Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiet 67 LANG LE SA PA OANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.58 KB, 11 trang )

HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH
Môn dự thi : Ngữ văn
Họ tên giáo viên : ĐinhThị Oanh
Trường THCS Thị trấn Quế
Huyện Kim Bảng
Ngày soạn : 17/11/2014
Ngày dạy : 27/11/2014
Tuần 14-Tiết 67- Đọc - Hiểu văn bản: LẶNG LẼ SA PA (tiếp)
( Nguyễn Thành Long)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
-Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong
tác phẩm.
-Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
2. Kĩ năng:
-Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
-Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
-Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
3.Thái độ:
-Yêu mến những con người có lẽ sống cao đẹp. Thái độ của mình đối với quê
hương, đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: Đọc trước bài, soạn bài
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
Y/c hs nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước


Chuyển: Ở tiết học trước chúng ta đã thấy hoàn cảnh
sống và làm việc của anh thanh niên vô cùng khắc
nghiệt. Nhưng các em ạ, hoàn cảnh càng khắc nghiệt,
phẩm chất của con người lại càng toả sáng lung linh
hơn giống như ngọc trong cát vậy.

NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Khung cảnh thiên nhiên
Sa Pa:
2. Hình ảnh con người:
2.1. Nhân vật anh thanh
niên:
a. Hoàn cảnh sống và làm
việc


HS: Đọc thầm đoạn truyện kể về giây phút gặp gỡ và b. Phẩm chất:
phút chia tay (tr 182;188)
G: Gặp gỡ bác lái xe và 2 vị khách lần đầu tiên đến
thăm, anh đã cư xử như thế nào?
H: - Biếu vợ bác lái xe gói tam thất
- Đỏ mặt, luống cuống, tất tả
- Hái hoa tặng cô gái
- Pha nước chè thơm như nước hoa Yên Sơn…
- Đếm từng phút gặp gỡ …
- Ấn vào tay ông hoạ sĩ làn trứng làm quà
- …..
G: Biểu hiện đỏ mặt, luống cuống, tất tả là thái độ

gì?
- Vui mừng, cuống quýt khi có khách đến thăm
G: Thế còn hành động đếm từng phút gặp gỡ?
- Quý trọng cuộc gặp gỡ dù với khách mới quen
GV: Nghe tin vợ bác lái xe ốm, anh biếu gói tam thất
và ngay cả với những vị khách lần đầu mới quen biết
như ông hoạ sĩ và cô kĩ sư anh cũng dành cho họ tình
cảm thật thân tình, nồng ấm- anh đón họ bằng sự cởi
mở cùng hoa trong vườn nhà, chè pha nước mưa Yên
Sơn, làn trứng lúc chia tay làm quà rồi trân trọng,
nâng niu từng phút giây gặp gỡ.
G: Cuộc tiếp xúc ấy chứng tỏ anh là người như thế
nào?
G: Chi tiết nào ở anh thanh niên tạo cho em ấn - Hiếu khách, chu đáo, cởi
tượng sâu sắc nhất? vì sao?
mở, chân thành
- HS tự do bộc lộ (2 hs)
G: H/a anh thanh niên tặng cô gái bó hoa nhiều màu
sắc sặc sỡ. Bó hoa ấy không chỉ là vẻ đẹp của thiên
nhiên đất trời Sa Pa mà còn mà còn là vẻ đẹp của của
tình đời, tình người nồng ấm, mến yêu. Hành động đó
đem đến một thông điệp đầy nhân văn: hãy sống đẹp,
hãy quan tâm đến nhau nhau bằng tất cả tấm lòng và
tình cảm nhân hậu. Phải chăng đó chính là âm vang
của một cuộc sống đẹp.
Chuyển: Theo bước chân anh, ông hoạ sĩ và cô gái đã
lên thăm ngôi nhà nhỏ và khám phá thêm biết bao
điều kì diệu. Mời các em theo dõi SGK tr184.
? Nơi ở và làm việc của anh được miêu tả qua
những chi tiết nào?

- Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách,
biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”.


