Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

ud ban do tu duy trong day hoc ngu van 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.9 KB, 35 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

1

Năm học 2011- 2012

“ ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 9”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU:
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình
thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ
đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình
ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ
đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm
hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh,
các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể
hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy
được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các
nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến
thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học
kì... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để
mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được phát triển
bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây
có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý
tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các
vấn đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều
nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức
độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được


nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng
trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.

Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011- 2012
2
Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho thấy một số GV còn gặp

khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử
dụng BĐTD. Bài viết này sẽ đưa ra một số gợi ý giúp GV giải quyết khó khăn
trên.
GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
- Thời gian: Từ tháng 8/2011 đến tháng 4/2012.
- Địa điểm: Trường THCS Yên Đức
- Đối tượng: Học sinh lớp 9.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Môn Ngữ văn THCS gồm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn.
Có chung mục đích là giáo dục thẩm mĩ và rèn luyện cho HS các KN nghe, nói,
đọc viết, nhưng có vị trí độc lập tương đối và PPDH đặc thù.
Văn học có mục đích: giúp HS biết cách đọc để hiểu cho được giá trị của mỗi
văn bản thể hiện qua cái hay, cái đẹp trong nội dung và hình thức thể hiện của
văn bản đó. Cái hay, cái đẹp trong nội dung và hình thức thể hiện của văn bản là
cái duy nhất không lặp lại, biểu hiện tối đa nhất chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Tiếng Việt: Hình thành ở HS năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt với bốn kĩ
năng cơ bản là: nghe, nói, đọc, viết.

- Giúp cho HS có những hiểu biết về ngôn ngữ Tiếng Việt, có ý thức sử dụng và
giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Dạy Tiếng Việt thông qua:
+ Từ: nghĩa, từ loại, các phép tu từ, cấu tạo, chức năng,…
+ Câu: Các loại câu, dấu câu, các thành phần của câu, cách sử dụng và
liên kết các câu,…
+ Đoạn văn: nhận thức về cách viết một đoạn văn, liên kết câu và liên kết
đoạn văn…
Làm văn: giúp HS nhận biết các loại văn bản, đặc điểm, chức năng cách thức
tạo lập văn bản theo từng loại thể.
- Phân môn Làm văn Ở THCS:
+ Văn nghệ thuật (miêu tả, tự sự, biểu cảm)
Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

3
+ Văn nghị luận (chính trị - xã hội, văn học)

Năm học 2011- 2012

- Phân môn Làm văn chủ yếu mang tính thực hành, HS phải vận dụng những
kiến thức văn học, tiếng Việt và kiến thức đời sống xã hội để tạo lập các loại văn
bản dưới hình thức nói hoặc viết.

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
BĐTD giúp học sinh học được phương pháp học tập chủ động, tích cực.
Thực tế ở trường phổ thông cho thấy, một số học sinh có xu hướng không thích
học môn Ngữ văn hoặc ngại học môn Ngữ văn do đặc trưng môn học thường

phải ghi chép nhiều, khó nhớ. Một số em học tập chăm chỉ nhưng thành tích
họch tập chưa cao. Các em thường học bài nào biết bài nấy, học phần sau không
biết liên hệ với phần trước, không biết hệ thồng kiến thức, liên kết kiến thức với
nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước vào bài học sau. Do đó, việc
sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học, sẽ giúp học sinh học được phương
pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
BĐTD giúp học sinh học tập tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ
não. Việc HS vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh,
Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011- 2012
4
các em được tự do chọn màu sắc ( xanh, đỏ, tím, vàng…), đường nét (đậm, nhạt,

thẳng, cong..), các em tự “ sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu,
cách trình bày kiến thức của từng học sinh và BĐTD do các em tự thiết kế nên
các em sẽ yêu quý, trân trọng “ tác phẩm” của mình.

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Tổng quan:
BĐTD giúp HS ghi chép rất hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người
thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để ghi thông tin
cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành
cách ghi chép hiệu quả.
BĐTD có thể sử dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các
trương hiện nay. Có thể thiết kế BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ… hoặc cũng có
thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy. Với những trường có điều kiện công

nghệ thông tin tốt, có thể cài đặt phần mềm Mindmap cho GV, HS sử dụng,
bằng cách vào trang wed www.min-map.com.vn ta có thể tải về miễn phí
Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011- 2012
5
ConceptDraw MINMAD 5 professional, việc sử dụng phần mềm này khá đơn

giản.
2. NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
2.1. Một số hình thức ứng dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ quá trình dạy học
* Giáo viên sử dụng BĐTD để hỗ trợ quá trình dạy học:
- Dùng BĐTD để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức
của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các
em để các em tìm ra các tự liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện BĐTD. Qua
BĐTD đó HS sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng.
Ví dụ:
Khi học bài “ So sánh” ( Môn Ngữ văn lớp 6), đầu giờ GV cho từ khoá “
So sánh” rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các em
để cấp 3…), sau khi các nhóm HS vẽ xong, cho một số em lên trình bày trước
lớp để các học sinh khác bổ sung ý. Giáo viên kết luận qua đó giúp các em tự
chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng
thời kích thích hứng thú học tập của học sinh.
( Sơ đồ minh hoạ)

Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức



Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011- 2012
6
- Dùng BĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau

mỗi chương, phần…: Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh
tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ
BĐTD. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành
tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách
nhanh chóng, dễ dàng.
Ví dụ:
Khi dạy phần từ loại Tiếng Việt, cho học sinh vẽ BĐTD sau mỗi bài học
để mỗi em có 1 tập BĐTD về các từ loại Tiếng Việt: danh từ, động từ, tính từ, số
từ, đại từ, quan hẹ tự, trợ từ, thán từ…. Lên đến lớp 9, trong bài “ Tổng Kết ngữ
pháp”, học sinh có thể dễ dàng tổng hợp kiến thức về từ loại Tiếng Việt bằng
BĐTD dựa vào tập BĐTD đã có. Sau khi có một học sinh hoặc một nhóm học
sinh vẽ xong BĐTD sẽ cho một học sinh khác, nhóm khác nhận xét, bổ sung …
Có thể cho học sinh vẽ thêm các đường, nhánh khác và ghi thêm các chú thích…
rồi thảo luận chung trước lớp để hoàn thiện, nâng cao kĩ năng vẽ BĐTD cho các
em.
( Sơ đồ minh hoạ)

Bản đồ tư duy bài “Tổng kết ngữ pháp”- Ngữ văn 9
Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm


7

Năm học 2011- 2012

Ví dụ:
Khi học bài “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du và bài thơ “ Ánh trăng” của
Nguyễn Duy( Môn Ngữ văn lớp 9), cuối giờ GV cho từ khoá “ Truyện Kiều ” và
“ Ánh trăng” rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các
em, sau khi các nhóm HS vẽ xong, cho một số em lên trình bày trước lớp để các
học sinh khác bổ sung ý. Giáo viên kết luận qua đó giúp các em tự chiếm lĩnh
kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời kích thích
hứng thú học tập của học sinh.

Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

8

Năm học 2011- 2012

Bản đồ tư duy bài “Truyện Kiều”- Ngữ văn 9
Ví dụ: Sơ đồ minh họa cho bài “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy

Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm


9

Năm học 2011- 2012

2.2. Học sinh học tập độc lập, sử dụng BĐTD để hỗ trợ học tập, phát triển
tư duy lôgic:
- Học sinh tự có thể sử dụng BĐTD để hỗ trợ việc tự học ở nhà: Tìm hiểu trước
bài mới, củng cố, ôn tập kiến thức bằng cách vẽ BĐTD trên giấy, bìa… hoặc để
tư duy một vấn đề mới. qua đó phát triển khả năng tư duy lôgic, củng cố khắc
sâu kiến thức, kĩ năng ghi chép.
- Học sinh trực tiếp làm viêc với máy tính, sử dụng phần mềm Mindmap, phát
triển khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng máy tính trong học tập.
2.3. Một số biện pháp ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học
môn Ngữ văn ở trường THCS Yên Đức
* Nâng cao nhận thức của GV và HS về vai trò của BĐTD trong đổi mới
phương pháp dạy học
* Nhà trường đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để tuyên truyền, giới
thiệu cho giáo viên về vai trò, tác dụng của BĐTD trong hỗ trợ đổi mới phương
pháp dạy học. Từ đó giáo viên nâng cao nhận thức và tuyên truyền, phổ biến tới
học sinh theo môn học của mình.
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy
học.
- Quán triệt quan điểm chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học;
- Nắm vững cấu trúc chương trình, SGK mới;
- Nắm vững nội dung đổi mới phương pháp dạy học;
- Tích cức dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm với đòng nghiệp;
- Tham dự sinh hoạt chuyên môn cụm, tổ đầy đủ, hiệu quả.
* Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sử dụng BĐTD cho giáo viên
Người giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới phương
pháp dạy học. Do đó muốn ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp hiệu

quả thì người giáo viên phải có kiến thức và kĩ năng sử dụng BĐT tốt.
Vì vậy, ngay từ ban đầu nhà trường đã rất coi trọng việc tập huấn chuyên
môn cho giáo viên. Cử cán bộ cốt cán có năng lực chuyên môn vững, có kiến
Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011- 2012
10
thức về công nghệ thông tin đi dự hội thảo, học hỏi kiến thức, kĩ năng về ứng

dụng BĐTD để về hướng dẫn cho giáo viên trong trường.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau một thời gian ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học
nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng ở trường
THCS Yên Đức đã bước đầu có những kết quả khả quan. Giáo viên đã nhận
thức được vai trò tích cực của ứng dụng BĐTD trong hỗ trợ đổi mới phương
pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã biết sử dụng BĐTĐ để dạy bài mới, củng cố
kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học sinh hiểu bài nhanh
hơn, hiệu quả hơn, Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng BĐTD để
ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số HS trung bình đã biết dùng
BĐTD để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản.
- Đối với môn Ngữ văn, học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng BĐTD để
ghi chép bài nhanh, hiệu quả, đặc biệt là trong học Tiếng Việt.
Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học ở một số tiết học cho
thấy, sử dụng BĐTD trong dạy học kiến thức mới giúp HS học tập một cách chủ
động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào
hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng
ngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh HS khi

chứng kiến thành quả lao động của học trò của mình. Cách học này còn phát
triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên
BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn
lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ
viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.

Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

11
IV. KẾT LUẬN

Năm học 2011- 2012

Dạy học luôn là một quá trình sáng tạo, mục tiêu và nội dung chương
trình được xây dựng trên cơ sở tích hợp, điều này tạo điều kiện cho học sinh dễ
dàng mở rộng và nâng cao kĩ năng cũng như kiến thức của mình trong từng lớp,
cấp học. Nghị quyết TW 4 khóa VII, nghị quyết TW 2 khóa VIII và được pháp
chế hóa trong điều 24.2 của Luật Giáo dục: Định hướng chung của đổi mới
phương pháp dạy học là “Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”. Ta có
thể hiểu tích cực ở đây là tích cực hoạt động nhận thức, tích cực trong tư duy,
tích cực một cách chủ động. Điều đó có nghĩa là học sinh chủ động trong toàn
bộ quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ
chức, hướng dẫn của giáo viên. Do đó dạy tập làm văn là hình thành cho học
sinh năng lực tư duy, năng lực hành động. Muốn thế, chức năng của giáo viên
không chỉ là truyền thụ giảng giải kiến thức cho học sinh mà chính là tạo điều
kiện, tổ chức và khuyến khích học sinh tự mình tìm ra kiến thức mới, phát triển
kĩ năng và hình thành thái độ. Điều tôi muốn nói nhắn nhủ với các em học sinh:

“ Muốn có một bài văn hay đòi hỏi phải có cảm xúc chân thật khi viết, cảm xúc
hồn nhiên tươi trẻ xuất phát từ suy ngẫm trải nghiệm của chính mình, phải lao
tâm khổ luyện. Tránh lối viết theo kiểu khuôn sáo. Hãy viết bằng chính tâm sức
của mình, bằng sự nung nấu từ con tim, có như thế bài văn mới là sản phẩm
sáng tạo của chính các em”.
Trước đây, các tiết ôn tập chương một số GV cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ
đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của GV hoặc
của tài liệu, chứ không phải do HS tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn
nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Gần đây,
sau một số đợt tập huấn của Dự án THCS II, nhiều GV đã áp dụng thành công
dạy học với việc thiết kế BĐTD. Có thể kể đến một số trường tham gia dự án
THCS II sau khi được tập huấn về đổi mới PPDH (trong đó có nội dung thiết kế,
sử dụng BĐTD) đã triển khai và bước đầu tạo một không khí sôi nổi, hào hứng
của cả thầy và trò trong các sinh hoạt ở tổ chuyên môn cũng như hoạt động dạy
Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011- 2012
12
học của nhà trường, là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi

đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang
đẩy mạnh triển khai.
Bước đầu cho phép kết luận: Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần
hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách
nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng BĐTD kết hợp với các
phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình… có tính
khả thi cao góp phần đổi mới PPDH, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THCS và

THPT
V. ĐỀ NGHỊ:
* Trong công tác quản lí của hiệu trưởng:
- Hiệu trưởng phải là người gương mẫu, đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy
học ( PPDH). Tổ chức, hướng dẫn giáo viên tích cực đổi mới PPDH. Chuẩn bị
tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện phục vụ công tác đổi
mới PPDH.
- Hiệu trưởng phải biết đánh giá đúng năng lực, trình độ của từng giáo viên
trong trường để động viên, khen thưởng kịp thời đối với giáo viên biết đổi mới
PPDH tích cực, hiệu quả.
* Tổ chuyên môn:
- Bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cốt cán về đổi mới PPDH.
- Tích cực dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn
đúng kế hoạch;
- Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn;
- Đánh giá, xếp loại giáo viên đúng năng lực, trình độ và đề xuất khen thưởng
kịp thời những giáo viên tích cực trong đổi mới PPDH.
3. Với giáo viên:
- Nhiệt tình, say mê với nghề, tận tuỵ với học sinh.

Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011- 2012
13
- Luôn tạo hứng thú trong giờ học ( đặc biệt là các tiết tập làm văn- luôn luôn bị

coi là khó và khô) bằng các hình thức như: thi giữa các nhóm, tổ, tổ chức các trò

chơi, tạo các tình huống…để học sinh có hứng thú và yêu thích môn học hơn
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy
ở trường THCS Yên Đức - một ngôi trường còn nhiều khó khăn, điều kiện học
tập của các em học sinh còn thiếu thốn nhiều. Nhưng bằng sự nỗ lực, thầy và trò
nhà trường đang dần dần khắc phục để đưa sự nghiệp giáo dục đi lên. Rất mong
được sự góp ý chân thành của lãnh đạo cấp trên và các bạn đồng nghiệp để sáng
kiến kinh nghiệm của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Yên Đức, ngày 18 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện

Vũ Thị Bình Ngọc

Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

14

Năm học 2011- 2012

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9.
2. Sách giáo viên Ngữ văn 6,7,8,9.
3. Tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn.
4. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn THCS - Dự án phát triển GD
THCS II - Bộ GD & ĐT - T.S Nguyễn Văn Nam.
5. Sử dụng bản đồ tư duy góp phần tổ chức hoạt động học tập của học sinh- Tạp
chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009 - Trần Đình Châu, Đặng

Thị Thu Thủy.
6. Web: www.mind-map.com ( trang web chính thức của Tony Buzan).

Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

15

Năm học 2011- 2012

VII. PHỤ LỤC
STT
1

PHẦN
I. Đặt vấn đề

TRANG

1

2

Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu

1

3


Lý do chọn đề tài.

