Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

KHẢO SÁT INTERLEUKINE6, INTERLEUKINE8, VÀ TNFα TRONG TIÊN ĐOÁN SỚM ĐỘ NẶNG VIÊM TỤY CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.51 KB, 15 trang )

KHẢO SÁT INTERLEUKINE-6, INTERLEUKINE-8, VÀ
TNF-α TRONG TIÊN ĐOÁN SỚM ĐỘ NẶNG VIÊM TỤY CẤP
BS.CKII. Ngô Dũng Cường, ThS.BS. Cao Tấn Phước, BS. Vũ Thị Minh Phương
TÓM TẮT
Viêm tuỵ cấp (VTC) nặng có tỉ lệ tử vong cao so với VTC nhẹ. Song song với
tìm nguyên nhân, chẩn đoán sớm VTC nặng là quan trọng để có chiến lược điều trị
sớm, tích cực giúp cải thiện tỉ lệ tử vong. Giá trị của những cytokines (Interleukin
[IL]-6, IL-8, và TNF-alpha) có nhiều hứa hẹn và đã được nghiên cứu. Nghiên cứu
tiền cứu 47 bệnh nhân VTC với khởi phát đau bụng trước 48 giờ ngay thời điểm
nhập viện. Tiêu chuẩn của Atlanta 1992 được sử dụng để phân biệt VTC nặng và
nhẹ. Nhóm chứng gồm 47 người tình nguyện. Đo nồng độ IL-6, IL-8, TNF-alpha, và
CRP ngay thời điểm nhập viện. Sử dụng đường cong ROC và diện tích dưới đường
cong (AUC) được tính toán cho mỗi chất CRP, IL-6, IL-8 và TNF-alpha để phân
biệt giữa hai nhóm VTC nặng và nhẹ. Sử dụng phần mềm Stata 8.0 để sử lý thống
kê, và p < 0,05 để xác định ý nghĩa. Có sự khác biệt có ý nghĩa của IL-6, IL-8 và
TNF-alpha giữa nhóm chứng và nhóm VTC (p < 0,001), cũng như của IL-6, IL-8,
và TNF-alpha giữa hai nhóm VTC nặng và nhẹ (p = 0,0026, p = 0,0017, p = 0,001)
(theo thứ tự). Không có sự khác biệt ý nghĩa của CRP giữa hai nhóm VTC nặng và
nhẹ (p = 0,381, p >0,05). Giaù trị của AUC của IL-6 cao nhất (AUC= 0,961), và
giảm dần theo thứ tự: IL-8 (AUC=0,767), TNF-alpha (AUC = 0,49). IL-6, IL-8, và
TNF-alpha có thể được sử dụng độc lập trong phân biệt sớm VTC nặng và nhẹ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Viêm tuỵ cấp (VTC) là quá trình viêm cấp tính của tuyến tuỵ được chẩn đoán
chủ yếu bằng đau bụng cấp và sự gia tăng đồng thời Amylase và Lipase trong huyết
thanh (tăng gấp 3 lần giới hạn trên) [3], [12], [37], [45], [46], [66]. Nguyên nhân
thường gặp là sỏi đường mật và rượu [23], [37], [45].
- VTC nặng (xuất huyết, hoại tử) với những biến chứng tại chỗ (hoại tử, nang giả
tuỵ, áp xe) và những biến chứng hệ thống (hội chứng nguy ngập hô hấp cấp, sốc,
đông máu nội mạch lan toả …) với tỉ lệ tử vong 15-25% [3], [23], [41], [62], [67].
- Vấn đề tiên đoán độ nặng của bệnh là rất quan trọng để giúp hướng dẫn điều trị
và dự phòng rối loạn chức năng đa cơ quan và biến chứng tại chỗ. Thang điểm


Ranson, Glasgow, và APACHE đã được sử dụng [15], [23], [45]. Tuy nhiên, các hệ
thống này có nhiều thông số và cần 48 giờ sau nhập viện mới đánh giá một cách đầy
đủ [11]. CT scan của Balthazar có giá trị cao và có thể thực hiện ở bất cứ thời điểm
nào nhưng có hạn chế là không đánh giá được các biến chứng hệ thống và có tác
dụng phụ dị ứng của chất cản quang cũng như khá đắt [15], [30], [51], [62].
- Giá trị của những cytokines (Interleukin [IL]-6, IL-8, và TNF-alpha) có nhiều
hứa hẹn và đã được nghiên cứu.
- Ở Việt Nam, hiện tại chưa có hệ thống tiên lượng VTC nặng tại phòng cấp cứu,
do đó chúng tôi muốn tiến hành khảo sát nồng độ TNF-∝, IL-6 và IL-8 trong huyết
thanh ở bệnh nhân VTC với mong muốn là tiên đoán sớm độ nặng của VTC.

