồm 2 châu lục ? và châu lục nào gồm 2 lục địa?
- lục địa á - âu gồm 2 châu lục là châu Á và châu Âu
- châu mĩ gồm 2 lục địa là lục địa bắc mĩ và lục địa Nam mĩ.
? Vì sao lại có sự phân chia như vậy?
- Dựa vào đặc điểm tự nhiên thì châu á và châu âu cùng nằm trên một khối đất liền rộng lớn trên bề mặt
trái đất nên được xếp chung làm 1 lục địa.
- Còn châu mĩ lại tách ra làm hai lục địa bởi vì châu mĩ gồm có 2 phần diện tích nổi gần như tách nhau.
3


- Đồng thời dựa vào ý nghĩa lịch sử, kinh tế chính trị có sự khác nhau nên lục địa á- âu được tách thành
châu á và châu â, còn lục địa bắc mĩ và nam mĩ lại được gộp thành châu mĩ do có những nét tương đồng
về lịch sử, kinh tế, chính trị.
? Từ đó em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa lục địa và châu lục?
- Giống cả hai đều có đại dương bao bọc
- Khác nhau + Lục địa là khối đất liền không kể các đảo xung quanh, Châu lục bao gồm lục địa và các
đảo quần đảo xung quanh
+ sự phân chia lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính còn sự phân chia châu lục mang ý
nghĩa lịch sử kinh tế, chính trị
* GV: như vậy Trái đất của chúng ta có 6 châu lục với tổng diện tích đất nổi lên tới 149 triệu km vuông
và 4 đại dương. Con người đã sinh sống ở hầu hết các châu lục thầm chí chúng ta còn tìm hiểu, khai thác
cả ở ngoài không gian hay xuống tới thềm lục địa trong các đại dương.
? Từ đó em có nhận xét gì về thế giới chúng ta đang sống?

- Thế giới chúng ta đang sống vô cùng rộng lớn
GV: Với Diện tích lục địa rộng lớn như vậy trên bề mặt trái đất của chúng ta có bao nhiêu quốc gia và
sự phân chia các quốc gia đó được thể hiện như thế nào chúng ta sang phần 2
2 Các nhóm nước trên thế giới
GV :mời các em quan sát bảng các châu lục và các quốc gia trên thế giới
? Em có nhận xét gì về số lượng các quốc gia của từng châu lục và toàn thế giới?
- Số quốc gia ở các châu lục không đồng đều, riêng châu nam cực không có quốc gia nào.
- Số quốc gia trên thế giới nhiều khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
? Dựa vào kiến thức đã học cho biết tại sao châu nam cực lại không có người sinh sống thường
xuyên?
- Do đây là châu lục có băng tuyết phủ quanh năm khí hậu rất lạnh.
- GV: Vậy là mỗi châu lục lại phân ra làm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau ngoài ra các
châu lục này còn có những điểm gì khác nhau nữa mời các em quan sát
GV trình chiếu lược đồ các môi trường địa lí
? Cho biết các châu lục trên thế giới nằm trong những môi trường nào ?
- Các châu lục nằm ở các môi trường khác nhau:
+ châu phi nằm chủ yếu trong môi trường đới nóng
+ Châu á nằm chủ yếu trong 2 môi trường đới nóng và đới ôn hòa
4


+ Châu âu nằm chủ yếu trong đới ôn hòa
+ châu mĩ nằm ở cả ba đới
+ châu Đại Dương chủ yếu nằm ở đới nóng
+ châu Nam Cực nằm ở đới lạnh
GV: Các em ạ, mỗi châu lục lại ở 1 vị trí địa lí cũng như môi trường tự nhiên khác nhau nên khí hậu
cảnh quan và hoạt động sản xuất của con người ở mỗi châu lục cũng có sự khác nhau.Điều này các em
đã được tìm hiểu ở các bài trước.VD như ở châu á cảnh quan chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới thì ở châu
phi lại là hoang mạc nhiệt đới.
GV Tc

