Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con ở những thai phụ nhiễm HIVAIDS đẻ tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2013 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.68 KB, 48 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là đại dịch của thế giới mà hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc
trị cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh và ngày càng trở lên bùng phát dữ
dội ở những quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo thống kê
của Bộ Y tếđến ngày 31/5/2015, số người nhiễm HIV phát hiện mới là 3.204,
số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 1.326, số người nhiễm
HIV đã tử vong là 438. Lũy tích đến tháng 5/2015, số người nhiễm HIV hiện
đang còn sống là 227.114 người, số bệnh nhân AIDS là 71.115 và đã có
74.442 trường hợp tử vong do AIDS [11]. Theo số liệu thống kê sơ bộ hàng
năm có khoảng 1,8 – 2 triệu phụ nữ sinh con, trong đó có khoảng 5.000 –
7.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, nếu không được phát hiện và dùng thuốc
dự phòng lây truyền sớm thì sẽ có khoảng 1.800 trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV
từ mẹ [2].
Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng gia tăng, kéo theo sự gia
tăng số lượng phụ nữ có thai nhiễm HIV. Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
phụ nữ mang thai có xu hướng giảm dần, cao nhất 0.38% vào năm 2006 và
giảm xuống 0.19% vào năm 2012 [3].
Khi người phụ nữ mang thai nhiễm HIV sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá
trình thai nghén. Gây nguy cơ sảy thai, thai chậm phát triển trong tử cung,
thai chết lưu, nguy cơ đẻ non, nguy cơ trẻ đẻ ra thấp cân. Làm tăng nguy cơ tử
vong chu sinh.
Quá trình mang thai cũng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tạo
điều kiện cho sự nhân lên của virus HIV, góp phần đẩy nhanh sự tiến triển
sang giai đoạn AIDS


2

Phát hiện sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV để quản lý thai nghén tốt


và sử dụng thuốc dự phòng lây truyền mẹ con sớm, cùng với thái độ xử trí sản
khoa thích hợp là điều hết sức quan trọng nhằm giảm tối đa những trẻ em sinh
ra bị nhiễm HIV từ mẹ.
Chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam được tiến hành từ
năm 2005 và đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần làm giảm thiểu
tối đa lây truyền mẹ con ở những phụ nữ mang thai nhiễm HIV.Theo số liệu báo
cáo được Bộ Y Tế công bố 10.2013 cho thấy trong năm 2012 có khoảng 1 triệu
phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV và biết kết quả, chiếm 57.7% tổng số
phụ nữ mang thai [3]. Tỷ lệ lây truyền mẹ con tại TP HCM là 1.9%, báo cáo kết
quả chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con do dự án LIFE –
GAP tại 34 cơ sở từ tháng 10/2011 đến 6/2012 cho thấy tỷ lệ lây truyền mẹ con
nói chung là 4.5%, trong đó không có trường hợp trẻ nào nhiễm HIV trong
nhóm mẹ được điều trị bằng phác đồ 3 thuốc ARV, ở nhóm không được điều trị
dự phòng bằng ARV tỷ lệ này là 17.8% [3]. Nhằm đánh giá một phần tỷ lệ lây
truyền mẹ con và những yếu tố liên quan làm ảnh hưởng tới kết quả dự phòng
lây truyền mẹ con, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu tỷ lệ lây
truyền từ mẹ sang con ở những thai phụ nhiễm HIV/AIDS đẻ tại bệnh viện
phụ sản Trung ương năm 2013 – 2014” với 2 mục tiêu:
1.

Xác định tỷ lệ thai phụ nhiễm HIV đẻ tại bệnh viện phụ sản Trung
ương năm 2013-2014.

2.

Xác định tỷ lệ lây truyền mẹ con ở thai phụ nhiễm HIV đẻ tại bệnh
viện phụ sản Trung ương năm 2013-2014 và các yếu tố lien quan ảnh
hưởng tới tỷ lệ lây truyền mẹ con.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về HIV/AIDS
1.1.1. Định nghĩa
AIDS là cụm từ viết tắt của tiếng Anh “Acquired Immunodeficiency
Syndrome” có nghĩa là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” do nhiễm
HIV “Human Immunodeficiency Virus”. HIV tấn công và tiêu diệt dần các tế
bào miễn dịch làm suy giảm miễn dịch của cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhiễm trùng cơ hội, các tế bào ung thư phát triển dẫn đến tử vong [30].
1.1.2. Lịch sử phát hiện HIV/AIDS [4].


Thời kỳ yên lặng
Trường hợp AIDS đầu tiên được phát hiện vào năm 1981. Do thời gian ủ
bệnh của nhiễm HIV/AIDS trung bình từ 8 – 10 năm, nên HIV đã yên lặng
xâm nhiễm và gây bệnh cho con người từ thập kỷ 70 về trước và hoàn toàn
nằm ngoài sự quan tâm của y học. đại dịch bắt đầu từ những năm 1970 nhưng
y học chưa nhận biết đươc do đó chưa có những giải pháp bảo vệ trong giai
đoạn này. Hàng ngàn trường hợp AIDS hiện nay là kết quả của giai đoạn
nhiễm HIV lặng lẽ từ những năm 1970. Nguồn gốc HIV hiện nay vẫn chưa
được thống nhất. AIDS lần đầu tiên được mô tả ở Mỹ, trong khi đó HIV lần
đầu tiên được phát hiện và phân lập ở Trung Phi. Một số tác giả cho rằng,
AIDS đầu tiên xuất hiện ở châu Phi, lan qua vùng biển Caribê, đặc biệt là
Haiti đến Mỹ và từ đó lan rộng sang các nước châu Âu
Về nguồn gốc của virus, HIV-2 có thể xuất phát từ châu Phi, do HIV-2
có họ hang tương đối gần với virus ở khỉ xanh châu Phi. Giả thuyết có thể là
do virus truyền từ khỉ sang người qua vết cắn. Đối với HIV-1, virus quan
trọng nhất gây AIDS, nguồn gốc của nó tới nay vẫn chưa được sáng tỏ. Mã di



4

truyền của HIV-1 khác xa với HV-2, do vậy không thể cho rằng HIV-1 phát
sinh từ HIV-2 do đột biến. Do đó có giả thuyết cho rằng HIV-1 có thể mới
tiến hóa từ một Lentivirus không gây bệnh. Nhưng virus tổ tiên không gây
bệnh như vậy có thể chỉ lưu hành trong quàn thể nhỏ ở mọt vùng biệt lập xa
xôi. Tổ chức Y tế Thế giới năm 1987 đã công bố rằng HIV là một “Retrovirus
xảy ra tự nhiên có nguồn gốc địa dư không xác định”.


