Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

BÁO CÁO KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 76 trang )

KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________
TRẦN VIỆT DŨNG, HÀ VIỆT HÙNG, HUỲNH THỊ LIÊN HOA, VŨ HUY HOÀNG
CÔN G TY CỔ PH ẦN T Ư VẤN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆ P NÔNG THÔN, MÔI TRƯỜNG VÀ

GIS

BÁO CÁO KHẢO SÁT
NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC 2009
Văn phòng Dự án Khí Sinh học

Hà Nội, tháng 1/2010

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 1


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO


BPD
BR-VT
BT
BUS
DA
HY
KSH
NB
QN


TNHH
VP
XD
DN

-

Bình Định
Biogas Development Programme (Chương trình phát triển KSH)
Bà Rịa-Vũng Tàu
Bến Tre
Khảo sát người sử dụng khí sinh học
Dự án
Hưng Yên
Khí sinh học
Nình Bình
Quảng Ngãi
Trách nhiệm hữu hạn
Vĩnh Phúc
Xây dựng
Doanh Nghiệp

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 2


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

MỤC LỤC

Trang
BÁO CÁO TÓM TẮT ........................................................................................................... 7
PHẦN I. GIỚI THIỆU VÀ CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ BPD & BUS 2009............................ 8
1. Giới thiệu........................................................................................................................ 8
2. Mục tiêu BUS 2009........................................................................................................ 8
3. Phương pháp thực hiện.................................................................................................... 8
PHẦN II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA .............................................................................................................. 9
1. Kết quả chung ................................................................................................................. 9
2. Kết quả điều tra............................................................................................................... 9
3. Các điểm mạnh của chương trình khí sinh học .............................................................. 10
4. Các điểm tồn tại ............................................................................................................ 11
PHẦN III. KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 12
I.
II.

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 12
KIẾN NGHỊ:................................................................................................................. 13
1. Kiến nghị cụ thể:........................................................................................................... 13
2. Kiến nghị về chính sách, kế hoạch................................................................................. 13

PHẦN I. GIỚI THIỆU VÀ CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ BPD VÀ NGÀNH CHĂN NUÔI
VIỆT NAM.............................................................................................................................. 16
I.

THÔNG TIN CHUNG NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM VÀ BIOGAS ................... 16
1. Giới thiệu về ngành chăn nuôi Việt Nam....................................................................... 16
2. Sản xuất chăn nuôi của Việt nam 2000 – 2009 .............................................................. 16
3. Hướng phát triển và các chính sách mới về chăn nuôi đến 2020 .................................... 17
4. Tình hình chăn nuôi và các yếu tố kinh tế và môi trường............................................... 18
5. Phát triển Khí sinh học tại Việt nam .............................................................................. 19

6. Tầm quan trọng của công nghệ khí sinh học.................................................................. 19
7. Thị trường phát triển Khí sinh học và các ứng dụng công nghệ khí sinh học tại Việt nam20
II. THÔNG TIN CỦA DỰ ÁN KHÍ SINH HỌC ĐẾN 2009 .............................................. 21
1. Thông tin chung về Dự án............................................................................................. 21
2. Kết quả tổng quát của dự án cho đến thời điểm tháng 10 năm 2009............................... 22
PHẦN II. ĐIỀU TRA NGƯỜI SỬ DỤNG BIOGAS - BUS 2009...................................................... 23
I.

MỤC TIÊU CỦA ĐIỀU TRA ....................................................................................... 23
1. Mục tiêu chung ............................................................................................................. 23
2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 23
II. TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................................................. 24
1. Cách tiếp cận ................................................................................................................ 24
2. Phương pháp thực hiện.................................................................................................. 25
PHẦN III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA........................................................................................................... 27
I.

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI CÁC TỈNH ĐIỀU TRA....................................... 27
1. Điều kiện kinh tế xã hội: ............................................................................................... 27

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 3


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

2. Tình hình chăn nuôi và định hướng phát triển chăn nuôi tại các tỉnh điều tra ................. 28
CÁC ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KHÍ SINH HỌC TẠI CÁC TỈNH
ĐIỀU TRA.................................................................................................................... 31

1. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án biogas tại các tỉnh ....................................... 31
2. Xem xét và đánh giá chung về các kiến nghị của các BUS trước được thực hiện ........... 31
3. Kết quả của dự án Biogas đến 2009 tại các tỉnh điều tra ................................................ 32
III. KẾT QUẢ CỦA ĐIỀU TRA BUS 2009........................................................................ 32
1. Thông tin về hộ điều tra ................................................................................................ 32
2. Đánh giá chất lượng dịch vụ của dự án.......................................................................... 37
3. Đánh giá về tác động môi trường, kinh tế, xã hội........................................................... 51
4. Phát triển thị trường Biogas........................................................................................... 61
II.

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 66
I.

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 66
1. Các điểm mạnh của chương trình khí sinh học .............................................................. 66
2. Các điểm tồn tại ............................................................................................................ 67
3. Thách thức và các vấn đề cần giải quyết........................................................................ 68
II. KIẾN NGHỊ:................................................................................................................. 72
1. Kiến nghị về chính sách, kế hoạch................................................................................. 72
2. Kiến nghị cụ thể:........................................................................................................... 73

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 4


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

CÁC BẢNG TRONG BÁO CÁO
Bảng 1.

Bảng 2.
Bảng 3.
Bảng 4.
Bảng 5.
Bảng 6.
Bảng 7.
Bảng 8.
Bảng 9.
Bảng 10.
Bảng 11.
Bảng 12.
Bảng 13.
Bảng 14.
Bảng 15.
Bảng 16.
Bảng 17.
Bảng 18.
Bảng 19.
Bảng 20.
Bảng 21.
Bảng 22.
Bảng 23.
Bảng 24.
Bảng 25.
Bảng 26.
Bảng 27.
Bảng 28.
Bảng 29.
Bảng 30.
Bảng 31.

Bảng 32.
Bảng 33.
Bảng 34.
Bảng 35.
Bảng 36.
Bảng 37.
Bảng 38.

Trang
Diễn biến đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2000 - 2008........................................................... 17
Danh sách các tỉnh tham gia dự án cho đến năm 2009 .......................................................... 22
Số lượng chăn nuôi bình quân đầu người tại tỉnh điều tra ..................................................... 27
Thông tin chung về các tỉnh lựa chọn điều tra cho BUS 2009 .............................................. 28
Tình hình và định hướng phát triển chăn nuôi tại các tỉnh điều tra ....................................... 28
Tiến độ thực hiện của các tỉnh điều tra năm 2009 .................................................................. 32
Phân bổ mẫu khảo sát theo các tỉnh giữa các hộ có sử dụng và chưa sử dụng KSH .......... 33
Các chỉ tiêu cơ bản của hộ có sử dụng KSH và hộ chưa sử dụng KSH................................ 34
So sánh sản xuất chăn nuôi giữa hộ có sử dụng KSH và không sử dụng KSH ................... 35
Thu nhập bình quân (BQ) của hộ điều tra............................................................................... 36
Tình hình vay vốn của hộ có sử dụng KSH............................................................................ 37
Thông tin về xây dựng công trình KSH .................................................................................. 37
Kích cỡ công trình và mức độ phù hợp................................................................................... 38
Chi phí Bình quân cho 1 m3 công trình tại các tỉnh điều tra .................................................. 39
Chi phí chi tiết xây dựng một công trình khí sinh học tại thời điểm điều tra........................ 40
Cách nạp nguyên liệu của các hộ điều tra ............................................................................... 41
Ý kiến so sánh của người dân về thiết kế bể KSH (ý kiến).................................................... 42
Ý kiến của người sử dụng KSH về tình trạng công trình....................................................... 43
Đánh giá chất lượng công trình theo tỉnh................................................................................ 43
Người sử dụng KSH đánh giá chất lượng công trình theo năm ............................................ 44
Tần suất xả khí ra môi trường .................................................................................................. 44

