Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu điều chỉnh sản lượng rừng trồng làm cơ sở lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới tại công ty lâm nghiệp hòa bình tỉnh hòa bình (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.83 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VIỆT HƢNG

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH SẢN LƢỢNG RỪNG TRỒNG LÀM CƠ SỞ
LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG THEO TIÊU CHUẨN CỦA
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ RỪNG THẾ GIỚI TẠI CÔNG TY
LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62.62.02.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI - 2016
1


Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
- Hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Nhâm

Phản biện 1: PGS.TS. Triệu Văn Hùng
Phản biện 2: PGS. TSKH. Nguyễn Duy Chuyên
Phản biện 3: PGS. TS. Trần Quang Bảo

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam


Vào hồi 8 giờ 30 ngày 14 tháng 8 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia và Thư viện trường Đại học Lâm nghiệp

2


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ

STT

Nội dung

Trang

1

Nguyễn Việt Hưng (2014), “Kế hoạch quản lý
rừng trồng Keo tai tượng trên cơ sở cân bằng về
sản lượng rừng tại Công ty Lâm nghiệp Hòa
Bình”, Tạp chí Rừng và Môi trường (63 + 64).
Nguyễn Việt Hưng (2014), “Điều chỉnh sản lượng
rừng trồng Keo tai tượng tại Công ty Lâm nghiệp
Hòa Bình”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, 9
(191).
Nguyễn Việt Hưng (2016), “Nghiên cứu quy luật
kết cấu lâm phần rừng trồng Keo tai tượng
(Acacia mangium) tại Công ty Lâm nghiệp Hòa
Bình”, Tạp Chí Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, 10.
Nguyễn Việt Hưng (2016), “Nghiên cứu quá trình
sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng (Acacia
mangium) tại Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình”, Tạp
trí Rừng và Môi trường (77).

54 - 60

2

3

4

3

23 - 26

113-120

12 - 15


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Quản lý rừng (QLR) bền vững là một trong những xu thế phát triển chung của ngành Lâm nghiệp
trên toàn Thế giới. Trong xu thế này, QLR bền vững đã được nghiên cứu cụ thể hóa và đánh giá bằng
các tiêu chuẩn, tiêu chí chung của Thế giới thông qua Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) và
Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC). Trong quá trình QLR hiện nay, các chủ
rừng đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận một cách bền vững, đảm bảo lợi ích về kinh tế do các sản

phẩm từ gỗ/lâm sản đem lại, đồng thời duy trì được một số dịch vụ khác từ rừng và đảm bảo giá trị bền
vững về môi trường, xã hội mà không tác động nhiều đến cấu tr c rừng. Với các mục tiêu đ t ra như
vậy, việc giảm thiểu tác động xấu về diện tích, cấu tr c cũng như năng suất của rừng mà không ảnh
hưởng đến lợi ích kinh tế là một trong những điều kiện tiên quyết trong QLR. Bộ tiêu chuẩn về quản lý
rừng bền vững của FSC là hành lang pháp lý cũng như một công cụ đang được nhiều quốc gia trên thế
giới chấp nhận và tuân thủ. Việc các chủ rừng phải làm để từng bước đáp ứng bộ tiêu chuẩn đó và nâng
cao giá trị của rừng là một trong những thách thức lớn cần đảm bảo để hướng tới mục tiêu QLR bền
vững. Trong đó, việc xây dựng kế hoạch quản lý rừng là cần thiết đối với cả khu rừng đã được cấp và
chưa được cấp chứng chỉ. Khi được FSC cấp chứng chỉ, giá trị về sản phẩm được nâng cao và được chấp
nhận rộng rãi trên thị trường thế giới.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã và đang đóng góp ngày càng
nhiều và có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngành đã xây dựng chiến lược và các kế hoạch
cụ thể cho từng giai đoạn nhất định nhằm định hướng phát triển ngành lâu dài. Trong những năm qua,
ngành Lâm nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
xuất khẩu phát triển rất mạnh trong những năm gần đây (sản phẩm gỗ xuất khẩu tăng từ 1,57 t USD
năm 2005 lên 7,1 t USD năm 2015, ngành Lâm nghiệp tăng trưởng đột phá với giá trị sản xuất ước
đạt 7,92%) đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tạo cơ hội cho phát triển
rừng trồng nguyên liệu công nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình (sau đây gọi tắt là Công ty
Lâm nghiệp Hòa Bình) thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước được
thành lập năm 2008 trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình. Cùng với sự nỗ lực trong
công tác trồng rừng, quản lý rừng và khai thác bền vững Công ty đã được Tổ chức Woodmark cấp
Chứng chỉ rừng (CCR) FSC-FM/CoC năm 2013. Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình là một trong những
công ty đi đầu trong việc chuyển đổi mục đích kinh doanh, từ khâu sản xuất tiêu thụ nhỏ lẻ manh mún
với thị trường tiêu thụ hạn chế sang cơ chế sản xuất ổn định, bền vững phù hợp với nhu cầu gỗ nguyên
liệu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sản lượng hiện tại của Công ty khá thấp và không đồng đều giữa
các Lâm trường, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt 9.52 m3 /ha/ năm. Vấn đề đ t ra là làm
thế nào để có thể tăng được sản lượng tạo thu nhập ổn định về kinh tế của khu rừng thông qua việc
điều chỉnh diện tích cho phù hợp và sản lượng rừng trồng ổn định cân bằng, đây chính là một trong
những thách thức lớn đối với Công ty.