1

4

Giới hạn nghiên cứu đề tài

2

5

1. Cơ sở lí luận

2

6

2. Cơ sở thực tiễn.

3

7

II. Nội dung nghiên cứu

4

8


1. Tổng quan

4

9

2. Nội dung vấn đề nghiên cứu

5

10

2.1. Một số hình thức ƯDBĐ để hỗ trợ quá trình dạy học

5

11

2.2. Học sinh học tập độc lập, sử dụng BĐTD để hỗ trợ học tập...

9

12

2.3. Một số biện pháp ƯD BĐTD trong đổi mới PPDH...

9

13


III. Kết quả nghiên cứu

10

14

IV. Kết luận

11

15

V. Đề nghị

12

16

VI. Tài liệu tham khảo

14

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

9. Lời nói đầu.
Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm


Năm học 2011- 2012
16
Sự mạch lạc trong tư duy, năng lực phân tích tổng hợp khám phá các vấn đề, năng
lực thuyết phục trên cơ sở lí lẽ chặt chẽ có căn cứ xác thực là một trong hướng tiếp
cận hết sức quan trọng đặt ra đối với con người hiện đại. Việc dạy học văn nghị
luận vì vậy có giá trị rất quan trọng trong nhà trường. Kiến thức và kĩ năng được
rèn luyện trong quá trình học tập về nghị luận và cách nghị luận không chỉ giúp cho
học sinh có kĩ năng làm văn mà có tác dụng hình thành năng lực cả về tư duy và sự
thành công trong giao tiếp. Ảnh hưởng của văn nghị luận đạt được không chỉ trong
phạm vi môn Ngữ văn mà lan toả dối với tất cả các môn học khác ở trong nhà
trường.

Văn bản nghị luận là một trong 6 dạng văn bản trong SGK Ngữ văn THCS. Cũng
như các văn bản khác, ngoài mục đích văn chương, văn bản nghị luận với những
giá trị đặc trưng riêng đã đem lại cho học sinh những phát triển mà mỗi dạng văn
bản tạo ra từ chính giá trị của bản thân tác phẩm. Văn bản nghị luận thuyết phục
người đọc, người nghe thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng và
những hình ảnh sinh động gắn với thực tiễn. Vẻ đẹp riêng của văn chương nghị
luận vừa cuốn hút hấp dẫn tạo ra dòng chảy tư duy mạch lạc chặt chẽ trước các vấn
đề chính trị xã hội và cả đời sống nhân sinh.
Văn nghị luận là thể loại văn: “Viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh
vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hoá…Mục đích của văn
nghị luận là bàn bạc thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một
quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp
nhất định…Đặc trưng cơ bản của văn bản nghị luận là tính thuyết phục- khác với
văn bản nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người
đọc chủ yếu bằng lập luận , lí lẽ…”(Lê Bá Hân,Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc PhiTừ điển thuật ngữ văn học – NXB Đại học quốc gia.).
Trước đây do quan niệm phiến diện nên nhiều người cho rằng văn chương chỉ bao
gồm những sáng tác bằng tưởng tượng, hư cấu mà ít nghĩ đến văn nghị luận. Hoặc

có nghĩ đến thì lại cho rằng đây là thể loại thường đề cập đến vấn đề tư tưởng cao
siêu, trừu tượng, lập luận khó, diễn đạt khô nên khó hấp dẫn. Do vậy văn chương
nghị luận rất ít được đưa vào chương trình giảng dạy phổ thông. Chỉ có một vài tác
phẩm nghị luận trung đại ( Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo)
và rất ít tác phẩm nghị luận hiện đại được đưa vào chương trình THCS. Mảng văn
bản nghị luận còn nghèo về đề tài, chưa phong phú về thể loại.Việc dạy văn nghị
luận trong nhà trường đã được tiến hành từ lâu. Song tính phiến diện về đề tài, thể
loại của văn bản nghị luận trong nhà trường còn thể hiện khá rõ. Phương pháp dạy
học văn bản nghị luận còn nhiều điều cần trao đổi.
Đổi mới chương trình phổ thông hiên nay, văn bản nghị luận được đưa vào SKG
Ngữ văn THCS bắt đầu từ lớp 7 đồng thời với việc hình thành các kiến thức cho
học sinh về làm văn nghị luận. Hướng tích hợp liên thông nội dung các phân môn
trong dạy học Ngữ văn đặc biệt với phân môn làm văn đã giúp cho việc dạy văn
bản nghị luận có được cơ sở khoa học vững chắc. Học sinh được trang bị kiến thức
đồng thời với việc sử dụng kiến thức để khám phá các tác phẩm văn chương nghị
luận.
Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011- 2012
17
Văn bản nghị luận là một bộ phận trong hệ thống văn bản của SGK Ngữ văn
THCS. Để dạy văn bản nghị luận có hiệu quả cần phải có vốn tri thức về nghị luận,
các vấn đề xã hội, lịch sử có liên quan cùng đồng thời với sự chuẩn bị công phu của
giáo viên trong việc thiết kế một bài giảng khoa học, hợp lí nhất.

