TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
----------
TIỂU LUẬN
Đề tài:
Quan điểm của Mác về sự phát triển cá nhân
trong môi trường xã hội và những giải pháp chủ
yếu để phát triển cá nhân trong điều kiện kinh
tế nước ta hiện nay
Mục lục
Mở đầu
Từ xưa đến nay vấn đề con người luôn là chủ đề trung tâm của mọi ngành khoa
học. Mỗi ngành khoa học tìm hiểu những khía cạnh khác nhau của con người. Đối với
triết học, vấn đề con người là đề tài không mới nhưng luôn chứa đựng những nội dung
mới. Trên thực tế đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở những góc độ khác
nhau của con người như: bản chất của con người, vai trò của con người trong xã hội,
xây dựng con người xã hội chủ nghĩa…Tuy nhiên chưa có nhiều đề tài nghiên cứu một
cách toàn diện và hệ thống sự phát triển của cá nhân với tư cách là một yếu tố quan
trọng, đóng vai trò hạt nhân trong xã hội. Đây là một khía cạnh rất hay trong nội dung
triết học về con người.
Đối với tình hình kinh tế nước ta hiện nay, vai trò của con người càng trở nên
quan trọng. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do đảng khởi xướng và lãnh
đạo thì con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, muốn xã hội
phát triển hơn thì phải phát triển cá nhân con người như thế nào để phù hợp với điều
kiện kinh tế nước nhà? Để tìm đáp án cho câu hỏi này thì trước hết ta phải tìm hiểu
quan điểm của Mac về sự phát triển cá nhân trong môi trường xã hội và từ đó chỉ ra
con đường đi đúng đắn nhất để phát triển một cá nhân toàn diện phục vụ cho đất nước.
2
Chương 1. Khái quát chung về cá nhân và những đặc trưng
của cá nhân
1.1. Khái niệm về cá nhân
Cá nhân là một khái niệm cụ thể để chỉ một con người trong xã hội. Cá nhân là
cá thể người có nhân cách phát triển đầy đủ và hoàn chỉnh. Mỗi cá nhân có những đặc
trưng riêng để phân biệt với những cá nhân khác. Người ta gọi đó là tính đơn nhất và
tính phổ biến của cá nhân. Ví dụ: trong xã hội có người cao, người thấp; có người béo,
người gầy; có người thế này, người thế kia… Chính sự khác nhau đó giúp chúng ta
phân biệt người này với người nọ. Bởi vậy có thể nói cá nhân chính là một con người
“khác với những con người khác”. Mỗi cá nhân có đời sống riêng, có quan hệ xã hội
riêng, có nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích riêng. Nhưng các cá nhân đều có tính chung
là thành viên của xã hội và mang bản chất xã hội.
Cá nhân tồn tại trong xã hội với những mối quan hệ khác nhau. Những mối
quan hệ đó được biểu hiện ở sự giao tiếp giữa các cá nhân với nhau. Ví dụ: một cá
nhân sống trong xã hội thì tồn tại mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đối tác… và nhiều
mối quan hệ khác. Cá nhân là một hiện tượng có tính lịch sử. Cá nhân chỉ hình thành
và phát triển trong xã hội. Xã hội do các cá nhân tạo nên. Các cá nhân sống và hoạt
động trong các nhóm, cộng đồng và tập đoàn xã hội khác nhau, mang tính lịch sử xác
định. Theo tiến trình lịch sử, xã hội luôn có sự biến đổi, vì thế cá nhân cũng thay đổi
theo. Yếu tố xã hội là đặc trưng căn bản để hình thành cá nhân. Một xã hội tiến bộ là
3
một xã hội mà mỗi cá nhân phát triển nhân cách của mình theo hướng tích cực, phát
huy vai trò động lực, chủ thể sáng tạo của mỗi cá nhân.
Cá nhân khác với con gười. Khái niệm con người dùng để chỉ tính phổ biến bản
chất con người của tất cả các cá nhân. Cá nhân là một con người cụ thể. Một dẫn
chứng là khi nhắc đến cụm từ “người Việt Nam” chúng ta đều hiểu đó là tất cả những
cá thể có nguồn gốc Việt Nam. Còn khi nghiên cứu, đánh giá một con người cụ thể
nào đó thì chính là nghiên cứu về một cá nhân trong xã hội Việt Nam.
Tóm lại cá nhân là các cá thể người có nhân cách, là một chỉnh thể đơn nhất
trong xã hội.
1.2. Những đặc trưng của cá nhân
Cá nhân là phương thức tồn tại cụ thể của loài người một cách trực tiếp cảm
tính. Vì thế để xem xét toàn bộ xã hội loài người thì trước hết cần xem xét từng cá
nhân. “Không có con người nói chung, mà chỉ có con người cụ thể - cá nhân – của
giống loài”.
Cá nhân là cơ sở để hình thành xã hội. Đặc điểm của xã hội do đặc điểm của
toàn bộ cá nhân cấu thành. Trình độ của xã hội do trình độ của cá nhân quyết định.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử quyết định, sự phát triển của cá nhân là đặc trưng của cho
sự phát triển của xã hội. Cá nhân càng phát triển với trình độ cao thì xã hội càng hiện
đại. Thực tế trong xã hội, khi mỗi con người trong xã hội ấy văn minh thì cả xã hội sẽ
văn minh, mỗi người giàu có về trí tuệ thì xã hội sẽ tiến bộ.
Cá nhân là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách, biểu hiện trong phẩm chất sinh
lí và tâm lí riêng biệt của mỗi con người. Nhân cách là đặc trưng cho mỗi cá nhân
trong điều kiện nhất định, là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân. Bản chất của
mỗi cá nhân được biểu hiện thông qua nhân cách. Cá nhân này khác với cá nhân khác
ở chính nhân cách của mình. Cá nhân phát triển toàn diện là cá nhân có nhân cách hoàn
thiện. Vì vậy để phát triển cá nhân thì phải tác động vào chính nhân cách của mỗi cá
nhân đó.
