Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

VÌ SAO NHÀ TUYỂN DỤNG CHƯA gọi bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.03 KB, 1 trang )

VÌ SAO NHÀ TUYỂN DỤNG CHƯA GỌI BẠN?
Bạn vừa nộp đơn ứng tuyển vào một vị trí ở một công ty năng động và tiếng tăm. Bạn rất tự
tin với trình độ và năng lực làm việc của mình. Thế nhưng, bạn vẫn chưa nhận được phản
hồi nào từ nhà tuyển dụng. Bạn có nghĩ là mình mắc phải lỗi nào dưới đây không?
Phá cách! Nhiều công ty có những thủ tục, quy tắc làm việc riêng và muốn ứng viên tuân
thủ nghiêm túc các yêu cầu này. Ví dụ một số công ty muốn ứng viên gửi hồ sơ tìm việc
(CV) theo mẫu có sẵn của công ty. Thế nhưng bạn lại muốn thể hiện kỹ năng viết lách và
hoa tay của mình bằng những trang trí thật đẹp. Hồ sơ của bạn có thể ấn tượng thật đấy,
nhưng bạn sẽ không được chọn vì nhà tuyển dụng không thích tuyển những ứng viên không
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của công ty. Ngược lại, bạn có thể trang trí như trên nếu
công ty bạn ứng tuyển muốn ứng viên trình bày CV theo phong cách riêng của họ.
Một bộ hồ sơ cho mọi tình huống. Một bộ hồ sơ tìm việc bao gồm CV và thư tìm việc (cover
letter). Nếu chỉ sử dụng một CV duy nhất để gửi tới tất cả các vị trí ứng tuyển, bạn sẽ mắc
lỗi “rập khuôn” mà rất nhiều người tìm việc hiện nay vướng phải. Thậm chí nhiều người còn
bê nguyên xi các mẫu CV và thư xin việc đăng trong các sách. Nhà tuyển dụng rất không hài
lòng với những bộ hồ sơ này và sẵn sàng “để đó xem sau nhé”. Vì vậy, bạn nên đầu tư
chuẩn bị vài bộ hồ sơ khác nhau cho các vị trí ứng tuyển khác nhau.
Thư xin việc “nhạt như nước ốc”. Thư xin việc đóng vai trò như món khai vị cho "món chính"
là CV của bạn. Vì vậy, hãy viết một bức thư nhấn mạnh những thành tích và kinh nghiệm ấn
tượng nhất của bạn để hấp dẫn nhà tuyển dụng đọc CV của bạn.
Sai tên người nhận. Bạn không biết chính xác ai là người chịu trách nhiệm cho việc tuyển
dụng nhân sự của công ty. Đôi khi, bạn còn viết nhầm hay sai tên nhà tuyển dụng. Điều này
sẽ khiến nhà tuyển dụng rất phật lòng. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin về nhà tuyển
dụng trước khi gởi đi hồ sơ của bạn.
Bạn không đủ năng lực như bạn nghĩ. Nhiều người vội vã gửi hồ sơ cho nhà tuyển dụng mà
không thèm đọc kỹ mô tả chi tiết về yêu cầu công việc. Ví dụ họ gửi hồ sơ ứng tuyển vào
một vị trí yêu cầu 5 năm kinh nghiệm quản lý trong khi họ chỉ mới có 2 năm kinh nghiệm
làm việc.
Không thể hiện sự nhiệt tình. Bạn nên gọi điện hay gửi email cho nhà tuyển dụng để xác
nhận vị trí mà bạn vừa ứng tuyển. Theo một khảo sát gần đây, đến 86% nhà tuyển dụng
cho rằng điều đó thể hiện sự nhiệt tình của ứng viên đối với vị trí ứng tuyển.





×