I. Thực trạng của việc dạy học văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn THCS.


Theo đánh giá của bản thân cũng như nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong giảng
dạy phần kiến thức này, khó khăn lớn nhất từ phía học sinh là tư duy lập luận lôgíc
của các em chưa định hình. Điều này cũng có lý do chương trình lớp dưới chủ yếu
là văn miêu tả, kể chuyện…nên thói quen của các em vẫn chỉ là tư duy hình ảnh
theo phản ánh một chiều đối với hiện thực khách quan. Trong lúc đó văn nghị luận
đòi hỏi yêu cầu cao hơn về tính khoa học, tính lôgíc, tính biện chứng. Từ “rào cản”
đó mà sự tiếp cận kiến thức mới đối với các em rất hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều
đến sự lắng động kiến thức mà giáo viên muốn truyền thụ đến các em. Một lý do
chủ quan khác là tình trạng học sinh ngại đọc sách, đọc tài liệu và không say mê
với việc tìm hiểu những vấn đề thuộc lĩnh vực trừu tượng, khó hiểu và khô khan
này. Nếu không có sự hướng dẫn tận tình, sự thúc ép của giáo viên thì học sinh
cũng rất khó tự giác học và làm bài.
Về phía người thầy,cũng còn nhiều lúng túng. Trong quá trình giảng dạy, có giáo
viên lại thường chỉ chú ý khai thác nội dung làm toát lên những quan điểm tư tưởng
của tác giả đề cập mà ít chú ý đến vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, Vì
thế việc dạy tác phẩm nghị luận thường khô, không hấp dẫn đối với học sinh nên
dẫn đến tình trạng học sinh chán học cũng là dễ hiểu. Hơn nữa để phục vụ cho
những bài giảng này vẫn còn thiếu đồ dùng, giáo cụ để góp phần nâng cao hiệu quả
tiết học. Thầy cô nào yêu nghề, say mê với môn học thì tự mò mẫm và thiết kế
riêng những đồ dùng phục vụ cho chính bản thân mình. Còn không thì có sao dùng
vậy vì thế ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh. Theo đánh giá
của giáo viên giảng dạy, nhiều kiến thức của phần này chưa phù hợp với các em
học sinh THCS chưa sát với thực tế cuộc sống như Tiếng nói của văn nghệ ở lớp 9,
Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Ý nghĩa của văn chương ở lớp 7.
Cũng phải nói rằng dạy học văn bản nghị luận là khó.Vì trên thực tế cả ở thế giới
và Việt Nam văn chương nghị luân có lịch sử rất lâu đời, nó không chỉ có ý nghĩa
đối với những vấn đề lớn lao của đất nước, thời đại như công cuộc dựng nước, giữ
nước, canh tân đất nước mà còn rất gần gũi và có ý nghĩ trong đời sống cộng đồng,
nhiều văn bản viết bằng chứ Hán, nhiều điển tích và từ ngữ Hán- Việt nên khó
hiểu…

Bên cạnh những khó khăn trên, thời gian gần đây giáo viên cũng có nhiều thuận lợi
như có đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, sách thiết kế bài giảng, và hỗ trợ của
công nghệ thông tin cho soạn giảng, tra cứu, tham khảo… đây là những tài liệu, tư
liệu tốt giúp cho giáo viên mở rộng, chọn lọc kiến thức để đưa vào bài giảng của
mình.
Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011- 2012
18
Thực tế, dạy học các tác phẩm văn chương nghị luận tạo được hứng thú cho
học sinh độ tuổi THCS, cũng như làm sáng lên đặc sắc của nghệ thuật, cuốn hút
người đọc, người nghe đối với nghệ thuật lập luận đầy sức thuyết phục của tác
phẩm dường như không thật dễ. Vì vậy, dạy học văn bản nghị luận đòi hỏi hết sức
công phu. Là một giáo viên nhiều năm giảng dạy Ngữ văn cho học sinh THCS mà
chủ yếu là khối lớp 8 và 9, tôi thường xuyên nghiên cứu, tham khảo tài liệu, tích
luỹ kinh nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp dạy học kiểu bài văn
nghị luận bước đầu đã thu được hiệu quả, chất lượng các tiết dạy được đồng nghiệp
đánh giá cao.

Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh
nghiệm bước đầu về phương pháp dạy văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn
THCS, với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo tinh
thần đổi mới.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I.Một vài hiểu biết chung khi dạy học văn bản nghi luận.
1.Khái niệm về văn nghị luận.
Có nhiều ý kiến khác nhau về văn nghị luận song cơ bản vẫn có những nét
chung như sau:
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe
một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ
ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- “Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải
quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.”(SGK Ngữ văn 7,
tập hai, NXB Giáo dục Hà Nội, 2006, tr 9).
- “Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ, lập luận. Trong một
bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.” (SGK Ngữ văn 7, tập
hai, NXBGiáo dục Hà Nội, 2006, tr19).
- “ Nét nổi bật nhất của văn gnghị luận là hệ thống lí lẽ và dẫn chứng đầy đủ,
tiêu biểu để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó nhằm khêu gợi, thuyết phục người đọc
người nghe hiểu rõ vấn đề, tin vào tính chất minh xác của sự lập luận và tán thành
với quan điểm tư tưởng của người viết để người đọc có thể vận dụng chúng vào đời
sống xã hội và cá nhân.” (Nguyễn Thanh Hùng, Một số vấn đề về văn nghị luận ở
cấp 2, NXB Giáo dục Hà Nội, 1995).
Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

19
2. Một số kiến thức về văn nghị luận.

