Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Lý luận về tuần hoàn chu chuyển của tư bản và vận dụng trong việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.17 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay – nền kinh tế quá độ
lên chủ nghĩa xã hội có sự quản lý của nhà nước, việc quản lý và sử
dụng vốn của từng thành phần kinh tế, của từng doanh nghiệp và của
cả đất nước là một vấn đề hết sức phức tạp và bức thiết. Đặc biệt
trong vài năm trở lại đây, kinh tế thị trường đã tạo ra một môi trương
kinh tế hết sức sôi động và cạnh tranh gay gắt, do đó để tồn tại và
phát triển, đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần kết hợp
phân tích lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản với điều kiện có
của doanh nghiệp để từ đó có những quyết định đúng đắn với việc
phân bố các nhân tố sản xuất sao cho phù hợp.
Xuất phát từ thực tiễn của vấn đề đó, với lòng ham thích của mình
về việc tìm hiểu sâu hơn về môn kinh tế chính trị nói chung và vấn
đề tuần hoàn, chu chuyển của tư bản nói riêng, em đã quyết định
chọn đề tài:
“ Lý luận về tuần hoàn - chu chuyển của tư bản và vận dụng trong
việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nước ta hiện nay. ’’
Bài tiểu luận của em có kết cấu gồm 3 phần:
Phần 1: Lý luận về tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, bao gồm cơ
sở lý luận của đề tài.
Phần 2: Thực trạng và vận dụng kiến thức của tuần hoàn – chu
chuyển vốn ( tư bản ) vào việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế
nước ta hiện nay.

1


Phần 3: Kết luận.
Vì trình độ có hạn nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi thiếu
sót và hạn chế, hi vọng thầy có thể động viên và đóng góp cho em.
Em xin cảm ơn thầy.



PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.

1.

Tuần hoàn của tư bản

Ba giai đoạn vận động và phát triển
Sự biến hóa hình thái của tư bản trong quá trình vận động.
Trong quá trình tuần hoàn của tư bản TIỀN – HÀNG – TIỀN’ ( T –
H – T’) , để thực hiện được mục đích T’, nhà tư bản phải vận động
trải qua 3 giai đoạn với 3 hình thái khác nhau để rồi quay lại hình
thái ban đầu với giá trị lớn hơn, kèm theo giá trị thặng dư.
-

Giai đoạn 1: T – H

Giai đoạn này biến tiền tệ thành hàng hóa ( T – H ). Đối với người
mua, đó là việc tiền biến thành hàng.Đối với người bán, thì đó là việc
biến hàng thành tiền. Đó là một hành vi lưu thông hàng hóa thông
thường.
1.

Bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản

khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác. Vì vậy,
trong giai đoạn này, tiền đang ở hình thái tư bản tiền tệ.
Quá trình lưu thông của T – H được biểu thị như sau:

2



SLĐ
T–H
TLSX
Ở đây gồm có hai hành vi mua bán: T – SLĐ và T – TLSX. Hai hành
vi này xảy ra trên hai thị trường hoàn toàn khác nhau và thị trường
sức lao động và thị trường hàng hóa thông thường. Tiền của nhà tư
bản chia làm hai phần theo tỉ lệ thích hợp: 1 phần mua SLĐ, 1 phần
mua TLSX.
Chức năng, nhiệm vụ của giai đoạn này là chuẩn bị cho việc sản xuất
giá trị thặng dư: Mua các yếu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư
bản tiền tệ thành tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.
-

Giai đoạn 2: H...SX...H’