GV: thiên nhiên của các châu lục thì đa dạng như vậy còn dân cư, kinh tế xã hội của các châu lục ra
sao:
? Nhớ lại kiến thức cũ đã học em hãy cho biết dân cư thế giới gồm mấy chủng tộc, kể tên và nêu sự
phân bố chủ yếu của các chủng tộc ấy?
- Dân cư trên thế giới chủ yếu thuộc 3 chủng tộc là Mô gô lô ít phân bố ở châu á,
Nê grô ít ở châu phi, ơ prô pê ô ít ở châu âu.
?Dựa vào phần chuẩn bị cô giao từ tiết trước kết hợp với vốn hiểu biết của mình em hãy nêu một số
nét về phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa của các quốc gia mà em biết?
HS1: Em xin trình bày về đất nước Việt Nam
- VN là một quốc gia có lịch sử lâu đời với phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công với đất
nước
-Về tín ngưỡng, người dân Việt Nam chủ yếu theo đạo phật, ngoài ra còn theo một số đạo khác như đạo
công giáo, đạo tin lành hay đạo cao đài
- Ngôn ngữ của Việt Nam là tiếng việt và áo dài là trang phục truyền thống đặc trưng của người Việt
- Hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, Việt Nam chính là quê hương của cây lúa nước.
HS2: Em xin trình bày về đất nước Nhật Bản.
Nhật Bản là một dân tộc nhiều tôn giáo cùng tồn tại: đạo Shinto , đạo Phật, đạo Thiên chúa và
nhiều tôn giáo khác.
Trang phục truyền thống của Nhật bản là bộ ki mô nô..
Hoạt động sản xuất chủ yếu là công nghiêp.
Ngôn ngữ chính là tiếng Nhật.
HS3: * Đức tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái.
5


Hoạt động sản xuất chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ
Ngôn ngữ chính : Tiếng Đức
GV: cô thấy rằng phần tự học tự chuẩn bị ở nhà của các em rất tốt cô mong rằng các em sẽ phát huy hơn
nữa trong những giờ học tiếp theo.
? Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về những nét văn hóa, phong tục tập quán tín ngưỡng của những

nước trên cũng như các quốc gia trên thế giới?
-

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có phong tục tập quán tín ngưỡng ngôn ngữ và văn hóa riêng rất
phong phú và đa dạng

GV:Các em quan sát đây chính là nơi hành lễ của một số tôn giáo trên thế giới.
-

Ngoài ra đây là một số hình ảnh về trang phục truyền thống của 1 số quốc gia như áo dài của VN….

*Như vậy không chỉ khác nhau về khí hậu cảnh quan tự nhiên về chủng tộc mà các châu lục cũng như
các quốc gia trên thế giới đều có chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như phong tục tập quán, tín
ngưỡng riêng.
- Và Trong quá trình phát triển kinh tế các quốc gia trên thế giới đã đã hình thành các nhóm nước có sự
phát triển khác nhau .
? Dựa vào kênh chữ SGK em hãy cho biết người ta thường dự vào các chỉ tiêu nào để phân loại và
đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội của các nước?
- Dựa vào thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tử vong của trẻ hoặc chỉ số phát triển con người (HDI)
* GV:Vậy để hiểu rõ thuật ngữ : Chỉ số phát triển con người (HDI) thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ
tử vong của trẻ mời 1 bạn đọc bảng tra cứu thuật ngữ.
( Gv Trình chiếu)
2. Thu nhập bình quân đầu người: giá trị tính bằng USD trung bình do mỗi người dân trong nước làm ra
được trong một năm sau khi đã trừ đi giá trị trung bình các tư liệu sản xuất bị tiêu hao. Để tính thu nhập
bình quân theo đầu người ta lấy giá trị thu nhập quốc dân chia cho tổng số dân trong nước.
3. Tỷ lệ tử vong trẻ em: tỷ số tính bằng phần nghìn giữa số trẻ em chết dưới 1 tuổi so với tổng số trẻ em
sinh ra trong cùng một thời gian
. 1.Chỉ số phát triển con người hay còn gọi là (HDI) là chỉ số do liên hiệp quốc đưa ra để đánh giá mức độ
phát triển của các quốc gia không chỉ thuần túy về mặt kinh tế mà còn chú trọng đến mặt chất lượng
cuộc sống của nhân dân trong quốc gia đó. Chỉ số này được tính dựa vào 3 chỉ tiêu:

+ Thu nhập bình quân theo đầu người
+ Tỷ lệ người lớn biết chữ và được đi học
+ Tuổi thọ trung bình
6


GV: Các em ạ chỉ tiêu phát triển con người không chỉ đánh giá quốc gia về sự phát triển kinh tế mà còn
quan tâm đến chất lượng cuộc sống của người dân.
GV: Ngoài ra tỷ lệ tử vong trẻ cũng phản ánh khá rõ nét về mặt dinh dưỡng và mức sống của nhân dân
một nước.
Thế còn thu nhập bình quân đầu người được tính như thế nào .Em hãy nhác lại cho cô?
-

Để tính thu nhập bình quân theo đầu người ta lấy giá trị thu nhập quốc dân chia cho tổng số dân
trong nước.