Để góp phần giải quyết các vấn đề đang đ t ra cho sự phát triển của Công ty nói riêng và việc
QLR bền vững ở Việt Nam nói chung, luận án “Nghiên cứu điều chỉnh sản lượng rừng trồng làm cơ
sở lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới tại Công ty Lâm
nghiệp Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình” là cần thiết. Nghiên cứu này đã được triển khai nhằm xác định thực
trạng sản xuất và kinh doanh của Công ty làm cơ sở cho việc điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai
1


tượng về trạng thái cân bằng, ổn định về diện tích và trữ lượng; đồng thời đánh giá tác động môi
trường, xã hội nhằm khắc phục các lỗi, từ đó lập kế hoạch QLR rừng trồng Keo tai tượng theo tiêu
chuẩn QLR bền vững của FSC.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Về khoa học: Bổ sung một số dẫn liệu khoa học cho việc điều chỉnh sản lượng rừng trồng theo
hướng ổn định về diện tích và trữ lượng.
* Về thực tiễn: Hỗ trợ Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình (CTLNHB) trong việc lập kế hoạch quản
lý rừng trồng Keo tai tượng trên cơ sở đảm bảo sản lượng khai thác ổn định hàng năm và duy trì CCR
một cách bền vững.
3. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát: Góp phần thực hiện quản lý bền vững rừng trồng ở CTLNHB trên cơ sở
sản lượng rừng ổn định.
* Mục tiêu cụ thể: Xác định được hiện trạng rừng trồng và một số cơ sở khoa học cho việc điều
chỉnh sản lượng rừng; Đề xuất phương án điều chỉnh sản lượng và kế hoạch quản lý bền vững rừng
trồng Keo tai tượng tại CTLNHB.
4. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách và tài liệu có liên quan đến Bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng
bền vững (QLRBV) của FSC áp dụng vào Việt Nam; Rừng trồng sản xuất loài Keo tai tượng (Acacia
mangium); Các hoạt động sản xuất, kinh doanh tác động đến kinh tế, môi trường, xã hội và đa dạng
sinh học trong QLR Keo tai tượng của Công ty.
* Phạm vi nghiên cứu: Diện tích rừng trồng Keo tai tượng thuộc địa phận quản lý của 3 lâm
trường Kỳ Sơn, Lương Sơn và Tu Lý. Tại các lâm trường này và Công ty, luận cán tâp trung nghiên

cứu đánh giá hiện trạng, năng suất rừng và cấu trúc rừng trồng Keo tai tượng; Quản lý rừng trồng bền
vững của Việt Nam kết hợp với bộ tiêu chuẩn của FSC; Đánh giá tác động môi trường, tác động xã
hội.
5. Những đóng góp của luận án
Xác định được một số cơ sở khoa học trong điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng về
trạng thái ổn định theo diện tích và theo trữ lượng phục vụ công tác quản lý rừng bền vững tại
CTLNHB, tỉnh Hòa Bình.
Lập được kế hoạch điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng cho 3 lâm trường đại diện
của CTLNHB trên cơ sở đảm bảo sản lượng rừng (SLR) cân bằng, ổn định, giảm thiểu tác động tiêu
cực đến môi trường, xã hội góp phần quản lý rừng bền vững tại CTLNHB, tỉnh Hòa Bình.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ở ngoài nƣớc
Điều chỉnh sản lượng rừng: Điều chế rừng (forest management) xuất hiện và hình thành từ cuối
thế k 18 ở phương Tây. Tùy theo quan điểm, góc độ kinh doanh lợi dụng rừng và trình độ kỹ thuật
nên định nghĩa, hiểu biết về điều chế rừng một cách khác nhau. Hiện nay, có 02 phương pháp điều
chỉnh sản lượng khá phổ biến: Lượng khai thác là khối lượng gỗ có thể thu hoạch đối với một đơn vị
thời gian và Vốn rừng dự phòng cũng được sử dụng trong điều chế rừng trong trường hợp vốn rừng đạt
đến trạng thái chuẩn. Bất cứ sự ch t tỉa nào cũng gây ra sự thay đổi trong mối quan hệ giữa cây với
cây, giữa cây với điều kiện hoàn cảnh. Trên thực tế trong cùng một cách thức tác động ở mỗi nơi, mỗi
2


điều kiện hoàn cảnh thu được các kết quả khác nhau. Vậy nên, để đánh giá cần biện pháp đánh giá chất
lượng của các biện pháp lâm sinh thông qua tăng trưởng và năng suất của rừng. Nghiên cứu về cấu
tr c phục vụ cho điều chỉnh sản lượng rừng trồng đã được nhiều tác giả đề cập đến, nhìn chung, những
nghiên cứu này đều có cùng một hướng là xây dựng cơ sở có tính khoa học và lý luận phục vụ công tác
kinh doanh rừng hiệu quả đáp ứng mục tiêu ngày càng đa dạng.
Trên thế giới lượng khai thác gỗ trên cơ sở SLR đã trở thành nội dung trọng tâm trong QLR trên
thế giới và đã hình thành các phương pháp điều chỉnh SLR để đưa về trạng thái ổn định. Các phương