Bình quân số lần hướng dẫn kỹ thuật của kỹ thuật viên......................................................... 47
Đánh giá thủ tục nhận tiền hỗ trợ từ dự án của người sử dụng.............................................. 48
Tỷ lệ người tham gia giải quyết đăng ký................................................................................. 49
Tỷ lệ tham gia các lớp tập huấn của người sử dụng ............................................................... 50
Tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng công trình của dự án............................................. 50
Số tiền tiết kiệm được sau khi có KSH.................................................................................... 53
Khoản tiền mua nhiên liệu, phân bón bình quân 1 hộ chưa sử dụng..................................... 53
So sánh sử dụng nhiên liệu trong 1 tháng của các hộ có cùng điều kiện kinh tế.................. 54
Diện tích sử dụng bã thải công trình KSH của các hộ sử dụng ............................................. 54
So sánh bình quân quy mô chăn nuôi trước và sau khi có công trình biogas ...................... 55
Ý kiến của hộ gia đình về thay đổi quy mô sản xuất.............................................................. 55
Các nguồn ô nhiễm chính tại vùng nông thôn ........................................................................ 56
Tỷ lệ % cách thức xử lý chất thải chăn nuôi của các nhóm hộ có cùng điều kiện kinh tế... 58
Tỷ lệ % các phương thức xử lý chất thải chăn nuôi bình quân 1 hộ có sử dụng KSH ........ 59
Nguyện vọng xây dựng công trình khí sinh học của hộ chưa sử dụng ................................. 63
Những khó khăn khi XD công trình KSH của hộ chưa sử dụng KSH................................. 64
Nguồn thông tin các hộ dân được tiếp cận về khí sinh học.................................................... 65

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 5


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

CÁC ĐỒ THỊ TRONG BÁO CÁO
Trang
Đồ thị 1.

Nguồn thu của hộ có sử dụng và không sử dụng khí sinh học .............................................. 36


Đồ thị 2.

Kích cỡ công trình bình quân theo các năm (m3) ................................................................... 38

Đồ thị 3.

Giá thành xây dựng 1m3 công trình theo năm xây dựng........................................................ 40

Đồ thị 4.

Số thiết bị hỏng.......................................................................................................................... 45

Đồ thị 5.

Tỷ lệ hộ nhận phiếu bảo hành sau khi XD xong công trình................................................... 45

Đồ thị 6.

Tư vấn mua nguyên liệu XD công trình.................................................................................. 46

Đồ thị 7.

Mong muốn hỗ trợ từ kỹ thuật viên (%).................................................................................. 47

Đồ thị 8.

Đánh giá công việc đội thợ xây................................................................................................ 48

Đồ thị 9.


Nội dung tập huấn cần nâng cao (ý kiến)................................................................................ 51

Đồ thị 10. Tác dụng của công trình khí sinh học...................................................................................... 52
Đồ thị 11. So sánh số tiền tiết kiệm được trước và sau khi có KSH (1000 đồng/tháng) ....................... 52
Đồ thị 12. Mức độ quan trọng của công tác giảm ô nhiễm (%) .............................................................. 56
Đồ thị 13. Đánh giá về ô nhiễm môi trường của hộ chăn nuôi chưa sử dụng KSH............................. 57
Đồ thị 14. Cách xử lý khí thừa của các hộ điều tra................................................................................... 60
Đồ thị 15. Quan sát bọt khí của người sử dụng ........................................................................................ 60
Đồ thị 16. Nhu cầu sử dụng các thiết bị tiêu thụ khí sinh học ................................................................. 61
Đồ thị 17. Các mong đợi khi có công trình KSH của hộ chưa sử dụng khí ........................................... 63
Đồ thị 18. Nguyên nhân các hộ chưa sử dụng nhiều loại thiết bị sử dụng khí sinh học ..................... 69

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 6


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

BÁO CÁO TÓM TẮT

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 7


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

PHẦN I. GIỚI THIỆU VÀ CÁC THÔNG TIN CHUNG

VỀ BPD & BUS 2009
1.

Giới thiệu

Dự án “Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi của Việt nam” (Dự
án) được bắt đầu từ năm 2003. Một trong những mục tiêu chính của dự án là
“Nâng cao sinh kế và chất lượng cuộc sống vùng nông thôn của Việt nam thông
qua việc khai thác các lợi ích kinh tế và phi lợi nhuận của công nghệ khí sinh
học tại hộ gia đình”.
Cho đến thời điểm tháng 10 năm 2009, chương trình đã phát triển được
76000 công trình tại 36 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự kiến đến cuối năm
2011, các công trình khí sinh học của Dự án sẽ vươn tới 50 tỉnh và thành phố
trên cả nước.
Hàng năm dự án tổ chức điều tra khảo sảt người sử dụng khí sinh học nhằm
thu được phản hồi từ các hộ gia đình chăn nuôi có xây dựng công trình biogas
thuộc dự án. Cho đến nay đã có 4 BUS được tổ chức thực hiện: BUS 2005, BUS
2006, BUS 2007-2008 và BUS 2009.
2. Mục tiêu BUS 2009
Khảo sát người sử dụng KSH 2009 có 5 yêu cầu mục tiêu chính như sau:
a) Khảo sát về chất lượng và sản phẩm các dịch vụ do Dự án cung cấp tới người
dân thông qua các hoạt động/sản phẩm như:
b) Tìm hiểu các ảnh hưởng khác như xã hội, môi trường và kinh tế. Ngoài ra,
khảo sát các ảnh hưởng của công trình KSH đến thay đổi về thu nhập, thay
thế nhiên liệu, thời gian, vệ sinh, sức khỏe và môi trường của các hộ sử dụng
và không sử dụng KSH.
c) Tìm hiểu sự khác nhau (khó khăn) giữa hộ giàu, trung bình và nghèo làm cơ
sở để Dự án xây dựng chiến lược tiếp cận những hộ nghèo hơn.
d) Khảo sát hiện trạng sử dụng gas bằng việc thu thập thông tin về loại thiết bị,
đồ dùng sử dụng khí gas như bếp gas, đèn khí, máy phát điện chạy gas, bình

nóng lạnh chạy gas, vv thời gian sử dụng, tình trạng hỏng hóc…
e) Khảo sát KSH đưa ra được dự đoán về nhu cầu kích cỡ loại công trình cho
các năm tới là cơ sở để Dự án xây dựng chiến lược cho các năm tiếp theo
3. Phương pháp thực hiện
Cuộc khảo sát sẽ được tiến hành qua bốn giai đoạn:
- Nghiên cứu tại bàn;
- Điều tra thu thập thông tin;
- Phân tích thông tin;
- Viết báo cáo.
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 8


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

7 tỉnh được lựa chọn để thực hiện khảo sát là Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nình
Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Bến Tre, Bà rịa-Vũng Tàu.
PHẦN II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1.

Kết quả chung

Tại các tỉnh điều tra, cho đến thời điểm khảo sát bình quân các tỉnh đã đạt
84% số lượng công trình theo kế hoạch. Cho đến 3/10/2009 cả 7 tỉnh điều tra đã
thực hiện xây dựng được 4095 công trình. Hầu hết các tỉnh đã đạt được tiến độ
đề ra. Tỉnh Hưng Yên đã xây được 490 công trình. Duy có tỉnh Bà Rịa Vũng
Tầu mới đạt được 53,5% theo tiến độ. Có thể hiểu rằng đây là tỉnh mới tham gia
vào dự án nên việc đạt được 107 công trình đã xây dựng là một cố gắng lớn đối
với các cán bộ dự án của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

2. Kết quả điều tra
Trong số 211 hộ có sử dụng khí sinh học được đánh giá, có 5 hộ xây dựng
công trình năm 2004, 10 hộ xây dựng năm 2005, 4 hộ xây dựng năm 2006, 34 hộ
xây dựng năm 2007, 106 hộ xây dựng năm 2008 và 52 hộ xây dựng năm 2009
Kích cỡ bình quân của công trình khí sinh học của các hộ điều tra là 11,22
m cao hơn so với bình quân của các hộ điều tra năm 2007-2008 là 1,5 m3. Giá
thành bình quân cho 1m3 công trình năm 2009 là 960 nghìn đồng.
3