Thời kỳ phát hiện AIDS
Từ tháng 10.1980 đến tháng 5.1981, ở Los Angeles người ta đã báo cáo
5 trường hợp viêm phổi do Pneumocystis Carinii ở những người tình dục
đồng giới nam khỏe mạnh. Đây là một hiện tượng bất thường vì viêm phổi do
Pneumocystis Carinii thường chỉ gặp ở những bệnh nhân ung thư bị suy giảm
miễn dịch do trị liệu bằng các thuốc ức chế miễn dịch. Cũng trong khoảng
thời gian này người ta đã thấy xuất hiện những ca bệnh Sarcom Kaposi ở
những người đàn ông tình dục đồng giới. Sarcom Kaposi thường gặp ở người
lớn tuổi cả nam và nữ. Do có sự xuất hiện bất thường nhiều bệnh nhân mắc
bệnh tương tự nên trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ đã khởi động một
chương trình giám sát đặc biệt để xác định mức độ, phạm vi và xây dựng tiêu
chuẩn để chẩn đoán hội chứng này. Chương trình này đã phát hiện những
người đàn ông có sinh hoạt tình dục đồng giới là những người có nguy cơ
mắc bệnh cao nhất. Sau đó người ta cũng nhận thấy hội chứng này là kết quả
của việc lây truyền qua đường máu ở những người tiêm chích ma túy qua
đường tĩnh mạch và ở những người được truyền máu và các chế phẩm của
máu. Tháng 5.1983: Luc Montagier và cộng sự ở Viện Paster Paris lần đầu
tiên phân lập được virus gây AIDS (đầu tiên được gọi là virus gây viêm hạch

hay LAV) ở Trung Phi. Tháng 5.1984: Robert Galo và cộng sự ở Viện nghiên
cứu Ung thư Mỹ cungc phân lập được virus gây AIDS (gọi là virus hướng vào
tế bào lympho người hay HTLV – III), khẳng định công trình nghiên cứu của
Luc Montagier.
Tháng 3.1985: Nhóm làm việc của giáo sư Barrin đã phân lập được virus
khác cũng gây AIDS ở Tây Phi (sau này được gọi là HIV-2). Trong thời gian


5

này người ta cũng xác định được 3 phương thức lây truyền của HIV, bao gồm
lây qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.
• Giai đoạn HIV lan tràn trên phạm vi toàn cầu
Cho đến nay người ta thấy HIV xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và
đang là thảm họa đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Dựa vào thời điểm xuất
hiện và phương thức lây truyền, các nhà khoa học đã đưa ra 3 mô hình dịch tễ
học nhiễm HIV:
 Mô hình 1: Chủ yếu ở Châu Mỹ, Úc và các nước Tây Âu. Dịch được phát
hiện sớm từ đầu những năm 1980, lây truyền chủ yếu qua tình dục đồng giới.
Do vậy tỷ lệ nhiễm ở nam cao hơn ở nữ.
 Mô hình 2: Ở châu Phi, đặc biệt là vùng cận sa mạc Sahara. Dịch lây truyền
chủ yếu qua tình dục khác giới và qua các dụng cụ xuyên chích qua da không
vô trùng nên tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ là như nhau.
 Mô hình 3: Ở các vùng còn lại của thế giới. Dịch xuất hiện muộn hơn vào những
năm 1990 do lan truyền từ các nơi khác đến qua du lịch. Dịch ban đầu bùng nổ
trong các nhóm người có hành vi nguy cơ cao như mại dâm, ma túy sau đó lan
truyền mạnh mẽ vào cộng đồng qua đường tình dục và đường máu.
Dịch HIV/AIDS là một dịch ẩn, rất nhiều người bị nhiễm HIV không có
biểu hiện lâm sang. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài trong nhiều năm song những
người nhiễm sẽ mang HIV suốt đời và trở thành nguồn truyền bệnh cho người

khác qua các hành vi nguy cơ của mình.
Thời gian diễn biến từ khi nhiễm HIV đến khi thành AIDS dài hay ngắn
tùy thuộc vào hành vi nguy cơ và đáp ứng miễn dịch của từng người. Cho đến
nay, thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin
phòng bệnh.
1.1.3. Cấu tạo HIV [10]
HIV là một virus nhân lên chậm (Lentivirus) thuộc họ Retrovirus.
Retrovirus virus có vật là những liệu di truyền là acid ribonucleic (ARN) có


6

đặc tính chung là có men sao chép ngược (reverse transciptase) có thể sao
chép AND từ ARN
Dưới kính hiển vi điện tử virus có dạng hình cầu, cấu tạo gồm vỏ ngoài
và lõi capsit ở trong. Vỏ của virus tạo bởi 72 núm gai là các glycoprotein 120
(gp120) của vỏ ngoài, thành phần này là receptor gắn vào receptor CD4+ của
tế bào và một protein xuyên màng glycoprotein 41 (gp 41). Lõi của virus hình
cầu chứa các protein cấu trúc của gen Gag, trong capsit chứa 2 phân tử ARN
giống nhau, và các enzyme ADN polymerase. Cấu trúc chi tiết của virus và
genom của HIV như hình sau:

Hình 1.1. Hình ảnh minh hoạ cấu tạo virus HIV hoàn chỉnh
Genom của HIV có kích thước 9,8kb (kilobase), gen mã hoá của các
HIV có 3 đoạn lớn đó là đoạn gen gag mã hoá cho sự tổng hợp cho các
protein cấu trúc của lõi của virus, gen pol mã hoá cho sự hình thành các


7


protein enzyme của virus (integrase, reverse transcriptase/RNase, protease) và
đoạn gen env mã hoá cho sự hình thành các glycoprotein của vỏ virus (gp
120, gp 41). Nhiều đoạn gen nhỏ mã hoá cho các protein có vai trò trong quá
trình nhiễm trùng và phát triển của virus trong tế bào.

Các protein của HIV và chức năng của nó
Có 2 loại virus HIV
 HIV-1

Có thể có nguồn gốc từ Trung Phi
Có thể có nguồn gốc từ loài tinh tinh
Là nguyên nhân chính gây AIDS trên toàn thế giới
 HIV-2

Lưu hành ở Tây Phi
Rất gần với virus được tìm thấy ở loài khỉ đen Mangabee, loại virus này
không gây bệnh ở khỉ - vật chủ tự nhiên, nhưng có thể gây bệnh tương tự


8

AIDS tiến triển nhanh ở loài khỉ châu Á, ở người ít có khả năng lây truyền và
ít có khả năng gây bệnh hơn HIV-1.
1.1.4. Quá trình nhiễm HIV và sự suy giảm miễn dịch [4]
Quá trình nhiễm HIV
 Mức độ tế bào

