Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Sẵn sàng thăng tiến trong công việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.65 KB, 6 trang )

Sẵn sàng thăng tiến trong công
việc
Thể hiện năng lực bản thân
Bạn làm việc tận tụy mỗi ngày và hoàn thành rất tốt công việc nhưng vẫn ì ạch
ở vị trí này suốt ba năm qua trong khi những đồng nghiệp ít năng lực hơn đã
được thăng tiến?
Bởi vì họ biết điều mà bạn không biết. Thăng tiến không thể tới từ việc chỉ chăm
chăm làm tốt nhất bổn phận của mình.
Thăng tiến buộc bạn phải phá vỡ giới hạn trong công việc, làm nhiều hơn trách
nhiệm hiện tại và sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới.
Thử suy nghĩ đi. Nếu bạn bận rộn suốt ngày và sản xuất ra nhiều sản phẩm so
với đồng nghiệp, tại sao tôi phải cất nhắc bạn? Rõ ràng bạn đang đóng góp rất
hiệu quả cho công ty nên nếu tôi thăng chức cho bạn, sản lượng sản xuất của
công ty sẽ giảm xuống thì sao?
Nếu chỉ đơn giản tập trung vào công việc hiện tại và làm những gì cấp trên
mong đợi, bạn sẽ dễ dàng yên vị với công việc đó. Nhưng nếu bạn muốn thăng
tiến, bạn phải làm hơn những gì cấp trên mong đợi và thể hiện nhiều hơn vai trò
hiện tại của mình.
Nhưng trước khi vội vàng đi ra ngoài kia và cố tình làm hỏng việc để được cất
nhắc, hãy nhớ trong khi theo đuổi quá trình thăng tiến, bạn vẫn phải đáp ứng
tốt yêu cầu công việc hiện tại của mình. Chìa khóa của thăng tiến là xác định
cách gia tăng sự đóng góp của mình cho công ty.


Hãy tìm cách tham gia nhiều hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp giúp công ty
phát triển, và theo đó sự nghiệp của bạn cũng có khả năng phát triển theo.

Hiểu rõ về tổ chức
Để chuẩn bị cho việc thăng chức, bạn phải thực sự hiểu được động lực thành
công của tổ chức. Điều đó không có nghĩa là phải làm việc nhiều hơn mà chỉ có
nghĩa là làm nhiều điều ĐÚNG ĐẮN hơn.


Hãy tự hỏi mình:
• Mục tiêu chiến lược của tổ chức là gì?
• Làm thế nào công việc của bạn phù hợp với chiến lược tổng thể?
• Làm sao để cân đo năng lực của sếp?
• Những chức vụ quan trọng nào đang được đồng nghiệp nắm giữ?
Bạn cũng có thể di chuyển ngang và thử làm cùng một vị trí ở các phòng ban
khác nhau để nâng cao hiểu biết tổng thể về công ty. Khi phạm vi công việc
rộng hơn, bạn có thể nhìn thấy và tạo thêm nhiều cơ hội thăng tiến.
Ví dụ, nếu bạn đang quản lý phòng truyền thông và cảm thấy không thể phát
triển công việc hiện tại, bạn nên thu thập thêm kinh nghiệm ở các phòng bạn
khác của công ty. Khi đã thu thập được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng khác
nhau, bạn hoàn toàn có thể mơ tới việc được thăng tiến lên chức vụ cao hơn.

Nâng cao trách nhiệm


Thông thường, các nhà quản lý sau khi nhận dự án sẽ phân bổ công việc lại cho
nhân viên để có thời gian làm những việc quan trọng khác. Và đó là những công
việc bạn nên tham gia.
Để tiếp cận công việc đó, trước tiên bạn phải chứng minh mình có khả năng xử
lý trách nhiệm. Dưới đây là một số cách để chứng minh khả năng của bạn:
• Hoàn thành công việc thật kỹ lưỡng mà không cần sự giám sát của cấp trên,
cộng tác tốt với nhóm đồng thời vẫn chứng minh được năng lực cá nhân
• Chuẩn bị sẵn giải pháp khi muốn đặt câu hỏi với sếp
• Mở rộng kỹ năng làm việc. Xác định những gì cần phải học để nâng cao kỹ
năng và thiết lập kế hoạch thực hiện. Ngoài ra, tìm hiểu về các kỹ năng cần
thiết trong vai trò mới và lập kế hoạch thực hiện.
• Luôn cập nhật xu hướng mới nhất trong nghề bằng cách đọc thêm tạp chí
chuyên ngành. Tìm cơ hội để tiếp tục học tập
• Nhận thức được các áp lực kinh tế và môi trường kinh doanh mà công ty phải

đối mặt.
• Nhận định chính xác khi đang thực thi trách nhiệm. Hãy suy nghĩ về chi phí so
với lợi ích, đánh giá kết quả chủ chốt và nhận biết ảnh hưởng của bạn tác động
tới tình hình công ty.
Sau đó, tìm kiếm cơ hội để lãnh đạo dự án để thực hành kỹ năng lãnh đạo và
chứng minh khả năng nhận lãnh trách nhiệm mới. Hãy thử vài gợi ý sau:
• Tình nguyện đảm nhiệm dự án mới và các cơ hội khác để tìm hiểu và thực
hành các kỹ năng mới, ví dụ làm thay công việc của đồng nghiệp khi người đó đi
nghỉ.


