Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Thực trạng mất răngvà ảnh hưởng của mất răng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại thành phố cần thơ năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.77 KB, 61 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những thập kỷ gần đây, với sự phát triển của kinh tế xã hội, khoa
học kỹ thuật, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, cùng với đó,
tuổi thọ con người ngày càng tăng cao. Theo thống kê của Liên hiệp quốc,
năm 1950 người cao tuổi trên toàn thế giới có 214 triệu, đến năm 1975là 346
triệu, năm 2000 là 590 triệu người và dự tính vào năm 2025 sẽ là 1,2 tỷ người
[1]. Đó là một sự “bùng nổ” chưa từng có về số người cao tuổi trên thế giới.
Già hóa dân số đang trở thành vấn đề được toàn thế giới quan tâm theo
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dân số thế giới đang bị “già hóa” do mức độ
sinh giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng tăng [2], Việt Nam
cũng không phải ngoại lệ. Tính tới cuối năm 2010, Việt Nam đã có hơn 8
triệu người cao tuổi (chiếm 9,4% dân số). Sự gia tăng đáng kể về số lượng
người cao tuổi đòi hỏi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng theo. Bên cạnh đó,
tuổi thọ trung bình dự kiến trong nước tăng từ 72 năm 2011 lên 78 năm 2030
lại càng thúc đẩy hơn nữa việc quan tâm, duy trì sức khỏe, nâng cao chất
lượng cuộc sống (CLCS) cho người cao tuổi [3].
Ở người cao tuổi có những đặc điểm đặc biệt, các cơ quan trong cơ thể
đều bị lão hóa dẫn đến suy giảm chức năng sinh lý và khả năng thích nghi.
Đây là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển.
Vai trò của sức khỏe răng miệng đến sức khỏe toàn thân được biết đến là cửa
ngõ giúp cung cấp và hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể, tác động trực
tiếp hỗ trợ sức khỏe toàn thân. Bệnh vùng răng miệng có thể làm tăng nguy
cơ nhiễm các bệnh khác. Do đó, sức khỏe răng miệng có vai trò rất lớn và là
vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt với người cao tuổi.
Sức khỏe răng miệng đóng góp một phần quan trọng vào sức khỏe chung của
cá nhân và cộng đồng. Kết quả của cuộc điều tra sức khỏe răng miệng trên toàn
quốc tiến hành năm 2002 cho thấy, số răng mất của người trên 45 tuổi là 6,6 cao
gấp 3 lần so với số răng sâu(2,10) [4]. Mất răng trực tiếp làm giảm khả năng ăn
nhai của người cao tuổi và gián tiếp làm ảnh huởng tới cuộc sống của người cao


tuổi.Năm 1997, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đặt mục tiêu toàn cầu về sức khỏe
răng miệng đến năm 2020, trong đó có các vấn đề liên quan đến tình trạng mất răng,


2

từ đó, đưa ra giải pháp và chương trình can thiệp nhằm làm tăng số lượng các răng
còn khả năng ăn nhai tối thiểu là 21 răng [5].Vì vậy, theo WHO, công tác chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi, bao gồm chăm sóc sức khỏe răng miệng là vấn đề cấp
thiết được đặt ra và cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm [6].
Trong chương trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi,vấn đề chăm
sóc sức khỏe răng miệng ngày càng được các thầy thuốc nha khoa chú ý như:
Tình trạng sâu răng, viêm quanh răng,đặc biệt là mất răng vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.Bên cạnh đó, trong bối cảnh các nhà khoa
học dần nhận ra những thiếu sót khi chỉ đánh giá mặt lâm sàng của tình trạng
bệnh lý răng miệng, các chỉ số lâm sàng của bệnh răng miệng chưa hoàn toàn
phù hợp để nắm bắt được các khái niệm của WHO về sức khỏe, đặc biệt là
khía cạnh khỏe mạnh về mặt tinh thần, xã hội và hành vi sức khỏe, chất lượng
cuộc sống sức khoẻ răng miệng (CLCS-SKRM) đang được xác định là lĩnh
vực sức khỏe ưu tiên trong bối cảnh các vấn đề chất lượng cuộc sống đi đầu
trong các chính sách y tế cộng đồng [7].Mặc dù vậy, các nghiên cứu về hành
vi chăm sóc răng miệng,nhu cầu điều trị và chất lượng cuộc sống liên quan
sức khỏe răng miệng tại Việt Nam còn chưa nhiều và cũng mới chỉ được quan
tâm trong vài năm trở lại đây.
Cần Thơ là 1 thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm
của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là một trong 4 Thành phố thuộc vùng
kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế
trọng điểm thứ tư của Việt Nam [8]. Các cơ sở hạ tầng, dịch vụ được đầu tư
phát triển, đời sống của người dân ngày càng được quan tâm hơn. Vì thế,với
mục đích đánh giá công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng, xây dựng mô hình

bệnh tật của người cao tuổi trên địa bàn Cần Thơ, đồng thời trên cơ sở đó,đề
ra các biện pháp nâng cao CLCS, nghiên cứu “Thực trạng mất răng và ảnh
hưởng của mất răng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại Thành
phố Cần Thơ năm 2015” được tiến hành bao gồm các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng mất răng ở người cao tuổi tại Thành phố Cần Thơ năm 2015
2. Phân tích một số yếu tố liên quan với mất răng của đối tượng nghiên cứu
3. Xác định ảnh hưởng của mất răng đối với chất lượng cuộc sống người
cao tuổi


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

CHƯƠNG 1: ĐẶC

ĐIỂM CẤU TẠO TỔ CHỨC HỌC CỦA

RĂNG
Cấu tạo của răng gồm: men răng, ngà răng, cement và tủy răng [9].

CHƯƠNG

Hình 1.1. Giải phẫu răng [9]
2: Men răng

Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, có nguồn gốc từ ngoại bì, là mô
cứng nhất trong cơ thể, có tỷ lệ chất vô cơ cao nhất (khoảng 96%) nhiều hơn
so với ngà răng và xương răng, chất hữu cơ chiếm 1,7%, nước chiếm 2,3%.