Tế bào đích chủ yếu của HIV là Lympho T CD4, một trong những tế bào
chịu trách nhiệm chính trong việc trợ giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể,
không những có vai trò trong miễn dịch tế bào mà còn ảnh hưởng tới quá

trình sản xuất kháng thể. Quá trình nhiễm HIV của tế bào T CD4 bắt đầu bằng
sự gắn kết của gp120 vào màng tế bào T CD4. Các phân tử gp41 sẽ trợ giúp
cho quá trình hòa màng tế bào và đẩy vật liệu di truyền của virus (ARN) vào
trong tế bào. Hiện nay đã có loại thuốc ức chế quá trình hòa màng tế bào này.
Sau khi ARN của virus đã xâm nhập vào trong tế bào, các men sao chép
ngược sẽ sao chép ra các ADN của virus. Quá trình sao chép này là một quá
trình không hoàn hảo (không tối ưu) và trung bình có ít nhất một đột biến
trong mỗi chu kỳ sao chép. Đây là một điều rất quan trọng bởi vì phản ứng
miễn dịch của cơ thể đối với virus lại hoàn toàn đặc hiệu.
Chính vì lý do đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ không nhận biết và
có phản ứng với gen đột biến đó trong vòng nhiều tuần sau khi đột biến đó
xuất hiện. Trong thời gian đó,HIV tiếp tục xâm nhập vào những tế bào mới và
tiếp tục sinh ra những đột biến mới. Chính “ lỗi sao chép” này là nguyên nhân
khiến cho HIV có thể tránh được phản ứng của hệ thống miễn dịch và tiếp
tục tồn tại. Đồng thời những “lỗi sao chép” này cũng đóng vai trò quan trọng
trong quá trình hình thành sự kháng thuốc. Quá trình sao chép ngược này có
thể được ngăn chặn bởi một nhóm thuốc kháng retrovirus được gọi chung là
thuốc ức chế men sao chép ngược (RTI: Reverse Trancriptase Inhibitor).


9

Sau khi vật liệu di truyền đã được sao chép thành AND của virus, các
AND của virus sẽ được ghép vào AND (ở nhiễm sắc thể) của tế bào chủ ở
những đoạn ngẫu nhiên với sự hỗ trợ của men Integrase. Sau khi được lai
ghép, các AND của virus không thể được tách biệt với AND của tế bào chủ và
được gọi là “tiền virus”.
Mỗi lần tế bào chủ phân chia, các AND của virus cũng sẽ cùng được sao
chép sang các tế bào con. Các AND của virus này có thể tồn tại rất lâu trong
các tế bào chủ ở dạng “ngủ yên” hoặc phát triển thành virus mới. Giai đoạn

không có biểu hiện lâm sàng có thể kéo dài nhiều năm. Việc nhân lên của
virus vẫn tiếp tục (mặc dù có thể ở mức độ thấp) và người nhiễm HIV vẫn có
thể truyền bệnh cho người khác.
Quá trình sản sinh virus bắt đầu bằng sự sản sinh gen ARN, sau này sẽ
được đưa vào vật liệu di truyền của những virus mới do chính tế bào chủ sinh
ra. Trong quá trình tạo virus mới này có sự tham gia của một men khác là men
Protease. Một tế bào CD4 nhiễm HIV có thể sản sinh ra hang trăm virus mới.
Nhóm thuốc kháng retrovirus thứ hai (còn gọi là thuốc ức chế Protease) ức
chế giai đoạn này của quá trình sản sinh virus.
Điều quan trọng là không có thuốc nào trong cả hai nhóm thuốc kháng
retrovirus nêu trên (thuốc ức chế men sao chép ngược và thuốc ức chế
Protease) có thể loạit bỏ hoàn toàn HIV. Những AND của virus đã được ghép
vào AND (nhiễm sắc thể) của tế bào chủ sẽ không bị ảnh hưởng và vì thế,
những người nhiễm HIV không được “chữa khỏi”
Một số nghiên cứu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể, thay vì bị
suy giảm trong giai đoạn mới nhiễm, lại có thể sảnxuất tới 2x10 9 tế bào CD4
mỗi ngày để phản ứng với HIV. Tuy nhiên do cơ chế sao chép như trên, việc
sản xuất them nhiều tế bào CD4 cũng tạo điều kiện cho HIV sao chép và nhân
bản rất nhanh chóng (108 - 109/ ngày). Hệ thống miễn dịch có thể duy trì tình


10

trạng này trong một thời gian rất dài. Tuy nhiên đến một lúc nào đó, tốc độ
sản sinh của HIV sẽ vượt quá khả năng sản xuất CD4 của cơ thể, phá vỡ cán
cân miễn dịch và làm suy giảm hệ thống miễn dịch.
 Mức độ cơ thể

Khi cơ thể bị nhiễm HIV, HIV sẽ được sản sinh rất nhanh. Tình trạng này
kéo dài nhiều tuần lễ cho tới khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản

ứng (giai đoạn sơ nhiễm hay nhiễm cấp). Trong thời gian này, số lượng HIV
trong máu tăng cao rất nhanh
Vào thời điểm hệ thống miễn dịch bắt đầu phản ứng, nhiều người nhiễm
HIV sẽ bị một số triệu trứng sơ nhiễm như sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, khó chịu,…
Những triệu chứng này sẽ mất đi trong khoảng 2 tuần. Những tế bào chủ yếu
tham gia vào việc diệt trừ các tế bào Lympho nhiễm HIV là tế bào lympho
CD8. Tuy nhiên việc sản sinh đủ số lượng CD8 kéo dài nhiều tuần, thậm chí
nhiều tháng.
Chỉ sau khi hệ thống miễn dịch đã phản ứng, với sự tồn tại của kháng thể
kháng HIV, các xét nghiệm máu tìm kháng thể (các xét nghiệm HIV thông
thường) sẽ có phản ứng dương tính. Giai đoạn sau nhiễm, khi mà HIV được
sản sinh nhiều nhưng các xét nghiệm tìm kháng thể cho kết quả âm tính, được
gọi là giai đoạn cửa sổ. Với sự phát triển của các xét nghiệm có độ nhạy cao
hơn cũng như sử dụng các xét nghiệm tìm kháng nguyên HIV, giai đoạn này
đang dần được rút ngắn lại. Tuy nhiên, giai đoạn cửa sổ vẫn là một cản trở lớn
đến việc sang lọc một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong cong tác an toàn
truyền máu.
Sau khi hệ thống miễn dịch đã phản ứng và xét nghiệm đã có phản ứng
dương tính, người nhiễm sẽ tiếp tục sống với HIV mà không có triệu trứng gì
trong thời gian trung bình khoảng 8 – 9 năm. Thời gian này có thể dao động
từ ít nhất một năm cho tới hang thập kỷ. Chính khoảng thời gian không có