pháp điều chỉnh SLR phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ l c chỉ điều chỉnh theo diện tích đến điều
chỉnh theo trữ lượng và cao hơn là tính phối hợp diện tích với trữ lượng và hướng cấu tr c rừng theo
mô hình ổn định, mô hình chuẩn.
Quản lý rừng bền vững: Nhiều định nghĩa QLRBV được đưa ra, tuy nhiên hai định nghĩa phổ
biến và được công nhận rộng rãi nhất đó là của ITTO và trong tiến trình Hensinki. Các định nghĩa đều
tập trung vào các vấn đề chính là: QLR ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề
ra, bảo đảm bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội. FSC được thành lập năm 1993 từ 25 quốc gia
khác nhau trên thế giới bao gồm 130 thành viên (đại diện của các cơ quan môi trường, các thương gia,
các cộng đồng dân bản, các ngành công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ). Theo Tổ chức quốc tế
về tiêu chuẩn hoá (ISO, 1991) chứng chỉ là sự cấp giấy xác nhận một sản phẩm, một quá trình hay một
dịch vụ đã đáp ứng các yêu cầu nhất định. CCR có 2 phần là chứng chỉ quản lý rừng (FM) và chứng
chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC). Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về CCR, nhưng đều bao
hàm hai nội dung cơ bản: Đánh giá độc lập chất lượng QLR theo một bộ tiêu chuẩn quy định và Cấp
giấy chứng chỉ có thời hạn (Nguyễn Ngọc Lung, 2009) [17].
Trên thế giới tiêu chuẩn QLRBV còn mang nhiều nét chung nhất, cần được thể hiện cụ thể hơn
để các quốc gia có thể vận dụng vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình thực hiện QLRBV.
Lập kế hoạch quản lý rừng: Kế hoạch QLR thuộc nguyên tắc 7 trong 10 nguyên tắc QLR của
FSC, là nguyên tắc có liên quan tới các nguyên tắc khác và gần như xuyên suốt trong tất cả các hoạt
động QLR của đơn vị xin cấp CCR. Trong kế hoạch QLR cần linh hoạt và sẽ được điều chỉnh nhằm
kết hợp các kết quả giám sát ho c các thông tin khoa học kỹ thuật mới, cũng như đáp ứng những thay
đổi về môi trường và kinh tế - xã hội nhằm từng bước hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
Kế hoạch QLR không chỉ đề cập đến nâng cao và duy trì SLR mà còn đề cập đến giảm thiểu tác
động môi trường, tác động xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học. QLR luôn được điều chỉnh thông qua các
hoạt động giám sát và đánh giá trong quá trình thực hiện kế hoạch QLR. Tuy vậy, nội dung kế hoạch QLR
mới đưa ra một “khung chung” các vấn đề cơ bản để lập kế hoạch QLR, chưa đề cập cụ thể cho từng loại
rừng có chức năng khác nhau và do các chủ QLR khác nhau.
1.2. Ở trong nƣớc
Điều chỉnh sản lượng rừng: Rừng Việt Nam tồn tại hai loại chủ yếu khác nhau về nguồn gốc,
trạng thái cấu tr c cũng như các sản phẩm hình thành, đó là rừng trồng (thường là thuần loài, đồng
tuổi) và rừng tự nhiên (thường là hỗn loài, khác tuổi). Tương ứng với nó là các phương thức khai thác

khác nhau: Rừng trồng thuần loài, đều tuổi thường áp dụng phương thức khai thác trắng; Rừng tự
nhiên hỗn loài, khác tuổi thường áp dụng phương thức khai thác chọn theo cấp kính hay khai thác chọn
thô. Nghiên cứu về cấu tr c phục vụ cho điều chỉnh sản lượng rừng trồng đã được nhiều tác giả đề cập
đến, nhìn chung, những nghiên cứu này đều có cùng một hướng là xây dựng cơ sở có tính khoa học và
lý luận phục vụ công tác kinh doanh rừng hiệu quả đáp ứng mục tiêu ngày càng đa dạng.
3


Ở trong nước nhận thức về điều chỉnh SLR các phương pháp điều chỉnh SLR cho đến thời điểm
này vẫn mang tính truyền thống, tách rời với yêu cầu của các yếu tố môi trường, xã hội, bảo tồn đa
dạng sinh học. Trong thực tế điều chỉnh SLR còn ít được coi trọng, chủ yếu do các yếu tố cấu thành
nên SLR còn chưa được giải quyết đầy đủ. Lượng khai thác và đối tượng khai thác chủ yếu phụ thuộc
vào các quy định của Nhà nước và biến đổi của thị trường.
Quản lý rừng bền vững: QLRBV được hiểu là tài nguyên rừng và đất liên quan phải được quản
lý để đáp ứng nhu cầu về các m t xã hội, kinh tế, sinh thái, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại và
tương lai. Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, nhu cầu về hợp tác QLRBV trở thành nội dung được
quan tâm, tiến tới xây dựng được một bộ nguyên tắc chung cho khối. Để đẩy nhanh tiến trình này các
nước thành viên tự hình thành một tổ chức để x c tiến quá trình cho quốc gia và khu vực (Trần Văn
Con, 2008) [6]. Trong bối cảnh lâm nghiệp Việt Nam hiện nay, QLRBV là định hướng chiến lược
quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ngành góp phần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân,
cải thiện đời sống người dân vùng rừng n i, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. Nhận thức
rõ điều này, Nhà nước đã và đang từng bước hoàn thiện khuôn khổ thể chế chính sách và th c đẩy các
hoạt động thực tiễn để QLR được bền vững (Bộ NN&PTNT, 2011 [2], (Gil. C. Saguiguit,1998) [24].
Tính đến năm 2015, toàn quốc đã có 169.704,3 ha rừng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trong đó
diện tích rừng tự nhiên đạt chứng chỉ là 102.249,6 ha, diện tích rừng trồng đạt chứng chỉ là 67.280,4
ha.
M c dù QLRBV theo tiêu chuẩn của FSC mới được áp dụng ở Việt Nam nhưng đã có bước tiến
khá nhanh cả trong nhận thức và trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên tại Việt Nam nhận thức chung về
QLRBV của FSC cũng chưa đầy đủ, còn đ t n ng về hưởng lợi kinh tế hơn là lợi ích về môi trường và
xã hội. Chi phí để CCR còn cao và Bộ tiêu chuẩn QLRBV chưa được FSC công nhận.