?Với công thức ấy, Em hãy tính thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2011 theo số liệu
sau ?(các em quan sát)

Giá trị thu nhập quốc dân

Dân số

(U SD)
119 000 000 000

(người)

Thu nhập bình quân đầu
người(USD/ người)


89 000 000

HS; thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2011 là 1337USD
GV: các em cần phải ghi nhớ cách tính này để phục vụ cho việc học tập của mình.
GV: để tìm hiểu rõ hơn bình quân thu nhập của các quốc gia trên thế giới các em quan sát H25.1
?Em hãy xác định các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 20 000 và dưới 20 000 USD/
người?
- Những quốc gia có thu nhập cao trên 20.000USD /người phân bố ở các nước tây âu, châu đại dương,
quần đảo Nhật bản của châu á, các nước ở Bắc mĩ.
- Những nước có thu nhập BQ đầu người dưới 20 000 U SD/ người như:
+ từ 10.001-20.000USD là các nước nam âu, quần đảo niu di len thuộc châu đại dương
+Những nước có thu nhập từ 5.001- 10.000 là 1 số quốc gia ở bắc phi ở tây nam á , một số quốc
gia ở châu mĩ
+Những quốc gia có thu nhập BQ đầu người từ 1.000- 5.000USD/ng như một số quốc gia ở băc
phi, nam phi, một số quốc gia ở đông âu, ở bắc á ,ở đông nam á.
+ Các quốc gia có thu nhập thấp dưới 1000 USD/ng như các quốc gia ở trung phi ở đông á đông
nam á, nam á.
?Qua đó em có nhận xét gì về thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia trên thế giới?
- Thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia không đồng đều.
7


GV chính vì thu nhập bình quân đầu người không đều kết hợp với sự khác nhau về tỉ lệ tử vong trẻ em
và chỉ số phát triển con người nên người ta đã phân chia các quốc gia ra thành các nhóm nước khác nhau.
? Đó là những nhóm nước nào?
-

Đó là nhóm nước phát triển và nhóm nước dang phát triển


?Em hãy nêu chỉ tiêu của từng nhóm nước ?
+ Nhóm nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người trên 20.000USD/năm, có tỷ lệ tử vong của trẻ
em thường rất thấp và chỉ số phát triển con người từ 0,7 đến gần 1
+ Nhóm nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người dưới 20.000USD/ năm tỷ lệ tử vong của
trẻ thường khá cao và chỉ số phát triển con người dưới 0,7
Các em quan sát đây chính là bảng thể hiện các chỉ tiêu phân loại hai nhóm nước.
Bài tập 2:
GV: Sau đây các em quan sát bảng số liệu về chỉ tiêu của một số quốc gia Trên thế giới. Dựa vào bảng
số liệu các em hãy thảo luận nhóm theo nội dung sau:
* Trình chiếu
Câu hỏi thảo luận:
1.

Dựa vào bảng số liệu trên và kiến thức đã học, hãy: Sắp xếp các quốc gia trên thành
hai nhóm: các nước phát triển và các nước đang phát triển.

2. Rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người với HDI và tỷ lệ tử vong
trẻ em. Giải thích.
Đáp án câu hỏi thảo luận
1. Sắp xếp các quôc gia vào 2 nhóm nước
Nhóm nước phát triển

Nhóm nước đang phát triển

Hoa Kì

An-giê-ri

Đức


A-rập Xê-út
Bra-xin

2. Nhận xét mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người với HDI và tỉ lệ tử vong trẻ em:
- Những nước có thu nhập bình quân đầu người cao thì HDI cao, tỉ lệ tử vong của trẻ em thấp.
8


- Những nước có thu nhập bình quân đầu người thấp thì HDI thấp, tỉ lệ tử vong của trẻ em cao.