11

triệu trứng này đã khiến cho viêc nhận biết cũng như khống chế nạn dịch này
trở lên khó khăn.
Khoảng một năm trước khi chẩn đoán được AIDS, người nhiễm sẽ bắt
đầu có một số triệu chứng như sút cân, sốt nhẹ, toát mồ hôi về đêm và nhiễm
nấm lien tục. Cuối cùng, người nhiễm sẽ bị mắc bệnh niễm trùng cơ hội

và/hoặc ung thư. Khi đó họ sẽ được chẩn đoán là AIDS.
Thời gian trung bình từ khi nhiễm HIV đến khi tử vong do AIDS là
khoảng 11 năm. Một số rất ít sẽ bị AIDS trong vòng 2 năm sau nhiễm HIV.
Tuy nhiên cũng có một số người sống khỏe mạnh sau khi bị nhiễm 15 năm
hoặc hơn.
Sự suy giảm miễn dịch
Suy miễn dịch do nhiễm trùng HIV chủ yếu do sự giảm quần thể tế bào
lymphocyte T có mang phân tử CD4 bề mặt (Tế bào CD4+), sự phá hủy làm
giảm quần thể tế bào này liên hệ đến


Các tác dụng tế bào bệnh lý trực tiếp do virus và các protein của nó trên
tế bào CD4+ gồm: Phá hủy tế bào, Tác dụng trên tế bào gốc, Tác dụng trên
sản xuất cytokine, Tác dụng trên điện tích các tế bào, Tính dễ vỡ gia tăng của
các tế bào.



Sự nhiễm HIV tế bào gây nên chết tế bào có chương trình (apoptosis).



Phá húy tế bào do sự gắn của gp120 lên tế bào CD4+ bình thường:
Hiệu ứng ADCC, Các lymphocyte T độc tế bào (CTL).



Các tác dụng ức chế miễn dịch của các phức hợp miễn dịch và các
protein của virus (gp120, gp41,Tat).




Tác dụng độc tế bào chống lại CD4 (gồm các tế bào CD4+ và tế bào CD8+)



Các yếu tố ức chế của tế bào CD8+



Các tự kháng thể chống lại tế bào CD4+



Sự phá hủy tế bào CD4+ do cytokine


12

1.1.5. Các phương thức lây truyền HIV
Các nghiên cứu dịch tế học cho thấy HIV có thể lây truyền qua: quan hệ
tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Tỷ lệ lây truyền thay đổi tùy theo
đường lây truyền và từng điều kiện cụ thể
Bởi vì HIV là một virus khá lớn về kích thước, có thời gian tồn tại ngoài
cơ thể khá ngắn, và chỉ có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể một số động vật có
vú phát triển cao, HIV không thể bị lây truyền qua tiếp xúc thông thường như
bắt tay, qua các bề mặt phẳng (ghế, bồn cầu…) hoặc côn trùng đốt/cắn.
 Quan hệ tình dục

HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục nam – nữ, nữ - nam, nam –

nam, hoặc nữ - nữ. Trên thế giới, lây truyền qua đường tình dục không an toàn
là đường lây nhiễm chính. Nguy cơ lây nhiễm qua quan hệ tình dục là khá cao
đối với người nhận (khoảng 0,1 -3% với quan hệ đường hậu môn và 0,1-0,2%
với quan hệ đường âm đạo); tuy nhiên người cho cũng có nguy cơ bị lây
nhiễm (0.06% với đường hậu môn và 0,1% với đường âm đạo).
 Đường máu

Những trường hợp lây truyền HIV qua đường máu đầu tiên được báo cáo
ở những người nhận máu (nguy cơ nhiễm 95%) hoặc sản phẩm máu, sau đó là
những người nghiện chích ma túy qua dùng chung bơm kim tiêm (khoảng
0.67% nguy cơ co mỗi lần phơi nhiễm), ở những người làm công tác y tế do
bị kim đâm vào tay (nguy cơ khoảng 0.4%/lần phơi nhiễm, thay đổi tùy theo
vị trí và kích thước vết thương); và thấp hơn cả là phơi nhiễm với dịch và
niêm mạc.
 Từ mẹ sang con

Người mẹ bị nhiễm HIV từ khi có thai có thể truyền HIV cho con qua
bánh rau trong thời gian mang thai, qua máu và dịch âm đạo trong khi chuyển
dạ đẻ hoặc qua sữa mẹ khi cho con bú.


13

Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện lây truyền qua đường tình dục
ngày càng gia tăng trong khi lây truyền qua đường máu có xu hướng giảm.
Trong năm 2013 số người lây truyền qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất
45% tiếp đến số lây truyền qua đường máu chiếm 42,4%, tỷ lệ nhiễm HIV lây
truyền từ mẹ sang con 2,4%, vẫn có 10,1% tỷ lệ người nhiễm HIV không rõ
đường lây truyền [15].
1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới [15].
Tính đến hết năm 2012 trên toàn cầu ước tính có 35.3 triệu người sống
chung với HIV. Có 2.3 triệu ca nhiễm mới, cho thấy một sự suy giảm 33%
trong số các ca nhiễm mới từ 3.4% trong năm 2001. Đồng thời số lượng
người chết vì AIDS cũng đang giảm với 1.6 triệu người chết vì AIDS trong
năm 2012, giảm từ 2.3 triệu vào năm 2005. Như vậy tình hình dịch
HIV/AIDS cũng đang có chiều hướng sáng sủa dần lên, đây là kết quả của
những nỗ lực không ngừng trong công tác truyền thông phòng chống HIV và
việc mở rộng tiếp cận điều trị kháng virus.
1.2.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam [11]
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện ở Việt nam vào cuối tháng
12/1990, cho đến ngày 31/5/2015, số người nhiễm HIV phát hiện mới là
3.204, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 1.326, số người
nhiễm HIV đã tử vong là 438. Lũy tích đến tháng 5/2015, số người nhiễm
HIV hiện đang còn sống là 227.114 người, số bệnh nhân AIDS là 71.115 và
đã có 74.442 trường hợp tử vong do AIDS.
Trong 5 tháng đầu năm 2015 đã phát hiện thêm 35 xã có người nhiễm
HIV được phát hiện, như vậy toàn quốc có 90,8% xã và 98,9% huyện có
người nhiễm HIV.