Sau khi mua được hàng hóa ( TLSX và SLĐ ), nhà tư bản đã trút bỏ
hình thái của tiền tệ, chuyển từ tư bản tiền tệ sang tư bản sản xuất. Ở
giai đoạn này, TLSX và SLĐ phải được đem ra tiêu dùng cho sản
xuất.Nhà tư bản bắt công nhân phải vận dụng TLSX để sản xuất ra
sản phẩm, tức là H’.Kết quả là nhà tư bản có được 1 sô hàng hóa mới
mà giá trị của chúng lớn hơn giá trị của những nhân tố dùng để sản
xuất ra số hàng hóa đó.
Cũng từ đây, giá trị thặng dư đã dần dần được tạo ra.
-

Giai đoạn 3: H’ – T’

H’ sản xuất ra phải được bán đi. Nhà tư bản lại xuất hiện trên thị

trường, nhưng lần này chỉ xuất hiện trên thị trường hàng hóa thông
thường.

3


Bán H’ lấy T’, tức là T’ đã lớn lên, vì có thêm giá trị thặng dư. Sở dĩ
có thể thu về 1 giá trị lớn hơn số giá trị đã bỏ ra trong giai đoạn đầu
là bới đến giai đoạn 3 này, nhà tư bản đã đưa ra thị trường 1 số hàng
hóa có giá trị lớn hơn giá trị đã ứng ra trước đây, đó chính là giá trị
thặng dư mà công nhân đã sáng tạo ra trong giai đoạn sản xuất và bị
nhà tư bản chiếm không.
Như vậy, giai đoạn này đã thực hiện nhiệm vụ là tái hiện giá trị hàng
hóa ( chuyển hàng hóa thành tiền ) và chuyển hình thái của tiền từ tư
bản hàng hóa thành tư bản tiền tệ.
Từ đây, vòng tuần hoàn của tư bản lại được lặp lại từ giai đoạn 1, và
cứ như thế T’ của nhà tư bản càng ngày càng được tăng lên.
Chu chuyển tư bản:
Chu chuyển của tư bản. Thời gian chu chuyển:
Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một qua trình
định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại, thì gọi là chu chuyển
của tư bản. Những tư bản khác nhau chu chuyển với vận tốc khác
nhau tùy theo thời gian sản xuất và lưu thông của hàng hóa. Thời
gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian
lưu thông. Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ
khi tư bản ứng ra dưới 1 hình thức nhất định ( tiền tệ, sản xuất, hàng
hóa ) cho đến khi nó trở về tay nhà tư bản dưới hình thức ban đầu
nhưng có thêm giá trị thặng dư.
Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời
gian lưu thông.


4


-

Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản

xuất.
Thời gian sản xuất bao gồm: Thời gian lao động + Thời gian gián
đoạn lao động + Thời gian dự trữ sản xuất.
Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của nhiều
nguyên tố như: Tính chất của ngành sản xuất; quy mô hoặc chất
lượng các sản phẩm; sự tác động của quá trình tự nhiên đối với sản
xuất; năng suất lao động và tình trạng dự trữ các yếu tố sản xuất
+ Thời gian lao động: Là thời gian người lao động tác động và đối
tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Đây là thời gian hữu ích nhất, vì
nó tạo ra giá trị cho sản phẩm.
+Thời gian gián đoạn lao động : Là thời gian đối tượng lao động,
dưới dạng bán thành phần trăm nằm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng
không có sự tác động của lao động mà chịu sự tác động của thời gian,
giống như thời gian để cây lúa tự lớn lên. Thời gian gián đoạn lao
động có thể xen kẽ với thời gian lao động hoặc tách ra thành một thời
kỳ riêng biệt, nó có thể dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào các ngành
sản xuất, các sản phẩm chế tạo và phụ thuộc vào công nghệ sản xuất.
+ Thời gian dự trữ sản xuất: Là thời gian các yếu tố sản xuất đã được
mua về, sẵn sàng tham gia quá trình sản xuất, nhưng chưa thực sự
được sử dụng vào quá trình sản xuất còn ở dạng dự trữ. Sự dự trữ đó
là điều kiện cho quá trình sản xuất liên tục. Quy mô dự trữ phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: đặc điểm của các ngành, tình hình của thị trường và

năng lực tổ chức, quản lý sản xuất...