Lập kế hoạch quản lý rừng: QLRBV có yêu cầu bắt buộc chủ rừng phải xây dựng kế hoạch QLR
và kế hoạch phải thể hiện được những nội dung chính trong nguyên tắc 7 và phù hợp với hệ thống, quy
trình quản lý rừng ở Việt Nam.
Điều trở ngại trong triển khai và lập kế hoạch QLRBV ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là
nhận thức, những chính sách và hướng dẫn thực hiện QLRBV còn thiếu và nhất là t lệ chi phí cấp
CCR còn cao so với giá thành sản phẩm (một phần do Việt Nam chưa có tổ chức nào được ủy quyền
cấp CCR). Nội dung kế hoạch QLR cần được đơn giản hóa hơn và cụ thể hơn cho các chủ rừng QLR
với chức năng khác nhau có thể áp dụng được.
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng rừng trồng Keo tai tượng tại Công ty lâm nghiệp Hòa Bình (Diện tích và
phân bố không gian của rừng trồng Keo tai tượng; Cấu trúc rừng trồng Keo tai tượng; Trữ lượng và
sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng; Đánh giá xu hướng phát triển rừng trồng Keo tai tượng).
- Điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng của Công ty về trạng thái cân bằng, ổn định
(mục đích kinh doanh rừng trồng Keo tai tượng; Nghiên cứu diện tích bình quân cần trồng và khai thác
hàng năm; Nghiên cứu xác định trữ lượng và hiệu chỉnh trữ lượng giữa điều tra thực tế với Biểu sản
lượng rừng trồng; Điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng tính theo diện tích về trạng thái cân
bằng, ổn định trong chu kỳ kinh doanh; Điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng tính theo trữ
4


lượng về trạng thái cân bằng, ổn định trong chu kỳ kinh doanh; Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương
án điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng).
- Đánh giá hoạt động quản lý rừng trồng Keo tai tượng của Công ty lâm nghiệp Hòa Bình theo
tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (Tác động môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; Tác động xã hội).
- Lập kế hoạch quản lý rừng trồng Keo tai tượng (Cơ sở xây dựng phương án lập kế hoạch quản
lý rừng trồng Keo tai tượng; Kế hoạch khắc phục tồn tại trong hoạt động quản lý rừng trồng Keo tai
tượng; Kế hoạch thực hiện điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng trong lập kế hoạch quản lý
rừng).

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Quan điểm và phƣơng pháp luận nghiên cứu
Quản lý rừng bền vững là một phương thức quản lý rừng tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu mới về
quản lý rừng trên thế giới. Chứng chỉ rừng là kết quả các hoạt động của quản lý rừng bền vững đó đạt
chuẩn. Nó được coi như là giấy thông hành cho các sản phẩm gỗ đạt chứng chỉ để tham gia vào thị
trường gỗ quốc tế. Vì vậy quản lý rừng nhằm đạt được chứng chỉ rừng không chỉ là yêu cầu, mà cũng
là mục đích và điều kiện quan trọng của các cơ sở sản xuất kinh doanh gỗ. Để đáp ứng được tính ổn
định trong hoạt động quản lý rừng, Công ty không những tuân thủ các quy định của FSC mà còn duy
trì sản lượng khai thác gỗ ổn định để bảo đảm việc cung cấp gỗ một cách liên tục và lâu dài. Bằng việc
điều chỉnh sản lượng và diện tích rừng trồng Keo tai tượng theo hướng ổn định qua từng chu kỳ kinh
doanh, hướng tới mục tiêu phát triển rừng trồng có năng suất cao để đảm bảo cung cấp lâu dài nguồn
nguyên liệu có chứng chỉ FSC cho thị trường. Góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2006-2020 và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và cải thiện thực trạng kinh tế
- xã hội của các cộng đồng dân cư địa phương một cách bền vững.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu thứ cấp
Trong quá trình thực hiện luận án đã kế thừa: Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Hiện
trạng quản lý sử dụng tài nguyên rừng, tình hình quản lý rừng của Công ty. Bản đồ hiện trạng tài nguyên
rừng của Công ty và của các lâm trường trong năm 2015, bản đồ kế hoạch quản lý rừng.
2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Luận án nghiên cứu đã xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn bao gồm 10 chỉ tiêu khác nhau có liên
quan đến các nội dung nghiên cứu.
2.2.2.3. Khảo sát và thu thập số liệu tại hiện trường
 Phương pháp xác định và lựa chọn số lượng lâm trường: Đảm bảo tính đại diện các loại rừng
(rừng tự nhiên, rừng trồng, diện tích đất có thể trồng rừng); Tổng hợp các hoạt động quản lý rừng
(chăm sóc rừng, trồng rừng mới, các biện pháp bảo vệ rừng, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, ...); Kết
quả quản lý rừng tốt đảm bảo các hoạt động đại diện cho Công ty (hoàn thành kế hoạch: trồng rừng,
khai thác, chăm sóc...).
 Phương pháp phúc tra năng suất rừng và điều chỉnh sản lượng rừng trồng.
- Xác định số lượng ô mẫu điển hình: Luận án sử dụng phương pháp ph c tra theo các ô mẫu

tương ứng với 12 OTC/Lâm trường theo 4 cấp tuổi (từ tuổi 4 đến tuổi 7).
- Phương pháp đo đếm trong OTC: Trên ô tiêu chuẩn đo toàn bộ D1,3, Hvn và xác định cấp phẩm
chất của cây. Phẩm chất cây trong OTC được chia thành 3 cấp độ: tốt (a), trung bình (b) và xấu (c).
2.2.2.4. Xử lý nội nghiệp
5