Trang 21


Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ TNF-∝, IL-6 và IL-8 với độ nặng của VTC.
Mục tiêu chuyên biệt:
- Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ TNF-∝, IL-6 và IL-8 với VTC nặng trong
vòng 48 giờ đầu từ khi khởi phát đau bụng, ngay thời điểm nhập viện.
- So sánh giá trị của TNF-∝, IL-6, IL-8 với CRP.
1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.1. Đối tượng nghiên cứu:
47 bệnh nhân đau bụng cấp trước 48 giờ đến khám và nhập viện tại khoa Cấp
cứu tổng hợp BVCC Trưng Vương từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 5 năm 2008
được chẩn đoán VTC.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tuỵ cấp:
- Đau bụng cấp, kèm ói mửa.
- Kèm amylase máu tăng gấp 3 lần giới hạn trên bình thường (bình thường 23-125
U/L) hoặc có trong dịch ổ bụng, dịch màng phổi.
- Đồng thời Lipase máu tăng gấp 3 lần giới hạn trên (bình thường < 190 U/L).

- Hoặc hình ảnh VTC trên siêu âm bụng, CT scan hoặc qua phẫu thuật (đại thể và
vi thể).
* Tiêu chuẩn loại trừ:
-

Nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng tiểu.
Nhồi máu cơ tim.
Suy thận mạn tính.
Viêm gan siêu vi.

1.2. Phương pháp nghiên cứu:
1.2.1. Loại hình nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
1.2.2. Phương pháp tiến hành:
* Bước 1:
- Tất cả đối tượng nghiên cứu đều được khám lâm sàng và khai thác kỹ tiền sử
nhất là bệnh lý về gan, thận, tuỵ mạn tính, nghiện rượu.
- Tiến hành xét nghiệm: Huyết đồ, amylase máu và niệu, amylase trong dịch màng
phổi, trong dịch màng bụng (nếu có), lipase máu, ion đồ máu, urê, creatinine máu,
đường huyết, LDH, SGOT, SGPT, bilirubine máu, khí máu động mạch, ECG, X
quang ngực, xét nghiệm đông máu: TP, TCA, fibrinogen và D-dimer, tổng phân tích
nước tiểu, HBsAg, HCV.
- Xét nghiệm IL-6, IL-8, TNF-∝, CRP lúc nhập viện tại khoa cấp cứu tổng hợp.
Mẫu máu 2mL máu đông (xét nghiệm IL-6, IL-8, TNF-α) được dự trữ ở nhiệt độ –
200 C, được phân tích bằng phương pháp dàn trải vi mạch sinh học phát hoá quang
tự động (fully automated chemiluminescent biochip array). CRP thực hiện bằng
máy HITACHI 717 với độ nhạy 0,07 mg/L. IL-6, IL-8, TNF-∝ thực hiện bằng
phương pháp Biochip array với máy phân tích vi mạch sinh học phát hoá quang tự
Trang 22



động (fully automated chemiluminescent biochip analyzer), máy Evidence®, hãng
RANDOX của nước Anh; mẫu máu đông (2mL) với độ nhạy 0,2pg/ mL đối với IL6 và 0- 1,5 pg/ mL đối với IL-8; độ nhạy là 0,6 pg/ mL đối với TNF-∝.
- Siêu âm bụng giúp tìm nguyên nhân của viêm tuỵ cấp là do sỏi đường mật. CT
scan bụng (không cản quang hoặc có cản quang) khi nghi ngờ chẩn đoán viêm tuỵ
qua siêu âm và tìm biến chứng tại chỗ của viêm tuỵ cấp.
* Bước 2:
Phân loại các đối tượng nghiên cứu làm 2 nhóm: VTC nặng và VTC nhẹ dựa
vào tiêu chuẩn phân loại Atlanta 1992. Nhóm chứng thu thập từ nghiên cứu của
Phan Thị Danh với 47 người tình nguyện khỏe mạnh [1].
* Bước 3:
So sánh mối tương quan về nồng độ của IL-6, IL-8, TNF-∝ và CRP giữa hai
nhóm VTC nặng và nhẹ cũng như với nhóm chứng qua phân tích số liệu bằng
Mann-Whitney U test với phần mềm thống kê Stata 8.0.
1.2.3. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu:
∗Thang điểm RANSON:
Lúc nhập viện
- Tuổi > 55.
- Bạch cầu > 16.000/mm³.
- LDH > 350 UI/ L.
- Glucose máu > 200mg%.
- AST > 250 UI/ L.

Trong vòng 48 giờ
- Hct giảm > 10%.
- Urê máu tăng > 5mg/ dL.
- Canci máu < 8mg/ dL (<2mmoL/L).
- PaO₂ < 60mmHg.
- Dự trữ kiềm giảm > 4mEq/l.
- Sự tụ dịch > 6 lít.


∗ Tiêu chuẩn Atlanta về VTC nặng: 01 trong những tiêu chuẩn sau[69]:
(1) Suy cơ quan: khi có một trong những biểu hiện sau:
- Huyết áp tâm thu < 90mmHg.
- Áp suất phần oxy trong máu động mạch: PaO2 ≤ 60mmHg.
- Creatinine máu > 2mg% (176,8µM/L) sau bù dịch.
- Xuất huyết tiêu hoá > 500ml trong 24 giờ.
(2) Biến chứng tại chỗ:
- Hoại tử.
- Áp xe.
- Nang giả tuỵ.
(3) Tiêu chuẩn Ranson ≥ 3.
1.2.3. Xử lý và phân tích số liệu:
Sử dụng phần mềm Stata 8.0 để xử lý và phân tích số liệu.
* Sử dụng phương pháp phân tích Mann-Whitney U test để so sánh nồng độ
của mỗi IL-6, IL-8, và TNF-∝ giữa nhóm VTC nặng và nhóm VTC nhẹ, giữa nhóm
VTC và nhóm chứng. So sánh nồng độ của CRP giữa hai nhóm VTC nặng và nhẹ.
* Sử dụng đường cong ROC (Receiver Operating characteristic curves) và
diện tích dưới đường cong (AUC: Area under the curves) của CRP, IL-6, IL-8,
Trang 23