Men răng dày mỏng tùy vị trí khác nhau, dày nhất ở núm răng là 1,5mm
và mỏng nhất ở vùng cổ răng. Ở trạng thái bình thường men răng trong suốt,
song mencó thể thay đổi màu sắc do một số yếu tố tác động khác, lúc đó men răng
có màu vàng nhạt, vàng sẫm, tím xanh,...
Hình dáng và bề dày của men được xác định từ trước khi răng mọc ra.


4

Trong đời sống, men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo
tuổi nhưng có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường trong miệng.

CHƯƠNG 3: Ngà răng
Có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men, chứa tỷ lệ chất vô cơ thấp
hơn men (70%), chủ yếu là 3[(PO4)2Ca3)2H2O], nước và chất hữu cơ chiếm
30%. Trong ngà răng có nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của nguyên bào
ngà. Bề dày ngà răng thay đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên bào
ngà, ngà răng ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần
ống tủy.
Về tổ chức học ngà răng được chia làm hai loại:
- Ngà tiên phát: chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong quá
trình hình thành răng bao gồm ống ngà, chất giữa ống ngà và dây Tome.
o Ống ngà chính: xuất phát từ bề mặt của tủy chạy suốt theo chiều dày của ngà
đến đường ranh giới men – ngà.
o Ống tủy phụ: là những ống nhỏ của nhánh bên, nhánh tận của ống ngà chính
hoặc là những nối giữa các ống ngà chính.
- Ngà thứ phát: được sinh ra khi răng đã hình thành gồm ngà thứ phát
sinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt.
o Ngà sinh lý: được hình thành liên tục trong thời gian tồn tại của răng với nhịp
độ rất chậm so với ngà tiên phát.

o Ngà phản ứng: là biểu hiện phản ứng của tủy đối với quá trình sâu răng, sang
chấn, hoặc quá trình làm mòn răng. Ngà này thường khu trú ở vùng tổn
thương ít ngấm vôi và ít cản quang hơn so với ngà tiên phát.
o Chất giữa ống ngà: được hình thành bởi sự ngấm vôi, thành phần hữu cơ có
cấu trúc sợi, chủ yếu là sợi keo sắp xếp thẳng góc với ống ngà.
o Dây tome: nằm giữa ống ngà, là đuôi nguyên sinh chất kéo dài của tế bào tạo
ngà, nó đảm bảo sự trao đổi chuyển hóa và khả năng tạo ngà.


5

CHƯƠNG 4: Tuỷ răng
Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tuỷ gồm tuỷ chân và tủy thân. Tuỷ
răng trong buồng tủy gọi là tủy thân hoặc tủy buồng, tuỷ răng trong ống tủy
gọi là tủy chân. Các nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy.
Tuỷ răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng cụ thể là duy trì sự sống của
nguyên bào ngà, tạo ngà thứ cấp và nhận cảm giác của răng. Trong tủy răng có
chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng của thần kinh.

CHƯƠNG 5: Cement chân răng
Là tổ chức canxi hóa bao phủ vùng ngà chân răng bắt đầu từ cổ răng đến
chóp chân răng, cấu trúc cement chia làm 2 loại:
- Cement tiên phát: ở sát lớp ngà vùng cổ răng và là loại cement không
có tế bào
- Cement thứ phát: có tế bào tạo cement bao phủ vùng ngà 2/3 dưới
chân răng và cuống răng. Độ dày cement thay đổi chân răng và cuống răng.
Độ dày của cement thay đổi theo vị trí, tuổi, mỏng nhất cổ răng và dày nhất
ở cuống răng

CHƯƠNG 6: ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI

CHƯƠNG 7: Khái niệm người cao tuổi
Quy định về người cao tuổi chưa có sự thống nhất giữa các quốc gia. Ở
Việt Nam, luật người cao tuổi ban hành năm 2009, người cao tuổi được quy định
là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ [10].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia ra ba nhóm tuổi già như sau:
- Người cao tuổi: từ 60 đến 74 tuổi.
- Người già: 75 đến 90 tuổi.
- Người già sống lâu: từ 90 tuổi trở đi [11].

CHƯƠNG 8: Tình hình người cao tuổi
CHƯƠNG 9: Trên thế giới
Già hóa dân số đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng của


6

nhiều nước trên thế giới trong những thập niên qua. Tỷ lệ dân số người cao
tuổi ngày càng tăng, số người từ 65 tuổi trở lên đã tăng lên gần 6% và dự kiến
sẽ tiếp tục tăng đến gần 15% vào giữa thế kỷ [12].
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của dân số ở các nước đã
phát triển và các nước đang phát triển [12]

CHƯƠNG 10:

Ở Việt Nam

Số liệu từ bốn cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở giai đoạn 1979– 2009
cho thấy tỷ lệ người cao tuổi nhóm tuổi thấp nhất (từ 60- 69) tăng chậm trong
khi tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm cao tuổi trung bình (70-79) và già nhất (80+)
có xu hướng tăng nhanh hơn. Số liệu dự báo của Tổng cục Thống kê (GSO)

(2010) giai đoạn 2009-2049 cho thấy, khi Việt Nam bước vào giai đoạn dân
số “già” cũng là lúc nhóm dân số cao tuổi nhất tăng với tốc độ cao nhất [13].
Bảng 1.1 Tỷ lệ dân số người cao tuổi Việt Nam từ năm 1979 đến 2049 [13]
Nhóm tuổi

Tỷ lệ người cao tuổi (%)
1979 1989 1999 2009 2019

2029

2039

2049

60-64

2,28

2,40

2,31

2,26

4,29

5,28

5,80


7,04

65-69
70-74
75-79
80+
Tổng

1,90
1,34
0,90
0,54
6,96

1,90
1,40
0,80
0,70
7,20

2,20
1,58
1,09
0,93
8,11

1,81
1,65
1,40
1,47

8,69

2,78
1,67
1,16
1,48
11,7

4,56
3,36
1,91
1,55
16,6

5,21
4,30
3,28
2,78
21,3

6,14
4,89
3,87
4,16
26,1

CHƯƠNG 11:

8
6

7
0
Một số đặc điểm sinh lý ở người cao tuổi

Nếu quá trình phát triển của cá thể thường được chia thành 4 giai đoạn:
phôi thai, ấu thơ và dậy thì, trưởng thành (sinh sản), già – chết thì người ta
thường định nghĩa già (lão hóa) là quá trình biến đổi từ một cơ thể trưởng
thành sang một cơ thể suy yếu mọi chức năng cơ quan, hệ thống, dễ cảm


7

nhiễm với bệnh và tăng nguy cơ tử vong [14].