14

Người nhiễm HIV còn sống đang tập trung tại 10 tỉnh, thành phố sắp xếp
theo thứ tự như sau: thành phố Hồ Chí Minh là 54.705 người, thành phố Hà
Nội là 21.316 người, tỉnh Thái Nguyên là 7.502 người, tỉnh Sơn La là 7.326
người, thành phố Hải Phòng là 7.282 người, tỉnh Nghệ An là 6.521 người,
tỉnh Đồng Nai là 6.156 người, tỉnh Thanh Hóa là 5.493 người, tỉnh An Giang
là 5.240 người và tỉnh Quảng Ninh là 5.230 người.
Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 253 người trên 100.000

dân, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân
cao nhất cả nước (883 người), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (712
người), thứ 3 là tỉnh Thái Nguyên (652 người), tiếp đến là tỉnh Sơn La (646
người), tỉnh Lai Châu (535 người), tỉnh Yên Bái (470 người), tỉnh Bắc Kạn
641 (người), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (459 người), tỉnh Quảng Ninh (444
người), thành phố Cần Thơ (419 người),...
Hình thái dịch HIV/AIDS có thay đổi, mặc dù dịch HIV đã giảm tốc tộ
gia tăng, nhưng vẫn còn ở mức cao, (12.000 người nhiễm HIV mới, 2.0003.000 người nhiễm HIV tử vong mỗi năm), có trên 226.000 người nhiễm HIV
cần được chăm sóc thường xuyên, liên tục và suốt đời. Yếu tố nguy cơ diễn
biến phức tạp, khó can thiệp (tỷ lệ nữ tăng cao hơn các năm trước. Tỷ lệ
nhiễm HIV phát hiện mới đa số thuộc độ tuổi từ 20-40). Những năm gần đây
lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường quan hệ tình dục.
1.3. HIV và thai nghén
1.3.1. Tình hình nhiễm HIV ở phụ nữ có thai [24]
Số lượng phụ nữ nhiễm HIV ngày càng gia tăng, một số nguyên nhân
làm gia tăng tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV:


Về sinh học
Diện tích niêm mạc âm đạo ở phụ nữ lớn hơn do âm đạo dài, rộng, nhiều
nếp nhǎn, khe kẽ. Ngược lại, diện tích dương vật lại ít hơn và phần nào mềm


15

mại, ít tổn thương hơn niêm mạc âm đạo. Vì vậy, diện tích âm đạo tiếp xúc
với mang mầm bệnh (dương vật) lớn hơn nhiều. Mặt khác, xét về số lượng
virus thì nồng độ virus có trong tinh dịch cao hơn rất nhiều so với dịch tiết ở
âm đạo. Điều đó lý giải tại sao phụ nữ lại dễ mắc bệnh LTQĐTD và nhiễm
HIV/ AIDS hơn nam giới.



Về y học :
Khi có thai, hệ thống miễn dịch trong cơ thể phụ nữ bị giảm sút đã làm
giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, vì vậy virus xâm nhập dễ dàng
hơn. Khi sinh đẻ, những chấn thương do phải can thiệp hoặc do mất sức, mất
máu nên phải truyền máu làm tǎng các yếu tố nguy cơ cao cho phụ nữ.
Đặc biệt ở các nước đang phát triển, do thiếu máu hoặc do tai biến do
thai nghén, người phụ nữ thường bị nhận máu hay sản phẩm của máu nên rất
dễ dàng bị nhiễm HIV từ các sản phẩm này.



Yếu tố xã hội
Do phụ nữ thường lấy chồng nhiều tuổi hơn họ, người đàn ông đó có thể
đã có quan hệ tình dục trước, hoặc với nhiều người, hoặc có nhiều bạn tình
mà không được bảo vệ, rất có thể họ đã bị nhiễm HIV từ trước.
Nguy cơ lây nhiễm của phụ nữ ngày càng cao. Nǎm 1997 tỷ lệ nhiễm
HIV ở nam giới Việt nam là: 85,4%, nữ là: 14,6% (nghĩa là cứ 8 nam mới có1
nữ), nhưng đến tháng 7/1998 tỷ lệ này là: 5,6 nam/1 nữ (7859 nam/382 nữ).
Như vậy, phụ nữ mắc HIV tǎng lên rất nhanh và tới năm 2014 phân bố người
nhiễm HIV theo giới: nam giới chiếm 67,5%, nữ giới chiếm 32,5% [15].
Ở Việt nam số liệu chưa có nhiều. Theo UBQG phòng chống AIDS, tỉ lệ
phụ nữ nhiễm HIV/ AIDS chiếm 13 %. Trong một số nghiên cứu mẫu thì số
phụ nữ có thai bị nhiễm HIV/ AIDS là 0,08 %. Xét nghiệm 34.314 thai phụ,
phát hiện được 54 trường hợp bị nhiễm HIV, chiếm tỉ lệ 0,15 % [1].


16


1.3.2. Lây truyền HIV từ mẹ sang con [4]
Cho đến nay người ta đã xác định được 3 hình thái truyền HIV từ mẹ
sang con. Nếu không được điều trị dự phòng, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang
con là khoảng 25-40%. Trong số đó, có khoảng hai phần ba đến ba phần tư
các trường hợp lây truyền HIV sang con xảy ra trong quá trình chuyển dạ đẻ
hoặc khi mang thai gần ngày sinh.


Khi thai còn trong tử cung
Cấy máu ở cuống rốn đã phân lập được virus HIV ở những trẻ sơ sinh
mà người mẹ có phản ứng huyết thanh HIV dương tính. Mức độ virus càng
tǎng và dễ phân lập ở những đứa con của các bà mẹ bị bệnh AIDS.
Trong một nghiên cứu, người ta cũng tìm thấy virus HIV ở nhiều phủ
tạng (gan, não, thân) ở cơ thể các thai nhi bị xảy thai từ tuần thứ 13 ở những
thai phụ có HIV (+). Như vậy, lượng virus sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh lý
của người mẹ. Hoặc là người ta xác định được kháng thể đặc hiệu 5 GM bằng
xét nghiệm Western Blot hoặc xác định kháng nguyên P 24 ở trẻ sơ sinh.
Như vậy khẳng định rằng HIV đã được truyền từ mẹ sang thai qua bánh
rau và được gọi là lây truyền dọc. Có từ 20 đến 30% số trẻ sơ sinh được
truyền virus từ mẹ có HIV (+) theo con đường này và virus vào thai tự do
hoặc đại thực bào. Tỷ lệ truyền bệnh theo phương thức này ở Châu Phi cao
hơn so với các nước Châu Âu.
Virus HIV được truyền từ mẹ sang thai nhi ở giai đoạn rất sớm. Ngay từ
tuần thứ 8 và kéo dài suốt trong thời gian mang thai. Từ tuần thứ 18, virus
được truyền qua bánh rau với tỷ lệ rất cao do cấu trúc và chức nǎng đặc biệt
của bánh rau thay đổi theo thời gian phát triển của thai, cuối thời kỳ thai
nghén có thể một số tế bào CD4 từ mẹ được truyền qua rau có thể đi vào thai
nhi. Như vậy virus HIV nằm trong các tế bào CD4 của mẹ hay là ở trạng thái
tự do được truyền qua bánh rau vào thai nhi.



17

Người ta nhận thấy tỷ lệ virus được truyền qua bánh rau tǎng lên khi :
- Tuổi mẹ càng lớn
- Bị nhiễm HIV trong khi có thai, do nồng độ virus ở trong máu rất cao.
- Khi xét nghiệm máu mẹ có kháng nguyên P24.
+ Nếu P24 (+) thì nguy cơ lây nhiễm cho thai là 23%.
+ Nếu P24 (-) thì nguy cơ này chỉ còn 16%.
- HIV type1 tỷ lệ lây truyền cao hơn HIV type 2.
- Nếu mẹ chuyển sang giai đoạn AIDS thì mức độ lây truyền cao hơn,
thai bị nhiễm HIV nặng hơn.