Năm học 2011- 2012

2.1. Về các yếu tố tạo nên văn bản nghị luận.

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra
dưới hình thức câu khẳng định ( hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất
quán…
- Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân
thực, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
- Lập luận: Cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ,
hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
(SGK Ngữ văn7, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội,2006, tr 19)
2.2.Về phép lập luận thường được sử dụng trong văn bản nghị luận.
- Phép lập luận chứng minh: “Là một phép lập luận dùng những lí lẽ và dẫn
chứng chân thực đã được thừa nhận để làm chứng tỏ luận điểm mới ( cần được
chứng minh) là đáng tin cậy.” ( SKG Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, Hà
Nội,2006, tr 42).
- Phép lập luận giải thích: “là làm cho người đọc hiểu các tư tưởng, đạo lí,
phẩm chất, quan hệ…cần dược giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi
dưỡng, tư tưởng, tình cảm cho con người.” ( SGK Ngữ văn 7,tập hai, NXB Giáo
dục Hà Nội, 2006, tr. 71).
2.3. Về các thao tác sử dụng trong lập luận:
- Liệt kê: là kê ra từng khoản, từng thứ.
- Diễn dịch: là suy diễn.
- Quy nạp: là đi từ những hiện tượng, sự kiện riêng đến những kết luận
chung; trái với suy diễn.
- So sánh: là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau,
khác nhau hoặc sự hơn kém.
- Đối chiếu: là so sánh cái này với cái kia để từ những chỗ giống nhau và
khác nhau mà biết được rõ hơn.
( Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội- Trung tâm từ điển học, 1994)
2.4.Về mối quan hệ tương tác trong văn nghị luận:
- Mối quan hệ giữa các luận điểm.
Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức



Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011- 2012
20
+ Trong bài văn nghị luận thường có một hệ thống luận điểm trong đó có
luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là đích của bài viết) luận điểm phụ
(dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng) quan điểm. Các luận điểm
liên kết một cách chặt chẽ và sắp xếp theo một trình tự hợp lí theo lập luận lôgíc,
chặt chẽ.

+ Trong bài văn nghị luận, sự thống nhất của hệ thống luận điểm tạo bài văn
thành một khối.
+ Trong bài văn nghị luận sự sắp xếp hệ thống luận điểm thể hiện lập luận
chặt chẽ của văn bản.
- Mối quan hệ giữa luận điểm, lập luận và bố cục văn bản.
Để tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các luận điểm, các phần trong văn bản, các
phương pháp lập luận thường được sử dụng như:
+ Lập luận theo quan hệ nhân quả.
+ Lập luận theo quan hệ tương đồng.
+ Lập luận theo quan hệ tổng - phân - hợp.
- Mối quan hệ giữa các phương thức biểu đạt:
+Văn bản nghị luận thường kết hợp một cách tinh tế yếu tố biểu cảm, tự sự,
miêu tả. Mỗi văn bản, với một chủ đề, đề tài riêng, để đạt được mục đích nghị luận
đã lựa chọn nhiều hình thức biểu đạt phối hợp. Phương thức biểu đạt chính giúp
cho bài văn sinh động, sức thuyết phục cao.
+ Yếu tố biểu cảm tạo cho bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, tác động mạnh
tới tình cảm, tạo sức truyền cảm tới người đọc.
+ Yếu tố tự sự, miêu tả giúp bài văn rõ ràng, cụ thể hơn.

+ Các yếu tố này có tác dụng bổ trợ cho nghi luận và không làm phá vỡ
mạch nghị luận của bài văn.
3. Văn bản nghị luận trong SGK ngữ văn THCS.
- Phân loại văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn THCS.
+ Phân loại văn bản nghị luận từng lớp.

Lớp

Tổng số văn bản

Trung đại

Hiện đại

Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức

Nước ngoài


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011- 2012

21

7

7

0


7

0

8

6

3

2

1

9

4

0

2

2

Tổng

17

3


11

3

+ Phân loại văn bản nghị luận theo nội dung:
Nghị luận chính trị xã hội: là nghị luận về một vấn đề chính trị xã hội trong mối
quan hệ rộng lớn thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống: chính trị, kinh tế, giáo dục,môi
trường, đạo đức…
Nghị luận văn học: là bàn bạc về một vấn đề văn học như một tác giả, tác phẩm,
trào lưu văn học…

Lớp

Phân loại văn bản nghi luận trong SGK Ngữ văn THCS
Nghị luận chính trị xã hội

7

- Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân
ta.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Những trò lố hay là Va-ren và
Phan Bội Châu.

8

- Chiếu dời đô.


Nghị luận văn học

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động
sản xuất.
- Tục ngữ về con người và xã hội.
- Ý nghĩa của văn chương.

- Đi bộ ngao du.

- Hịch tướng sĩ.
- Nước Đại Việt ta.
- Bàn luận về phép học
- Thuế máu.
9

- Bàn về đọc sách.
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ
mới.

- Tiếng nói của văn nghệ.
- Chó và Cừu trong thơ ngụ ngôn của
La Phông- ten.

Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

22
+ Phân loại theo vấn đề nghị luận:


Năm học 2011- 2012

. Nghị luận về sự việc, hiện tượng, đời sống.
. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
. Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Vài đặc điểm của hệ thống văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn THCS.
Văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn THCS đa dạng phong phú về thể loại.