TNF-∝ để so sánh giá trị để chẩn đoán phân biệt giữa hai nhóm VTC nặng và nhẹ.
Tính độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cho mỗi chất CRP, IL-6, IL-8, TNF-∝.
2. KẾT QUẢ:
47 BN (34 nam và 13 nữ; tuổi trung bình là 47 ± 18,1; tuổi nhỏ nhất là 24, tuổi
cao nhất là 85)
Số bệnh nhân VTC nhẹ 30/47 (chiếm 63,8%) trong số đó 13 VTC do rượu, 7
VTC do sỏi, và 10 VTC chưa rõ nguyên nhân.
Số bệnh nhân VTC nặng 17/47 (chiếm 36,2%) trong số đó 8 VTC do rượu, 3
VTC do sỏi, 1 VTC do tăng triglyceride (nồng độ 2553mg/L), và 5VTC chưa rõ

nguyên nhân.
Bảng 2.1. Nồng độ trong huyết thanh của Cytokines ở nhóm chứng, VTC nhẹ,
VTC nặng
Nhóm
Viêm tuỵ cấp nặng
(N= 17)
p: so với nhóm viêm tuỵ cấp
nhẹ
Viêm tuỵ cấp nhẹ
(N= 30)
**Nhóm chứng
(N=47)
p: so với nhóm viêm tuỵ cấp
và nhóm chứng

TNF-α
(pg/mL)
13,7
(7,6-19,5)
0,0026

IL-8
(pg/mL)
676,74
(182,52-2249,52)*
0,0017

IL-6
(pg/mL)
380

(316,84-700)
< 0,001

5,35
(2,39-9,61)
4,85 ± 3,05

122,15
(61,63-355,42)
49,60 ± 54,90

30,48
(7,86-63,69)
0,29 ± 0,47

< 0,001

< 0,001

< 0,001

* Kết quả của nồng độ IL-6, IL-8, và TNF-α được trình bày là trung vị (medians) và
khoảng tứ phân vị (interquartile ranges)
**Nhóm chứng: Thu thập số liệu từ nghiên cứu của Phan Thị Danh thực hiện trên
người tình nguyện khoẻ mạnh [1].
Bảng 2.2. Nồng độ CRP trong huyết thanh theo nhóm viêm tuỵ
Nhóm

Nồng độ (mg/L)


Viêm tuỵ cấp nặng
(N = 17)
Viêm tuỵ cấp nhẹ
(N = 30)

53 (11,6 - 110)*
25,5 (6,57 - 88,37)

p

0,381

* Kết quả của nồng độ CRP được trình bày là trung vị và khoảng tứ phân vị.

Trang 24


Đường cong ROC (AUC=0,49)

0.4

O

0.0

0.2

sensitivity

Độ

nhạy

0.6

0.8

1.0

Duong cong ROC (AUC=0.49)

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1-specificity

1- độ đặc hiệu

Diện tích dưới đường cong (AUC) = 0,49
Biểu đồ 2.1. Đường cong ROC phân biệt VTC nặng và nhẹ theo CRP

Đường cong ROC (AUC=0,961)


1.0

Duong cong ROC (AUC=0.961)

0.6
0.4
0.0

0.2

Độ nhạy

sensitivity

0.8

O

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0


1-specificity

1- độ đặc hiệu

Diện tích dưới đường cong (AUC) = 0,961.
Biểu đồ 2.2. Đường cong ROC phân biệt VTC nặng và nhẹ theo IL-6

Trang 25


sensitivity

0.6

0.8

1.0

Đường
cong ROC (AUC=0,767)
Duong cong ROC (AUC=0.767)

0.4

Độ nhạy

0.0

0.2


O

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1- độ đặc hiệu
1-specificity

Diện tích dưới đường cong (AUC) = 0,767
Biểu đồ 2.3. Đường cong ROC phân biệt VTC nặng và nhẹ theo IL-8
Đường cong ROC (AUC=0.725)

0.8

1.0

Duong cong ROC (AUC=0.725)

0.4


0.6

O

0.0

0.2

sensitivity

Độ
nhạy

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1- độ đặc hiệu

1-specificity

Diện tích dưới đường cong (AUC) = 0,725

Biểu đồ 2.4. Đường cong ROC phân biệt VTC nặng và nhẹ theo TNF-α

Trang 26


@ Nhận xét: AUC của IL-6, IL-8, TNF-alpha, và CRP giảm dần theo thứ tự:
0,961 ; 0,767 ; 0,725 ; 0,49.
Bảng 2.3. Độ nhạy, độ đặc hiệu, và độ chính xác của IL-6, IL-8, TNFalpha, và CRP trong tiên đoán độ nặng của VTC
Ngưỡng giá trị (pg/mL)