5


Thời gian lưu thông là khoảng thời gian tư bản nằm trong lĩnh

-

vực lưu thông. Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức
năng sản xuất, do đó không sản xuất ra hàng hóa, cũng không sản
xuất ra giá trị thặng dư.
Thời gian lưu thông bao gồm thời gian mua và thời gian bán, kể cả
thời gian vận chuyển.
Thời gian lưu thông phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+Thị trường xa hay gần.
+ Tình hình thị trường xấu hay tốt.
+ Trình độ phát triển của giao thông vận tải
Thời gian chu chuyển của tư bản càng được rút ngắn thì càng

-

tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản
càng lớn nhanh hơn.
Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong lĩnh vực khác nhau thì số
vòng chu chuyển cũng khác nhau. Để so sánh tốc độ vận động của
các tư bản khác nhau, người ta tính số vòng chu chuyển của các loại
tư bản đó trong 1 thời gian nhất định.
Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng( lần ) chu chuyển của tư
bản trong 1 năm. Ta có công thức số vòng chu chuyển của tư bản như

sau:
n = CH/ch
với: n là số vòng chu chuyển của tư bản
CH là thời gian trong năm
Ch là thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản

6


Ví dụ: Một tư bản có thời gian cho 1 vòng chu chuyển là 6 tháng thì
tốc độ chu chuyển trong năm là:
n = 12 tháng/ 6 tháng = 2 vòng.
Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian
1 vòng chu chuyển của tư bản.


Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời

gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó.
2.

Tư bản cố định và tư bản lưu động.

Tư bản sản xuất gồm nhiều bộ phận với thời gian chu chuyển khác
nhau do đó ảnh hưởng tới thời gian chu chuyển của toàn bộ tư bản
Căn cứ vào sự khác nhau của phương thức chu chuyển về mặt giá trị
của các bộ phận đó, tư bản sản xuất được chia thành tư bản cố định
và tư bản lưu động.
Tư bản cố định là bộ phận tư bản được sử dụng toàn bộ vào quá trình
sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào sản

phẩm.Đặc điểm của tư bản cố định là về hiện vật, nó luôn bị cố định
trong sản xuất, chỉ có giá trị của nó là tham gia vào quá trình lưu
thông cùng sản phẩm. Hơn nữa, nó bị chi phí lưu thông từng phần,
còn 1 phần vẫn bị cố định trong tư liệu lao động, phần này không
ngừng giảm xuống cho tới khi nó chuyển hết giá trị vào sản phẩm.
Thời gian mà tư bản cố định chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm
bao giờ cũng dài hơn 1 vòng tuần hoàn.
Tư bản lưu động là 1 bộ phận của tư bản, khi tham gia vào quá trình
sản xuất, nó chuyển toàn bộ giá trị sang sản phẩm. Đó là 1 bộ phận tư

7


bản bất biến dưới hình thái nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ... Bộ
phận tư bản khả biến, xét về phương thức chu chuyển cũng giống
như bộ phận tư bản bất biến lưu động nói trên, nên cũng được xếp
vào tư bản lưu động
3.

Ý nghĩa của việc rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản

Tăng tốc đọ chu chuyển của tư bản hay rút ngắn thời gian chu chuyển
của tư bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng hiệu quả hoạt
động của tư bản.
Trước hết tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm
được chi phí bảo quản sửa chữa tư bản cố định trong quá trình hoạt
động, tránh được hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, cho phép
đổi mới nhanh máy móc và thiết bị.
Đối với tư bản lưu động, việc tăng tốc độ chu chuyển hay rút ngắn
thời gian chu chuyển sẽ cho phép tiết kiệm được tư bản ứng trước khi