Theo đánh giá của các hộ sử dụng khí sinh học, công trình của hộ đang hoạt
động rất tốt là 104 hộ chiếm 49,3%, hoạt động tốt chiếm 43,6%, hoạt động trung
bình chiếm 6,6%.
Với chất lượng công trình, theo đánh giá của người sử dụng, thì lượng KSH
sản xuất ra có lượng thừa và đủ là 200 hộ chiếm 94,7% tổng số hộ điều tra số hộ
chỉ có đủ khí vào mùa hè là 6 hộ thuộc (2 hộ ở mỗi tỉnh Hưng Yên, Bình Định
và 1 hộ tại mỗi tỉnh Ninh Bình và Quảng Ngãi) chiếm 2,8%. Số hộ không đủ khí
là 5 hộ tại các tỉnh Hưng Yên, Nình Bình, Bình Định và Quảng Ngãi.
Trong hệ thống biogas thì các thiết bị phụ kiện hỏng nhiều nhất là bếp và
đèn khí sinh học chiếm khoảng 19% số hộ. Các thiết bị khác như van chính, ống
dẫn khí, van khí... có tỷ lệ hỏng thấp (chiếm 2 - 3%).
Hầu hết các hộ có sử dụng khí sinh học và các hộ tiềm năng (hộ đã đăng ký
nộp hồ sơ) đều có nhận xét tốt đối với kỹ thuật viên về năng lực, trình độ, và
phương thức làm việc. Khi hỏi các hộ gia đình có mong muốn về sự hỗ trợ hơn
nữa từ các cán bộ kỹ thuật viên thì có 47,8% số hộ mong được tư vấn thêm về
bảo dưỡng, bảo hành (trên thực tế hướng dẫn bảo dưỡng bảo hành thường do đội
thợ xây đảm nhiệm) và 42,9% số hộ mong có thêm thông tin hướng dẫn về các
thiết bị sử dụng khí sinh học.
Đánh giá chất lượng xây dựng là chỉ tiêu rõ nhất nói lên hiệu quả làm việc
của đội thợ xây. Tại thời điểm khảo sát có gần 93% số công trình được đánh giá
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam


Trang 9


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

là tốt đến rất tốt và đang hoạt động tốt, khoảng 4% công trình hoạt động ở mức
trung bình.
Khi hỏi các hộ gia đình về thời gian đăng ký tham gia dự án thì thời gian
đăng ký mất khoảng 19 ngày, mất 2 ngày cho cơ quan chức năng xác nhận (các
UBND xã xác nhận hồ sơ) và thời gian để cán bộ dự án xác nhận là 7 ngày.
Trong qua trình điều tra cá biệt có hộ phải mất 120 ngày để có thể đăng ký hồ sơ
( do phải đợi chỉ tiêu bổ sung).
Đánh giá về lớp tập huấn của các hộ đã từng tham gia: 181 hộ nhận thấy
tham gia lớp tập huấn rất dễ hiểu, dễ thực hiện và làm theo; còn 40 hộ tham gia
các lớp tập huấn, song họ cho biết chưa hiểu rõ và thấy khó thực hiện. Ninh
Bình, Vĩnh Phúc và Hưng Yên là các tỉnh có số hộ cho rằng các lớp tập huấn còn
khó hiểu, khó thực hiện với các tỷ lệ tương ứng cho mỗi tỉnh là 36%, 25.9% và
32.1%
Khi hỏi mục đích xây dựng công trình của hộ gia đình là gì thì 91,5% số hộ
thấy rằng đun nấu sạch sẽ và thuận tiện; 84,4% số hộ thấy cải thiện được vấn về
vệ sinh trong sinh hoạt và sản xuất; , 72,5 % cho thấy họ có năng lượng thay thế
và tiết kiệm được chi phí chất đốt. Có khá nhiều hộ phản ánh họ phải chờ 1-3
tháng thì mới có thể khởi công do đội thợ xây trên địa bàn đang phải xây dựng
công trình cho các hộ khác.
Kết quả khảo sát về khoản tiền mua nhiên liệu bình quân 1 tháng của các hộ
sử dụng khí sinh học cho thấy: nhờ có công trình khí sinh học mà các hộ có thể
tiết kiệm được các khoản chi phí đối với các hạng mục sau: 47 nghìn từ thu
lượm vận chuyển củi đốt, 69 nghìn từ mua củi, 28 nghìn từ gas hóa lỏng, 16
nghìn từ sản phẩm phụ nông nghiệp như rơm rạ. Tổng số tiền tiết kiệm được

bình quân của hộ là 180,340 đồng cho 1 tháng.
Trong 211 hộ điều tra có đến 79 hộ chiếm 37% đã xả chất thải ra môi
trường trước khi xây dựng công trình biogas. Sau khi xây dựng công trình chỉ có
13 hộ là còn xả một phần chất thải chăn nuôi ra môi trường xung quanh chiếm tỷ
lệ 6,1%. Số hộ còn xả chất thải chăn nuôi ra môi trường là tại tỉnh Ninh Bình và
Bình Định.
Có 106 hộ gia đình sử dụng bã thải khi sinh học, chiếm 50,2% tổng số hộ
có hầm biogas. 89% lượng bã thải được sử dụng dưới dạng lỏng và chủ yếu để
dùng bón cho cây trồng.
3. Các điểm mạnh của chương trình khí sinh học
Dự án có ảnh hưởng rất tích cực đến quá trình phát triển nông nghiệp nông
thôn, có những đóng góp rất lớn vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong
hoạt động sản xuất chăn nuôi, tạo cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân...

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 10


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

3.1. Công nghệ
Với số lượng khoảng 76000 công trình khí sinh học cho thấy công nghệ xây
dựng công trình theo kiểu thiết kế KT1 và KT2 đang có được sự tín nhiệm của
người sử dụng, đặc biệt là các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ và vừa (từ 5-30
con/lứa). Các công trình xây dựng đều có các đặc điểm sau đây:
- Chất lượng xây dựng công trình đảm bảo
- Tính an toàn công trình cao
- Khả năng sinh khí cao và ổn định
- Thời gian sử dụng của công trình lâu dài

3.2. Tổ chức thực hiện
Dự án đã tổ chức được hệ thống vận hành thống nhất từ Trung ương đến
địa phương, huy động nhiều thành phần của xã hội tham gia vào Dự án. Các
Trung tâm Khuyến nông tỉnh hay Trung tâm Nước sạch vệ sinh môi trường đều
cho thấy khả năng tổ chức, giám sát, hướng dẫn, cập nhật thông tin rất tốt, kịp
thời. Hầu hết các tỉnh đạt được tiến độ đề ra, thậm chí có những tỉnh đã vượt chỉ
tiêu về số lượng công trình biogas.
Dự án đã xây dựng được đội ngũ kỹ thuật viên và đội thợ xây có trình độ
chuyên môn giỏi, có tính chuyên nghiệp đảm bảo được chất lượng kỹ thuật của
công trình. Tạo được niềm tin cho người sử dụng khí sinh học
4. Các điểm tồn tại
4.1. Hạn chế khả năng tiếp cận
- Việc các tỉnh phải có số vốn đối ứng khá cao dẫn đến tình trạng việc phát
triển số lượng công trình tại các tỉnh bị hạn chế, không phản ánh thực sự nhu cầu
xây dựng công trình KSHcủa người dân.
- Công nghệ công trình khí dạng vòm cầu KT1, KT2 chỉ phù hợp với các
công trình quy mô nhỏ. Trong khi đó số lượng trang trại chăn nuôi có quy mô từ
100-500 con/lứa ngày càng nhiều dẫn đến số khách hàng này tìm đến công nghệ
biogas không thuộc dự án.
- Việc chọn hộ được tham gia vào dự án còn một số bất cập:
Qua khảo sát cho thấy có nhiều hộ chưa có công trình khí sinh học phản
ảnh việc chọn hộ được tham gia vào dự án còn chưa được công bằng. Qua tìm
hiểu cho thấy việc chọn hộ là do các xã đưa danh sách lên nhưng danh sách này
đôi khi còn bị phụ thuộc vào mối thân quen giữa chủ hộ với người lên danh sách
hoặc việc thông báo của các xã đôi khi đến với người dân chưa kịp thời.
- Qua kết quả phỏng vấn sâu, một số nông dân và cán bộ địa phương cho
rằng thủ tục đăng ký, bảo hành, đặc biệt là thủ tục nhận tiền hỗ trợ còn rườm rà,
phức tạp chưa phù hợp với trình độ và mong muốn của người sử dụng khí.
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam


Trang 11


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

Người dân phải chờ đợi xác nhận của kỹ thuật viên, cán bộ Ủy ban, và giấy báo
nhận tiền từ bưu điện.
- Số lượng kỹ thuật viên năng động, sáng tạo còn thiếu và không ổn định,
thiếu khả năng tư vấn chính xác về kích cỡ công trình, địa điểm xây dựng, vận
hành và sử dụng khí.
4.2. Điều hành và điều phối
Qua điều tra cho thấy hiện nay có một số tỉnh chưa nhận được bản vẽ thiết
kế mới mẫu cỡ bể > 30m3 của Dự án (Quảng Ngãi)
Liên kết giữa cơ quan thực hiện (Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Nước
sạch và Vệ sinh môi trường) và chính quyền thôn xã còn yếu. Chưa khai thác hết
khả năng vận động của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, cá nhân
tại địa phương (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, trưởng xóm,
trưởng thôn, bí thư chi bộ…).
Hầu hết kỹ thuật viên là hoạt động kiêm nhiệm, số lượng kỹ thuật viên và
thợ xây chưa tương xứng với tốc độ xây dựng công trình dẫn đến lực lượng hỗ
trợ về kỹ thuật cho người dân ngày càng mỏng, sẽ khó đáp ứng được những yêu
cầu phát sinh của công trình cũng như chuyển giao công nghệ mới nhằm sử dụng
tối đa hiệu quả của công trình.
PHẦN III. KẾT LUẬN
I.

KẾT LUẬN

Cho đến thời điểm điều tra (tháng 10/2009), qua 7 năm thực hiện, Dự án
đã xây dựng được khoảng 75.000 công trình khí sinh học thuộc 36 tỉnh, thành

phố trên cả nước. Hơn nữa Dự án đã phát triển mô hình công trình khí sinh học
có nhiều ưu điểm so với các mô hình sản xuất khí sinh học khác đang triển khai
ở Việt Nam.
Kết quả điều tra 211 hộ có sử dụng công trình khí sinh học thuộc 7 tỉnh lựa
chọn (Bà Rịa- Vũng Tàu, Bến Tre, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Bình, Vĩnh
Phúc và Hưng Yên ) cho thấy, 93% các hộ sử dụng khí sinh học đánh giá cao về
chất lượng công trình qua các mặt: chất lượng xây dựng, khả năng sản xuất khí,
khả năng xử lý chất thải chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường. Khoảng 74% số
hộ điều tra đã trả lời nhờ có công trình khí sinh học mà quy mô chăn nuôi của hộ
được tăng lên (chủ yếu là tăng nuôi lợn). Ngoài ra, các hộ nhận thấy rằng các lớp
tập huấn, tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền có tác dụng tốt trong việc vận hành
công trình khí sinh học của gia đình mình.
Cũng như các đánh giá của các BUS 2005, 2006, 2008 lợi ích rõ nét nhất
của công trình khí sinh học mà các hộ điều tra cho thấy đó là sử dụng nhiên liệu
thay thế để đun nấu và thắp sáng. Tùy theo từng địa phương mà hàng tháng các
hộ sử dụng khí sinh học có thể tiết kiệm 200 - 300 nghìn đồng cho đun nấu và
thắp sáng. Công trình khí sinh học còn giúp các hộ xử lý tương đối triệt để vấn
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 12


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

đề ô nhiễm môi trường sống do các hoạt động chăn nuôi gây ra. Số lượng hộ gia
đình có sử dụng phụ phẩm đã tăng đáng kể so với BUS 2008.
Nếu thực sự được đào tạo bài bản, có hệ thống, nông dân hoàn toàn có thể trở
thành nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp như cải tiến máy phát điện chạy gas,
tuyên truyền, hướng dẫn để mang lại hiệu quả cao, góp phần làm giàu cho bản
thân và xây dựng nông thôn mới.

II. KIẾN NGHỊ:
1.

Kiến nghị cụ thể:

Phát triển các hình thức dịch vụ sau công trình khí sinh học như: Phát triển
các doanh nghiệp, hay cá nhân làm dịch vụ hút bã thải, thau vệ sinh bể cho các
hộ gia đình có sử dụng khí sinh học. Các tỉnh nên nghiên cứu thành lập 1 tổ dịch
vụ hoạt động theo cơ chế 200-300 nghìn đồng/lần hút nhưng được toàn quyền sử
dụng bã thải đó, bã thải sẽ được chế biến thành các giá thể trồng cây bán tại các
khu dân cư, đô thị rất có giá (Qua khảo sát tại Bình Định cho thấy việc đầu tư
mua 1 máy hút bã thải khoảng 4-5 triệu đồng, 1 giá thể trồng cây loại trung bình
giá từ 60-100 nghìn đồng). Tuy nhiên, để làm được dịch vụ này cần có nguồn
vốn ban đầu ước khoảng 70-80 triệu đồng, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ ban đầu từ
dự án, tỉnh hoặc tổ chức doanh nghiệp, đoàn thể.
2. Kiến nghị về chính sách, kế hoạch
Dự án cần năng động trong công tác lập kế hoạch, phân bổ chi tiêu số lượng

công trình. Đối với tỉnh có khả năng hỗ trợ cần điều chỉnh tăng số lượng công
trình. Cân đối thêm chỉ tiêu cho các tỉnh (ví dụ: Quảng Ngãi, Bình Định…)
Tăng khả năng tiếp cận của dự án thông qua các hội như Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân trong công tác phát triển biogas tại các tỉnh có đầy đủ nguồn vốn đối
ứng.


Việc chọn hộ tham gia vào dự án cần có những tiêu chí cụ thể hơn và có sự
tham gia của người dân. Khi chọn hộ cần phải có người dẫn dắt chỉ ra những hộ
cần ưu tiên xây dựng trước và được sự đồng ý của đa số người trong cuộc họp
dân




Khuyến khích các hộ nông dân tự đầu tư nhằm giảm tính ỷ lại, đợi chờ dự
án. Đồng thời dự án cần có cơ chế chính sách hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn đối với
những hộ tự đầu tư

Tăng cường công tác phát triển biogas tại các tỉnh chưa thực hiện dự án.
Theo kế hoạch dự án chỉ còn 2 năm là kết thúc trong khi đó –theo kế hoạch của
dự án - còn khoảng 14 tỉnh chưa tham gia vào dự án. Như vậy đến năm 2010 số
tỉnh này cần được đưa vào dự án.


Đào tạo thêm số lượng kỹ thuật viên và đội thợ xây
+ Cần chú trọng hơn trong việc giới thiệu đội thợ xây của dự án đến các hộ
dân (Văn phòng dự án cần có số điện thoại trực tuyến chuyên cung cấp thông tin


Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 13


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

cho người dân khi có nhu cầu và số điện thoại này phải được tuyên truyền đến
từng người dân (được ghi trong niên giám điện thoại của xã, thôn)
+ Các công trình do dự án xây dựng cần có biển hiệu rõ ràng ghi rõ tên dự
án, số điện thoại liên hệ tên chủ hộ, mã công trình, ngày xây dựng…để người
dân có ý định xây dựng có thể liên hệ, từ đó có thể được các chủ công trình giới
thiệu đội thợ xây…

+ Tăng cường mối liên kết các đội thợ xây của các tỉnh;
+ Tăng cường khả năng tiếp cận giữa giữa kỹ thuật viên với thị trường và
các đối tác nước ngoài: Qua khảo sát cho thấy đội ngũ kỹ thuật viên ở nhiều tỉnh
đã thành lập (hoặc tham gia) vào những công ty xuất nhập khẩu. Đây là một điều
kiện thuận lợi để nhập khẩu được các thiết bị hiện đại phục vụ cho công trình khí
sinh học, tuy nhiên theo ý kiến của các kỹ thuật viên dự án nên tạo điều kiện tốt
hơn nữa đề các kỹ thuật viên có cơ hội tiếp cận với các công nghệ mới và tìm
kiếm được các đối tác cung cấp (thông qua các buổi tham quan, thảo luận, làm
việc với các đơn vị cung cấp tại các nước có công nghệ khí sinh học phát triển);
Thị trường máy phát điện dùng KSH đã bắt đầu phát triển do đó dự án cần

thúc đẩy công tác tuyên truyền, hợp tác với các tổ chức khác trong việc phát
triển máy phát điện sử dụng khí sinh học.
Trang thiết bị cho văn phòng dự án còn thiếu, nhiều tỉnh (Quảng Ngãi, Ninh
Bình…) yêu cầu có sự hỗ trợ trong việc đầu tư mua máy tính, máy chiếu phục vụ
cho công tác vận động, tuyên truyền;


Hỗ trợ tiền xăng dầu cho kỹ thuật viên: Do số lượng công trình ngày càng
tăng bình quân số công trình/1 kỹ thuật viên là 50 và thời gian gần đây giá xăng
dầu tăng rất cao do vậy để đảm bảo thực hiện tốt công việc các kỹ thuật viên đều
có ý kiến dự án tăng mức trợ cấp để đảm bảo đi lại kiểm tra các công trình.