• Phân công công việc cho người khác để giải phóng thời gian và tạo cơ hội thực
hành giám sát công việc của người khác.
• Đề nghị đảm nhận nhiệm vụ mà bạn biết sếp mình không thích hoặc không
giỏi, từ đó mở rộng phạm vi kinh nghiệm của bản thân đồng thời làm cho công
việc của sếp cũng trở nên dễ dàng hơn – lợi cả đôi đường!

Hãy sáng tạo
Để chuẩn bị cho quá trình thăng tiến, bạn phải luôn nghĩ cách để làm việc tốt
hơn. Làm sao tạo ra một sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, hoặc với ít chi phí hơn?
Hãy xem xét những điều sau đây:
• Thể hiện tư duy phản biện khi báo cáo với sếp. Thay vì chỉ gật đầu chấp
nhận , bạn nên suy nghĩ cách cải tiến và đưa ra cách thức sáng tạo hơn.
• Hiểu được toàn cục bức tranh từ đó đưa ra quyết định và giải pháp.
•Tìm ra những ý tưởng chưa ai làm. Đổi mới không chỉ là cải thiện những cái đã
tồn tại mà còn là giúp bổ sung thêm và phát minh thêm.
•Mạnh dạn đưa ra ý tưởng dù bạn không chắc phản ứng của mọi người sẽ ra
sao. Điều này cho thấy trí tưởng tượng của bạn rất phong phú và bạn sẵn sàng
chấp nhận rủi ro. Đừng sốc nếu thấy có quá nhiều ý tưởng bị vùi dập nhé.
Nếu bạn quan tâm tới việc cải thiện hiệu năng của tổ chức và có khả năng đưa

ra các ý tưởng tuyệt vợi, rất có khả năng bạn sẽ được thăng chức. Tìm hiểu
thêm về suy nghĩ sáng tạo trong bài viết Đổi mới hiệu quả.

Đặt mục tiêu thăng tiến


Để được thăng tiến, bạn cần phải làm việc tích cực hơn vì nếu chỉ dựa vào người
khác, có thể bạn sẽ chẳng bao giờ được cất nhắc cả. Hãy hành động theo các
bước sau:
• Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong công ty.
• Nói chuyện với những người đang nắm giữ những vị trí bạn muốn nhắm tới.
Tìm hiểu xem họ đã làm gì để có được vị trí đó. Càng học hỏi nhiều, bạn sẽ càng
tự tin hơn
• Đánh giá điểm mạnh và thiết lập mục tiêu để tìm hiểu các kỹ năng cần thiết
• Lưu ý tới các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ công ty gồm những người đang
hăm he vị trí bạn muốn và làm việc thật chăm chỉ để nổi trội hơn họ.
• Hãy tìm một người đồng hành trong tổ chức để trò chuyện và ủng hộ ý kiến
của bạn. Xem mục Tìm bạn đồng hành
• Đặt ra mục tiêu và bám chặt mục tiêu! Xem mục Thiết lập mục tiêu cá nhân
để có được lời khuyên thực tế.
Khi gặp khó khăn bạn nên tìm cách để giải quyết điều đó. Một thái độ tích cực
có thể giúp bạn đi xa hơn trên con đường tiến tới mục tiêu và gây sự chú ý về
khả năng truyền cảm hứng và động viên.

Bày tỏ mong muốn của bạn
Tất cả những gợi ý trên có thể giúp bạn nhận được đánh giá cao từ sếp nhưng
vẫn chưa đủ. Bạn còn phải cho mọi người biết bạn muốn gì và chủ động làm
việc để đạt được điều đó.
Dưới đây là một vài gợi ý để nói cho mọi người biết bạn muốn gì



• Xác định vai trò hay vị trí mà bạn muốn làm việc.
• Sử dụng kiến thức về tổ chức để tìm ra những kinh nghiệm và kỹ năng cần
thiết để có được công việc đó.
• Làm việc với sếp để thiết lập mục tiêu công việc từ đó giúp bạn đạt được kỹ
năng và kinh nghiệm cần thiết.
• Kết nối với mọi người trong công ty. Hãy để thật nhiều người biết tới công
việc bạn yêu thích và hỏi họ làm thế nào để chuẩn bị cho vai trò đó.
• Yêu cầu được thăng tiến khi cơ hội tới. Nếu bạn chưa sẵn sàng, hãy sử dụng
này như một cơ hội để phát triển các kỹ năng cần thiết.
Khi thực hiện kế hoạch thăng tiến, hãy để những người có ảnh hưởng biết
những gì bạn đang làm. Bạn phải tỏ ra chủ động và tự tin và không được phép
nhút nhát hay nhỏ nhẹ khi nói về mình. Bạn cần phải cho nhiều người biết bạn
có khả năng làm gì và bạn muốn gì.

Điểm cốt lõi:
Thăng tiến hay không hoàn toàn có thể nằm trong tầm tay của bạn. Nếu bạn chỉ
làm những gì được mong đợi thậm chí ở mức tốt nhất, bạn không thể nào có
được sự cất nhắc này.
Để chuẩn bị cho việc thăng tiến, hãy làm tăng giá trị của mình cho tổ chức. Phải
đánh giá đúng loại cơ hội mà bạn tạo ra, hiểu được những gì tạo nên thành công
cho công ty, nhận nhiều trách nhiệm hơn, mở rộng các kỹ năng và biểu lộ mục
tiêu thăng tiến cho người khác.
Bằng cách chủ động, bạn có thể tạo ra con đường dẫn đến vị trí mong muốn.



×