CHƯƠNG 12:

Biến đổi sinh lý chung

Lão hóa là một trong những nguyên nhân chính làm cho sức khỏe người
cao tuổi giảm sút và hay mắc các bệnh mạn tính. Lão hóa bắt đầu từ da: Da
cứng và nhăn nheo, tăng lớp mỡ dưới da ở ngực, bụng, đùi, mông. Mắt điều
tiết kém đi gây lão hóa và thị lực giảm. Thính lực kém đi.
Hoạt động chức năng các cơ quan, phủ tạng giảm dần, hệ thống nội tiết
yếu đi.
Sự thích ứng với những thay đổi ngoại cảnh kém dần như thời tiết nóng
lạnh. Chức năng hô hấp giảm, chức năng tim mạch kém thích. Giảm khả năng
làm việc trí óc, nhanh mệt, tư duy nghèo dần.
Thời gian phục hồi vết thương kéo dài, xương dễ gãy do chứng loãng
xương. Khả năng đáp ứng của cơ thể trước các kháng nguyên ngoại lai, vi
khuẩn giảm dễ dẫn đến nhiễm trùng và nổi lên là hiện tượng tự miễn.


Hình 1.2. Hiện tượng lão hóa ở người cao tuổi (st)
Tóm lại, tuổi già biểu hiện bằng hai đặc điểm chức năng:
- Giảm sút chức năng mọi cơ quan và hệ thống, do vậy giảm khả năngbù
trừ, giảm thích ứng với sự thay đổi ngoại môi [14].
- Tăng cảm nhiễm với bệnh: Tăng nguy cơ tử vong, dễ mang một hoặc
nhiều bệnh và có tỷ lệ tử vong cao nhất so với mọi giai đoạn phát triển


8

trước đó [14].

CHƯƠNG 13:

Biến đổi sinh lý ở vùng răng miệng

Khi già, cơ thể sẽ trải qua sự thay đổi về tuổi tác, đó chính là sự già hóa
của cơ thể. Tuy nhiên sự thay đổi này chỉ ảnh hưởng một ít đến khoang
miệng, phần lớn sự thay đổi đó không liên quan đến răng, chúng bị hạn chế ở
sự thay đổi của chất nhờn trong miệng và các mô liên kết, trong đó có tổ chức
quanh răng.
- Biểu bì miệng bị mỏng đi, tỷ trọng và cường độ hoạt động của các cơ quan
nối liền với niêm mạc yếu đi, sự gắn kết các biểu mô liên kết cũng bị suy yếu,
sự co giãn trong các mô liên kết trở nên ít đàn hồi hơn.
- Các mô liên kết trong miệng cũng giảm đi về số lượng.
- Tỷ trọng chất nhờn tăng, tỷ lệ sự luân chuyển chất nhờn cũng giảm đi.
- Các tuyến nước bọt có những thay đổi nổi bật trong cấu trúc: Thành phần
trong nước bọt cũng như dòng chảy nước bọt thay đổi theo thời gian liên quan
đến nhiều bệnh khác trên cơ thể.

Trong tiến trình hình thành lớp men, trên bề mặt răng,các tinh thể
Hydroxyapatit luôn tiếp diễn quá trình phát triển và khả năng thích ứng với
những thay đổi.Đây là sản phẩm của sự tồn tại trong môi trường răng miệng
không liên quan đến sự thay đổi của tuổi tác. Ngược lại, ngà và tủy răng lại
trải qua sự thay đổi cấu trúc, các tế bào vô cơ được sinh ra nhiều hơn nữa do
quá trình hình thành và lắng đọng của men phát triển theo tuổi tác. Điều này
liên quan đến sự suy giảm số lượng tế bào răng, mạch nuôi dưỡng của tủy sẽ
giảm khi các tế bào hình sợi của tủy phát triển và quá trình vôi hóa của tủy
cũng diễn ra bình thường [15].
Ngoài sự biến đổi ở răng, tổ chức quanh răng cũng có sự thay đổi.Theo
một số nghiên cứu, chúng biến đổi như sau [16],[17]:
- Lợi: Teo, mất căng bóng, da cam, xơ, sừng hóa, phân bào, thẩmthấu, đề
kháng giảm.


9

- Biểu mô bám dính: Di chuyển về phía chóp.
- Dây chằng: Không đều, thu hoặc giãn, tăng xơ chun, tế bào giảm và có
thể mất hoặc hòa vào xương răng.
- Xương ổ răng, xương hàm: Mạch máu, tạo cốt bào, bè xương giảm,
xương loãng.
- Biểu mô niêm mạc miệng: Teo, mỏng, vùng sừng hóa biến đổi, tương
bào B tăng, có rối loạn trao đổi chất.

CHƯƠNG 14:

Tình trạng sức khỏe người già

CHƯƠNG 15:


Tình trạng sức khỏe chung

Do tổ chức liên kết bị lão hóa, chức năng các bộ phận bị rối loạn, sức đề
kháng suy giảm, năng lực hoạt động hạ thấp và mất chức năng hiệp đồng, cơ thể
người già là điều kiện cho bệnh tật dễ phát sinh [18].Tuổi già thường hay mắc
bệnh và mắc nhiều bệnh cùng một lúc, bệnh thường lâu khỏi, đáp ứng với thuốc
điều trị chậm [19],[20]. Những bệnh hay gặp là xơ cứng động mạch não, tai điếc
tuổi già, bệnh đần độn…với tỷ lệ mắc các bệnh: cao huyết áp, đái tháo đường, u
ác tính, bệnh tim nguyên phát từ phổi, bệnh khớp... tăng cao hơn so với người trẻ
tuổi [21]. Theo ước tính của WHO, trên thế giới, khoảng 40% người cao tuổi có
sự giới hạn hoạt động ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên chỉ có 10,6% không tự
mình thực hiện được các hoạt động sinh hoạt tối thiểu hàng ngày. Tỷ lệ này tăng
theo lứa tuổi và chiếm khoảng 20% ở những người từ 85 tuổi trở lên [22].
Sau đây là tỷ lệ bệnh thường gặp ở người cao tuổi so với người trẻ tuổi:
Bảng 1.2. Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi so với người trẻ tuổi [21]
Các loại bệnh
Bệnh cơ xương khớp
Bệnh hô hấp
Bệnh tiêu hóa
Bệnh tim mạch
Bệnh thận- tiết niệu