Nghiên cứu chế tạo bộ lọc khí có độ bền, tiện dụng. Tạo điều kiện kết nối
các nhà sản xuất thiết bị sử dụng khí sinh học và người sử dụng khí sinh học.

Nên hình thành câu lạc bộ người sử dụng khí sinh hoc nhằm tạo mối liên
kết trong trao đổi kinh nghiệm, tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân,

và gắn kết được mối liên hệ giữa đội thợ xây của các tỉnh.

Thủ tục hành chính để tham gia tuy có đơn giản hơn trước đây nhưng như
hiện nay vẫn còn phức tạp nhất là khâu thanh toán, xác nhận,..


Nhiều hộ dân đề nghị phải có pháp chế xử phạt thực sự những hộ gia đình
gây ô nhiễm môi trường.


Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 14


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

BÁO CÁO CHÍNH

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 15


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

PHẦN I. GIỚI THIỆU VÀ CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ BPD VÀ
NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM
I. THÔNG TIN CHUNG NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM VÀ
BIOGAS

1.

Giới thiệu về ngành chăn nuôi Việt Nam

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Việt
Nam, cơ cấu chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng tăng cho thấy vai trò quan
trọng của ngành trong phát triển kinh tế, đặc biệt là tại khu vực nông thôn. Công
tác duy trì tốc độ phát triển và nâng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp tất yếu để
duy trì và nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp. Theo Cục Chăn Nuôi, ước
tính tổng sản lượng thịt hơi năm 2009 đạt 3,7 triệu tấn; hơn 5 tỷ quả trứng gia
cầm; gần 300 nghìn tấn sữa. Năm 2009, theo dự báo số lượng đàn gia súc gia
cầm tăng trên 10% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi trong những năm qua luôn ở mức cao, bình quân giai đoạn 2001 2008 là 8,7 %. Đến nay tỉ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 22,3% (theo
Tổng cục Thống kê). Mười tỉnh có tỉ trọng chăn nuôi trên 35% và 11 tỉnh trên
30% (theo báo cáo Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020).
Ngành chăn nuôi tăng trưởng tốt đã tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện
điều kiện sống cho người nông dân, đặc biệt là những người sống ở vùng sâu,
vùng xa. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang gặp khó khăn do thiếu đất canh tác và
vốn, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, tay nghề của người dân còn thấp. Bởi vậy, chăn
nuôi theo nông hộ quy mô nhỏ sẽ tiếp tục tồn tại một thời gian dài. Kiểu chăn
nuôi này đã gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn, chất thải lỏng của trang trại
chăn nuôi, của các cơ sở giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm đã gây ô nhiễm
nguồn nước, không khí hoặc đất, tác động xấu đến sức khỏe con người. Vấn đề
đặt ra cho những nhà chăn nuôi, những nhà quản lý phải có những cơ chế, chính
sách, những chế tài phù hợp để chăn nuôi ngày càng phát triển nhưng sự ô nhiễm
môi trường ngày càng hạn chế.
2.

Sản xuất chăn nuôi của Việt nam 2000 – 2009


Từ năm 2000 đến nay đàn gia súc, gia cầm ở nước ta không ngừng tăng lên,
số liệu thể hiện qua bảng 1 cho thấy:
- Đàn bò hiện có 6,7 triệu con; so với năm 2000 tăng 1,8 lần, bình quân
tăng đàn hàng năm là 5,25%;
- Đàn bò sữa hiện có 160,1 nghìn con; so với năm 2000 tăng 4,57 lần, bình
quân tăng đàn hàng năm là 20,9%;
- Đàn lợn hiện có 26,56 triệu con; so với năm 2000 tăng 1,3 lần, bình quân
tăng đàn hàng năm là 3,56%;
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 16


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

- Đàn dê, cừu 1,78 triệu con; so với năm 2000 tăng 3,3 lần, bình quân tăng
đàn hàng năm là 15,95%;
- Đàn ngựa giảm từ 126.5 nghìn con năm 2000 xuống 103,5 nghìn con năm
2008 với tốc độ giảm bình quân năm là 2,5%.
- Đàn gia cầm tăng nhanh, đạt 254,06 triệu con (năm 2003) tuy nhiên
những năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến nay đàn gia cầm
đạt 247 triệu con. Tốc độ tăng bình quân năm từ 2000 đến 2008 là khoảng 3%
Bảng 1. Diễn biến đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2000 - 2008
Chỉ tiêu

2000

2005

2008


Đơn vị: 1000 con
Tốc độ tăng BQ
2000 - 2008 (%)

1. Đàn trâu

2.900

2.920

3.000

0,42

2. Đàn bò

4.130

5.540

6.725

6,8

35,0

104,1

160,1


20,93

4. Đàn ngựa

126,5

110,2

103,5

-2,48

5. Đàn dê, cừu

543,9

1.314,2

1.777,6

15,95

20.190

27.430

26.700

3,56


7. Đàn gia cầm
196.100
Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2009

219.910

247.000

2,93

3. Đàn bò sữa

6. Đàn lợn

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, dù gặp nhiều khó khăn
do thiên tai, dịch bệnh trong những năm gần đây, nhưng chăn nuôi vẫn tăng
trưởng khá. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành Nông nghiệp đã tăng từ 22%
(năm 2005) lên 24% vào năm 2007. Theo Chiến lược vừa được phê duyệt, đến
năm 2010, tỷ trọng chăn nuôi sẽ chiếm khoảng 32%, đến 2015 là 38% và đạt
trên 42% vào năm 2020. Như vậy, trong giai đoạn 2008-2010, ngành Chăn nuôi
phải tăng bình quân 8%-9%/năm; giai đoạn 2010-2015 là 6%-7%/năm và giai
đoạn 2015-2020 là 5%-6%/năm.
Bình quân, mỗi người sẽ được sử dụng 56 kg thịt, 140 quả trứng và hơn 10
kg sữa/năm. Số đầu gia súc, gia cầm giai đoạn 2000 - 2008 tăng nhanh, ngành
chăn nuôi Việt Nam đã và đang định hướng người chăn nuôi phát triển trang trại
tập trung quy mô lớn, hàng trăm cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi đã được thành
lập, hàng chục xí nghiệp giết mổ quy mô lớn ra đời. Trong Chiến lược phát triển
chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020, Cục Chăn nuôi dự báo những năm tới, chăn
nuôi nhỏ lẻ truyền thống sẽ thu hẹp dần, nhường chỗ cho chăn nuôi lớn, đó là sự

phân công xã hội phù hợp với phát triển.
3.