CRP
165,12

IL-6
202,47

IL-8
989,02

TNF-α
20,04

Độ nhạy (%)
Độ đặc hiệu (%)
Độ chính xác (%)
PPV (%)
NPV (%)

52,94
66,66

61,7
47,36
71,42

100
96,66
97,87
94,44
100

35,29
96,66
74,46
85,71
72,50

64,70
73,33
70,21
57,89
78,57

* PPV (Positive predictive value): Giá trị tiên đoán dương tính.
NPV (Negative predictive value): Giá trị tiên đoán âm tính.
3. BÀN LUẬN:
3.1. Nhận định chung:
Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 47 bệnh nhân (30 VTC nhẹ, 17 VTC nặng)
đã chứng tỏ:
Sự tăng cao có ý nghĩa của IL-6, IL-8, TNF-∝ ở nhóm bệnh nhân VTC nặng
khi so sánh với nhóm bệnh nhân VTC nhẹ: IL-6 (p < 0,001), IL-8 (p = 0,0017),

TNF-∝ (p = 0,0026) (bảng 2.1).
Không có sự khác biệt của CRP giữa hai nhóm VTC nặng và VTC nhẹ (p =
0,381) (bảng 2.2). Đồng thời cho thấy IL-6, IL-8, và TNF-∝ có giá trị tiên đoán độ
nặng hơn CRP ngay thời điểm nhập viện trong vòng 48 giờ sau khi khởi phát triệu
chứng trong đó IL-6 là có giá trị nhất (với độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 96,66%,
ngưỡng giá trị là 202,47 pg/mL; cũng như AUC của IL-6, IL-8, TNF-∝ và CRP lần
lượt là 0,961, 0,767, 0,725 và 0,49) (Biểu đồ 2.1, 2.2, 2.3, 2.4). Tương tự với PPV,
NPV cũng giản dần theo thứ tự đối với IL-6, IL-8, TNF-alpha, và CRP (bảng 2.3).
Nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa xác định kết quả của những nghiên cứu
trước đây là những cytokines này (IL-6, IL-8 và TNF-∝ có thể được sử dụng để
phân biệt VTC nặng với VTC nhẹ [8], [24], [41], [56].  
3.2. Ý nghĩa của các Cytokines trong tiên đoán độ nặng của bệnh:
3.2.1. IL-6:
Nghiên cứu của chúng tôi (30 VTC nhẹ và 17 VTC nặng), có sự gia tăng có ý
nghĩa nồng độ trong huyết thanh của IL-6 trong VTC nặng so với VTC nhẹ (p <
0,001) (bảng 2.1). Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đây [8], [20],
[21], [24], [27], [41], [53], [54], [56], [59]. Ngoài ra với ngưỡng giá trị
202,47pg/mL thì độ nhạy là 100% (17/17) và độ đặc hiệu là 96,66% (29/30). Từ đó
có thể kết luận: IL-6 là dấu ấn sinh học cho độ nặng của VTC trong giai đoạn sớm.

Trang 27


Bảng 3.4. Bảng so sánh các kết quả nghiên cứu đối với IL-6
Nghiên
cứu
Heath
Pezzilli
Gurleyik
Jiang

Chúng tôi

Số BN nặng/
Tổng số
10/24
15/38
06/30
14/33
17/47

Thời điểm
Nhập viện
Nhập viện
24giờ
24 giờ
Nhập viện

Ngưỡng giá
trị
130U/L
2,7pg/mL
50pg/mL
50pg/mL
202,47pg/mL

Độ nhạy
(%)
100
100
100

100
100

Độ đặc
hiệu (%)
71
81
88
89,4
96,66

3.2.2. IL-8:
Nghiên cứu của chúng tôi, có sự gia tăng có ý nghĩa nồng độ của IL-8 trong VTC
nặng so với VTC nhẹ (p=0,0017) (bảng 2.1), phù hợp với những nghiên cứu của
Pezzilli R, 1995; Berney và cs, 1999 và Nakechand Pooran, 2003 [8], [41], [53].
Bảng 3.5. Bảng so sánh các kết quả nghiên cứu đối với IL-8
Nghiên
cứu
Stoelben
Pezzilli
Chúng tôi

Số BN nặng/
Tổng số
11/23
15/38
17/47

Thời điểm
Nhập viện

24 giờ
Nhập viện

Ngưỡng giá
trị
200pg/L
30pg/mL
989,02pg/mL

Độ nhạy
(%)
82
81
35,29

Độ đặc
hiệu (%)
75
77
96,66

3.2.3. TNF-α:
Nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ nồng độ TNF-∝ tăng có ý nghĩa trong VTC
nặng (p = 0,0026) (bảng 2.1), phù hợp với nghiên cứu trước đây [24], [41].
Bảng 3.6. Bảng so sánh các kết quả nghiên cứu đối với TNF-α
Nghiên cứu
Jiang
Chúng tôi

Số BN nặng/

Tổng số
14/33
17/47

Thời điểm
24 giờ
Nhập viện

Ngưỡng giá
trị
2pg/mL
20,04pg/mL

Độ nhạy
(%)
63,2
64,7

Độ đặc hiệu
(%)
72,7
73,33

3.2.4. CRP:
Nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng
độ trong huyết thanh của CRP giữa hai nhóm VTC nặng và VTC nhẹ trong vòng 48
giờ sau khi khởi phát triệu chứng đau bụng, ngay thời điểm nhập viện (p = 0,381 >
0,05) (Bảng 2.2).
3.2.5. So sánh IL-6, IL-8, và TNF-α với CRP
Một số nghiên cứu trước đây đã so sánh giá trị của IL-6, IL-8, và TNF-α với

