4 nguyên tắc để có một nhóm hoàn hảo - Kỹ
năng làm việc nhóm – Nền tảng cho tương lai
1. Cùng chung mục tiêu
Đây là nguyên tắc đầu tiên và cũng là tiên quyết. Nếu không có chung mục đích,
nhóm sẽ không còn là một nhóm nữa, đó đơn giản chỉ là phép cộng của những cá
nhân với những mục đích khác nhau, và kết quả đôi khi còn tệ hơn cả khi để những
cá nhân ấy làm việc riêng lẻ, vì những mâu thuẫn lợi ích. TEAM (nhóm) trong
tiếng anh nên là Together Everyone Achieves More (khi cùng nhau mỗi cá nhân
đạt được nhiều hơn). Để có thể đạt được điều này, mục tiêu của nhóm phải được
đặt lên cao hơn mục tiêu của bất kì cá nhân nào, thành công của nhóm phải được
đặt lên cao hơn thành công của bất kì cá nhân nào! Mỗi một thành viên khi tham
gia vào nhóm phải luôn cố gắng vì mục tiêu ấy, xem đó như là “lẽ sống” trong
những ngày “nhóm còn tồn tại”. Bởi vì, suy cho cùng, chỉ khi nhìn thấy “lợi ích
chung”, nhóm mới được thành lập, và nhóm nên tồn tại đến cùng vì mục tiêu và lợi
ích ấy.
2. Phụ thuộc lẫn nhau
Các thành viên phải dựa vào nhau để cùng làm việc, cùng đạt được mục tiêu
chung, cho dù mỗi một thành viên có thể đều rất xuất sắc. Nếu các cá nhân có thể
làm việc độc lập, với hiệu quả tương đương thì tốt nhất nên làm việc cá nhân để có
thể tiết kiệm thời gian lẫn chi phí. Bởi vì, kết quả làm việc nhóm phải là phép
nhân, thậm chí là lũy thừa của các thành viên. Sự phụ thuộc của các thành viên vào
nhau cả về mặt công việc lẫn tinh thần là một đặc trưng của nhóm “hoàn hảo”.
Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, hơn thế nữa sự đoàn kết đến từ ý thức rằng không
thể “thiếu nhau” sẽ thúc đẩy sự đoàn kết hơn nữa. Đây cũng là chìa khóa để có thể
giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn – là điều tất yếu sẽ phải xảy ra trong quá
trình làm việc, cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những thất bại của nhóm.
3. Một nhóm trưởng giỏi
Một người nhóm trưởng giỏi là người có khả năng làm cho nhóm của mình trở
thành tốt nhất, chứ không phải là người nổi bật nhất. Đó có thể không phải là người
giỏi nhất, nếu xét trên phương diện cá nhân, nhưng đó phải là người có khả năng
lãnh đạo tốt nhất, trên phương diện tập thể. Và, cho dù trong trường hợp họ có là
người giỏi nhất thì họ vẫn sẽ phải tuân theo nguyên tắc đầu tiên, phải đặt mục tiêu
chung của nhóm lên hàng đầu, suy cho cùng thì nhóm mới là quan trọng nhất. Và,
một khi họ vẫn còn là một thành viên của nhóm thì thành công của họ sẽ được
đánh giá thông qua thành công của nhóm, chứ không phải là sự nổi bật hay tài
năng cá nhân. Tất nhiên nhóm là một tập thể và các cá nhân nên là quan trọng như
nhau, nhưng nếu thiếu đi một người nhóm trưởng giỏi, một mảnh ghép cực kì quan
trọng, thì bức tranh của nhóm sẽ “kém hoàn hảo” hơn rất nhiều.
4. Sự tôn trọng
Đây là điều cần có trong bất kì một môi trường nào, và nó trở nên đặc biệt quan
trọng trong khi làm việc nhóm. Không có sự tôn trọng, mọi việc có thể diễn biến
tồi tệ ngoài tầm kiểm soát. Sẽ ra sao nếu tất cả đều nghĩ là mình đúng và xem đối
phương “không ra gì”? Mọi cái “tôi” cá nhân phải được dẹp bỏ vì cái “ta”, “chúng
ta”. Tôn trọng đồng đội của mình sẽ là nền tảng cho sự phối hợp ăn ý và hiệu quả
hơn. Hơn nữa, mỗi một cá nhân đều mong muốn bản thân được thừa nhận, được
tôn trọng, và điều này sẽ chỉ thật sự đến khi sự tôn trọng trở thành phương châm
của nhóm.
Kỹ năng làm việc nhóm – Nền tảng cho tương lai
Kỹ năng làm việc nhóm là môi trường tốt để bạn có thể phát triển kiến thức,
kỹ năng và kinh nghiệm làm việc từ việc học hỏi các thành viên trong nhóm.
Nhất là đối với các bạn sinh viên mới ra trường, mới bắt đầu bước vào môi
trường công sở. Và khi bạn đã có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm
thì việc thăng tiến trong công việc là việc tất nhiên.
1. Tầm quan trọng của làm việc nhóm
- Làm việc theo nhóm tạo điều kiện tăng năng suất và hiệu quả của công việc.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quả
của mỗi cá nhân cao hơn hẳn năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi
làm việc riêng lẻ. Vì trong nhóm, khi làm việc các kỹ năng và kinh nghiệm bổ trợ
lẫn nhau.
Làm việc theo nhóm có thể giảm được một số nhân sự, khâu trung gian nên linh
hoạt hơn. Vì linh hoạt nên tổ chức dễ thay đổi để đối phó với thay đổi của môi
trường, nắm bắt cơ hội và giảm thiểu nguy cơ.