Người cao tuổi (≥60 tuổi) Người trẻ(15-59 tuổi)
47,69
29,05
19,63
7,27
18,25
17,65

13,52
-1,64
--


10

CHƯƠNG 16:

Tình trạng sức khỏe răng miệng

Theo WHO, trên thế giới, tình trạng vệ sinh răng miệng kém ở những
người lớn tuổi, nguy cơ mất răng tăng, đồng thời tỉ lệ mắc các bệnh sâu răng,
bệnh quanh răng, khô miệng và ung thư miệng cũng cao hơn [22].
Đối với lứa tuổi nha học đường, sâu răng là bệnh phổ biến thì mất răng
là tình trạng hay gặp ở người cao tuổi. Mất răng có thể do sâu răng (sâu chân
răng) hay bệnh quanh răng gây ra.
 Bệnh sâu răng:
Sâu răng ở người già cũng giống sâu răng ở người trẻ, tuy nhiên ở người
già, sâu răng hay gặp là sâu chân răng. Gần một nửa người từ 75 tuổi trở lên
có tình trạng sâu chân răng.Sự hình thành và phát triển của sâu chân răng bao
gồm nhiều yếu tố nguy cơ như: Tình trạng vệ sinh răng miệng, thói quen ăn
uống, chế độ dinh dưỡng, dòng chảy nước bọt, hay sự suy giảm hệ thống
miễn dịch ở người già….[23],[24].
Nguyên nhân gây ra bệnh sâu chân răng là do những loài vi khuẩn có thể
gây bệnh phát triển rộng, làm cho độ pH ở ngà răng và xương răng tăng cao,
kết quả, những vi khuẩn tạo acid đều có thể đóng góp vào sự phát triển của
bệnh sâu chân răng. Sự xâm nhập của vi khuẩn vào bề mặt răng diễn ra rất
nhanh khi răng đã bị sâu, nhưng mức độ phát triển của bệnh lại chậm, dẫn đến
những tổn thương đó bị mở rộng nhưng nông [15].

Ở Việt Nam đã tiến hành một số nghiên cứu về tỷ lệsâu - mất - trám
trên người già.Trong cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2002,
Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải cho ra kết quả tỷ lệ sâu
răng ở người trên 45 tuổi là 89,7% và chỉ sốsâu – mất – trám là 8,90 [3].
 Bệnh quanh răng:
Bệnh quanh răng là bệnh lý hay gặp ở người già do việc VSRM kém,
cao răng mảng bám hình thành,cùng với việc mất đi khả năng gắn kết giữa
các răng khi về già [15].


11

Ban đầu là tình trạng viêm lợi, sau dần dần, tổ chức quanh răng bị tổn
thương, kết quả, bệnh quanh răng hình thành và phát triển.

CHƯƠNG 17:

Vấn đề tâm lý của bệnh nhân đối với bệnh

răng miệng
Sợ các thủ thuật nha khoa gây đau, một số người lớn tuổi đã không chăm
sóc và điều trị răng miệng kịp thời, thích hợp. Họ thiếu sự đánh giá cao về sức
khỏe răng miệng, ăn uống ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra họ còn có ý nghĩ "Tôi
đã già và sớm chết, tôi không cần phải chăm sóc nha khoa". Chi phí có lẽ là
rào cản lớn nhất, nhiều người cao tuổi vì thu nhập cố định của họ thấp, họ
cảm thấy rằng không đủ khả năng chăm sóc nha khoa.

CHƯƠNG 18:

TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG Ở NGƯỜI


CAO TUỔI
Mất răng là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi. Tùy vào số lượng và vị
trí răng mất mà gây ảnh hưởng ở nhiều phương diện cũng như ở các mức độ
khác nhau: Sống hàm tiêu, đường cong Spee, đường cong Winson biến đổi,
các răng xô lệch nhau, khớp cắn bị rối loạn, chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng,
da mặt bị thoái hóa, cơ mặt mất trương lực cơ, phát âm thay đổi ….[25].

CHƯƠNG 19:

Nguyên nhân mất răng

Người bệnh mất răng do những nguyên nhân sau:
- Bệnh sâu răng: Sâu răng và biến chứng của sâu răng được cho là
nguyên nhân chính dẫn đến mất răng. Ở người Việt Nam, tỉ lệ mất răng do
biến chứng sâu răng là 57 – 72% [3].
- Bệnh nha chu: Viêm quanh răng được coi là nguyên nhân thứ hai gây
ra mất răng và là nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn tuổi [26].
- Chấn thương hàm mặt: Theo Tống Minh Sơn có tới 72% các tổn
thương răng cửa là do chấn thương [27].
- Ngoài ra, mất răng còn do các nguyên nhân khác như do các khối u
vùng xương hàm, nhổ răng chủ động để chạy tia hay theo yêu cầu chỉnh nha,


12

thiếu răng bẩm sinh…

CHƯƠNG 20:


Hậu quả của mất răng đối với người cao

tuổi [28],[29].
Mất răng là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, tùy số lượng và vị trí
mất răng mà gây ảnh hưởng ở nhiều phương diện với các mức độ khác nhau.
- Ảnh hưởng đến các răng còn lại: Khi răng mất mà không được phục
hồi, các răng còn lại cũng bị ảnh hưởng, như bị xô lệch, chồi lên, thòng
xuống, di lệch..dẫn đến tăng nguy cơ bệnh nha chu và rối loạn khớp cắn.
- Khó khăn trong việc ăn nhai: Mất răng dẫn đến lực nhai giảm sút, gây khó
khăn trong vẫn đề tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này dẫn đến
nguy cơ mắc các bệnh hệ tiêu hóa ở người cao tuổi tăng cao hơn bình thường.
- Phát âm khó khăn, đặc biệt khi mất răng cửa.
- Xương hàm bị thoái hóa và tiêu dần. Kích thước chiều cao và chiều
rộng của sống hàm giảm, trường hợp nặng sống hàm hàm trên gần như phẳng
với vòm hầu, sống hàm dưới ở ngang bằng với sàn miệng
- Ảnh hưởng đến thẫm mỹ: Do mất răng, tiêu xương hàm các cơ nhai, cơ
bám da mặt thoái hoá, dẫn đến những thay đổi ở vùng mặt, miệng: má xệ
xuống, hóp lại, rãnh múi - má rõ nét hơn, mặt mất cân xứng hai bên, môi xập
xuống,..làm khuôn mặt già sớm.
- Đau vùng khớp Thái dương hàm và cơ nhai: Khi mất răng, sự tác động
lực lên các răng còn lại sẽ thay đổi, hậu quả có thể gây loạn năng khớp thái
dương hàm, mỏi hàm, mỏi cơ cổ.
- Gây tâm lý bi quan, chán nản, thiếu tự tin.
Từ những hậu quả của tình trạng mất răng nói trên, có thể thấy nhu cầu
điều trị phục hình ở người cao tuổi là rất cao, răng giả-hàm giả đóng vai trò
vô cùng quan trọng, trong việc khắc phục và tạo lập lại các chức năng, cũng
như có ý nghĩa dự phòng, giúp người cao tuổi vui sống và hòa nhập với cộng
đồng tốt hơn.