 Nghiên cứu cấu trúc rừng
- Phân bố số cây theo cỡ đường kính cây (N-D1.3).
Phân bố Weibull là phân bố xác xuất của biến ngẫu nhiên liên tục với miền giá trị (0 đến +).
Hàm mật độ có dạng: F(x)= ..x-1.e-.x
(2.2)
Trong đó  và  là hai tham số của phân bố Weibull. Khi các tham số của Weibull thay đổi thì
dạng đường cong phân bố cũng thay đổi theo. Tham số  đ c trưng cho độ nhọn, tham số  đ c trưng
cho độ lệch của phân bố (Vũ Tiến Hinh, 2012) [11]. Nếu  = 1 phân bố có dạng giảm; =3 phân bố có
dạng đối xứng; >3 phân bố có dạng lệch phải; <3 phân bố có dạng lệch trái.
- Tương quan giữa chiều cao cây với đường kính cây (Hvn-D1,3)
Trong luận án này tác giả chọn phương trình để mô phỏng mối quan hệ giữa chiều cao với đường
kính cây [11]. Hvn = a + b*log(D1.3)
(2.5)
Người ta đánh giá tương quan này bằng hệ số R: Nếu: 0 < R <0.3 tương quan yếu; 0.3 < R <0.5
tương quan vừa phải; 0.5 < R <0.7 tương quan tương đối ch t; 0.7 < R <0.9 tương quan rất ch t.
Mối tương quan giữa chiều cao với đường kính có hệ số R càng ch t thì chứng tỏ hai nhân tố
đường kính và chiều cao có mối liên hệ ch t chẽ với nhau. Đồng thời 2 chỉ tiêu kích thước đường kính
và chiều cao đều phát triển một cách cân đối.
- Tương quan giữa đường kính tán và đường kính 1.3m (DT - D1.3).
Trong luận án chọn phương trình thể hiện mối tương quan giữa đường kính tán với đường kính
cây rừng (Vũ Tiến Hinh, 2012) [11]. DT = a + b.D1.3
(2.6)
Mô hình hóa các cấu tr c trên được xử lý theo chương trình phần mềm SPSS trong máy tính.

 Xác định thể tích của cây.
Biểu sản lượng rừng trồng Keo tai tượng (trong tập Biểu điều tra kinh doanh rừng trồng của 14
loài cây chủ yếu do Bộ NN&PTNT ban hành - 2003) [4] cần hiệu chỉnh vì có sự chênh giữa số liệu sản
lượng rừng tra trong biểu với số liệu sản lượng rừng tính từ đo thực tế.
Công thức xác định Vf [11]. Vf = Vb*(D21.3 đo*Hđo)/(D21.3 biểu*H biểu)
(2.7)
Trong đó: Vf: thể tích cây; Vb: thể tích tra theo biểu hai nhân tố; D1.3 đo: đường kính đo thực tế
của cây ở vị trí 1.3m; Hđo: chiều cao vút ngọn của cây; D1.3 biểu: đường kính cây theo biểu tương ứng; H
biểu: chiều cao cây theo biểu tương ứng.
Sản lượng/ha biểu = trữ lượng/ha tra trong Biểu sản lượng rừng trồng Keo tai tượng trên cấp
đường kính tương ứng với kết quả đo đếm thực tế.
 Phương pháp phúc tra và giám sát năng suất rừng trồng Keo tai tượng.
Tính Vcây: căn cứ vào D1,3 và Hvn tra trong biểu Thể tích 2 nhân tố lập cho Keo tai tượng (Biểu
điều tra kinh doanh rừng trồng của 14 loài cây chủ yếu do Bộ NN&PTNT,2003) [4] sẽ được V cây
tương ứng. Tính trữ nlượng/ô tiêu chuẩn (Mô) được tính theo công thức:
Mô =  Vcây
(2.8)
1
Tính trữ lượng/ha (Mha): Mha = Mô x 10
Tính năng suất rừng trồng của các lâm trường (∆m/ha) theo công thức:
∆M/ha = Mhai
(2.9)
A
Mhai là trữ lượng/ha năm thứ I; A là tuổi của lâm phần
 Điều chỉnh sản lượng khai thác rừng trồng Keo tai tượng:
Điều chỉnh diện tích khai thác/năm về trạng thái cân bằng và ổn định:
6