CRP:
* Nghiên cứu của chúng tôi, với ngưỡng giá trị của IL-6 để phân biệt VTC
nặng và nhẹ là: 202,47pg/mL thì độ nhạy là 100% (17/17), độ đặc hiệu là 96,66%
(29/30) và độ chính xác (97,87%) cao hơn CRP (bảng 2.3, 3.4, 3.7). Ngoài ra giá trị
của AUC của IL-6 cao hơn CRP (0,961 > 0,49) (biểu đồ 2.1 và 2.2).

Trang 28


Bảng.3.7. Bảng các kết quả nghiên cứu so sánh IL-6 với CRP
Nghiên cứu
Pezzilli
*IL-6
*CRP
Pezzilli
*IL-6
*CRP
Jiang
*IL-6
*CRP
Chúng tôi
*IL-6
*CRP

Số BN nặng/
Tổng số
15/38

Thời điểm


Ngưỡng giá
trị

Độ nhạy
(%)

Độ đặc hiệu
(%)

Nhập viện

2,7pg/mL
11mg/dL

100
8

86
95

Nhập viện

3,7µg/L
6-7mg/L

100
87

83
46


24 giờ

50pg/mL
16mg/dL

100
42,9

89,7
89,5

Nhập viện

202,47pg/L
165,12mg/L

100
52,9

96,66
66,66

15/40
14/33
17/47

-IL-8: ít nghiên cứu so sánh IL-8 và CRP trong tiên đoán độ nặng của VTC
trong 24giờ đầu nhập viện.
* Trong nghiên cứu của chúng tôi: với ngưỡng giá trị (cut-off) của IL-8 để

phân biệt VTC nặng và nhẹ là 989,02pg/mL thì độ nhạy là 35,29% (6/17) và độ đặc
hiệu là 96,66% (29/30). So với CRP độ nhạy thấp hơn (35,29% so với 52,9%),
nhưng độ đặc hiệu cao hơn (96,66% so với 66,66%) (bảng 2.3, 3.8); ngoài ra, AUC
của IL-8 lớn hơn CRP (0,767 sovới 0,49) (biểu đồ 2.1 và 2.3).
Bảng.3.8. Bảng các kết quả nghiên cứu so sánh IL-8 với CRP
Nghiên cứu
Pezzilli
*IL-8
*CRP
Chúng tôi
*IL-8
*CRP
- TNF-α:

Số BN nặng/
Tổng số
15/38

Thời điểm

Ngưỡng giá
trị

Độ nhạy
(%)

Độ đặc
hiệu (%)

Nhập viện


30pg/mL
11mg/dL

100
8

81
95

Nhập viện

989,02pg/mL
165,12mg/L

35,29
52,9

96,66
66,6

17/47

* Nghiên cứu của chúng tôi: với ngưỡng giá trị của TNF-∝ để phân biệt viêm
tuỵ cấp nặng và nhẹ là 20,04pg/mL thì độ nhạy là 64,7% (11/17) và độ đặc hiệu là
73,33% (22/30) với độ chính xác 70,21% cao hơn CRP (bảng 2.3). AUC của TNF∝ cũng lớn hơn CRP (0,725 so với 0,49) (biểu đồ 2.1 và 2.4).

Trang 29



Bảng 3.9. Bảng các kết quả nghiên cứu so sánh TNF-∝ với CRP
Nghiên cứu
Jiang
*TNF-∝
*CRP
Chúng tôi
*TNF-∝
*CRP

Số BN nặng/
Tổng số
15/38

Thời điểm

Ngưỡng giá
trị

Độ nhạy
(%)

Độ đặc
hiệu (%)

Nhập viện

2pg/mL
16mg/dL

62,3

42,9

78,9
89,5

Nhập viện

20,04pg/mL
165,12mg/L

64,7
52,9

73,33
66,6

17/47

3.3. Những vấn đề khó khăn, tồn tại trong nghiên cứu:
- Vấn đề tầm soát nguyên nhân của VTC chưa đầy đủ, nhất là nguyên nhân di
truyền, nên không thể đánh giá sự thay đổi của IL-6, IL-8, và TNF-∝ theo từng
nhóm nguyên nhân.
- Mẫu nghiên cứu chưa nhiều (47 bệnh nhân), thời điểm lấy mẫu không thể
thực hiện trước 24 giờ.
- Chưa khảo sát được động học của từng Cytokines nên chưa đánh giá một
cách toàn diện giá trị của những Cytokines trong từng thời điểm.
4. KẾT LUẬN:
- Nghiên cứu của chúng tôi (47 bệnh nhân VTC) một lần nữa chứng tỏ IL-6, IL8, TNF-α là những cytokines có thể được sử dụng để tiên đoán sớm độ nặng của
VTC trong vòng 48giờ từ khi khởi phát đau bụng trong đó IL-6 có giá trị tốt nhất
với độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 96,66% (ngưỡng giá trị là 202,47pg/mL).