CHƯƠNG 21:


Phân loại mất răng


13

Có nhiều cách phân loại mất răng. Trên lâm sàng, cách phân loại của
Kuorliandsky, Kennedy và Kennedy – Applegate được áp dụng phổ biến nhất.

CHƯƠNG 22:

Phân loại mất răng theo Kuorliandsky

Phân loại này căn cứ vào số điểm chạm hay vùng chạm giữa hai hàm.
Thông thường, hai hàm thăng bằng được là nhờ có ba điểm chạm hay ba vùng
chạm: vùng răng cửa và vùng răng hàm hai bên. Từ đó, Kuorliandsky đưa ra 4
loại mất răng:
- Loại I: Còn đủ 3 điểm chạm.
- Loại II: Còn đủ 2 điểm chạm.
- Loại III: Còn răng nhưng không còn điểm chạm.
- Loại IV: Mất răng toàn bộ.
Phân loại này giúp hình dung được các bước điều trị phục hình cần làm,
sự liên quan giữa trên miệng và labo phục hình, tuy nhiên không cho biết chỉ
định điều trị phục hình cụ thể (cố định hay tháo lắp).
Nếu mất răng xen kẽ còn 1 điểm chạm thì không được xếp vào loại mất
răng nào [30].

CHƯƠNG 23:

Phân loại mất răng theo Kennedy-Applegate


Năm 1960,trên cơ sở 4 phân loại mất răng chính của Kennedy,
Applegate biến đổi lại cách phân loại:
- Loại I: Mất nhóm răng hàm hai bên không còn răng giới hạn xa.
- Loại II: Mất nhóm răng hàm một bên không còn răng giới hạn xa.
- Loại III: Mất nhóm răng hàm một bên, còn răng giới hạn xa nhưng các
răng thật còn lại không đủ vững để mang các răng mất do:
o Khoảng mất răng quá dài.
o Xương ổ răng bị tiêu nhiều.
o Có bất thường về vị trí, độ lớn, cấu trúc của chân răng.
- Loại IV: Mất nhóm răng cửa. Loại này có thể mất từ 2-12 răng, khoảng
mất răng đi qua đường giữa của cung hàm.
- Loại V: Mất nhiều răng, có răng trụ giới hạn phía xa nhưng giới hạn
phía gần là nhóm răng cửa yếu, không có khả năng nâng đỡ cho phục hình.


14

o
o
o
o

- Loại VI: Là loại đơn giản và hay gặp nhất trên lâm sàng:
Khoảng mất răng ngắn.
Chiều dài và hình dáng chân răng trụ tốt.
Sống hàm cao.
Lực đối diện không quá mạnh.
Phân loại này quan tâm nhiều hơn đến vị trí, số lượng răng mất, tình
trạng của các răng thật còn lại. Việc phân loại dựa trên khả năng nâng đỡ

phục hình của răng thật, sự liên quan mật thiết giữa việc phân loại và thiết kế
hàm phục hình thích hợp [30].

Hình 1.3. Các loại mất răng theo Kennedy – Applegate [30]

CHƯƠNG 24:

Phương án điều trị

Trước một trường hợp mất răng, việc phục hồi lại các răng đã mất rất
cần thiết. Phục hình giúp phục hồi chức năng ăn nhai, duy trì và cải thiện
thẩm mỹ, phát âm, làm thăng bằng cung răng, giúp kéo dài tuổi thọ của các
răng thật còn lại. Quá trình phục hồi răng mất theo thứ thự ưu tiên sau:
- Implant: Biện pháp tốt nhất.
- Răng giả cố định.
- Hàm giả tháo lắp: Cần cân nhắc việc sử dụng các loại hàm theo thứ tự:
Hàm giả sinh lý (lực nhai truyền từ hệ thống răng giả, qua răng thật, xuống
xương), hàm giả bán sinh lý (lực nhai truyền hỗn hợp qua răng thật và bề mặt
niêm mạc xuống xương), hàm giả không sinh lý (lực nhai truyền hoàn toàn
qua bề mặt niêm mạc xuống xương).


15

Hàm giả tháo lắp gồm:
o Hàm giả từng phần.
o Hàm giả toàn phần.
o Hàm giả toàn bộ [30].

CHƯƠNG 25:


Hệ số nhai

Hệ số nhai thể hiện chức năng nhai nghiền của một răng đơn lẻ trong bộ
răng gồm 28 răng hoặc 32 răng [31].
Hệ số nhai thể hiện sức nhai của bệnh nhân. Một số tác giả cho rằng có
thể tính được sức nhai bằng cách cho mỗi răng một số điểm để định giá trị của
nó, điểm đó gọi là hệ số nhai của răng. Thông thường, hiện nay, người ta sử
dụng bảng hệ số nhai, theo đó, mỗi răng dự trữ một lực nhai riêng, tương ứng
với một hệ số nhai [31],[32].