Hướng phát triển và các chính sách mới về chăn nuôi đến 2020

Theo các nhà hoạch định chiến lược thì chăn nuôi Việt Nam sẽ có nhiều cơ
hội phát triển hơn. Có nhiều nguyên nhân, song cơ bản là do xu thế chăn nuôi
của thế giới phát triển mạnh về khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 17


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

Ngành chăn nuôi cũng phấn đấu đến năm 2020, sản lượng thịt xẻ các loại là
5.500 ngàn tấn, trong đó thịt lợn chiếm 63%, thịt gia cầm 32%, thịt bò 4%. Với
mục tiêu này, đàn lợn sẽ được phát triển nhanh theo hướng nuôi trang trại, công
nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường như
vùng Trung du, Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, một số vùng ở đồng bằng
sông Hồng, Đông Nam Bộ.
CHIẾN LƯỢC CHĂN NUÔI TOÀN QUỐC ĐẾN NĂM 2020 (trích)
1. Mục tiêu chung
a) Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại,
công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và
xuất khẩu;
b) Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010
đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;
c) Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các
bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;

d) Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ
sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô
nhiễm môi trường.
2. Chỉ tiêu cụ thể
a) Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008-2010 đạt khoảng 8-9% năm; giai đoạn
2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm.
b) Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2010 đạt khoảng 3.200 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn
chiếm 68%, thịt gia cầm chiếm 27%, thịt bò chiếm 3%; đến năm 2015 đạt khoảng 4.300
ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 65%, thịt gia cầm 31%, thịt bò 3%; đến năm 2020 đạt khoảng
5.500 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 63%, thịt gia cầm 32%, thịt bò 4%.
c) Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2010 đạt khoảng 7 tỷ quả và 380 ngàn tấn; đến năm
2015: khoảng 11 tỷ quả và 700 ngàn tấn; đến năm 2020: khoảng 14 tỷ quả và trên 1.000
ngàn tấn.
d) Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người: đến năm 2010 đạt: 36 kg thịt xẻ, 82 quả trứng,
4,3 kg sữa; đến năm 2015 đạt: 46 kg thịt xẻ, 116 quả trứng, 7,5 kg sữa và đến năm 2020
đạt trên 56 kg thịt xẻ, trên 140 quả trứng và trên 10 kg sữa.
đ) Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm
4.2010Tình
hình 15%;
chănđến
nuôi
cácđạt
yếu
tố và
kinh
và2020
môiđạt
trường
đạt khoảng
nămvà2015

25%
đến tế
năm
trên 40%.

Theo dự báo trong những năm tới nhu cầu thực phẩm như: thịt, trứng,
sữa… của người dân Việt Nam ngày càng tăng, tất yếu thúc đẩy ngành chăn nuôi
phát triển. Theo ước tính, với tốc độ tăng trưởng kinh tế 7-8% năm, tốc độ phát
triển dân số 1,3% năm thì chăn nuôi phải tăng từ 9-10% năm mới đáp ứng được
nhu cầu xã hội.
Ô nhiễm do chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn không chỉ làm ô nhiễm
không khí mà còn ảnh hưởng nặng tới môi trường sống dân cư, nguồn tài nguyên
đất, nước. Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu nguồn nước
còn khá phổ biến làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng đất, nước;
giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn. Do vậy cần phát
triển chăn nuôi đi kèm với các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì chất
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 18


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

lượng cuộc sống của người dân mới thực sự được cải thiện và nâng cao. Hơn
nữa, khi môi trường bị ô nhiễm sẽ tác động trở lại vào ngành chăn nuôi sẽ làm
cho ngành không chỉ khó khăn về khả năng sản xuất, khả năng cạnh tranh mà
còn không thể phát triển chăn nuôi bền vững.
Vì vậy gắn chặt việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập trong chăn nuôi
với bảo vệ, xử lý môi trường trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm là việc
làm hết sức cần thiết và cấp bách.

5.

Phát triển Khí sinh học tại Việt nam

Khí sinh học là năng lượng tái sinh nhận được từ quá trình phân giải các
chất hữu cơ trong môi trường thiếu không khí. Rác thải sinh hoạt, các chất thải
của quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, xử lý nước... Theo ông Bùi văn
Ga và cộng sự trường Đại học Đà Nẵng thì tiềm năng biogas của Việt Nam từ
chất thải chăn nuôi khoảng 2 tỷ m3. Nếu lấy trung bình 200m3 biogas/tấn nguyên
liệu và 10% biomass chuyển thành biogas thì mỗi năm có thể sản xuất được 2 tỷ
m3 biogas. Cộng với 2 tỷ m3 biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi, mỗi năm có
thể sản xuất được 4 tỷ m3 biogas.
Hiện nay có rất nhiều tổ chức, dự án tham gia trong lĩnh vực nghiên cứu,
phát triển khí sinh học. Đã xuất hiện một số cá nhân nghiên cứu và cải tiến các
thiết bị sử dụng khí sinh học đặc biệt tập trung trong lĩnh vực sử dụng máy phát
điện chạy bằng nguyên liệu khí sinh học.
Trong thực tế hiện nay, phần lớn các công trình biogas ở nước ta chỉ dùng
để phục vụ cho việc đun nấu. Ở những trại chăn nuôi chừng 50 đầu lợn trở lên,
lượng biogas sinh ra trở nên dư thừa cho nhu cầu đun nấu và chúng được thải ra
ngoài khí quyển. Trong khi đó, khí mê tan có tác dụng gây hiệu ứng nhà kính 21
lần lớn hơn CO2, vì vậy việc thải chúng ra không khí sẽ làm cho môi trường bị ô
nhiễm trầm trọng hơn. Việc tận dụng biogas từ các nguồn khác nhau để sản xuất
điện năng là rất cần thiết để giảm phát thải chất khí gây hiệu ứng nhà kính và tiết
kiệm nhiên liệu hóa thạch ở nước ta.
6.

Tầm quan trọng của công nghệ khí sinh học

Việc sản xuất khí sinh học tạo ra rất nhiều thuận lợi cho người dân nhất là
nông dân trong cả hai lĩnh vực: mở rộng sản xuất nâng cao thu nhập và giảm

thiểu ô nhiễm môi trường sản xuất và môi trường sống. Ngay trên phương diện
quốc gia, nhà nước có thể giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch do đó sẽ
giảm thiểu được lượng ngoại tệ phải tiêu dùng cho nhập xăng dầu.
Kỹ thuật sản xuất khí sinh học không phức tạp do đó có thể phát triển rộng
khắp nông thôn. Đặc biệt nông dân có thể dùng nguồn khí sinh học trong phạm
vi gia đình để có được tiết kiệm chi phí về chất đốt và phụ phẩm của công trình
khí sinh học sẽ là một nguồn phân bón hữu cơ rất thích hợp trong trồng trọt, nhất
là trong canh tác hữu cơ sản xuất các sản phẩm cây trồng sạch.
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 19


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

Tại Hoa kỳ tính đến năm 2006 đã có 380 bãi rác lớn có hệ thống thu hồi khí
methane và chuyển tải thành điện năng. Trong vài năm tới ước tính có đến 700
bãi rác sẽ lắp đặt hệ thống này. Một thí dụ điển hình tại Irvine, Carlifornia, Mỹ
thì khí methane từ bãi rác Bowerman sẽ được dùng làm nguyên liệu cho hệ
thống chuyên chở công cộng cho thành phố.
Về lợi ích môi trường, khí sinh học có thành phần chính là khí Methane là
một loại năng lượng sạch nhất tính đến ngày hôm nay. Nếu khí Methane không
được thu hồi từ các bãi rác bãi phế thải, các đầm lầy v.v… sẽ là một nguồn ô
nhiễm tác động mạnh nhất đến hiệu ứng nhà kính. Nếu dùng khí sinh học thay
thế các loại năng lượng hoá thạch thì sẽ thu được nhiều lợi ích hơn do có ít các
loại khí thải trong khi sử dụng. Và một lợi ích không nhỏ cho môi trường và
người dân là hệ thống sinh khí sẽ giảm được lượng chất thải không qua xử lý và
tạo thêm nguồn thu nhập mới cho người sử dụng.
7.