4
Cá nhân là một hiện tượng lịch sử. Cùng với sự vận động của xã hội, cá nhân
cũng có những thay đổi phù hợp. Trong bất cứ xã hội nào, cá nhân cũng không tách rời
khỏi xã hội, mỗi thời đại sản sinh ra một kiểu cá nhân có tính đặc thù.
Chương 2. Sự phát triển của cá nhân trong môi trường xã hội
2.1. Vai trò của cá nhân trong xã hội
Cá nhân tồn tại trong một xã hội cụ thể nên tất yếu nó có những mối liên hệ với
xã hội đó. Cá nhân có vai trò quan trọng nhất trong xã hội. Quan hệ giữa cá nhân và xã
hội là vấn đề có ý nghĩa lớn được đề cập một cách toàn diện và sâu sắc trên cơ sở của
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2.1.1. Cá nhân là sản phẩm của xã hội
Từ xa xưa, khi sự sống bắt đầu xuất hiện thì con người chưa có mặt trên trái
đất. Theo thời gian, cùng với sự vân j động phát triển của tự nhiên, con người đã ra
đời. Con người chính là sản phẩm của tự nhiên. Xã hội loài người là một bộ phận của
giới tự nhiên. Vì vậy con người chính là một bộ phận của xã hội.
Cá nhân – một con người cụ thể trong xã hội được sinh ra và tồn tại trong xã
hội. Cá nhân là sản phẩm của một xã hội cụ thể. Bởi vậy xã hội đóng vai trò là môi
trường, điều kiện và phương tiện để phát triển cá nhân. “Hoàn cảnh xã hội càng có tính
người bao nhiêu thì nhân cách cá nhân càng được phát triển và hoàn thiện bấy nhiêu”.
Hoàn cảnh xã hội khác nhau tạo nên những cá nhân khác nhau. Như người Việt Nam
ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” để chỉ vấn đề này.
2.1.2. Cá nhân là chủ thể của xã hội
5
Cá nhân con người là sản phẩm của xã hội, nhưng dần dần con người khẳng
định mình là chủ thể của xã hội. Từ khi sinh ra, cá nhân bắt đầu chinh phục tự nhiên để
thoát khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên. Với sức sáng tạo của tư duy trí tuệ và hành động
thực tiễn, dần dần cá nhân tự khẳng định mình trước tự nhiên. Cá nhân ngày càng làm
chủ xã hội nhiều hơn. Mác đã từng nói “con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì
hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”.
Ngày nay con người đã làm chủ xã hội ở tất cả các khía cạnh khác nhau của đời
sống. Con người đã tạo nên lịch sử phát triển của xã hội. Con người thúc đẩy xã hội
phát triển tiến bộ hơn để đáp ứng nhu cầu phát triến của mình. Cá nhân thông qua hoạt
động thực tiễn để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, cải tọ tự nhiên theo ý muốn.
“Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó,
không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người. Sự phát triển sáng tạo, tự do
cá nhân là điều kiện, là thước đo trình độ phát triển của xã hội.
2.2. Sự phát triển của cá nhân trong môi trường xã hội
Để thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ hơn thì cá nhân phải phát triển toàn diện.
Nhân tố xã hội đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển của con người. Sự
phát triển cá nhân thực chất là khẳng định bản chất xã hội của con người.
Sự phát triến của cá nhân chỉ có thể đạt được trong quan hệ xã hội và điều kiện
xã hội xác định. Ví dụ như trong tình hình đất nước bị xâm lược thì phải phát triển cá
nhân theo hướng chiến đấu tốt và sản xuất tốt. Khi đất nước thanh bình thì con người
được phát triển toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là có nhiều kiến thức khoa học để phục
vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển cá nhân như thế
nào cho phù hợp với từng đất nước, từng thời điểm là cực kì quan trọng. Cá nhân và xã
hội có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của cá nhân thúc đẩy
xã hội tiến lên. Mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân là mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân
và lợi ích xã hội. Vì vậy để nâng cao lợi ích cá nhân phải tổ chức xã hội hợp lí, tạo môi
trường thuận lợi để cá nhân phát triển tốt hơn.
6
Phát triển cá nhân trong xã hội gắn liền với hoàn thiện nhân cách. Cá nhân tác
động đến xã hội tùy thuộc ở trình độ phát triển của nhân cách. Nhân cách là khái niệm
chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của
mỗi cá nhân. Bởi vậy, nếu cá nhân là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa cá thể với giống
loài thì nhân cách là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân. Cá nhân là phương
thức biểu hiện của giống loài, còn nhân cách vừa là nội dung, vừa là cách thức biểu
hiện của mỗi cá nhân riêng biệt.
Để phát triển cá nhân tốt thì phải tránh thái độ cực đoan: chỉ thấy cá nhân mà
không thấy xã hội, hoặc chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân. Những điều kiện xã
hội mới tạo tiền đề cho cá nhân để mỗi cá nhân phát huy năng lực riêng phù hợp với
lợi ích và mục tiêu của xã hội mới. Mac viết: “chỉ có trong cộng đồng, cá nhân mới có
được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình, và
do đó chỉ có trong cộng đồng mới có thể có tự do cá nhân”.
Phát triển cá nhân trong xã hội là chủ trương hàng đầu, quan trọng trong công
cuộc đổi mới đất nước. Phát triển cá nhân đi liền với phát triển xã hội. Tất cả đều
nhằm mục đích xây dựng xã hội giàu đẹp, văn minh.
7