Khi thai đi qua đường sinh dục
Khi bắt đầu chuyển dạ, với tác dụng của cơn co tử cung, cổ tử cung xoá
mỡ, đẩy nút nhầy ra, đồng thời làm rạn vỡ một vài mạch máu nhỏ tại cổ tử
cung đã đẩy virus từ máu mẹ vào bộ phận sinh dục. Khi ối vỡ, virus xâm nhập
vào buồng ối.
Mặt khác, lúc thǎm khám đã làm tổn thương đường sinh dục, virus từ
máu mẹ xâm nhập sang đường sinh dục cộng thêm với số virus sẵn có ở dịch
tiết âm đạo làm cho nồng độ virus ở âm đạo cao hơn. Khi đi qua sinh dục, thai
nhi nuốt nước ối, dịch tiết âm đạo sẽ mang virus vào cơ thể.
Nếu là cuộc đẻ khó, có sự can thiệp bằng các thủ thuật ví dụ như: forceps,
giác hút sản khoa, rách cổ tử cung, âm đạo hoặc cắt nới tầng sinh môn, làm tổn
thương đường sinh dục thì nguy cơ nhiễm virus sẽ tǎng lên rất nhiều.



Khi cho con bú

Người ta đã nhận thấy rằng, ở những người mẹ bị nhiễm HIV do bị
truyền máu hoặc bị nhiễm HIV,nếu sau đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ thì sau một
thời gian con họ cũng bị nhiễm HIV (họ bị HIV (+) và con họ cũng bị
HIV(+)), đã khẳng định rằng virus đã truyền qua sữa. Tuy nhiên tỷ lệ này giao
động từ 14% đến 29 % nhưng sẽ tǎng lên khi người mẹ ở giai đoạn cuối


18

(AIDS) hoặc đang bị nhiễm HIV mà cho con bú vì nồng độ virus trong máu
lúc này rất cao.
Mặt khác, khi nuôi cấy sữa những người bị nhiễm HIV, người ta cũng
phân lập được virus HIV. Tỷ lệ virus HIV cao sau đẻ, rồi giảm dần và nguy cơ
bị lây nhiễm sẽ tồn tại suốt giai đoạn cho trẻ bú sữa mẹ.


Những yếu tố liên quan đến tỷ lệ lây tuyền HIV từ mẹ sang con.
Những yếu tố về HIV

o Nồng độ HIV-ARN huyết thanh: Nồng độ HIV-ARN trong máu mẹ có liên

quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ lây truyền mẹ con ở cả những phụ nữ được điều trị
ARN cũng như những người không được điều trị dự phòng. Nguy cơ lây
truyền mẹ con đã được báo cáo đối với tất cả các mức nồng độ HIV trong
máu mẹ và là rất thấp ở những phụ nữ mang thai có lượng HIV-ARN trong
máu thấp đến mức không phát hiện được qua xét nghiệm.
o Lượng HIV huyết thanh và HIV dịch âm đạo: Nhìn chung có mối tương quan
tỷ lệ thuận giữa tải lượng HIV huyết thanh và HIV dịch âm đạo. Tuy nhiên
cũng có những trường hợp ngoại lệ, không tương đồng về lượng HIV và
những trường hợp này có thể giải thích một vài trường hợp mẹ có mức HIV

trong máu thấp tới mức không thể phát hiện được nhưng vẫn truyền HIV sang
con.
o Kiểu gen của HIV: Kiểu gen có thể có lien quan đến tỷ lệ lây truyền trong các
giai đoạn khác nhau của thời kỳ mang thai và chuyển da đẻ. Mô hình kiểu gen
của dịch âm đạo cũng có thể có những khác biệt với HIV huyết thanh của
cùng một người nhiễm. Tuy nhiên còn có ít số liệu về vấn đề này. Người ta
cũng đã ghi nhận được một số đôt biến gen HIV ở người mẹ được sử dụng
ARV với mục đích điều trị hoặc phòng lây truyền mẹ con có lien quan tới
kháng thuốc có thể ảnh hưởng đến những trẻ nhiễm HIV từ người mẹ.
o Số lượng tế bào CD4: Lượng CD4 thấp hoặc tỷ lệ CD4/CD8 giảm thấp có
lien quan đến việc tăng nguy cơ lây truyền mẹ con.


19

Những yếu tố sản khoa/ lâm sang ở người mẹ
o Giai đoạn lâm sang: Giai đoạn lâm sang AIDS của người mẹ càng tiến triển
nặng thì tỷ lệ lây truyền mẹ con càng cao. Những phụ nữ ở giai đoạn nhiễm
HIV cấp tính (mới nhiễm) cũng có tỷ lệ lây truyền mẹ con cao vì trong giai
đoạn này, tuy người mẹ chưa có triệu chứng AIDS nhưng có tải lượng HIV
huyết thanh cao làm tăng tỷ lệ lây truyền mẹ con.
o Nhiễm các bệnh khác: Đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục làm
tăng lượng HIV trong các dịch ở đường sinh dục cũng như các tổn thương ở
đường sinh dục, do đó có thể tăng nguy cơ lây truyền mẹ con.
o Thiếu hụt Vitamin A: Có liên quan đến gia tăng lượng HIV trong các dịch ở
đường sinh dục và HIV huyết thanh, dẫn đến tăng tỷ lệ lây truyền mẹ con.
Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung Vitamin A nhìn chung
không làm giảm tỷ lệ này.
o Sử dụng ma túy/hút thuốc lá/tình dục không an toàn với nhiều bạn tình: có
lien quan đến tăng tỷ lệ lây truyền mẹ con.

o Tuổi thai: Trẻ sinh non tháng có nguy cơ nhiễm HIV từ mẹ cao hơn so với trẻ
đẻ đủ tháng.
o Thời gian vỡ ối: Nguy cơ lây truyền mẹ con tăng tỷ lệ thuận với thời gian từ khi
vỡ ối tới khi sinh. Nguy cơ này tăng khoảng 2% cho mỗi giờ vỡ ối.
o Viêm màng ối: Có làm tăng nguy cơ lây truyền mẹ con.
o Can thiệp: Theo dõi thai (monitoring), sử dụng điện cực đặt ở da đầu thai nhi,
cắt tầng sinh môn, forceps đều có thể làm tăng sự phơi nhiễm của thai nhi với
HIV trong máu, dịch âm đạo của mẹ và do đó làm tăng nguy cơ lây truyền mẹ
con.
Riêng hai yếu tố: mổ lấy thai và sử dụng ARV có thể làm giảm tỷ lệ lây
truyền HIV từ mẹ sang con
o Mổ lấy thai: Mổ lấy thai có kế hoạch và được tiến hành trước khi chuyển dạ
thật sự và trước khi vỡ ối làm giảm tỷ lệ lây truyền mẹ con khoảng 50%.
o Sử dụng ARV: Một số ARV có hiệu quả giảm đáng kể tỷ lệ lây truyền mẹ con
và đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, dẫn tới một số phác đồ sử dụng