Thị trường phát triển Khí sinh học và các ứng dụng công nghệ khí sinh
học tại Việt nam

Các ứng dụng sử dụng KSH thường thấy tại Việt nam hiện nay là cho đun
nấu, thắp sáng. Hiện nay ở nhiều địa phương đã có nhiều hộ gia đình sử dụng khí
sinh học dùng cho bình nước nóng, chạy máy bơm và đặc biệt dùng khí sinh học
làm nguồn nhiên liệu cho máy phát điện.
Dùng KSH để chạy máy phát điện mang lại lợi ích kinh tế có thể đong đếm
được. Theo tính toán của một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Bách Khoa,
Đại học Quốc gia Đà Nẵng, nếu các hộ chăn nuôi có quy mô từ 50 con lợn trở
lên sử dụng biogas để chạy máy phát điện cỡ nhỏ sẽ tiết kiệm khoảng 24 triệu
đồng/năm. Động cơ chạy bằng biogas có thể biến 1 mét khối biogas thành 2
kWh điện, tiết kiệm được 0,4 lít dầu diesel.
Trong khi đó, biogas được thu hồi từ chất thải gần như miễn phí, có thể
giúp người nông dân chủ động được nguồn điện sử dụng cho trang trại, không
chỉ giảm chi phí nhiên liệu dẫn đến tăng lợi nhuận cho chăn nuôi mà còn có thể
dùng để kéo máy cày, chạy máy gặt, vận hành hệ thống tưới, thiết bị bảo quản
nông sản…
Hiện nay có một số chủ trang trại chăn nuôi đã xây dựng công trình biogas
và họ ứng dụng công nghệ cải tạo động cơ chạy bằng diesel sang chạy bằng
biogas và khi cần thiết có thể sử dụng lại diesel với bộ phụ kiện Gatec. Đây được
xem là một công nghệ mới giải quyết nhiều vấn đề trên thực tiễn như: làm giảm
ô nhiễm, chủ động tạo ra nguồn điện và tiết kiệm được điện.
Một minh chứng là tại trang trại của cổ phần Trung Sơn, Thành phố Đà
Nẵng chuyên nuôi heo nái, ông Nguyễn Phỉ Tâm, Giám đốc điều hành chia sẻ:
"Trang trại lắp đặt hệ thống phát điện bằng biogas được khoảng 5 tháng, với
công trình biogas 1.700 mét khối. Từ khi lắp đặt, mùi phân heo đã giảm đáng kể,
chất thải của heo được đưa vào công trình kín để tạo biogas. Bên cạnh đó, với hệ
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam


Trang 20


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

thống phát điện bằng biogas, mỗi giờ, được lợi từ tiền điện là 40 - 50 nghìn
đồng, mỗi ngày chạy 12 tiếng, lợi ích từ hệ thống này không phải là nhỏ".
Trang trại của ông Tâm được nhận tài trợ của Hãng Toyota trong chương
trình Go Green. Hiện nay đã có 24 trang trại khác trên cả nước cũng được hưởng
những lợi ích từ dự án này. Với kinh phí lắp đặt hệ thống 353 triệu đồng được
cải tạo từ động cơ Diesel tập trung tại các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung
Việt Nam, áp dụng trong các trang trại chăn nuôi. Dự kiến, trong hai năm 2009
và 2010 sẽ có 500 cụm máy mới được lắp đặt với kinh phí hỗ trợ khoảng 500
triệu đồng.
Có rất nhiều tổ chức tham gia vào quá trình nghiên cứu về ứng dụng sử
dụng khí sinh học chẳng hạn trường Đại học Văn Lang, Thành phố Hồ Chí Minh
thực hiện một đề tài về mô hình “Xử lý phân chăn nuôi chuồng trại và rác sinh
hoạt hữu cơ để sản xuất ra biogas và phát điện”. Hiện đề tài sắp được nghiệm thu
và sẵn sàng để ứng dụng rộng rãi.
Từ tháng 5-2007, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh
Bình Dương đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình công trình ủ
biogas cải tiến lấy nhiên liệu chạy máy phát điện cho trại chăn nuôi gia súc” tại
Công ty TNHH Gia Nam, ấp 9, Long Nguyên, Bến Cát với quy mô trang trại
trên 10.000 con heo, tổng vốn đầu tư hơn 642 triệu đồng (trong đó, doanh nghiệp
(DN) được hỗ trợ 30% phí đầu tư từ ngân sách sự nghiệp khoa học). Sau 18
tháng thực hiện, kết quả đã thu hồi được vốn đầu tư và tỷ suất sinh lời cho DN từ
việc tiết kiệm nhiên liệu đạt đến 90%. So sánh nhu cầu điện phục vụ sản xuất
của DN từ nguồn điện lưới quốc gia là 29,500 KW/tháng. Tính theo đơn giá điện
thời điểm thực hiện dự án là 1.155 đồng/KWh thì chi phí hàng tháng DN phải
tốn kém là hơn 34 triệu đồng (nếu tính theo đơn giá điện hiện nay thì chi phí này

còn cao hơn nhiều). Trong khi đó, từ nguồn điện biogas, DN chủ động được
100% điện sử dụng sản xuất, với 48.000 Kw/tháng, tiết kiệm hơn 55 triệu đồng.
Và chỉ trong vòng 5 năm thực hiện dự án, lợi nhuận DN thu được từ nguồn nước
thải chăn nuôi là gần 2,04 tỷ đồng.
II. THÔNG TIN CỦA DỰ ÁN KHÍ SINH HỌC ĐẾN 2009
1.

Thông tin chung về Dự án

Dự án “Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi của Việt nam” (Dự
án) được bắt đầu từ năm 2003. Một trong những mục tiêu chính của dự án là
“Nâng cao sinh kế và chất lượng cuộc sống vùng nông thôn của Việt nam thông
qua việc khai thác các lợi ích kinh tế và phi lợi nhuận của công nghệ khí sinh
học tại hộ gia đình”. Kết quả là việc “phát triển bền vững của khí sinh học theo
hướng thị trường” đã được xếp vào lĩnh vực ưu tiên của chương trình khí sinh
học trong nhưng năm gần đây.
Đến ngày 6 tháng 11 năm 2008 - “Chương trình Khí sinh học cho ngành
chăn nuôi của Việt nam” đã tổ chức lễ khánh thành công trình thứ 50.000 tại xã
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 21


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

Nam Thành 1, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Dự án được đánh giá là một
trong những dự án khí sinh học thành công nhất của Việt nam. Vì vậy, việc Dự
án khí sinh học của Việt Nam được chọn trao giải thưởng năng lượng toàn cầu
năm 2006 một lần nữa đã khẳng định hiệu quả thiết thực về kinh tế cũng như
môi trường của mô hình này và phải đẩy mạnh việc phát triển mô hình này trong

tương lai.
2.

Kết quả tổng quát của dự án cho đến thời điểm tháng 10 năm 2009

Cho đến thời điểm tháng 10 năm 2009, chương trình đã phát triển được
75000 công trình tại 36 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự kiến đến cuối năm
2012, các công trình khí sinh học của dự án sẽ vươn tới 50 tỉnh và thành phố trên
cả nước.
Dựa trên kết quả điều tra thì bình quân dung tích của một công trình khí
sinh học nằm trong khoảng 10-11 m3 như vậy Dự án đã phát triển được khoảng
850.000m 3 công trình sinh khí biogas. Đây là một đóng góp không nhỏ trong
phát triển sản xuất chăn nuôi bền vững và sản phẩm sạch.
Bảng 2. Danh sách các tỉnh tham gia dự án cho đến năm 2009
Vùng kinh tế

Đồng bằng sông Hồng

Vùng Đông Bắc
Vùng Tây Bắc
Duyên hải Bắc Trung bộ

Bắc Ninh
Hải Dương
Hà Tây/Hà Nội

Giai đoạn
bắc cầu
Hải Phòng
Ninh Bình

Hà Nam

Lạng Sơn
Thái Nguyên

Phú Thọ
Yên Bái

Nam Định
Quảng Ninh

Hòa Bình
Nghệ An
Thừa Thiên Huế

Sơn La

Lào Cai

Giai đoạn I

Duyên hải NamTrung bộ

Bình Định

Tây Nguyên
Vùng Đông Nam Bộ

Đắc Lắc
Đồng Nai


Đồng bằng sông Cửu
Long

Tiền Giang

Đến năm 2009
Thái Bình
Vĩnh Phúc
Bắc Giang
Hưng Yên

Thanh Hóa
Quảng Ngãi
Khánh Hoà
Quảng Nam
Gia Lai
Bà Rịa – Vũng Tàu
Trà Vinh
Kiên Giang
Cần Thơ
Vĩnh Long
Bến Tre

Nguồn: Chương trình KSH. 2009

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 22



KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

PHẦN II. ĐIỀU TRA NGƯỜI SỬ DỤNG BIOGAS - BUS 2009
I.

MỤC TIÊU CỦA ĐIỀU TRA

1.