16

Bảng 1.3 Hệ số nhai
Hệ số nhai trong trường hợp đủ 32 răng:
Hệ số nhai
2
1
4(3)
Răng số
1
2
3
Hệ số nhai
1
1
4(3)
Trường hợp thiếu 4 răng khôn:
Hệ số nhai

Răng số
Hệ số nhai

2
1
1

1
2
2

3
3
3

3
4
3

3
5
3
4
4
4

5(6)
6
5(6)
4

5
4

5
7
5
6
6
6

2
8
3
5
7
5

Theo bảng hệ số nhai trên thì toàn hàm có hệ số nhai là 100%, mỗi nửa
hàm là 25% [31].
Cách tính hệ số nhai còn (hiệu lực nhai): Đếm các răng mất của bệnh
nhân sau đó lấy 100 trừ đi hệ số tương ứng của răng. Tuy nhiên cần lưu ý:
- Nếu mất 1 răng thì coi như mất luôn răng đối diện cùng tên.
- Những răng lung lay không còn chức năng thì coi như không có (Răng
lung lay độ 3, độ 4).

CHƯƠNG 26:

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN

TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG NGƯỜI CAO TUỔI


CHƯƠNG 27:

Kiến thức, thái độ và thực hành SKRM ở

người cao tuổi
Kiến thức, thái độ, thực hành VSRM của người cao tuổi ảnh hưởng
không ít tới tình trạng sức khỏe răng miệng của họ.
Kiến thức là sự hiểu biết thường bắt nguồn từ kinh nghiệm, vốn sống
hoặc từ người khác truyền lại. Sự hiểu biết này thường khác nhau ở mỗi cá
nhân, mỗi lứa tuổi. Ở người cao tuổi, kiến thức về nha khoa có được chủ yếu
từ kinh nghiệm, vốn sống, thường không được truyền lại một cách đầy đủ và
bài bản, do vậy, sự hiểu biết của họ còn kém và ít chính xác, SKRM chỉ được
quan tâm khi cảm thấy đau răng, thẩm mỹ bị ảnh hưởng và bị hạn chế trong


17

giao tiếp.
Thái độ là tư duy, quan điểm, lập trường của đối tượng về một vấn đề
nào đó. Đối với người cao tuổi, mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm, vốn sống,
nhưng từ những hiểu biết sai lệch dẫn đến quan điểm, lập trường bị sai lệch,
theo thời gian, trở thành thói quen, định kiến, khó sửa đổi.
Xuất phát từ kiến thức, thái độ đúng sẽ có hành động đúng và ngược lại.
Hành vi sức khỏe răng miệng (SKRM) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng kinh tế-xã hội, dịch vụ
chăm sóc nha khoa, khả năng tự tìm hiểu của từng cá nhân …
Nền nha khoa hiện đại là nền nha khoa dự phòng. Tuy nhiên sự hiểu biết
và thái độ đúngvề nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng chống ở người cao
tuổi còn bị hạn chế. Thực tiễn cần đặt ra nhiều hơn nữa chính sách, chương

trình giáo dục cho người cao tuổi để họ có được cái nhìn đúng đắn về SKRM
từ đó nâng cao CLCS trong cộng đồng.
1.4.2. Các yếu tố tác động tới kiến thức, thái độ, thực hành đối với
sức khoẻ răng miệng người cao tuổi
Sức khoẻ răng miệng người cao tuổi chịu sự tác động của nhiều yếu tố.
Sức khoẻ kém có thể bắt nguồn từ những nguy cơ nội tại do sự ngấm vôi kém
ở men răng, răng mọc lệch lạc, chen chúc, hở… Nguy cơ cũng đến từ các thói
quen có hại: hút thuốc, uống rượu, ăn trầu. Các yếu tố ảnh hưởng khác có thể
do trình độ học vấn thấp, mức thu nhập không cao, sức khoẻ chung suy yếu,
tập quán văn hoá và nhất là yếu tố không được chăm sóc bởi cơ sở dịch vụ
nha khoa. Các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau và cần được nhận định,
đánh giá để tìm ra các giải pháp can thiệp. Nhằm tăng cường nhận thức, thay
đổi thái độ, xây dựng hành động đúng, chúng ta cần phân tích, phê phán, sửa
chữa những hành động, thói quen chưa đúng hay có hại. Trên cơ sở đó, giáo
dục các đối tượng tự chăm sóc SKRM có khoa học và có ý thức thăm khám


18

định kỳ tại các cơ sở nha khoa. Đây là một quá trình cần có sự tác động nhiều
mặt, nhưng ý thức bản thân luôn luôn là yếu tố quyết định quan trọng nhất.
1.4.3. Tình tình nghiên cứu về giáo dục nha khoa, thái độ và thực
hành của người cao tuổi đối với sức khoẻ răng miệng
* Đối với các đối tượng còn tự lực trong các sinh hoạt cá nhân
Đánh giá các chương trình can thiệp trên cộng đồng người cao tuổi về
giáo dục, mạng lưới cơ sở dịch vụ nha khoa và thực trạng hành vi SKRM qua
số liệu điều tra ở một số quốc gia cho thấy: chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
nói chung đã được quan tâm triển khai, nhưng riêng với SKRM là công việc
mà hầu như mới có rất ít quốc gia thực hiện. Ngay tại Mỹ, nước giàu có và
dân số già rất đông, nhưng các cơ sở dịch vụ nha khoa vẫn thiếu thốn, chưa

thuận lợi và phí tổn chăm sóc chưa hợp lý.
* Đối với các đối tượng không thể tự lực được trong các sinh hoạt
cá nhân
Những người bị suy nhược hay có những biến chứng do bệnh toàn
thân phải nhờ vào sự giúp đỡ (gia đình, điều dưỡng viên tại các trung tâm
chăm sóc…) có tình trạng kém hơn nhiều so với người tự lập trong sinh hoạt
và việc tổ chức các dịch vụ chăm sóc cho các đối tượng này thường bị bỏ
quên. Điều này do thiếu sự giúp đỡ thích hợp của dịch vụ chăm sóc răng
miệng cùng với sức khoẻ thể chất hay tâm thần kém.
* Một số lý do không đến với dịch vụ răng miệng của các đối tượng
nghiên cứu
Để giải thích sự khác nhau giữa yêu cầu chăm sóc răng miệng của bản
thân người cao tuổi với nhu cầu thực sự về tình trạng răng miệng của họ,
nhiều công trình đã phân tích các yếu tố thực tiễn nhằm đề ra phương hướng,
biện pháp tổ chức, phát triển nhân lực, giáo dục nha khoa, chính sách ưu
tiên... một cách thích hợp để có thể mang lại hiệu quả chăm sóc.