- Cuộc sống riêng của anh “thu gọn lại một góc trái
gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá
sách”.
? Cuộc sống ấy khiến ông hoạ sĩ có thái độ như thế
nào? - ngạc nhiên
? Vì sao ? - vì nó hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ
ban đầu của ông
? Ngoài giờ ốp, anh còn tìm niềm vui từ những
công việc nào?
- trồng hoa, nuôi gà, đọc sách…
? Trong số những công việc ấy, công việc nào có ý
nghĩa với anh nhất?
- Đọc sách
? Chi tiết nào nói lên điều đó?
- Anh tâm sự với cô kĩ sư trẻ: Lúc nào tôi cũng có
người trò chuyên, nghĩa là có sách ấy mà
- Mừng quýnh khi bác lái xe đưa cho mấy quyển sách
? Như vậy sách có vai trò gì trong cuộc sống của
anh?
- cuộc sống của anh ko cô đơn, buồn tẻ vì anh có
nguồn vui là đọc sách…
- Yêu sách, sắp xếp cuộc
- Anh coi sách như người bạn…
- Sách là nhịp cầu nối với thế giới nhộn nhịp bên sống ngăn nắp, khoa học.
ngoài
? Qua tất cả những chi tiết đó em có nhận xét gì về

lối sống của anh?
GV bình: Ở cái tuổi 27, cái tuổi bay nhảy tự do, hừng
hực sức sống nhưng lại phải giam mình ở một nơi
hoang vu, lạnh lẽo. Thông thường trong hoàn cảnh ấy
người ta rất dễ buông thả hay thu mình trong sự cô
đơn nhưng người thanh niên ấy đáng yêu ở chỗ đã tạo
cho mình một không gian riêng rất đẹp về đời sống
tinh thần. Lối sống ấy thật đáng trân trọng, đáng học
tập phải không các em.
GV: Các em ạ! Những con người có cách sống đẹp
thường có suy nghĩ đẹp khiến ta phải ngạc nhiên,
khâm phục.
GV: Mời một em đọc đoạn truyện tr185 “Anh hạ
giọng….hạnh phúc” để lắng nghe những tâm sự của
anh thanh niên
? Tìm những chi tiết nói nên suy nghĩ của anh về
công việc và nỗi thèm người của mình?
-Khi ta làm việc ta với công việc là đôi…


-Công việc của cháu gian khổ là thế nhưng khi cất nó
đi cháu buồn đến chết mất…
-Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở đâu? Mình vì ai mà
làm việc…
-Phát hiện ra đám mây khô…..-> sống hạnh phúc
? Em hiểu như thế nào về những lời tâm sự ấy của
anh ?
- Về công việc :
- Về trách nhiệm :
- Về hạnh phúc :

(HS thảo luận theo nhóm bàn)
N1 :- Với anh, công việc giống như một người bạn(là
đôi)
- Anh tìm thấy niềm vui khi gắn bó với công việc
N2: - Ý thức được rất rõ ý nghĩa của công việc : vì
quê hương, vì đất nước…
-Qn HP : HP khi được là người có ích cho xã hội
GV : . Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có
ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy.
Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp” đúng giờ. Phải
ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn
và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại. Với
anh công việc là bạn, là đôi. Ta hiểu rằng anh đã thực
sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc
thầm lặng giữa Sa Pa sương mù bao phủ -như anh
tâm sự : cất nó đi cháu buồn đến chết mất…
? Qua lời tâm sự ấy, em cảm nhận được nét đẹp nào
của anh.
? Vẻ đẹp tâm hồn ấy đã gợi trong ông hoạ sĩ và cô
kĩ sư những cảm xúc gì ?
- Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông
nhọc quá.
- Anh thanh niên làm cô bàng hoàng, hiểu hơn về giá
trị c/s- >Ấn tượng : cảm phục, hàm ơn
? Tại sao họ lại có cảm xúc như vậy ? Các em hãy tìm
câu trả lời đúng trong bài tập trắc nghiệm nhỏ sau nhé
1.? Đọc dòng văn : Người con trai ấy đáng yêu thật
nhưng làm cho ông nhọc quá, theo em vì sao hoạ sĩ
cảm thấy nhọc quá ?
A. Hoạ sĩ vật lộn quá sức

B. Vì cảm thấy bất lực trước ngòi bút của mình
C. Vì ông cảm thấy hạnh phúc và khao khát sáng tạo

- Yêu đời, yêu nghề, có tinh
thần trách nhiệm cao…

- Khiêm tốn, thành thực

-> có lí tưởng sống cao đẹp,
tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt
Nam….
-Nghệ thuật:


D. Vì người thanh niên đem đến cho ông nhiều điều
mới lạ khiến ông phải suy nghĩ, gợi lên những khát
khao, tìm kiếm, sáng tạo.
2.? Tại sao cô kĩ sư lại có cảm giác bàng hoàng khi
khám phá cuộc sống của người thanh niên ?
A.Tìm được sự đồng điệu, thêm tin vào sự đúng đắn
của con đường mình đã lựa chọn
B. Vì bó hoa anh tặng
C. Vì cuộc sống ngăn nắp của anh
GV : Đúng vậy, vẻ đẹp của anh thanh niên không chỉ
làm rung động trái tim người hoạ sĩ và cô kĩ sư mà
còn khơi gợi bao khát khao, tin yêu.
? Bất giác, người hoạ sĩ nảy ý tưởng gì ?
-Vẽ chân dung anh
? Và anh thanh niên đã phản ứng như thế nào ?
HS1 :- Từ chối vì cảm thấy những đóng góp của mình

còn nhỏ bé
HS2 : Giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn
? Điều đó cho thấy phẩm chất gì ở anh ?
GV : Anh cảm thấy đóng góp của mình là bình
thường, nhỏ bé so với bao nhiêu người khác. Anh
khiêm nhường trong nhận định công việc của mình,
trân trọng những đóng góp của người khác.
?Qua những điều cô và các em vừa khám phá, em
cảm nhận được gì về vẻ đẹp của anh thanh niên.

+Khắc hoạ nhân vật trong
khoảnh khắc: giản dị, đáng
yêu
+ Xây dựng nv chính qua
nhiều điểm nhìn khác nhau
(đa chiều, khách quan)

2.2.Các nhân vật khác:

- Miêt mài lao động
- Có lí tưởng sống cao đẹp
- Cống hiến hết mình cho đất
? Vậy vẻ đẹp ấy được nhà văn NTL khắc hoạ bởi nước
những yếu tố nghệ thuật nào ?
- XD nv qua nhiều điểm nhìn khác nhau, tạo sự đa
chiều, tính khách quan cho bức chân dung nv.
- khắc hoạ nhân vật trong khoảnh khắc: giản dị, đáng
yêu
GV bình: Có thể nói chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc
nhưng sao người thanh niên ấy cứ khiến lòng ta phải

vấn vương, xao xuyến. Không yêu mến, không cảm
phục sao được một con người thân thiện, ngăn nắp,
khiêm nhường…và đặc biệt là say mê, có trách nhiệm
với công việc của mình như thế. Những suy nghĩ của
anh đã tạo lên một âm vang sâu lắng và thiết tha về
một con người cô độc mà không hề cô độc, về một
vùng Sa Pa lặng lẽ mà không hề lặng lẽ.Vẻ đẹp của
anh là vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam, của con người lao
động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất


nước. Phải chăng, nhà văn muốn nhắn nhủ đến bạn
đọc : c/s của mỗi chúng ta được làm nên từ những hi
sinh lớn lao mà thầm lặng như người thanh niên nơi
Sa Pa lặng lẽ ấy. Họ khiến cuộc sống này thật đáng
trân trọng và đáng tin yêu.
Chuyển: Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa,tg không chỉ gây
ấn tượng với ta ở nhân vật anh thanh niên mà tất cả
các nhân vật khác cũng để lại trong tâm trí người đọc
những suy nghĩ tốt đẹp.
? Kể tên các nhân vật khác trong câu chuyện.
GV : Giờ trước cô đã giao cho các nhóm câu hỏi thảo
luận để chuẩn bị cho tiết học ngày hôm nay. Các
nhóm chuẩn bị để trình bày kết quả.
Câu hỏi: Cảm nhận của em về:
- Nhân vật ông họa sĩ
(Nhóm 1)
- Nhân vật cô kỹ sư
(Nhóm 2)
- Nhân vật bác lái xe

(Nhóm 3)
- Nhân vật ông kỹ sư vườn rau, nhà khoa học
nghiên cứu bản đồ sét.
(Nhóm 4)
GV: Mời 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả
Gọi các nhóm khác nhận xét,bổ sung
? Em ấn tượng với nhân vật nào nhất trong số những
nhân vật trên ?
- Hs tự do bộc lộ
? Các nhân vật trên khác nhau ở điểm nào ?
=> Những con người lao động
-Khác : Về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, cuộc đời mới âm thầm, lặng lẽ cống
riêng
hiến hết mình cho Tổ quốc.
? Thế nhưng những con người này lại gặp gỡ nhau ở
một điểm chung.
- Có lí tưởng sống cao đẹp
- Cống hiến hết mình cho đất nước
? Các nhóm có thể khái quát những điểm chung đó
? Những con người này gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Tất cả đề vô danh nhưng bản hoà ca xây dựng đất
nước của họ mãi đẹp cùng năm tháng.
Thảo luận nhóm (3p)
Bàn về truyện ngắn này, PGS Nguyễn Văn Long
viết : « Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong
cách sống và suy nghĩ của những con người lao động
bình thường mà cao cả, những mẫu người của một
giai đoạn lịch sử nhiều gian khổ, hi sinh mà cũng thật
hào hùng đeph đẽ.»
Em hãy khái quát ngắn gọn vẻ đẹp của các nhân vật