- Tính diện tích khai thác Keo tai tượng bình quân/năm = Tổng diện tích rừng trồng Keo tai

tượng chia cho chu kỳ 7 năm.
- So sánh diện tích rừng trồng Keo tai tượng theo tuổi thực tế với diện tích khai thác Keo tai
tượng bình quân/năm để điều chỉnh diện tích khai thác/ năm sao cho sang chu kỳ sau diện tích khai
thác/năm sẽ đạt được cân bằng, ổn định.
Điều chỉnh khối lượng khai thác/năm về trạng thái cân bằng, ổn định:
- Xác định khối lượng khai thác/ năm của rừng trồng Keo tai tượng 7 tuổi hiện tại.
- Dự tính khối lượng khai thác/năm của các tuổi dưới (6, 5, 4.....) khi đạt 7 tuổi.
- So sánh khối lượng khai thác/năm của tuổi 7 hiện tại với khối lượng khai thác dự tính của các
tuổi cấp dưới khi đạt 7 tuổi để điều chỉnh sao cho khối lượng khai thác/ năm luôn cân bằng và ổn định.
2.2.3. Đánh giá hoạt động QLR của Công ty
2.2.3.1. Đánh giá tác động môi trường theo các tiêu chí: Bảo đảm bảo tồn đa dạng sinh học và
các giá trị khác như nước, đất….; Duy trì các chức năng sinh thái và thể thống nhất của rừng; Bảo vệ
các loại động, thực vật quý hiếm và môi trường sống.
2.2.3.2. Đánh giá tác động xã hội theo các tiêu chí: Đảm bảo lợi ích của người dân và cộng đồng
sống trong ranh giới của lâm trường và Công ty; Đánh giá sự khác nhau giữa các hộ có cơ hội tham gia
vào các hoạt động QLR của Công ty và các hộ không tham gia; Sự đồng thuận của người dân và các
tác động đến người dân trong cộng đồng khi thực hiện các hoạt động QLR.
2.2.3.3. Các bước thực hiện đánh giá tác động môi trường và xã hội: Bước 1: Đánh giá trong
phòng. Bước 2: Đánh giá ngoài hiện trường. Bước 3: Tham vấn các cơ quan hữu quan và đối tác Bước
4: Họp kết th c đánh giá.
2.2.4. Lập kế hoạch quản lý rừng trồng Keo tai tƣợng cho Công ty
Bao gồm: Các bước lập kế hoạch QLR; Giám sát và đánh giá thực hiện Kế hoạch quản lý rừng;
Ước tính hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
Thuận lợi: Đất và khí hậu trong khu vực Công ty quản lý cũng rất thích hợp với sinh trưởng phát
triển các loài cây gỗ mọc nhanh như Keo lai, Keo tai tượng, Luồng…là những cây trồng chủ lực để tạo
nguồn nguyên liệu cho sản xuất ván dăm, ván thanh và ván MDF. Sông Đà chảy qua địa bàn Công ty
tạo thuận lợi cho vận chuyển thủy lâm sản.

Khó khăn: Trên địa bàn quản lý của Công ty có nhiều dãy núi cao, tạo ra nhiều dông phụ, địa
hình phức tạp gây trở ngại cho các hoạt động lâm nghiệp. Có gió mùa Đông Bắc gây giá buốt về mùa
đông và gió Tây (gió Lào) mang hơi nóng phần nào ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây trồng
rừng và các hoạt động lâm nghiệp.
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Thuận lợi: Có nguồn lao động dồi dào để tham gia vào sản xuất lâm nghiệp. Đa số là người dân
tộc có truyền thống và gần gũi với rừng làm chỗ dựa vững chắc trong công tác bảo vệ và phát triển
rừng. Cơ sở hạ tầng phát triển, nhiều tuyến quốc lộ đi qua thuận tiện cho vận chuyển và dịch vụ lâm
nghiệp.

7


Khó khăn: Vẫn còn tình trạng tranh chấp đất đai nhỏ ở một số lâm trường vì chưa rõ ràng về
ranh giới. Đôi khi vẫn còn tình trạng đốt nương, làm rãy xâm phạm đất rừng và gây cháy rừng. Vẫn
còn duy trì hái lượm lâm sản tự do trong cộng đồng.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng rừng trồng Keo tai tƣợng tại Công ty
4.1.1. Diện tích và phân bố không gian của rừng trồng Keo tai tƣợng
Qua nghiên cứu luận án nhận thấy Keo tai tượng là một loài chiếm t lệ chủ yếu của các Lâm
trường nói riêng và Công ty nói chung. Thông qua phỏng vấn cho thấy, chiến lược phát triển của Tổng
công ty Lâm nghiệp Việt Nam và công ty Lâm nghiệp Hòa Bình trong thời gian tới chú trọng đầu tư
trồng rừng bằng Keo tai tượng nhằm cung cấp nguyên liệu gỗ ván dăm, ván ghép thanh và gỗ nguyên
liệu các loại cho khu vực Tây Bắc. Trên cơ sở đó luận án xác định loài Keo tai tượng là loài phù hợp
và sẽ được nghiên cứu điều chỉnh về diện tích, trữ lượng để hướng tới ổn định về m t sản lượng làm cơ
sở lập kế hoạch quản lý rừng cho Công ty, chi tiết trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Diện tích rừng tại công ty lâm nghiệp Hòa Bình (ha)
Loài