20

ARV để can thiệp phòng lây truyền mẹ con độc lập mà không nhất thiết phải
có tác dụng điều trị HIV/AIDS ở người mẹ.
Những yếu tố thai nhi/trẻ sơ sinh
Các yếu tố thai nhi/trẻ sơ sinh bao gồm, hệ thống miễn dịch chưa trưởng
thành, đặc biệt ở trẻ sinh non tháng, có thể đóng vai trò nhất định trong lây
truyền mẹ con. Trẻ có tổn thương đường tiêu hóa được bú mẹ có nguy cơ cao
hơn các trẻ khác. Một số trẻ khác có thể có kháng thể bảo vệ cho trẻ khỏi
nhiễm HIV sau sinh, kể cả qua đường sữa mẹ.
Nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tỷ
lệ này cao nhất ở những người nuôi con bằng thức ăn thay thế nhưng kết hợp

với bú mẹ, sau đó mới đến nhóm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. So với
những phụ nữ nhiễm HIV chưa có triệu chứng, người có AIDS có nguy cơ
truyền HIV cho con qua sữa mẹ cao hơn khoảng 14%. Tỷ lệ này tăng khoảng
30% đối với những bà mẹ ở giai đoạn nhiễm HIV cấp tính (mới nhiễm) với
lượng HIV huyết thanh cao.
1.3.3. Ảnh hưởng của HIV/AIDS lên thai nghén và của thai nghén lên
HIV/AIDS
 Ảnh hưởng của HIV/AIDS lên thai nghén

Ảnh hưởng của HIV/AIDS lên thai nghén phụ thuộc vào giai đoạn tiến
triển của bệnh.
- Ở giai đoạn chưa có biểu hiện lâm sàng HIV ảnh hưởng lên thai nghén
ít: khả nǎng có thai, tỷ lệ sảy thai, thai chết lưu, thai suy dinh dưỡng, thai dị
dạng giống như ở những người bình thường.
-Ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng rõ rệt đến thai nghén: tỷ lệ đẻ non, suy
dinh dưỡng, vỡ ối sớm tǎng cao.
 Ảnh hưởng thai nghén lên HIV/AIDS


21

Bình thường khi có thai, tình trạng miễn dịch của thai phụ bị giảm nên
khả nǎng đề kháng với nhiễm khuẩn cũng bị giảm, vì vậy thai nghén đã làm
cho bệnh cảnh của HIV/AIDS nặng thêm. Thai nghén cũng làm cho virus phát
triển nhanh lên và triệu chứng của nhiễm HIV sẽ biểu hiện rõ hơn, dễ chuyển
sang bệnh AIDS và bệnh cảnh của AIDS cũng sẽ nặng thêm, làm cho tử vong
nhanh hơn.
Xét nghiệm về số lượng bạch cầu CD4 thì cả ở nhóm không bị HIV khi
có thai và bị HIV khi có thai đều giảm nhưng ở người không bị nhiễm HIV số
bạch cầu CD4 đã trở lại bình thường, khi thai đủ tháng, còn ở nhóm người có

HIV (+) thì hiện tượng giảm bạch cầu CD4 vẫn tồn tại.
 Ảnh hưởng của nhiễm HIV với thai và trẻ em.

Đối với tử vong và bệnh tật ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
- Thường gặp là tình trạng đẻ non.
- Trẻ sơ sinh của các bà mẹ HIV (+) thường nhẹ cân (< 2500g)
- Làm tǎng nguy cơ tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi. Tại Kinshisa theo
dõi tử vong trong 5 nǎm đầu thì có 112/437 trẻ bị chết từ mẹ HIV (+) so với
33/585 trẻ chết từ bà mẹ HIV (-).
- Những trẻ em nhiễm HIV trong chu sản đã bị ảnh hưởng đến sự phát
triển thể chất và thần kinh. Người ta đã thấy có 10% những trẻ em bị nhiễm
HIV ở chu sản đã có những bất thường về sự phát triển khi xuất hiện bất cứ
một triệu chứng lâm sàng nào của HIV.
- Những trẻ có mẹ HIV (+) có nhiều nguy cơ tử vong trong 5 nǎm đầu
của cuộc đời, nguy cơ này phụ thuộc và tình trạng nhiễm khuẩn của đứa trẻ.
Khả nǎng này sẽ tǎng lên với tầng lớp nghèo khổ của xã hội bởi vì những bà
mẹ này không có khả nǎng chǎm sóc con của họ. Như vậy, đứa trẻ sẽ bị tǎng
nguy cơ bị nhiễm các bệnh tật khác mà đe doạ đến tính mạng của chúng như:
tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp...


22

1.3.4. Chẩn đoán HIV ở trẻ em [21][23].
Việc chẩn đoán có nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh rất khó, phải có thời gian chờ
đợi vì tất cả các bà mẹ HIV (+) đều truyền kháng thể chống virus sang cho
con qua rau thai và kháng thể này có thể tồn tại tới 18 tháng. Vì vậy, muốn
chẩn đoán sớm phải dựa vào các xét nghiệm tìm kháng nguyên HIV ngay sau
đẻ, lúc 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau đẻ.
- Nuôi cấy virus, PCR và tìm kháng nguyên P24 có thể xác định trẻ nhiễm HIV:

+ Ngay sau khi sinh: 50%
+ Sau 1 tháng: 75%
+ Sau 6 tháng: 100 %
Việc phân tích các kháng thể HIV dương tính cho trẻ dưới 18 tháng
trong xét nghiệm rất phức tạp, do kháng thể HIV của người mẹ có thể còn tồn
tại đến 18 tháng (nếu trẻ không bị nhiễm HIV, kháng thể này sẽ mất dần đi và
sẽ hết vào khoảng tháng thứ 9 đến trước 18 tháng tuổi). Vì vậy, việc xét
nghiệm trước 6 tuần tuổi tìm DNA và RNA của virut có thể phát hiện virut
HIV ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, kết quả không hoàn toàn chính xác. Trẻ cần được
xét nghiệm lại lúc 6 tháng tuổi với tỷ lệ chính xác lúc này là 100%. Từ khi trẻ
18 tháng tuổi, việc chẩn đoán những trường hợp nhiễm HIV dương tính giống
như người lớn gồm:
Các xét nghiệm phát hiện kháng thể
Xét nghiệm kháng thể là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất,
gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng
HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên
kết enzym (ELISA), hoặc kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA-HIV
(Microtier-Particle-Agglutination); Kỹ thuật chấm thấm (thử nghiệm nhanh).
Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả


23

được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét
nghiệm miễn dịch huỳnh quang, thử nghiệm kết tủa miễn dịch phóng xạ
Các xét nghiệm phát hiện kháng nguyên HIV
Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét
nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), bằng các kỹ thuật nuôi cấy HIV
từ máu, tế bào, tổ chức, bạch cầu lympho, dịch sinh dục, não tủy; Các kỹ thuật
lai ghép phân tử, phản ứng khuyếch đại chuỗi (PCR: polymerase chain

reaction); Phát hiện kháng nguyên p24 bằng kỹ thuật ELISA. Đây là xét
nghiệm thường dùng nhất cho trẻ em.
Ngoài ra, còn có các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá
mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu
lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mircoglobulin beta huyết thanh, kháng
nguyên p24.
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định trẻ bị nhiễm HIV phải dựa vào các xét nghiệm
chứng tỏ sự có mặt của HIV trong máu hoặc tổ chức cơ thể trẻ, bằng cách
phát hiện các kháng nguyên hay kháng thể HIV, và sự thay đổi miễn dịch khi
có bệnh.
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới 1985, có thể nghi ngờ HIV trẻ
em, khi trẻ là con của những người mẹ được xác định có nhiễm HIV và có ít
nhất 2 triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ sau đây, mà không có nguyên
nhân gây suy giảm miễn dịch nào khác.
Triệu chứng: Sụt cân, phát triển chậm bất thường; Tiêu chảy kéo dài trên
1 tháng; Sốt kéo dài trên 1 tháng.
Ngoài ra có thể có triệu chứng : hạch to toàn thể, nhiều vùng, kéo dài;
Nhiễm Candida ở hầu, họng tái phát; Nhiễm trùng tái phát; Ho dai dẳng;


24

Chàm hoặc viêm da toàn thân; Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes); Bệnh
Zona (giời leo) tái đi tái lại.
Với trẻ sinh ra ở người mẹ mà huyết thanh dương tính với HIV, điều
đầu tiên phải xác định là trẻ có bị nhiễm HIV không. Để chẩn đoán sớm, lúc
này phải sử dụng các kỹ thuật cấy virus, PCR và tìm kháng nguyên p24, cần
tiến hành nhiều lần, lúc sinh, lúc 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng tuổi. Với 3 kỹ
thuật này, câu trả lời có thể xác định được lúc sinh là 50%, lúc 1 tháng là 75%

và lúc 6 tháng là 100%.
Trong thời gian này bạn cần hoãn tiêm phòng BCG, chờ khi có kết quả
chẩn đoán xác định và ngưng bú mẹ là tốt nhất, để phòng lây nhiễm qua sữa mẹ.
Phải thăm khám trẻ định kỳ, lúc sinh, 1 tháng, rồi 3 tháng một lần cho
đến 18 tháng tuổi. Nếu trẻ không bị nhiễm HIV, các thông số về miễn dịch,
máu đều bình thường, kháng thể IgG-anti HIV từ mẹ chuyền sang con giảm
dần từ tháng thứ 7 sau sinh và mất lúc 18 tháng.
Nếu trẻ bị nhiễm HIV, các thông số sau đây chứng tỏ sự tiến triển: Có
bất thường ở công thức máu (thiếu máu, giảm tiểu cầu); Tế bào T4 giảm
nhanh; Tăng gamma globulin máu (đặc biệt là IgA) và tăng beta2microglobulin; Kháng nguyên p24 trong máu dương tính và tăng dần; Kháng
thể IgG-anti HIV trên 7 tháng không giảm mà tăng thêm.
Về lâm sàng trẻ có biểu hiện gan - lách to, nhiễm khuẩn tái phát, viêm
phổi do Pneumocystic carinii hay viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho, tưa
miệng, rồi dần dần xuất hiện các triệu chứng của AIDS thực sự.
1.4. Xử trí sản khoa ở thai phụ nhiễm HIV [4]
Nguyên tắc chung của các can thiệp PLTMC nhằm mục đích giảm tới
mức tối thiểu sự phơi nhiễm của thai nhi với HIV từ các dịch của cơ thể người
mẹ, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ LTMC. Ngoài việc sử dụng ARV với mục
đích chính là làm giảm tải lượng HIV trong máu/huyết thanh của mẹ, đồng


25

thời giảm tải lượng HIV trong các dịch cơ thể khác một cách tương ứng,
chúng ta cần chú ý đến các can thiệp sản khoa khác để giảm thiểu mức độ
phơi nhiễm của thai và hoặc trẻ sơ sinh với các dịch cơ thể của mẹ.
 Tránh một số thủ thuật có thể gây tổn thương đường sinh sản của người mẹ

hoặc tổn thương cho con bao gồm
 Bấm ối sớm

 Giác hút, forceps, cắt tầng sinh môn
 Đặt điện cực vào đầu thai nhi
Đối với những sản phụ chuyển dạ đẻ, nếu màng ối còn, cần thận trọng
trong mọi động tác thăm khám, tránh làm vỡ ối, không bấm ối sớm. Đối với
những trường hợp ối đã vỡ, nếu cần thiết hoặc đủ điều kiện cần thúc đẩy để
rút ngắn chuyển dạ. Việc này sẽ giúp tránh nhiễm trùng ối cũng như rút ngắn
thời gian phơi nhiễm của thai vói dịch âm đạo có chứa HIV của mẹ.
Nếu bắt buộc phải can thiệp forceps – giác hút, chỉ nên thực hiện khi đủ
điều kiện và đúng kỹ thuật tránh gây tổn thương cho mẹ (rách cổ tử cung,
rách âm đạo sâu, rách tầng sinh môn phức tạp), đồng thới tránh tổn thương,
xây xước phần da của trẻ. Việc đó không những làm giảm sự lây truyền mẹ
con mà còn hạn chế sự phơi nhiễm cho nhân viên y tế.
 Một số thủ thuật khác như khám âm đạo, hút dịch mũi – hầu cho trẻ cần thực

hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương.
 Phương pháp sinh và các điều lưu ý.
 Những sản phụ có quyết định theo dõi đẻ đường dưới: Cần tuân thủ sinh lý
cuộc chuyển dạ. Đầu ối được giữ đến cùng, tránh làm vỡ ối sớm. Đầu ối được
giữ đến cùng giúp làm giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con (thời gian từ khi
vỡ ối đến khi sinh tăng thêm 1 giờ làm tăng tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang
con thêm khoảng 2%). Do vậy chỉ nên bấm ối khi cổ tử cung đã mở hết. Việc
cắt tầng sinh môn, nếu cần thiết chỉ nên thực hiện khi đầu lọt thấp. Tầng sinh
môn càng giãn căng khi cắt thì sẽ càng ít chảy máu hơn và khi thai sổ máu sẽ
vào miệng, mũi, mắt trẻ ít hơn, qua đó làm giảm phơi nhiễm.


×