quy mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất mà không cần
có tư bản phụ thêm.
Thí dụ, 1 tư bản có thời gian chu chuyển gồm 5 tuần sản xuất + 4
tuần lưu thông. Quy mô sản xuất đòi hỏi 1 lượng tư bản cho 5 tuần
sản xuất là 100 x 5 tuần = 500. Nhưng sau đó sản phẩm làm ra phải
qua 4 tuần lưu thông. Do vậy, để sản xuất liên tục cần 1 lượng tư bản
lưu động khác cho 4 tuần này là 100 x 4 = 400, và tổng cộng là 900.
Nếu do những nguyên nhân nào đó, thời gian chu chuyển rút ngắn
lại còn 8 tuần ( 1 tuần sản xuất hay 1 tuần lưu thông ) với quy mô sản
xuất không đổi thì tư bản lưu động cần thiết cho sản xuất liên tục là

8


100 x 8 = 800 chứ không phải là 900, đã tiết kiệm được 100 tư bản
ứng trước. Giả dụ tư bản lưu động sử dụng vẫn là 900 thì quy mô sản
xuất sẽ được mở rộng, tư bản lưu động sử dụng 1 tuần sẽ là 900 : 8 =
112,5 chứ không phải là 100, mà không cần có tư bản phụ thêm.
Đối với tư bản khả biến, việc tăng tốc độ chu chuyển có ảnh hưởng
trực tiếp tới việc làm tăng thêm tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng
giá trị thặng dư hàng năm vì đã thu hút được nhiều lao động hơn, nhờ
đó mà tạo ra được nhiều giá trị mới, trong đó có giá trị thặng dư.

9


PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC TUẦN
HOÀN – CHU CHUYỂN CỦA VỐN ( TƯ BẢN ) VÀO VIỆC
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN
NAY.


1.

Thực trạng tình hình tuần hoàn và chu chuyển của vốn ( tư

bản ) ở nước ta hiện nay:
a.

Tình hình thực trạng:

Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển
biến tích cực, ngày càng vươn lên mạnh mẽ.Tuy có lúc phải trải qua
cơn khủng hoảng, nhưng nhìn chung, nền kinh tế nước ta vẫn đang
trên đà phát triển.
Mặc dù từ năm 2008 đến nay, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn suy
thoái kinh tế toàn cầu, nhưng các chuyên gia kinh tế nước nhà đã đưa
ra dự đoán khả quan rằng nền kinh tế đang trên đà phát triển, bằng
chứng cụ thể là các ngành sản xuất đang được mở rộng mạnh mẽ.
Theo số liệu của tổng cục thống kê, nền sản xuất của Việt Nam các
năm 2011, 2012 đều tăng:

10


Tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất năm 2011 so với năm 2010

Giá trị sản xuất 10 tháng năm 2012 so với cùng kỳ năm
trước

-


Đánh giá thực trạng:

+ Thành tựu:
Quả thực nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển. Giá trị
sản xuất vẫn đang tăng lên, năm sau có cao hơn năm trước, nguồn

11


vốn vẫn đang liên tục quay vòng để thực hiện 3 giai đoạn của tuần
hoàn và chu chuyển.
Mức tăng trưởng năm 2012 được đánh giá là thấp hơn mức tăng
5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó
khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể
hiện xu hướng cải thiện qua từng quý.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng
trước và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân năm 2012
tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.
Năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD, là năm đầu tiên Việt Nam xuất
siêu hàng hóa từ năm 1993.Trong năm chỉ có 3 tháng nhập siêu ở
mức thấp, các tháng còn lại đều xuất siêu, đặc biệt là các tháng cuối
năm.
Trên cổng thông tin điện tử của chính phủ cũng đã công bố kết quả
sản xuất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2013, càng cho thấy
kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng dù còn chậm do sự ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu: Tính chung bốn tháng đầu năm
2013, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5% so với cùng kỳ năm trước
(thấp hơn mức tăng 5,9% của cùng kỳ năm 2012).