Giải thích:

- Những nước có thu nhập đầu người cao chứng tỏ kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định, con
người được hưởng các dịch vụ xã hội tốt như: giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe….
- Những nước có thu nhập đầu người thấp chứng tỏ kinh tế còn đang phát triển, đời sống nhân dân
còn nhiều khó khăn nên vấn đề giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe….còn hạn chế.
Gv: nhận xét .( nhóm 1: giải thích chỉ đến …còn đang phát triển)
Nhóm 2: Bạn trả lời đúng rồi nhưng theo em nhóm bạn cần giải trả lời rõ hơn ở ý thứ 2 phần giải
thích như đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên vấn đề giáo dục y tế chăm sóc sức khỏe còn hạn
chế.
? Ngoài cách phân loại các quốc gia dựa vào tiêu chí trên người ta còn dựa vào cách phân loại nào
khác?
- Người ta còn dựa vào cơ cấu kinh tế để phân ra làm 2 nhóm nước đó là nhóm nước công nghiệp và
nhóm nước nông nghiệp.
GV: Cơ cấu kinh tế của một quốc gia gồm 3 nghành chính là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ tổng
ba ngành cộng lại sẽ tương ứng với 100% . Nhóm nước công nghiệp là những nước có tỷ trọng công
nghiệp, dịch vụ cao trong cơ cấu kinh tế còn nước nông nghiệp là những nước có nền nông nghiệp
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.
* GV trình chiếu làm ví dụ

* Trình chiếu bảng số liệu VN: Sau đây cô mời các em quan sát một chỉ tiêu và cơ cấu kinh tế của Việt
Nam năm 2011.
? Dựa vào hiểu biết của mình hãy cho biết VN thuộc nhóm nước nào theo các tiêu chí phân loại đã
học?
- Dựa vào tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, HĐI và tỷ lệ tử vong ở trẻ em thì việt nam thuộc nhóm
nước đang phát triển.
- Nếu căn cứ vào cơ cấu kinh tế thì VN là 1 nước nông nghiệp vì có tỷ trọng nghành nông nghiệp còn
cao
GV: Mặc dù là một nước nông nghiệp nhưng VN của chúng ta cũng đang trên con đường công nghiệp
hóa hiện đại hóa với mục tiêu là đưa VN từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp một nước
đang phát triển trở thành một nước phát triển. GV: Ngoài những cách phân loại trên thì người ta còn
phân chia nhóm nước dựa vào một số tiêu chí khác như vị trí địa lí.. vv tuy nhiên những cách phân chia
này không sử dụng phổ biến.
? Qua phần tìm hiểu ở trên chúng ta thấy thế giới chúng ta sống không chỉ rộng lớn mà còn có đặc
điểm nào khác?
9


- Thế giới vô cùng đa dạng.
?Em hiểu sự đa dạng đó như thế nào?
-

Thế giới của chúng ta với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ lại có sự
khác nhau về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, về phong tục tập quán, tín ngưỡng cũng như ngôn
ngữ, văn hóa hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghiệp dịch vụ .

GV:Mặc dù có những điểm khác biệt nhưng các quốc gia lại cùng tồn tại bên nhau đan xen vào nhau
trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa tạo nên sự phong phú đa dạng của thế giới.
?Bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những nội dung nào?
GV: yc đọc ghi nhớ

Bài tập củng cố:
? Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng ?
HS1:-Thế giới chúng ta thật rộng lớn : Trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Địa bàn cư trú
của con người ngày càng mở rộng, con người có mặt trên tất cả các châu lục, các đảo ngoài khơi xa,
vươn tới tầng bình lưu, hay xuống tới thềm lục địa của các đại dương…
HS2:Thế giới chúng ta rất đa dạng: Có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về chính
trị, xã hội, tôn giáo, có nhiều hình thức sản xuất, có nhiều nền văn hóa, trình độ văn minh, phong tục tập
quán, mức sống khác nhau…
? Các em quan sát lên bảng , cô có bản đồ tự nhiên thế giới, tuy nhiên bản đồ này đã khuyết tên
các châu lục và lục địa, các em hãy lên bảng tìm và dán tên các lục địa và châu lục vào đúng vị trí
của nó trên bản đồ?
Cô chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm . Mỗi nhóm cử hai bạn nhanh nhất lên cùng nhau làm bài tập này.
Nhóm 1 dán tên lục địa , nhóm 2 dán tên châu lục và chúng ta sẽ thi xem nhóm nào làm xong nhanh
và chính xác hơn.

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×