TT

Văn bản

Thể loại

1

Đức tính giản dị của Bác Hồ



2

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Truyện ngắn

3


Thuế máu

Phóng sự

4

Chiếu dời đô

Chiếu

5

Hịch tướng sĩ

Hịch

6

Nước Đại Việt ta

Cáo

7

Bàn về phép học

Tấu

8


Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phôngten

Thơ ngụ ngôn

9

Tụ ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Tục ngữ

10

Tục ngữ về con người và xã hội

tục ngữ

Mỗi thể loại văn bản có những đặc trưng riêng. Việc dạy văn bản nghị luận cũng
như các kiểu văn bản khác chịu sự ràng buộc của yếu tố này. Nắm vững đặc trưng
thể loại văn bản là một điều kiện dạy học văn bản trong SGK Ngữ văn.
- Văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn THCS có giá trị cả về nội dung và nghệ
thuật. Chính sự tích hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản đã tạo nên
giá trị của mỗi tác phẩm nghị luận. Các phương thức này gắn kết, đan xen có tác
dụng tương hỗ đem lại cho tác phẩm nghị luận thành công về nhiều mặt.

Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011- 2012

23
II. Các giải pháp và phương pháp dạy học văn bản nghi luận trong SGK Ngữ
văn THCS.

Về cơ bản văn bản nghị luận là sản phẩm của tư duy lôgíc. Những vẻ đẹp của một
áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở tư tưởng đúng đắn, sâu sắc, nó còn thể hiện
ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục cùng sự
cuốn hút bởi lòng nhiệt tình và thái độ của mỗi tác giả trước vấn đề nghị luận. Vì
thế, dạy văn bản nghị luận cần chú ý các yêu cầu sau:
1. Nắm được yêu cấu chung của văn bản nghị luận.
- Nội dung: phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt
đúng, sai, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến
khẳng định của người viết.
- Hình thức: bố cục phải mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, lập luận xác thực;
phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh động, thuyết phục.
Tuy nhiên, khi dạy học ta không thể chỉ dừng lại ở những điểm chung này. Bởi sức
hấp dẫn của mỗi tác phẩm nghị luận nằm ở sự độc đáo trong cách lựa chọn luận
điểm, cách triển khai luận điểm, cách lập luận, giọng điệu, ngôn từ…Hay nói cách
khác là ở phong cách nghị luận riêng của từng tác giả, tác phẩm. Do vậy, cần triển
khai phân tích những bình diện đó để thấy giá trị nội dung và sự hấp dẫn thẩm mỹ
riêng của từng tác phẩm.
2. Cần phát hiện được những luận điểm mới mẻ, độc đáo ở mỗi tác phẩm.
Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận trong bài
văn. Nó thường được biểu hiện dưới hình thức tiêu đề của bài văn hoặc những câu
văn có tinh chất khẳng định hay phủ định. Luận điểm phải đúng đắn, sáng tỏ, tập
trung, mới mẻ, đáp ứng đòi hỏi của thực tế thì mới có sức thuyết phục người đọc,
người nghe.
Thông thường trong một văn bản nghị luận bao giờ cũng có một luận điểm trung
tâm. Đồng thời có một hệ thống các luận điểm bộ phận triển khai luận điểm trung
tâm theo những cách lập luận cụ thể làm cho bài văn có tính thuyết phục. Như vậy

luận điểm là nội dung, còn lập luận là hình thức diễn đạt nội dung ấy.
Ví dụ: Trích đoạn Nước Đại Việt ta ( Trích Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi) dạy
ở lớp 8 là một tuyên ngôn độc lập, trong đó luận điểm trung tâm là khẳng định chủ
quyền độc lập dân tộc được phát triển thật sâu sắc, hệ thống và toàn diện qua một
loạt các luận điểm bộ phận:
- Có nền văn hiến lâu đời.
- Có lãnh thổ riêng, cương vực rõ ràng.
- Có phong tục tập quán ( tức bản sắc dân tộc) riêng.
Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2011- 2012
24
- Có chủ quyền riêng: bao triều đại nối tiếp nhau xây nền độc lập.

- Có truyền thống lịch sử anh hùng “hào kiệt đời nào cũng có”.
- Có biết bao chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm trong trường kỳ lịch sử
dân tộc.
Việc phát hiện các luận điểm trong bài văn nghị luận là quan trọng. Nhưng quan
trọng hơn là phải phân tích được cách trình bày, triển khai hợp lý các luận điểm đó.
3. Phân tích được các hay cái đẹp trong nghệ thuật lập luận của mỗi tác giả, tác
phẩm.
Các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận rất phong phú, linh hoạt. Tác giả có
thể lập luận bằng cách quy nạp hay diễn dịch, chứng minh hay giải thích. Hoặc lập
luận tương phản hay lập luận bằng cách nêu câu hỏi như (Hịch tướng sĩ của Trần
Quốc Tuấn)…Song cần chú ý: nếu văn bản văn chương hư cấu thường có sự kết
hợp của nhiều phương thức biểu đạt thì trong văn nghị luận cũng thường kết hợp
nhiều thao tác lập luận trong cùng một văn bản. Lập luận trong văn bản nghị luận