+ Hạn chế:
Dù số liệu trên cho thấy giá trị sản xuất vẫn đang tăng lên, tốc độ
tuần hoàn và chu chuyển của lượng vốn vẫn luôn được cải thiện;

12


song chúng ta vẫn phải thừa nhận những hạn chế, yếu kém trong
nhiệm vụ phát triển đẩy mạnh kinh tế:


Giá trị sản xuất, tốc độ chu chuyển vẫn tăng; nhưng vẫn còn rất

chậm so với mục tiêu và so với các nước khác.Theo số liệu của Tổng
cục thống kê quốc gia, GDP của Việt Nam năm qua đã tăng 5,03%,
đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1999, trong khi các nước trong
khu vực có tốc độ phát triển cao hơn: Trung Quốc tăng 7,9%; Thái
Lan tăng 5,8% và Singapo là 5,6%.


Thực tế cho thấy mấy năm nay tình hình sản xuất của Việt Nam

bị đình trệ hẳn, nguồn hàng tiêu thụ được, phải để tồn kho cả 1 thời
gian dài, có khi phải vứt bỏ; dẫn đến tốn kém nguồn vốn đã đầu tư
vào


Theo kết quả cuộc khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm

2012 là 1 năm đáng buồn của các doanh nghiệp. Con số giật mình

được đưa ra là hơn 70.000 doanh nghiệp trên toàn quốc đã bị phá
sản. Điều này dẫn đến hệ lụy là một phần lớn của nguồn lao động đã
rơi vào tình trạng thất nghiệp.


Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều rơi vào tình trạng đình

trệ, vốn bị ứ đọng. Bất động sản thì đóng băng, nhiều khu chung cư
được đầu tư rất nhiều vốn vào đó, cuối cùng lại để không vì không
thể bán được.


Tốc độ tăng trưởng của nền công nghiệp sản xuất thực sự là có

tăng, nhưng không đáng kể. Dẫu nguyên do là bị ảnh hưởng bởi cơn

13


khủng hoảng – suy thoái kinh tế toàn cầu, thì cũng không thể không
thừa nhận sự yếu kém trong của bộ máy quản lý nền kinh tế Việt
Nam. Người ta thường nói vui rằng các bộ máy quản lý của các
doanh nghiệp, của nền kinh tế cứ tái cấu trúc mãi, tái đi tái lại mà vẫn
không chín; là nói đến mức độ thành công của các hoạt động nhằm
mục đích cải thiện. Rõ ràng rằng, quản lý thì yếu kém, trình độ người
lao động thì thấp.
2.

Các biện pháp cải thiện tốc độ tuần hoàn – chu chuyển của


vốn ở Việt Nam.
Dựa trên những cơ sở của lý thuyết tuần hoàn - chu chuyển vốn ( tư
bản) ở phần đầu bìa tiểu luận, em xin mạnh dạn đưa ra những giải
pháp của mình để áp dụng nâng cao tốc độ chu chuyển của vốn ở
Việt Nam hiện nay:
-

Về phía các doanh nghiệp.

Vì tốc độ chu chuyển phụ thuộc vào thời gian sản xuất và thời gian
lưu thông, ta cần nâng cao không chỉ trình độ kĩ thuật mà còn phải
nâng cao cả trình độ quản lý. Nên:
+ Xác định đường lối sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, tiết
kiệm tư bản ứng trước, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
+ Đổi mới và kiện toàn bộ máy quản lý từ trên xuống dưới, đầu tư
chi phí để đội ngũ quản lý có thể trau dồi thêm kiến thức. Chúng ta
phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới cho họ, chỉ có
làm như vậy mới đáp ứng được xu thế của thời đại. Một cán bộ quản