được kể trực tiếp trong truyện để làm sáng tỏ nhận xét
trên ?
HS đại diện nhóm trả lời
GV chốt lại
Bao trùm lên cả câu chuyện là một không khí lặng lẽ
mơ màng sâu lắng. Lặng lẽ trong khung cảnh. Lặng lẽ
trong suy nghĩ. Lặng lẽ trong sự đổi thay của tâm hồn
nhân vật. Lặng lẽ trong cái bắt tay tiễn biệt. Lặng lẽ
trong ánh nhìn…tất cả đề lặng lẽ. Nhưng đó chỉ là cái
vẻ bên ngoài, sâu thẳm bên trong là âm vang của cuộc
sống lao khẩn trương, sục sôi, đầy nhiệt huyết.
* Nghệ thuật:
?Nêu những đặc sắc về mặt nghệ thuật ?
?Mặc dù là văn bản tự sự nhưng chúng ta bắt gặp
nhiều chi tiết trữ tình, em hãy chỉ ra những chi tiết đó?
(cảnh đẹp thiên nhiên của Sa Pa, cuộc sống của anh
thanh niên, việc xuất hiện của cô kĩ sư trẻ và gặp gỡ
với anh thanh niên)
*Ý nghĩa văn bản:
?Bằng câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con III. Tổng kết:
người trong chuyến đi thực tế ở Sa Pa, tác giả muốn 1.Nghệ thuật:
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu
thể hiện ý nghĩa gì?
cảm, bình luận.
- Xây dựng tình huống hợp
lí, cách kể chuyện tự nhiên.
- Nhân vật chính được miêu tả
từ nhiều điểm nhìn.

- Truyện ngắn giàu chất thơ:
+ Chất thơ toát ra từ phong
cảnh thiên nhiên Sa Pa
+ Vẻ đẹp của con người nơi
Sa Pa.
? Lý giải tại sao lại đặt tên truyện là Lặng lẽ Sa Pa ? - Lời văn mượt mà, trau chuốt,
?Tại sao tất cả các nhân vật trong truyện lại không đầy chất thơ, giàu chất hội
có tên cụ thể? (Họ là những con người bình thường, họa, trong trẻo.
giản dị không tên tuổi, họ ngày đêm lao động, làm 2.Ý nghĩa:
-Khắc họa hình ảnh những
việc, hy sinh tuổi trẻ, gia đình, hạnh phúc-cống hiến
người lao động bình thường,
thầm lặng)
? Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có không ít tiêu biểu là anh thanh niên làm
những tấm gương có lí tưởng sống đẹp giống như khí tượng một mình trên đỉnh
anh thanh niên, giống như cô kĩ sư…Em có biết họ núi cao.
-Ca ngợi con người lao động
là những ai không?


? Thế còn em, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mới, âm thầm làm việc, cống
bản thân?
hiến hết mình cho đất nước.
GV CHỐT :
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: Khái quát nội dung-nghệ thuật
5. HD: Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo
6. Rút kinh nghiệm:

Duyệt giáo án:


GV bình : Có thể nói chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc nhưng anh thanh niên đã
thực sự để lại những âm vang sâu sắc trong lòng người đọc. Âm vang từ một c/s
đẹp. Đó là vẻ đẹpvề tinh thần, t/c của một con người bình thường trên một vùng
cao lặng lẽ. Nhưng âmvang sâu sắc nhất là âm vang từ những điều anh suy nghĩ.
Những người có cách sống đẹp thường có suy nghĩ đẹp khiến người ta ngạc nhiên,
cảm phục. Mỗi suy nghĩ của người thanh niên trẻ ấy thấm đẫm tình yêu người, yêu
đất nước, yêu c/s, mến yêu mảnh đất mình đang sống.Những suy nghĩ ấy đã tạo nên
một âm vang sâu lắng và thiết tha về một con người cô độc mà không hề cô độc,
lặng lẽ mà không lặng lẽ chút nào. Vẻ đẹp của anh là vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam,
của con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.






Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×