- Đây là nghiên cứu bước đầu của nước ta về những cytokins, hy vọng góp phần
vào tiên đoán sớm độ nặng của VTC.
- Vấn đề còn tồn tại hiện nay là phương pháp tầm soát những cytokins chưa trở
thành thường quy, tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng với sự phát triển của miễn dịch
học trên thế giới và tại Việt Nam, các trang thiết bị để tầm soát những Cytokines sẽ
được trang bị đầy đủ nhằm góp phần vào nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị những
bệnh lý đáp ứng viêm trong đó có VTC.
Đề nghị:
Qua nghiên cứu này, kết hợp với những y văn thế giới, chúng tôi đề nghị sử
dụng những dấu ấn sinh học trong huyết thanh để tiên đoán độ nặng của VTC: IL-6,
IL-8, TNF-α ngay thời điểm nhập viện (trong đó IL-6 là dấu ấn sinh học có giá trị
nhất) và CRP lúc 48 giờ để có thể làm giảm tỉ lệ tử vong do VTC nặng.

Trang 30


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Phan Thị Danh (2006), “ Sử dụng kỹ thuật Biochip trong xét nghiệm và ứng
dụng lâm sàng cytokines”,Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 10, (1), tr.
385-389.
2. Phạm Hoàng Phiệt (2004),“ Cytokin”, Miễn dịch- Sinh lý bệnh, Nhà xuất bản
Y học thành phố Hồ Chí Minh, Ch 7, tr.82-93.
Tài liệu tiếng nước ngoài
3. Ahmed Z, Al-Bahrani, Basil J. Ammori (2005), “Review clinical laboratory
assessment of acute pancreatitis” Elsevier B.V.
4. Antonio Carnovale, Pier Giorgio Rabitti (2005), “Mortality in Acute
Pancreatitis: Is It an Early or a Late Event?”, JOP. J Pancreas (Online);
6(5):pp. 438-444.
5. Andrew Kingsnorth and Derek O'Reilly (2006), “Acute pancreatitis”,

BMJ;332;pp.1072-1076.
6. Avery B. Nathens, MD, PhD (2004), “Management of the critically ill patient
with severe acute pancreatitis”, Crit Care Med Vol. 32, No. 12.
7. Bei Sun, Ha-Li Li (2003), “Factors predisposing to severe acute pancreatitis:
evaluation and prevention”, World J Gastroenterol ;9(5), pp.1102-1105.
8. Berney T (1999), “Serum profiles of interleukin-6, interleukin-8, and
interleukin-10 in patients with severe and mild acute pancreatitis”,
Pancreas. ;18(4), pp.371-377.
9. Bertsch T, Aufenanger J (1997), “Interleukin-6 and Phospholipase A2
isoenzymes during acute pancreatitis”, Pancreas.;14(1), pp.1-8.
10. Catherin M. Pastor, MD, PhD (2003), “Pancreatitis- associated acute lung
injury”, Chest, 124, pp. 2341- 2351.
11. Chun-Chia Chen (2004), “ Serum Markers in the Early Assessment of Severity
of Acute Pancreatitis: Which is the Most Useful?”, J Chin Med
Assoc,67, pp.439-441.
12. David C. Whitcomb, M.D., Ph.D (2006), “Acute Pancreatitis”, N Engl J Med;
354, pp.2142-2150.
13. Derek A O'Reilly and Andrew N Kingsnorth (2004), “Management of acute
pancreatitis”, BMJ;328, pp.968-969.
14. Elena Citkowitz (2005), “Hypertriglyceridemia”, eMedicine World Medical
Library.
15. Emil J. Balthazar, MD (2002), “Acute pancreatitis: Assessment of severity with
clinical and CT evaluation”, Radiology; 223, pp. 603-613.
16. Florence C. Riché MD, Bernard P (2003), “Inflammatory cytokines, C reactive
protein, and procalcitonin as early predictors of necrosis infection in
acute necrotizing pancreatitis”, Surgery, Volume 133, Issue 3, pp. 257262.
17. Gurlich R, Maruna P, Spicak J (2006), “ Prediction and monitoring of severe
acute pancreatitis”, Cas Lek Cesk.;145(6), pp.437-441.
18. Giedrius Barauskas (2004), “C-reactive protein in early prediction of pancreatic
necrosis”, MEDICINA Vol. 40, No. 2 - .