14


lý có năng lực, có tri thức là 1 điều kiện không thể thiếu được cho
các doanh nghiệp.
+ Quản lý sản xuất cần phải thấy rõ được số lượng, khối lượng và
chất lượng của sản phẩm, tránh tình trạng sản xuất tràn lan không
tiêu thụ được sản phẩm.
+ Sản xuất cần năng động, bắt kịp nhu cầu thị hiếu của người tiêu
dùng.
+ Quản lý, đầu tư nguồn vốn có hiệu quả, có mục đích tránh tình

trạng đầu tư không trọng điểm, không đem lại kết quả gây ra thất
thoát nguồn vốn.
+ Tìm cho mình nguồn lao động có chất lượng từ cao xuống thấp. Bộ
máy quản lý phải nhanh nhạy, phải giỏi, phải có chiến lược tốt để đẩy
nhanh tốc độ sản xuất, tốc độ bán hàng.
+ Liên tục cập nhật các phương thức sản xuất mới, cải tiến máy móc
hiện đại, tránh các hao mòn, nâng cao ý thức người lao động, tăng
cường sử dụng hết công suất để thu hồi vốn nhanh và thu nhiều lợi
nhuận trong thời gian ngắn nhất.

-

Về phía người lao động:

+ Cần cải thiện trình độ lao động của mình để xây dựng lên 1 nguồn
lao động có chất lượng.
+ Có ý thức, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn ham tìm
tòi học hỏi thêm kĩ năng cho bản thân mình.
-

Về phía nhà nước:

15


+ Cần ngày càng nâng cao kĩ năng và tinh thần trách nhiệm của đội
ngũ cán bộ quản lý.
+ Liên tục đưa ra các chính sách hợp lý để kích thích sản xuất, kích
thích khả năng tiêu dùng, nới lỏng các điều luật để hàng hóa lưu
thông nhanh hơn, giảm các loại thuế, đẩy mạnh tốc độ phát triển của

nền kinh tế.
-

Đối với các tổ chức xã hội, đoàn thể: Khuyến khích các tổ chức

xã hội tham gia cho doanh nghiệp vây vốn để tận dụng nguồn vốn
nhàn rỗi của các cơ quan này, đồng thời mở rộng thị trường vốn
trong nước, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp.

16


PHẦN 3: KẾT LUẬN.
Tư bản luôn luôn vận động qua 3 giai đoạn khác nhau.Qua mỗi giai
đoạn tư bản lại tồn tại dưới 1 hình thức và làm trọn một chức năng
nhất định.
Ở giai đoạn 1, tư bản tồn tại dưới hình thức tiền tệ và làm chức năng
mua hàng hoá.
Ở giai đoạn 2, tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất mà chức
năng của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư.
Ở giai đoạn 3, tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản hàng hóa, chức
năng của nó là thực hiện là giá trị và giá trị thặng dư.
Các giai đoạn này diễn ra 1 các liên tục không ngắt quãng.Chính từ
quá trình vận động này ta rút được phần tuần hoàn của tư bản. Sự
tuần hoàn của tư bản nếu xem xét là 1 quá trình đổi mới và lặp lại cứ
không phải là 1 quá trình cô lập riêng lẻ thì gọi là chu chuyển của tư
bản.
Nghiên cứu về quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản có một ý
nghĩa to lớn trong việc quản lý doanh nghiệp của nước ta. Thông qua
đó chúng ta có những chủ trương đường lối chính sách tốt hơn để

quản lý vốn, quản lý lao động, quản lý sản xuất của các doanh
nghiệp; đặc biệt khi chúng ta đang chuyển đổi từ cơ chế quản lý quan
liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, chung ta phải nắm rõ được quy
luật vận động cùa tư bản để có thể quản lý tốt hơn.

17


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MÁC –

LÊNIN
2.

Các tạp chí:

-

Nghiên cứu và phát triển

-

Phát triển kinh tế


-

Nghiên cứu kinh tế

3.

Cổng thông tin điện tử của:

-

Chính Phủ

-

Tổng cục thống kê

4.

Thời báo Kinh tế Việt Nam

19



×