Ảnh Internet
Nhóm có thể tạo ra môi trường làm việc mà các kiến thức và kinh nghiệm của các
cá nhân bổ trợ cho nhau, các quyết định đưa ra toàn diện và phù hợp hơn.
Nhóm làm việc có đủ khả năng hoàn thành một dự án hoàn chỉnh trong khi mỗi cá
nhân chỉ có thể hoàn thành một phần việc. Nhóm có thể tận dụng những gì tốt nhất
của mỗi cá nhân trong công tác chuyên môn và cả ngoài chuyên môn. Các thành
viên tự rút ra những gí tốt nhất để học hỏi lẫn nhau, cải thiện thái độ và ứng xử của
mình.
Nhóm làm việc hiệu quả là nhóm hội tụ một số đặc điểm cơ bản như các thành
viên hiểu rõ lý do tồn tại của nhóm; các nguyên tắc và quy chế được thảo luận,
đồng thuận; thông tin trong nhóm thông đạt; các thành viên hỗ trợ nhau; có những
quy tắc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng rõ ràng.
2. Làm việc nhóm đối với sinh viên
Khi trở thành sinh viên, các bạn có rất nhiều cơ hội để các bạn rèn luyện kỹ năng
làm việc nhóm, thông qua các bài tập hay đề tài trên lớp cũng như các hoạt động
tình nguyện hay tham gia các CLB. Đây là cơ hội rất tốt cho các bạn sinh viên
được học hỏi rèn luyện và cọ xát, tuy nhiên, để làm việc nhóm hiệu quả, các bạn
cần lưu ý:
Khi làm việc nhóm, sinh viên cần hiểu rõ những điều cơ bản trong xây dựng
Nhóm:
- Trau dồi kỹ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập. Chủ động và tích
cực để hấp thụ được tối đa sự truyền đạt, hướng dẫn của giảng viên.
- Sinh viên cần phải thay đổi lại cách tư duy, cách suy nghĩ trong học tập. Để làm
được điều đó thì cần có sự nhìn nhận, đóng góp ý kiến thẳng thắn của nhóm
trưởng, các thành viên tích cực ở trong nhóm.
- Mọi thành viên trong nhóm cần phải có một sự tôn trọng khi ai đó trình bày quan
điểm, ý kiến. Giữa các thành viên với nhau nên có sự động viên, sự khen ngợi khi
ai đó làm được gì hay, kể cả các bạn đóng góp ít thì cũng tìm cách khen ngợi khích
lệ nhau.
3. Làm việc nhóm trong môi trường doanh nghiệp
Đối với các DN hiện nay, làm việc nhóm là vấn đề then chốt, bởi vì làm việc nhóm
giúp nâng cao hiệu quả làm việc với nguồn lực ít hơn làm việc cá nhân.
Khi tuyển dụng, các DN đều xét khía cạnh khả năng làm việc nhóm của ứng viên
trong việc quyết định có mời họ tham gia vào DN hay không. Một số ứng viên có
khả năng làm việc nhưng kỹ năng làm việc nhóm không cao cũng khó có cơ hội
được vào làm việc, đó là khả năng hôi nhập vào môi trường làm việc và văn hóa
của công ty.
Khi mới ra trường các bạn trẻ có cảm giác sợ trách nhiệm, không dám làm, đặc biệt
là những công việc ngoài phạm vị được giao được quy định, vì thế không phát huy
hết khả năng của mình, nhưng mà nếu bạn tham gia nhóm trong nhóm sẽ có những
công việc vượt ngoài khả năng của bạn, dám xung phong nhận những công việc
khó sẽ giúp các bạn trưởng thành và khẳng định bản thân.
4. Rèn luyện cách làm việc nhóm
Để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, việc đầu tiên là các bạn phải xác định rõ
mình là ai và đóng vai trò gì trong tập thể, từ đó đứng ra đảm nhận những công
việc phù hợp với năng lực và khả năng của bản thân. Cũng như việc tạo được một
điểm nhấn riêng và sự khác biệt giữa bản thân với các thành viên khác trong nhóm.
Để giữ vững hoạt động nhóm được thuận lợi thì mỗi sinh viên trong nhóm phải xác
định rõ mục tiêu của cá nhân, luôn phấn đấu hoàn thành công việc được giao cũng
như nhằm phấn đấu vì mục tiêu cá nhân. Luôn sẵn sàng dấn thân, biết hi sinh cá tôi
cá nhân vì tập thể.
Bên cạnh đó, mỗi sinh viên phải tạo cho mình một thái độ tích cực khi tham gia
các hoạt động nhóm, biết lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm cùng nhau cũng như có
những góp ý chân tình để nhóm ngày càng phát triển.
Với những sinh viên đang ngồi trên giảng đường, việc tham gia vào các nhóm
trong lớp học, làm việc cùng nhau trong những buổi thuyết trình, những bài tập
nhóm lớn hay những chương trình do lớp, Đoàn trường hay Đội công tác xã hội
đứng ra tổ chức là tiền đề cho những kỹ năng làm việc nhóm tốt nhất.
Ngoài giảng đường, các bạn sinh viên còn có thể tham gia các diễn đàn có uy tín
dành cho lứa tuổi mình như: các diễn đàn dành riêng cho chuyên nghành mình
đang học, các diễn đàn chia sẻ kiến thức thông tin về xã hội,… Việc tham gia các
hoạt động Đội nhóm lành mạnh là điều cần thiết.