Trang 31


19. Gross V (1992), “Interleukin-8 and neutrophil activation in acute pancreatitis”,
Eur J Clin Invest.;22(3), pp.200-203.
20. Heath DI, Cruickshank A, Gudgeon M, Jehanli A, Shenkin A, Imrie CW
(1993), “Role of interleukin-6 in mediating the acute phase protein
response and potential as an early means of severity assessment in acute
pancreatitis”, Gut.;34(1), pp.41-45.
21. Inagaki T(1998), “Interleukin-6 is a useful marker for early prediction of the
severity of acute pancreatitis”, Pancreas.;16(4),pp.557-558.
22. Jean Louis Frossard (2001), “Trypsin activation peptide (TAP) in acute
pancreatitis: From pathophysiology to clinical usefulness” JOP, J.
pancreas (online); 2 (2),pp. 69-77.
23. Jean louis Frossard (2001), “New serum markers for the detection of severe
acute pancreatitis in human”, American Journal of respiratory and critical
care medecin, vol 164, pp.162- 170.
24. Jiang CF, Shiau YC, Ng KW, Tan SW (2004), “Serum interleukin-6, tumor
necrosis factor alpha and C-reactive protein in early prediction of
severity of acute pancreatitis”, J Chin Med Assoc.;67(9), pp.439-441.
25. J Mayer, B. Rau, F GanSauge, HG Beger (2000), “Inflammatory mediators in
human acute pancreatitis: clinical and pathophysiological implications”,
Gut; 47, pp. 546-552.
26. J Toouli, M Brooke- Smith (2002), “Guilines for the management of acute
pancreatitis”, Journal of Gastroenterology and Hepatology 17 (Suppl),
pp. S15- S39.
27. Kaw M, Singh S (2001), “Serum lipase, C-reactive protein, and interleukin-6
levels in ERCP-induced pancreatitis”, Gastrointest Endosc.;54(4),
pp.435-440.

28. Kazunori Takeda, Tadahiro Takada (2006), “JPN Guidelines for the
management of acute pancreatitis: medical management of acute
pancreatitis”, J Hepatobiliary Pancreat Surg;13,pp.42–47.
29. Kimmo Halonen (2004), “Outcome prediction and quality of life in severe acute
pancreatitis”, Helsinki University Central Hospital.
30. Lawrence K. Gatees Jr (1999), “Severity scoring for acute pancreatitis:Where
do we stand in 1999?”, Current Science,Inc.ISSN,1:134-138. Copyright
by Current Science,Inc.
31. Leser HG (1991), “Elevation of serum interleukin-6 concentration precedes
acute-phase response and reflects severity in acute pancreatitis”
Gastroenterology.;101(3), pp.782-785.
32. Louis R Lambiase (2006), “ Pancreatic Pseudocysts”, eMedicine World
Medical Library.
33. Manes G, Spada OA, Rabitti PG, Pacelli L, Iannaccone L, Uomo G 1997),
“Serum interleukin-6 in acute pancreatitis due to common bile duct
stones. A reliable marker of necrosis” Recenti Prog Med.;88(2), pp.6972.
34. Marja-Leena Kylnp-Bck(2001), “Acute pancreatitis: Diagnosis and assessment
of severity with markers of inflammation” Helsinski.

Trang 32


35. Miho Sekimoto, Tadahiro Takada (2006), “JPN Guidelines for the management
of acute pancreatitis: epidemiology, etiology, natural history, and
outcome predictors in acute pancreatitis”, J Hepatobiliary Pancreat Surg ;
13, pp.10–24.
36. Marko Lempinen (2004), “Trypsin- related markers in the severity assessment
of
acute
pancreatitis”.

Helsinski.
Website: />pdf
37. Mark Topazian and Fred S. Gorelick (2003), “Acute pancreatitis”, Textbook of
Gastroenterology - chapt. 94.
38. Masahiko Hirota, Masaki Ohmuraya, Hideo Baba (2006), “ Genetic background
of pancreatitis”, Postgrad Med J;82, pp.775–778.
39. M M Lerch and W Halangk (2006), “ Human pancreatitis and the role of
cathepsin B”, Gut;55, pp.1228-1230.
40. Motoo Y, Xie MJ, Mouri H, Sawabu N (2004),“Expression of interleukin-8 in
human obstructive pancreatitis”,JOP.;5(3),pp.138-144.
41. Nakechand Pooran,MD (2003), “Cytokines (IL-6, IL-8, TNF),Early and reliable
predictors of severe acute pancreatitis”, J Clin Gastroenterol; 37 (3),
pp.263-266.
42. Nikou GC (2004), “Effect of octreotide administration on serum interleukin-6
(IL-6) levels of patients with acute edematous pancreatitis”.
Hepatogastroenterology.;51(56), pp.599-602.
43. Oezcueruemez-Porsch M (1998), “Diagnostic relevance of interleukin pattern,
acute-phase proteins, and procalcitonin in early phase of post-ERCP
pancreatitis”,Dig Dis Sci.;43(8), pp.1763-1769.
44. Padmam Puneet, Shabbir Moochhala, and Madhav Bhatia (2005), “Chemokines
in acute respiratory distress syndrome”, Am J Physiol Lung Cell Mol
Physiol,288: L3–L15.
45. Pamela A. Lipsett (2005), “ Acute pancreatitis”- Textbook of critical care, fifth
Edition, Elsevier Saunders;Chapt. 112, pp. 1020-1031.
46. Pancreatic disease group, chinese society of gastroenterology and chinese
medical association (2005), “Consensus on the diagnosis and treatment
of acute pancreatitis”, Chinese Journal of digestive disease; 6, pp. 47-57.
47. Papachristou GI, Whitcomb DC.(2005),“Inflammatory markers of disease
severity in acute pancreatitis”,Clin Lab Med.;25(1),pp.17-37.
48. Papachristou GI, Whitcomb DC (2004), “Predictors of severity and necrosis in

acute pancreatitis”, Gastroenterol Clin North Am.;33(4), pp.871-90.
49. Paredes Cotore JP, Bustamante Montalvo M (1995), “Prognosis of acute
pancreatitis: Ranson or APACHE ?”, Rev Esp Enferm Dig, 87 (2), pp.
121-126.
50. Peter A. Banks, M.D (2006), “Practice Guidelines in Acute Pancreatitis”, Am J
Gastroenterol;101, pp.2379–2400.
51. Patrick W Vriens, Pieter van de Linde (2005), “Computed tomography severiry
index is an early prognostic tool for acute pancreatitis”- Am Coll
Surg;201,pp. 497-502. Copyright by the American College Surgeons.

