Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

2 LOẠI câu hỏi “cấm kỵ” TRONG PHỎNG vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.95 KB, 2 trang )

2 LOẠI CÂU HỎI “CẤM KỴ” TRONG PHỎNG VẤN
Không phải chỉ những người được phỏng vấn cần cẩn thận trong từng câu trả lời mà các nhà tuyển dụng cũng
nên thận trọng trong từng câu hỏi đặt ra, tránh tình trạng “động chạm” đến danh dự, sự tự tôn và “gieo rắc” tâm
lý nặng nề cho người được phỏng vấn.

Loại câu hỏi liên quan đến pháp lý cá nhân
Những câu hỏi liên quan đến pháp lý cá nhân như: Bạn đã bao giờ phạm tội? Bạn có tiền án
tiền sự? Bằng chứng nào cho thấy bạn là người có đầy đủ khả năng? Tôi băn khoăn rằng bạn
sẽ không hoàn thành tốt công việc vì lý lịch không trong sạch, bạn nghĩ sao,…

Không phải chỉ những người được phỏng vấn cần cẩn thận trong từng câu trả lời mà các nhà tuyển
dụng cũng nên thận trọng trong từng câu hỏi đặt ra (ảnh minh họa: Internet)

Một thực tế là nhiều nhà tuyển dụng muốn chắc chắn sự minh bạch và rõ ràng trong sơ yếu lý
lịch của các nhân viên “tương lai”, tuy nhiên cách họ thể hiện vừa không đạt được thông tin
họ mong muốn vừa gây áp lực cho những người được phỏng vấn. Chuyên gia nghề nghiệp
Carole Martin chia sẻ: “Nhiều nhà tuyển dụng đi sâu vào những vấn đề “nhạy cảm” trong quá
khứ của bạn vì họ nghĩ rằng họ cần phải biết, phải xác định bạn có một lý lịch “trắng” để
tránh “bệnh” cũ của bạn được dịp “tái phát”. Ví dụ nếu như bạn bị kết tội tham ô, chắc chắn
họ sẽ không bao giờ để bạn làm thủ quỹ”.
Tuy nhiên, những câu hỏi có phần “thẳng tắp” của các nhà tuyển dụng thường tạo nên sự căng
thẳng, khó chịu và đôi khi là sự tổn thương đến lòng tự trọng. Đối với những người có tật họ
sẽ giật mình, nhưng giật mình không phải vì sợ mà giật mình vì ngỡ ngàng và bàng hoàng khó
xử. Những người trước đây đã lỡ dại, giờ họ mong muốn được làm lại từ đầu. Đó là lý do họ
tham gia phỏng vấn, để tìm cơ hội và để cuộc đời sang trang mới. Tuy nhiên nhiều nhà tuyển
dụng thay vì chú trọng đến năng lực làm việc lại quan tâm quá nhiều tới quá khứ của họ, và
một thực tế rằng khi quá khứ được “đào xới” đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm bị “chôn
vùi”. Điều này giống như việc chặn đứng con đường quay lại của họ. Vì vậy, những câu hỏi
liên quan đến pháp lý cá nhân cần được hạn chế tối đa hoặc “lái” theo một chiều hướng nhẹ
nhàng hơn, chuyên gia tâm lý Cynthia chia sẻ.
Loại câu hỏi liên quan đến đời sống cá nhân




Một tình huống đặt ra là nhà tuyển dụng hỏi một ứng cử viên nữ rằng: “Bạn kết hôn vậy bạn
đã lên kế hoạch có con chưa?”, sau đó nhà tuyển dụng được ra ba phương án trả lời. Một là,
trả lời thẳng thắn dẫu cho đó là điều ứng cử viên nữ không hề muốn. Hai là, nói với nhà tuyển
dụng câu hỏi này nằm ngoài nội dung phỏng vấn. Ba là, không trả lời hoặc phớt lờ câu hỏi.
“Nhưng câu trả lời tuyệt nhất không nằm trong ba đáp án trên. Nếu là tôi tôi sẽ trả lời rằng:
Cho dù tôi có lên kế hoạch sinh con trong tương lai cũng không ảnh hưởng gì tới sự nghiệp.
Tôi đã vạch định cho mình kế hoạch làm việc và phát triển sự nghiệp riêng không cùng các
vấn đề cá nhân…”, Carole trả lời.
Cũng theo Cynthia: “Rất nhiều nhà tuyển dụng đã đặt câu hỏi này với các ứng cử viên nữ, họ
lo sợ chuyện nữ giới mang thai, làm tròn trách nhiệm gia đình nhưng sẽ là không tròn nghĩa
vụ với doanh thu của công ty họ trong khi nam giới thì không. Đây liệu có phải là một hành
động phân biệt đối xử?”.
Câu trả lời là nếu xét về lý, đó có thể là một câu hỏi hoàn toàn có thể chấp nhận được vì
doanh nghiệp nào cũng cần đặt lợi nhuận lên hàng đầu, họ cần những nhân viên hợp tác dài
hạn không cùng sự vắng mặt về các vấn đề cá nhân, nhưng nếu xét về tình đó sẽ là sự phân
biệt của các nhà tuyển dụng. Ngoài ra, Carole còn cho biết: “Mặc dù tôi chú trọng tới lợi
nhuận trong kinh doanh, nhưng cũng không vì thế mà tôi lấy chuyện cá nhân làm thước đo để
quyết định kết quả tuyển dụng. Theo tôi các câu hỏi nên được hạn chế trong phỏng vấn đó là
những câu hỏi liên quan đến tuổi tác, tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khỏe, tôn giáo và
khuynh hướng tình dục,… đó là những thông tin nên biết (nhưng không nhất thiết phải hỏi),
bạn có thể đọc qua sơ yếu lý lịch để nắm bắt thông tin kết hợp với năng lực và những gì họ
thể hiện trong suốt buổi phỏng vấn để đưa ra quyết định”.
Chính sự “thẳng tắp” của các nhà tuyển dụng nhiều khi vô tình đã đẩy những người được phỏng vấn đến tâm
trạng khó chịu, căng thẳng và đôi khi là tức giận vì những câu hỏi đi sâu vào đời sống riêng tư. Thêm vào đó,
nhiều nhà tuyển dụng còn xem đó là thước đo quyết định những ứng cử viên “cá biệt” có được chấp nhận hay
không?
Lời khuyên của Cynthia cho các nhà tuyển dụng là: “Các nhà tuyển dụng là người mang cơ hội việc làm đến với
các ứng cử viên nhưng không có nghĩa họ có quyền phán xét hay đi quá sâu vào đời sống cá nhân của người

khác. Chính vì vậy, khi đặt câu hỏi với những người được phỏng vấn, các nhà tuyển dụng cũng cần tránh những
sai lầm không đánh có trên”.



×