cũng sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật phong phú để thể hiện cảm hứng của chủ
thể sáng tạo và tạo nên tính hình tượng cùng sắc thái trữ tình của tác phẩm.
Tính hình tượng là yếu tố đặc trưng của văn chương thẩm mỹ. Tính hình tượng
trong văn nghị luận không phải là yếu tố chính mà chỉ là yếu tố phụ, phục vụ cho
lập luận chứ không được lấn át hệ thống lập luận lôgíc của tác phẩm. Tính hình
tượng của văn bản nghị luận thường thể hiện ở cấp độ ngôn từ, ở cách diễn đạt tu
từ, ở cách vận dụng thành ngữ, điển cố khéo léo…
Ví dụ: trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chủ Tịch ví lòng
yêu nước của nhân dân ta như của quý được cất sẵn trong rương, trong hòm (đó là
truyền thống tiềm tàng, quý báu). Người còn ví sức mạnh của lòng yêu nước như
những làn sóng mạnh liệt trào dâng cuốn phăng bè lũ cướp nước và lũ bán nước.
Rõ ràng sự so sánh giàu hình ảnh như trên đã làm cho cách diễn đạt sinh động, gợi
cảm, gây được ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe.
Nguyễn Trãi trong Bình ngô đại cáo cũng sử dụng rất thành công nghệ thuật so
sánh, cường điệu để diễn tả sức mạnh của nghĩa quân: “ Gươm mài đá, đá núi cũng
mòn. Voi uống nước, nước sông phải cạn” và sự thảm bại nhanh chóng của kẻ thù
“Cơn gió to quét sạch lá khô, tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ”, Nghệ thuật lặp cú pháp

trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn “Nay các ngươi nhìn…mà không biết
căm” có tác dụng giãi bày tâm sự đau xót của tác giả; khơi dạy liêm sĩ, lương tâm
thức tỉnh tướng sĩ trước sự bàng quan về nỗi nhục mất nước…Giọng văn thường
trang nghiêm. Song cũng có trường hợp người viết sử dụng giọng mỉa mai bóng gió
( Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc, hay khi Trần Quốc Tuấn nói về sứ giặc “Uốn
lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình. Đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ” trong Hịch

Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


Sáng kiến kinh nghiệm


Năm học 2011- 2012
25
tướng sĩ.). Đây là chỗ người viết trực tiếp bộc lộ cảm xúc, thái độ của mình như
yêu ghét, khinh trọng, đồng tình hay phản đối.

Như vậy, trong văn bản nghị luận lí lẽ, hình ảnh, cảm xúc, giọng điệu thường
hoà quyện chặt chẽ đem lại sự thuyết phục và cả lí trí và tình cảm đối với người
đọc và người nghe.
4. Phân tích vẻ đẹp ngôn từ của văn bản nghị luận.
Mỗi thể loại văn học có phong cách ngôn ngữ riêng phù hợp. Để phục vụ cho lập
luận chặt chẽ, lôgíc, văn nghị luận hay dùng loại câu khẳng định và phủ định
thường là phán đoán, nhận xét hay đánh giá. Loại câu có mệnh đề chính phụ
thường được sử dụng để tạo nên sự ràng, mạch lạc, đanh thép, hùng hồn của lời
văn.
Do nhu cầu lập luận, văn bản nghị luận thường dùng hệ thống từ ngữ có tính chất
lập luận như: thật vậy, tuy thế, bởi lẽ, cho nên, vì vậy, không chỉ, mà còn, giả sử,
nếu như, hễ, thì, trước hết, sau cùng, …Hoặc là những từ ngữ có tính chất nhấn
mạnh, khẳng định hay phủ đinh như: thà, chứ nhất định, quyết không, quyết đem,
sự thật là…Cần giúp học sinh phát hiện và phân tích được vai trò của những từ ngữ
đó. Chúng không chỉ có tác dụng liên kết văn bản mà còn thể hiện mối quan hệ
nhân quả của các luận điểm, luận cứ. Hoặc chúng làm cho lập luận thêm chặt chẽ,
giọng điệu thêm mạnh mẽ, dứt khoát.

III. Minh hoạ dạy học một văn bản cụ thể.

Để minh hoạ cho dạy học một văn bản nghị luận cụ thể trong SGK Ngữ văn
THCS, tôi xin lược ghi và phân tích kinh nghiệm của bản thân khi dạy bài Hịch
tướng sĩ trong SGK Ngữ văn lớp 8 học kỳ II.
* Một vài khó khăn khi dạy học văn bản này:
Hịch tướng sĩ của trần Quốc Tuấn viết bằng chữ Hán, vì vậy, trong bài có nhiều

điển tích và từ ngữ Hán-Việt nên học sinh khó hiểu. Điểm nổi bật của văn bản này
là sự thuyết phục người đọc bằng lí trí và tình cảm, với thể văn biền ngẫu uyển
chuyển, mạnh mẽ, giàu nhạc điệu, hình ảnh nên khi giảng cũng phải khác với thể
loại thơ trữ tình hoặc kí. Hơn nữa giáo viên chưa chọn cho mình phương pháp
giảng dạy phù hợp, chưa tìm hiểu vốn từ cổ. Giáo viên xem nhẹ việc đọc, ít giảng
từ khó. Giáo viên chưa nhấn mạnh sắc thái trữ tình, nét đặc sắc của bài hịch nên bài
giảng khô khan kém hiệu quả. Trong khi đó học sinh lại lười học, lười suy nghĩ,
vốn từ yếu, nhiều em không yêu thích môn Ngữ văn.
* Biện pháp để dạy văn bản này hiệu quả:
Người thực hiện: Vũ Thị Bình Ngọc - Trường THCS Yên Đức


×