Trang 33


52. Pedersen N, Larsen S, Seidelin JB, Nielsen OH (2004), “Alcohol modulates
circulating levels of interleukin-6 and monocyte chemoattractant protein1 in chronic pancreatitis”. J Gastroenterol.;39(3), pp.277-282.
53. Pezzilli R, Billi P, Miniero R, Fiocchi M, Cappelletti O, Morselli-Labate AM,
Barakat B, Sprovieri G, Miglioli M (1995), “Serum interleukin-6,
interleukin-8, and beta 2-microglobulin in early assessment of severity of
acute pancreatitis. Comparison with serum C-reactive protein”, Dig Dis
Sci.;40(11), pp.2341-2348.
54. Pezzilli R, Miniero R, Cappelletti O, Barakat B (1998), “Serum interleukin 6 in
the prognosis of acute biliary pancreatitis”, Ital J Gastroenterol
Hepatol.;30(3), pp.295-296.
55. Pietro Renzulli, Stephan M. Jakob (2005), “Severe Acute Pancreatitis: CaseOriented
Discussion
of
Interdisciplinary
Management”,
Pancreatology;5,pp.145–156.
56. Raffaele Pezzilli (1999), “Simultaneous serum assays of lipase and Interleukin6 for early diagnosis and prognosis of acute pancreatitis”, Clinical

chemistry,pp. 1762-1767.
57. Rau B, Steinbach G, Gansauge F, Mayer JM, Grunert A, Beger HG (1997),
“The potential role of procalcitonin and interleukin 8 in the prediction of
infected necrosis in acute pancreatitis”, Gut.;41(6), pp.832-840.
58. R M S Mitchell, M F Byrne, J Baillie (2003),” Pancreatitis”, Lancet;
361,pp.1447–1455.
59. Satoshi Ikei, Michio Ogawa
and Yasuo Yamaguchi (1998), “Blood
concentration of polymorphonuclear leucocyte elastase and interleukine6 are for the occurrence of multiple organ failure at the early stage of
acute pancreatitis”, Journal of Gastroenterology and Hepatology ; 13,
pp.1274-1283.
60. S Rickes, C Uhle, S Kahl (2006), “Echo enhanced ultrasound: a new valid
initial imaging approach for severe acute pancreatitis”, Gut; 55, pp.74–
78.
61. Stimac D, Fisic E, Milic S (2006), “ Prognostic value of IL-6, IL-8, and IL-10
in acute pancreatitis”, J Clin Gastroenterol.;40(3), pp.209-212.
62. Stuart L. Triester and Kris V. Kowdley (2002), “Prognostic factors in acute
pancreatitis”- J Clin Gastroenterol;34(2), pp.167-176.
63. Timothy B Gardner (2006), “Acute pancreatitis”, eMedicine World Medical
Library.
64. Tran DD (1993), “Interleukin-6 in the early assessment of acute pancreatitis”,
Gut.;34(1), pp.41-45.
65. Ueda T, Takeyama Y, Hori Y, Nishikawa J, Yamamoto M, Saitoh Y (1997),
“Hepatocyte growth factor in assessment of acute pancreatitis:
comparison with C-reactive protein and interleukin-6”, J
Gastroenterol.;32(1), pp.63-70.
66. UK Working Party on Acute Pancreatitis (2005),”UK guidelines for the
management of acute pancreatitis”, Gut;54, pp.1-9.

Trang 34



67. Vallath Balakrishnan (1998), “Cytokines as predictors of severity in acute
pancreatitis”, Journal of Gastroenterology and Hepatology ; 13, pp.11771179.
68. Viedma JA, Perez-Mateo M, Dominguez JE, Carballo F (1992), “Role of
interleukin-6 in acute pancreatitis. Comparison with C-reactive protein
and phospholipase A2”, Gut.;33(9), pp.1264-1267.
69. Vege Santhi Swaroop, MD (2004), “Severe Acute Pancreatitis”, JAMA, ;Vol
291, (23),pp,2865-2868.
70. Wereszczynska-Siemiatkowska U (2003), “Serum profiles of E-selectin,
interleukin-10, and interleukin-6 and oxidative stress parameters in
patients with acute pancreatitis and nonpancreatic acute abdominal pain”,
Pancreas.;26(2), pp.144-152.
71. W R Matull, S P Pereira and J W O’Donohue (2006), “Biochemical markers of
acute pancreatitis”, J.Clin.Pathol.;59, pp.340-344.
72. Waldemar Uhl, Andrew Warshaw, Clement Imrie (2002), “IAP Guidelines for
the surgical management of acute pancreatitis”, Pancreatology;2,
pp.565–573.
73. Zilvinas Dambrauskas (2006), “Predicting development of infected necrosis in
acute necrotizing pancreatitis”, Medicina; 42(6),pp.441-449.

Trang 35



×