Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BẠN đã BAO GIỜ NHẬN lời PHỎNG vấn rồi mất hút

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.28 KB, 2 trang )

BẠN ĐÃ BAO GIỜ NHẬN LỜI PHỎNG VẤN RỒI....MẤT HÚT?
Những ai đã, đang và sẽ làm công tác tuyển dụng nhân sự chắc hẳn hơn 1 lần gặp tình
huống này: Đăng tin tuyển dụng, chọn lọc hồ sơ rồi gọi điện hẹn lịch phỏng vấn và hi vọng
có thể “chọn mặt gửi vàng”. Thế nhưng người được gọi đã không xuất hiện.
Tâm lý nhà tuyển dụng
Phần lớn nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu với những ứng viên kiểu này. Xét về tình, đây là
cách ứng xử tỏ ra mất lịch sự, còn về lý thì ứng viên hoàn toàn vô hại. Theo anh Lê Sơn,
chuyên viên tuyển dụng sự tại Nic Group thì đây là chuyện xảy ra như “cơm bữa”. Anh cho
biết, có nhiều ứng viên đã trúng tuyển, hẹn ngày đi làm nhưng đúng hẹn lại mất hút không rõ
nguyên nhân. Việc này làm ảnh hưởng tới kế hoạch của nhà tuyển dụng cũng như lãng phí
thời gian, tiền bạc của công ty. Theo anh Sơn thì đây thuộc về ý thức mỗi người, nhà tuyển
dụng không thể gọi điện hay email để trách cứ họ, tuy nhiên tình huống này xảy ra chủ yếu
với những ứng viên chưa có hoặc còn ít kinh nghiệm.
Chung tâm lý ấy, anh Quốc Chính, phụ trách tuyển dụng công ty Hoàng Yến cũng bức xúc
bày tỏ: Công ty anh vừa có đợt tuyển Nhân viên kinh doanh nhưng hẹn phỏng vấn tới ba đợt
mà vẫn chưa thể tuyển được người theo ý muốn. Có đợt gọi điện hẹn 6 ứng viên thì chỉ duy
nhất 1 ứng viên tới tham gia phỏng vấn, 5 ứng viên còn lại không tới nhưng cũng không gọi
điện thông báo. Theo anh, nếu ứng viên không nhiệt tình với công việc nên trả lời ngay từ
đầu hay nên gọi điện báo lại với người phỏng vấn.
Bất cứ nhà tuyển dụng nào gặp phải tình huống này đều cảm thấy bức xúc trước thái độ và
ý thức của ứng viên. Nhưng lạ một điều, không ít ứng viên lặp lại điều này. Cứ như thế nhà
tuyển dụng đành phải cố quen và tặc lưỡi cho qua.
Về phí ứng viên, họ nghĩ gì?
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy người tìm việc nằm trong danh sách này là không ít, đặc
biệt với những sinh viên mới ra trường thích nhảy việc. Theo họ thì lý do không tới phỏng
vấn có thể không thực sự hứng thú với vị trí đó, mắc chuyện riêng không tới được, đang bị
ràng buộc tại công ty cũ…Tuy nhiên những lý do này đều thể hiện tinh thần thiếu trách
nhiệm ở họ. Thừa nhận rằng từ lúc gửi hồ sơ tới khi được gọi phỏng vấn là cả một quãng
thời gian và rất có thể nhiều thay đổi. Nhưng nhà tuyển dụng hoàn toàn thông cảm nếu họ
được thông báo trước. Trong trường hợp này thì dù chỉ một cú điện thoại ngắn nhưng tỏ ra
cực kỳ hữu ích.


Một số ứng viên lại nghĩ rằng nhiều người được gọi phỏng vấn, không có mình cũng không
sao. Nếu tất cả đều chung suy nghĩ ấy thì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy thế nào?
Đôi khi ứng viên cho rằng họ đâu có làm việc với người phỏng vấn nữa nên họ hoàn toàn vô
hại. Điều này không những thể hiện sự thiếu ý thức và bất lịch sự mà ứng viên thử đặt ra
câu hỏi: liệu đến một lúc nào đó chính công ty này lại đăng tuyển một vị trí mình thực sự
thích? Vậy mình có nên gửi hồ sơ? Chắc chắn hồ sơ đã từng bị đánh dấu đen này sẽ bị loại
bỏ.
Có trường hợp ứng viên vô tình tự hạ thấp mình trong con mắt nhà tuyển dụng. Mai Trang
hiện là phiên dịch viên cho một công ty của Nhật Bản tại Việt Nam tiết lộ rằng, cô đang rất
hài lòng với công việc hiện tại của mình. Nhưng cho tới khi vào làm tại công ty cô mới được
anh phụ trách nhân sự cho biết rằng cô trúng tuyển nhờ có một người trước đó đã hẹn
nhưng không tới. Cuối cùng cô mới vỡ lẽ người trước đó mọi tiêu chuẩn đều vượt cô nhưng
hiện tại họ cũng đã bị lãng quên.
Dù thế nào, ở đâu và bao giờ thì phép lịch sự và cách hành xử hay cũng luôn được tôn trọng


và đề cao. Những ai vô tình hay hữu ý luôn là người “hẹn mà không tới” trong các cuộc
phỏng vấn nên chăng một lần nghĩ lại và đặt mình vào vị trí của người phỏng vấn?



×