Lƣơng sơn

Kim Bôi

Lạc Thủy

Tu Lý

Kỳ Sơn

Tân Lạc

Lạc Sơn

Tổng số

Keo lai
Keo TT
Bạch đàn
Thông
Luồng
Keo+Sấu
Rừng tự nhiên
Tổng số

144,30
811
118,30
0
4

51,20
30
1.158,80

0
43,90
0
0
0
0
21,80
65,70

16,80
482,20
0
0
0
7
0
506

35
635
0
37,5
0
8
861,6
1.577,10


52,40
1.437
0
0
0
0
117,60
1.607

12,50
31,0
0
0
0
0
524,80
555,80

0
112,30
0
37,50
0
0
71,90
184,20

261,0
3.552,40

118,30
75,0
4,0
66,20
1.627,70
5.654,60

Nguồn: CTLNHB,2015

Diện tích trồng rừng theo các năm là không đồng đều, bao gồm cả trồng trên diện tích mới và
trồng trên phần diện tích đã khai thác của các năm trước, trong đó loài Keo tai tượng có diện tích trồng
lớn nhất và đây cũng là cơ sở để thực hiện luận án nghiên cứu về loài này.
4.1.2. Cấu trúc rừng trồng Keo tai tƣợng
Qua việc nghiên cứu cấu tr c, luận án tính toán một số quy luật cấu tr c và phân bố số cây theo
đường kính làm cơ sở cho chỉ tiêu tỉa thưa hàng năm. Bên cạnh việc kiểm nghiệm lại các quy luật có
phù hợp với các nghiên cứu trước đây hay không, thì việc xác định các đ c điểm cấu tr c rừng trồng
Keo tai tượng lại có ý nghĩa để lập phương án kế hoạch khống chế tỉa thưa trong quá trình chăm sóc,
nhằm đạt đến trữ lượng rừng tại thời điểm khai thác như mong muốn.
4.1.2.1. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính tại vị trí 1.3m (N-D1.3)
Đường kính là một nhân tố được đánh giá rất quan trọng, là chỉ tiêu cơ bản dùng để xác định thể
tích của cây, trữ lượng, sản lượng lâm phần. M t khác, phân bố số cây theo cỡ đường kính là một phân
bố tổng quát nhất khi nghiên cứu cấu tr c rừng thuần loài.
Phân bố số cây theo đường kính ngang ngực (N/D1.3) là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất
của quy luật kết cấu lâm phần. Phân bố N/D1.3 thể hiện quy luật sắp xếp, tổ hợp các thành phần cấu tạo
nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Trong trồng rừng thâm canh năng suất cao,
phân bố N/D1.3 hợp lý thì cây rừng tận dụng được tối đa điều kiện lập địa và tạo được năng suất sinh
khối cao nhất. Trong hoạt động kinh doanh và lợi dụng rừng, con người có thể điều tiết mật độ hợp lý,
xác định được vốn rừng để lại, lượng khai thác và đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp,
từ đó có thể điều chỉnh lại cấu tr c rừng hợp lý.
8



Bảng 4.3: Quy luật phân bố N-D1.3
Năm
trồng
2012

2011

2010

2009

Lâm trƣờng

Phƣơng trình lý thuyết

χ2 tính toán

χ2tra bảng

KL

Lương Sơn

N=1-e^(-0,061*D^2,835)

1,42

5,99


H+

Kỳ Sơn

N=1-e^(-0,090*D^2,681)

4,33

5,99

H+

Tu Lý

N=1-e^(-0,060*D^2,692)

4,40

5,99

H+

Lương Sơn

N=1-e^(-0,033*D^2,545)

9,13

9,49


H+

Kỳ Sơn

N=1-e^(-0,012*D^3,466)

3,75

9,49

H+

Tu Lý

N=1-e^(-0,011*D^3,466)

4,97

7,81

H+

Lương Sơn

N=1-e^(-0,057*D^3,687)

6,50

7,81


H+

Kỳ Sơn

N=1-e^(-0,004*D^3,974)

5,69

7,81

H+

Tu Lý

N=1-e^(-0,002*D^4,516)

1,70

5,99

H+

Lương Sơn

N=1-e^(-0,004*D^3,475)

6,36

7,81


H+

Kỳ Sơn

N=1-e^(-0,001*D^4,128)

6,30

7,81

H+

Tu Lý

N=1-e^(-0,002*D^3,675)

4,14

7,81

H+

Từ bảng 4.3 cho thấy: Trong tất cả các kết quả tính toàn đều cho giá trị χ2tra bảng> χ2tính toán điều
này chứng tỏ các phân bố lý thuyết với các hệ số α và λ đã xác định đều mô phỏng tốt cho các phân bố
thực nghiệm, hay nói cách khác phân bố Weibull có thể biểu thị tốt cho quy luật phân bố số cây theo
đường kính cho các lâm phần nghiên cứu.
Nhìn vào giá trị α của các kết quả trên có thể nhận thấy giá trị α ở các lâm trường thuộc tuổi 6 và
tuổi 7 đều có xu hướng lệch phải. Tức là phân bố số cây tập trung nhiều ở các cỡ đường kính lớn hơn
đường kính trung bình. Còn lại đều có giá trị α < 3 tức là phân bố lệch trái. Điều này chứng tỏ rằng số