Mục tiêu chung

Khảo sát người sử dụng khí sinh học nhằm cung cấp thông tin như đào tạo,
xây dựng, kiểm tra chất lượng, vận hành và bảo dưỡng, sử dụng phụ phẩm, quản
lý chất thải, sử dụng khí sinh học và chi trả trợ giá và ý kiến của người sử dụng.
Hơn nữa Khảo sát người sử dụng KSH sẽ cung cấp thông tin để có thể giúp cho
tăng cường thực hiện dự án đến năm 2011 về các khía cạnh phát triển chính
sách, hướng dẫn xây dựng, đào tạo, quản lý chất lượng, trợ cấp tài chính, vv…
Bên cạnh đó, khảo sát sẽ tiếp tục cung cấp các bằng chứng tác động tích cực của
chương trình đối với môi trường và kinh tế, xã hội.
2.

Mục tiêu cụ thể

Tham chiếu về khảo sát người sử dụng KSH 2009 đã đưa ra 5 yêu cầu mục
tiêu cụ thể như sau:
a) Khảo sát về chất lượng và sản phẩm các dịch vụ do Dự án cung cấp tới người
dân thông qua các hoạt động/sản phẩm như:
- Đào tạo người sử dụng;
- Chất lượng xây dựng và chi phí đầu tư

- Công tác quản lý chất lượng và quy trình thủ tục hoàn thành
- Vận hành và bảo dưỡng công trình (đối với nguyên liệu, bể nạp)
- Sử dụng bã thải
- Sử dụng khí
- Hỗ trợ tài chính
- Tính phổ biến, truyền bá và áp dụng của dự án đối với các khu vực có thể
phát triển KSH trong huyện và tỉnh
- Nhìn nhận của người sử dụng đối với cán bộ kỹ thuật của dự án
b) Tìm hiểu các ảnh hưởng khác như xã hội, môi trường và kinh tế. Ngoài ra,
khảo sát các ảnh hưởng của công trình KSH đến thay đổi về thu nhập, thay
thế nhiên liệu, thời gian, vệ sinh, sức khỏe và môi trường của hộ dân bằng
việc so sánh với các hộ không sử dụng KSH.
c) Tìm hiểu sự khác nhau (khó khăn) giữa hộ giàu, trung bình và nghèo làm cơ
sở để Dự án xây dựng chiến lược tiếp cận những hộ nghèo hơn.
d) Khảo sát hiện trạng sử dụng gas bằng việc thu thập thông tin về loại thiết bị,
đồ dùng sử dụng khí gas như bếp gas, đèn khí gas, máy phát điện chạy gas,
bình nóng lạnh chạy gas, vv thời gian sử dụng, tình trạng hỏng hóc…
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 23


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

e) Khảo sát KSH đưa ra được dự đoán về nhu cầu kích cỡ loại công trình cho
các năm tới là cơ sở để Dự án xây dựng chiến lược cho các năm tiếp theo
II. TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.

Cách tiếp cận


Để bảo đảm đạt được mục tiêu đề ra, nhóm tư vấn áp dụng 2 cách tiếp cận
trong đánh giá người sử dụng KSH là đánh giá từ con người và đánh giá sản
phẩm.
1.1. Tiếp cận đánh giá từ con người
Bản chất của cách tiếp cận này là sử dụng hiểu biết của những người cùng
tham gia vào một lĩnh vực để đưa ra những nhận định cụ thể về lĩnh vực đó.
Sử dụng cách tiếp cận này nhóm tư vấn sẽ đánh giá được các nội dung sau:
- Đánh giá sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo ở địa phương về phát triển khí
sinh học
- Đánh giá về mức độ hiểu biết, tiếp nhận thông tin về khí sinh học
- Đánh giá nhu cầu xây dựng công trình KSH của người dân
- Đánh giá mức độ chấp nhận các lợi ích của công trình KSH của người dân
- Đánh giá về việc vận hành, sử dụng KSH và phụ phẩm của người dân
- Đánh giá về mức độ giúp đỡ, ủng hộ của kỹ thuật viên, đội thợ xây...
1.2. Tiếp cận đánh giá từ sản phẩm
Cách tiếp cận này cho phép đánh giá sản phẩm thông qua công tác thống
kê, điều tra, quan sát. Nhóm tư vấn sử dụng cách tiếp cận này để đánh giá các
sản phẩm của Dự án thông qua các số liệu, tài liệu thu thập được từ Văn phòng
Dự án Trung ương, Văn phòng Dự án các tỉnh, số liệu điều tra phỏng vấn hộ.
Sử dụng cách tiếp cận này nhóm tư vấn sẽ đánh giá được các nội dung sau:
- Đánh giá chất lượng công trình xây dựng
- Đánh giá chất lượng các thiết bị sử dụng
- Đánh giá chất lượng các dịch vụ của Dự án: đào tạo, hỗ trợ, bảo hành, bảo
dưỡng,...
- Đánh giá được ảnh hưởng của các chính sách Nhà nước ban hành đến các
hoạt động của Dự án
- Dự báo nhu cầu kích cỡ loại công trình cho các năm tới
1.3. Đối tượng tiếp cận
- Văn phòng dự án, lãnh đạo các cấp chính quyền: thu thập các thông tin về

năng lượng, nông nghiệp, chăn nuôi, sức khoẻ, môi trường, kinh tế và khả năng
tiếp cận của người dân với các tác dụng của khí sinh học
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 24


KHẢO SÁT NGƯỜI SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC NĂM 2009__________________________

- Kỹ thuật viên và đội thợ xây: nhằm đánh giá việc thực hiện các yêu cầu
kỹ thuật của công trình
- Các hộ dân có sử dụng KSH và chưa sử dụng khí sinh học: thực hiện điều
tra, khảo sát theo phiếu và nắm bắt tình hình chung của từng hộ.
2.

Phương pháp thực hiện

Cuộc khảo sát đã được tiến hành qua bốn giai đoạn: nghiên cứu tại bàn, thu
thập thông tin, phân tích thông tin và viết báo cáo. Trong quá trình thực hiện,
nhóm tư vấn sẽ luôn liên hệ chặt chẽ với Văn phòng Dự án KSH để bảo đảm mọi
hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
2.1. Nghiên cứu tại bàn
Nhóm tư vấn đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung
cuộc khảo sát, bao gồm các tài liệu liên quan của Dự án, thông tin về KSH và
ngành chăn nuôi Việt Nam, tham khảo báo cáo của BUS 2006 và BUS 2005,
BUS 2007-2008, nghiên cứu các tài liệu có liên quan của 7 tỉnh dự kiến thực
hiện khảo sát là Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nình Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Bến
Tre, Bà rịa-Vũng Tàu.
2.2. Khảo sát hiện trường
a. Công cụ khảo sát hiện trường

Công cụ khảo sát bao gồm các bộ câu hỏi phỏng vấn chung (cho hộ có sử
dụng KSH và chưa sử dụng KSH), bộ câu hỏi phỏng vấn sâu cho các đối tượng
là cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, xã, cán bộ khuyến nông, các bảng ghi chép số
liệu, bảng tiến độ công việc và tài liệu hướng dẫn phỏng vấn.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tài liệu, nhóm tư vấn đã thiết kế 4 mẫu phiếu
khảo sát (mẫu 1 - khảo sát người sử dụng khí sinh học; mẫu 2 - khảo sát người
chưa sử dụng KSH mẫu 3 - chi phí xây dựng theo kích cỡ công trình và mẫu 4 làm việc với các Sở, ngành có liên quan ở địa phương). Các mẫu điều tra phục
vụ yêu cầu thu thập các thông tin sau:
- Các thông tin chung (chủ hộ, trình độ học vấn, thu nhập, thông tin về sản
xuất....)
- Các thông tin mang tính kỹ thuật như kích thước, cách nạp nguyên liệu,
vận hành
- Các thông tin đánh giá tác động của công trình đến kinh tế, môi trường
- Các thông tin lựa chọn cho nhóm đối chứng - các hộ chưa sử dụng có điều
kiện tương đương.
b. Lựa chọn mẫu khảo sát
Dựa trên cơ sở dữ liệu và các yêu cầu phân bổ theo các năm xây dựng công
trình của tham chiếu (từ năm 2003-2009) mà 7 tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Trang 25


×