Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

NÓI dối có tốt KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.1 KB, 1 trang )

NÓI DỐI CÓ TỐT KHÔNG?
Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đứng trước sự lựa chọn: nói thật hay nói dối? Vì đôi khi
sự thật sẽ làm người khác bị tổn thương. Chúng ta hãy tham khảo một vài trường hợp tiêu
biểu và cách giải quyết có nên nói dối hay không.
1. Nói dối vì lí lịch cá nhân:
Bạn vừa tìm được một công việc lí tưởng nhưng lại xảy ra một vấn đề rắc rối: bạn bị thất
nghiệp cả một năm qua và đang cố gắng che giấu sự thật này trong lí lịch của bạn. Giải
pháp: Theo tư vấn nghề nghiệp trên trang web easyjob.net, ít người trong chúng ta có một
lí lịch hoàn hảo. Vì vậy, bạn không nên nói dối hay phóng đại trong hồ sơ cá nhân của mình.
Thay vào đó, hãy thành thật và đưa ra những đề nghị có thể đạt được trong tương lai đối
với nhà tuyển dụng. Trong trường hợp này, nói dối không những trái với đạo đức con người
mà còn có thể bị nhà tuyển dụng sa thải.
2. Nói dối trong hoàn cảnh của bản thân:
Một số người, đặc biệt là phụ nữ, luôn được khuyên rằng phải tỏ ra “dễ chịu” và làm cho mọi
thành viên trong gia đình cảm thấy hạnh phúc. Họ không dám nói lên sự thật về những suy
nghĩ, cảm xúc của mình chỉ vì sợ mất đi không khí đầm ấm của gia đình. Bạn có nên kể cho
người khác nghe những cảm nghĩ của bạn trong hoàn cảnh này? Nếu bạn không nói, có phải
bạn đang lừa dối? Giải pháp: Bell Hooks, tác giả của quyển sách “Mọi điều về tình yêu” có
câu: “ Lời nói dối sẽ trở thành một quy tắc được mọi người chấp nhận khi nó được làm đơn
giản hơn để nói ra sự thật. Trong thế giới ngày nay chúng ta được dạy sợ hãi sự thật vì tin
rằng sự thật sẽ làm tổn thương chúng ta”. Khi bạn nói ra sự thật, nó có thể gây cho bạn đau
đớn. Nhưng nếu bạn nói với một tấm lòng cởi mở và chân thật, bạn sẽ có được cơ hội làm
vững chắc hơn mối quan hệ của bạn. Bà Hooks cũng nói: “Nuôi dưỡng tâm hồn của người
khác là một điều không dễ dàng gì vì phần quan trọng nhất của cá tính người ấy đã bị che
giấu trong bí mật và lời nói dối”.
3. Bác sĩ có nên nói dối bệnh nhân?
Theo bác sĩ James F. Drane (Giáo sư trường Đại học Edinboro Pennsylvania), ngày nay,
bệnh nhân có thể bị tổn thương nếu họ không được biết sự thật. Họ sẽ đánh mất niềm tinmột yếu tố quan trọng để lành bệnh. Các bác sĩ và y tá ở một số nước tin rằng không có gì
sai khi nói dối bệnh nhân về tình trạng xấu của họ. Dĩ nhiên, thật khó khăn để nói ra sự thật
nhưng dựa trên công bằng mà nói, có nhiều lợi ích khi sự thật được phơi bày và những lí do
để không nói dối. “Sự trung thực có tác dụng đối với bệnh nhân. Họ cần biết nó vì họ đang


bệnh, dễ bị tổn thương và những câu hỏi của họ cần phải có câu trả lời chân thực”. Bác sĩ
Drane nói: “Tuy nhiên, nếu một bệnh nhân đang chán nản, mất trí hay có ý định tự tử, cần
phải có sự thận trọng và cân nhắc có nên nói ra sự thật hay không”.
4. Đối với người bạn quen biết qua thư từ:
Trên trang web youthonline.ca có nói, nếu tên bạn là Frank nhưng lại viết thư nói là
Pokemon, đó không phải nói dối. Chẳng qua là một ý tưởng tốt và an toàn để dùng tên hiệu
thay vì tên thật.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×