19

Nhiều nghiên cứu đã phỏng vấn lý do tại sao các đối tượng không đến
với dịch vụ răng miệng. Câu trả lời đa số liên quan tới hiểu biết (họ không
biết mình có bệnh). Có một số rào cản khác thuộc về phí tổn khám chữa răng
được cho là quá cao, chờ đợi lâu, xa xôi không thuận lợi, tâm lý e ngại sợ nhổ
răng đau, lây nhiễm.
1.4.4. Chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi
Trong đời sống xã hội, CLCS đã bắt đầu được quan tâm. Khái niệm
“chất lượng cuộc sống” đã ra đời khá lâu nhưng chưa có sự thống nhất. Hiện
tại có nhiều định nghĩa về CLCS [33],[34]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO),CLCS là quan điểm của mỗi cá nhân vềcuộc sống của bản thân trong

bối cảnh văn hóa, xã hội và hệ thống các giá trị mà họ thuộc về, dựa trên các
mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và mối quan tâm của họ [35]. CLCS được đánh
giá trên bốn lĩnh vực chính: sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, các mối quan
hệ xã hội và môi trường sống [36],[37],[38]. CLCS là một khái niệm mang
tính chất khái quát hơn khái niệm sức khỏe, nó mang giá trị tinh thần hơn là
sức khỏe thể chất đơn thuần, phản ánh mối quan hệ gia đình, hoạt động xã
hội, nghề nghiệp, đời sống tinh thần, sự sáng tạo, niềm hy vọng, sự thành đạt.
Đây cũng được coi là một chỉ số tổng hợp thể hiện về trí tuệ, tinh thần và vật
chất của con người, là mục tiêu phấn đấu nhằm đáp ứng sự phát triển bền
vững của mọi quốc gia. CLCS càng cao thì con người càng có nhiều khả năng
lựa chọn cho mình hướng phát triển cá nhân cũng như cách hưởng thụ giá trị
vật chất và tinh thần mà xã hội tạo ra [39]. Nếu như sức khỏe thể chất tốt, ít
ốm đau, bệnh tật là điều kiện căn bản cho một cuộc sống có chất lượng thì các
yếu tố như sức khỏe tinh thần, giao tiếp và vị thế xã hội, tình trạng kinh tế, tín
ngưỡng, điều kiện sống, môi trường.v.v. cũng đóng vai trò quan trọng để nâng
cao CLCS [40],[41].
Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng lên chất lượng cuộc sống là rõ ràng. Với
tình trạng răng miệng tốt (răng còn đầy đủ, khỏe mạnh …), ta sẽ đảm bảo được


20

chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm rõ, giúp tự tin hơn trong công việc cũng
như trong cuộc sống. Ngược lại, tình trạng SKRM không tốt (mất nhiều răng,
sâu răng, đau răng, các bệnh lý nha chu…) sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống
hằng ngày, gây cảm giác khó chịu, ăn uống kém, thiếu tự nhiên trong giao tiếp,
đôi khi gặp khó khăn ngay cả trong những công việc thông thường …
Nhằm đánh giá chính xác vấn đề này, bộ câu hỏi tiêu chuẩn OHIP-14 đã
được Slade đưa ra năm 1997. OHIP-14 được rút ngắn từ OHIP-49, gồm 14
câu hỏi, đánh giá ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng lên khả năng ăn uống,

tâm lý, các công việc hằng ngày cũng như giao tiếp trong xã hội của con
người. Các câu hỏi sẽ được trả lời bằng tần suất gây khó chịu trong vòng 12
tháng với 5 mức độ, tương ứng với các mã: 0: Chưa bao giờ, 1: Hiếm khi, 2:
Thỉnh thoảng, 3: Thường xuyên, 4: Rất thường xuyên [42].
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu sử dụng chỉ số OHIP-14 [43],[44].
Năm 2011, Dahl KE, Wang NJ đã tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa
sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống của nhóm đối tượng từ 68–77
tuổi tại Nauy. Theo kết quả thu được, tỷ lệ người cao tuổi bị ảnh hưởng bởi
bệnh răng miệng là 42%, tỷ lệ người bị đau đớn về thể chất là 43%, không
thoải mái về tinh thần là 28% và khuyết tật về tâm thần là 28%, chỉ có 13%
trả lời là có khuyết tật về mặt xã hội. Trong số những vấn đề răng miệng, vấn
đề thường gặp nhất là đau, sau đó là không thoải mái khi ăn uống, tất cả đều
thuộc lĩnh vực đau đớn thể chất [45].

CHƯƠNG 28:

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH

TRẠNG MẤT RĂNG NGƯỜI CAO TUỔI
Nhiều nghiên cứu về tình trạng mất răng đã được tiến hành trên thế giới.
Trong hội nghị nha khoa Na Uy năm 2007, Ambjorsen E. đã báo cáo về tình
trạng mất răng ở Na Uy trong những năm 1970-1980, tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi
trên 65 khoảng 50%, vào cuối thế kỉ 20 khoảng 30% [46]. Cautley A.J và


21

cộng sự tiến hành nghiên cứu tại Mosgiel New Zealand năm 1992 ở người
trên 75 tuổi với cỡ mẫu là 815, kết quả thu được, trung bình có 18,2 răng
mất/người, trong đó mất răng toàn bộ là 37,6% [47].

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng đã được thực hiện. Theo kết quả
điều tra của Nguyễn Văn Bài (1994), ở miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ mất răng
của nhóm tuổi trên 65 là 95,21%, nhu cầu phục hình là 90,43%, tỷ lệ mất răng
nói chung là 42,1% và nhu cầu phục hình răng bằng cầu răng là 59,79% [48].
Tiến hành nghiên cứu ở quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2007, Trương Mạnh
Dũng cho thấy tỷ lệ mất răng ở người trên 60 tuổi là 81,73% với số trung bình
10,13 răng mất/người. Tuổi càng cao, tỷ lệ mất răng càng tăng. Đặc biệt ở
nhóm tuổi già trên 75 tuổi, có 97,26% đối tượng bị mất răng. Tỷ lệ người mất
răng toàn bộ một hàm chiếm 5,85%, mất răng toàn bộ hai hàm chiếm 2,81%
[49]. Cũng trên địa bàn nội thành thành phố Hà Nội,Trần Thanh Sơn (2007)
và Chu Đức Toàn (2012) cho biết tỷ lệ mất răng của người cao tuổi tại hai
quận Hoàng Mai, Đống Đa lần lượt là 85,7% và 89,5% [50],[51]. Các kết quả
này đều chỉ ra rằng, tỷ lệ mất răng của người cao tuổi ở nước ta vẫn còn cao.
1.6. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị
trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long , nằm cách thành phố Hồ
Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách thành phố
Rạch Giá gần 120 km, cách biển khoảng hơn 80 km theo đường nam sông
Hậu (quốc lộ 91C).
Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38" - 105050’35" kinh độ Đông và
9055’08" - 10019’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sông Hậu.
Phía bắc giáp Thành phố An Giang, phía đông giáp Thành phố Đồng Tháp và
Thành phố Vĩnh Long, phía tây giáp Thành phố Kiên Giang, phía nam giáp
Thành phố Hậu Giang. Diện tích nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ có


22

tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và
dân số vào khoảng 1.200.300 người, mật độ dân số tính đến 2011 là 852

người/km². Cần Thơ là thành phố lớn thứ tư của cả nước, cũng là thành phố
hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông.
Thành phố Cần Thơ có các điểm cực sau:
Cực Bắc là phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt.
Cực Tây là xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh.
Cực Nam là xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai.
Cực Đông là phường Tân Phú, quận Cái Răng.

Hình 1.4. Bản đồ Thành phố Cần Thơ [8]


23

Chương 2
ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Thành phố Cần Thơ
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2015 đến tháng 9/2016.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Là người cao tuổi (theo Luật người cao tuổi của Việt Nam năm 2009
quy định người cao tuổi lớn hơn hoặc bằng 60 tuổi [10]) sống tại Cần Thơ
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
o Các đối tượng không phân biệt giới tính, có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên, đang
o
o
o
o
o
o


sinh sống tại Cần Thơ
Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Có khả năng trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
Những người <60 tuổi.
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Không có mặt trong khi điều tra.
Không đủ năng lực trả lời câu hỏi phỏng vấn.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể:
. DE [52]
Trong đó:
• n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có.
• p: Tỷ lệ mắc bệnh sâu răng tại cộng đồng của người >45 tuổi (78%) [4].
• d: Độ chính xác tuyệt đối (= 5%)


24
• Z2(1-α/2): hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa thống kê α = 0,05, tương ứng với

độ tin cậy là 95% thì Z(1-α/2) = 1,96
• Do sử dụng kỹ thuật chọn mẫu 30 chùm ngẫu nhiên nên cỡ mẫu cần
nhân với hệ số thiết kế mẫu (DE = 1,5)
• Cỡ mẫu cần tăng gấp 2 để có thể so sánh thực trạng bệnh răng miệng và
nhu cầu điều trị bệnh răng miệng ở người cao tuổi thuộc khu vực thành
thị và nông thôn.
Do vậy, cỡ mẫu là 1350 người cao tuổi.

2.3.3. Cách chọn mẫu
Bước 1: Thành phố Cần Thơ được chọn ngẫu nhiên đại diện cho một
vùng sinh thái (từ 6 vùng của đề tài cấp bộ).
Bước 2: Chọn 30 chùm ngẫu nhiên, mỗi chùm là 1 xã (phường).
Bước 3:Chọn đối tượng nghiên cứu: Lên danh sách người cao tuổi trong
xã (phường), chọn ngẫu nhiên đơn khoảng 45 người cao tuổi từ danh sách đó.
2.4. CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU
2.4.1. Biến số và chỉ số
 Biến số không phụ thuộc:
- Tuổi: Số năm tính từ khi sinh ra đến năm 2015 theo lịch dương.
Nhóm tuổi: Chia thành 3 nhóm:
o Nhóm 1: 60 – 64 tuổi.
o Nhóm 2: 65 – 74 tuổi.
o Nhóm 3: từ 75 tuổi trở lên.
- Giới: Nam/nữ.
- Trình độ văn hóa.
- Nghề nghiệp chính trước đây.
- Hành vi VSRM:
+ Số lần chải răng/ ngày.
+ Phương pháp chải răng.
 Biến số phụ thuộc:
- Tình trạng sức khỏe răng miệng.


25

Tình trạng mất răng:
o Mất răng theo Kuorliandsky.
o Mất răng theo vị trí răng: Hàm trên, hàm dưới, nhóm răng trước, nhóm răng
hàm nhỏ, nhóm răng hàm lớn.

o Mất răng theo hệ số nhai còn.
- OHIP-14:
Ảnh hưởng của tình trạng mất răng đến CLCS của NCT.
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá một số biến số
- Tiêu chí đánh giá mất răng: Các răng không còn thân răng trên sống

o
o
o
o

hàm khi thăm khám lâm sàng.
- Hệ số nhai: Được chia thành 4 mục;
Còn 0% - 25%.
Còn 25% - 50%.
Còn 50% - 75%.
Còn trên 75%.
Theo Duchange (Mỹ) và Agapov (Liên Xô), có mỗi quan hệ giữa hệ số
nhai và chỉ định điều trị mất răng:

o Mất 0% - 24% (còn trên 75%) hệ số nhai thì không cần điều trị.
o Mất 25% - 49% (còn 50% - 75%) hệ số nhai thì có thể cần điều trị.
o Mất từ 50% trở lên (còn dưới 50%) hệ số nhai thì cần điều trị [53].
- OHIP-14:
Bộ câu hỏi đánh giá về ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng lên chất
lượng cuộc sống gồm 14 câu, bao gồm 7 lĩnh vực: Ảnh hưởng các cơ năng
(phát âm, vị giác) (câu 1, câu 2); cảm giác đau (câu 3, câu 4); tâm lý không
thoải mái (câu 5, câu 6); hạn chế ăn nhai (câu 7, câu 8); hạn chế tâm lý (câu 9,
câu 10); hạn chế giao tiếp xã hội (câu 11, câu 12); bất lợi về chức năng và tâm
lý (câu 13, câu 14). Các khía cạnh được ghi trên thang điểm Likert từ 0 đến 4

như sau: 0= chưa bao giờ; 1= hiếm khi; 2= thỉnh thoảng; 3= thường xuyên; 4=
rất thường xuyên [54].
2.5. KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN


×