cây có đường kính nhỏ hơn đường kính trung bình chiếm số lượng lớn hơn so với những cây có đường
kính lớn hơn đường kính trung bình. Để có thể thấy rõ hơn sự phù hợp giữa phân bố thực nghiệm và
phân bố lý thuyết, luận án đã mô tả các dạng phân bố (hình 4.1 trong luận án).
- Từ tuổi 4 đến tuổi 5, đường cong phân bố N - D1.3 hầu hết là một đỉnh và lệch trái. Điều này chứng
minh rằng, các lâm phần nghiên cứu đều đang trong giai đoạn phát triển và rất phù hợp với kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học về đối tượng rừng trồng thuần loài đều tuổi.
- Từ tuổi 6 đến tuổi 7 thì dạng phân bố có xu hướng lệch phải, điều đó cho thấy lâm phần dần ổn
định về m t tăng trưởng, báo hiệu cho một chu kỳ khai thác tiếp theo.
Luận án nghiên cứu phân bố N - D1.3 trên cơ sở nghiên cứu thị trường và định hướng kinh doanh
của công ty. Với nhu cầu thị trường hiện tại và trong tương lai gần thì cỡ kính cây gỗ trung bình giao
động từ 8 cm đến 16 cm sẽ dễ dàng tiêu thụ và được lợi nhuận cao hơn. Trên cơ sở nghiên cứu này
luận án sẽ đưa các biện pháp lâm sinh, ch t nuôi dưỡng trong kế hoạch quản lý rừng Keo tai tượng để
điều chỉnh sao cho t lệ cây có cỡ kính trung bình phù hợp với mục đích kinh doanh trong từng lô rừng
và tăng t lệ cây có đường kính trên trung bình đem lại giá trị kinh tế cao trong chu kỳ kinh doanh tiếp
theo.
4.1.2.2. Quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính tại vị trí 1.3m
Trong thực tiễn, việc đo đếm đường kính tán thường phức tạp và g p nhiều khó khăn. M t
khác, giữa DT và D1.3 có một mối quan hệ ch t chẽ với nhau. Do đó, nghiên cứu quy luật tương DT
9


- D1.3 để thông qua các giá trị đường kính thân cây đo được có thể dễ dàng xác định đường kính
tán tương ứng. Trong đề tài chọn phương trình D T = a + b.D1.3 là phương trình thể hiện mối tương
quan này, kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 4.4.
Bảng 4.4: Quy luật tƣơng quan DT - D1.3
Năm trồng
2012

2011


2010

2009

Lâm trƣờng
Lương Sơn
Kỳ Sơn
Tu Lý
Lương Sơn
Kỳ Sơn
Tu Lý
Lương Sơn
Kỳ Sơn
Tu Lý
Lương Sơn
Kỳ Sơn
Tu Lý

a
-0,809
-0,656
-0,389
-0,109
-0,549
-0,575
-0,011
-0,822
-0,662
0,510
-0,381

-0,680

b
0,320
0,269
0,217
0,250
0,260
0,234
0,251
0,283
0,239
0,191
0,248
0,251

r
0,97
0,95
0,91
0,93
0,96
0,92
0,89
0,96
0,89
0,89
0,95
0,94


ta
-14,57
-11,28
-5,57
-2,14
-7,53
-6,11
-2,08
-10,40
-5,34
4,45
-4,20
-6,23

tb
57,14
44,22
31,76
31,69
40,87
29,13
23,90
44,13
23,89
23,46
38,09
32,94

t0,5
1,96

1,96
1,96
1,96
1,96
1,96
1,96
1,96
1,96
1,96
1,96
1,96

Từ kết quả trên cho thấy, hệ số tương quan (r) trong các phương trình nằm trong khoảng từ 0,89
- 0,97 nghĩa là quan hệ giữa DT và đường kính D1.3 trong các lâm phần ở mức độ ch t đến rất ch t.
Phân bố của các đám mây điểm có xu hướng t lệ thuận với đường kính ngang ngực. Đường lý thuyết
đi sát với đám mây điểm. Điều này khẳng định rằng, giữa DT và D1.3 có một mối quan hệ ch t chẽ với
nhau.
4.1.2.3. Quy luật tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính tại vị trí 1.3m (Hvn-D1.3)
Trong các quy luật cấu trúc lâm phần thì tương quan Hvn-D1.3 là một tương quan có ý nghĩa
quan trọng. Giữa chiều cao và đường kính có mối liên hệ ch t chẽ với nhau. Thực tiễn điều tra kết
quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định và thiết lập rất nhiều phương trình toán học để biểu
thị mối quan hệ này. Trong luận án chúng tôi chọn phương trình: Hvn = a+b*log(D1.3) để mô phỏng mối
quan hệ này.
Bảng 4.5: Quy luật tƣơng quan Hvn - D1.3
Năm trồng
2012

2011

2010


2009

Lâm trƣờng
Lương Sơn
Kỳ Sơn
Tu Lý
Lương Sơn
Kỳ Sơn
Tu Lý
Lương Sơn
Kỳ Sơn
Tu Lý
Lương Sơn
Kỳ Sơn
Tu Lý

a
-5,460
-9,673
-9,742
-7,153
-9,481
-10,652
-9,062
-5,597
-6,668
-9,500
-10,656
-11,462


b
15,574
19,236
19,046
16,758
18,777
19,813
18,500
15,282
16,318
18,867
19,631
20,362

r
0,77
0,78
0,79
0,76
0,81
0,91
0,87
0,76
0,76
0,89
0,88
0,89

ta

-6,37
-9,47
-9,83
-6,00
-8,25
-14,17
-9,64
-4,65
-5,33
-10,39
-10,61
-11,33

tb
17,90
18,25
19,21
14,91
17,12
27,73
21,37
13,69
14,13
23,31
22,12
22,99

t0,5
1,96
1,96

1,96
1,96
1,96
1,96
1,96
1,96
1,96
1,96
1,96
1,96

Hệ số tương quan (r) hầu hết nằm trong khoảng từ 0,76 - 0,91. Điều này cho thấy tương quan
giữa chiều cao Hvn và đường kính D1.3 trong các lâm phần ở mức độ tương đối ch t đến rất ch t. Các
tham số thực a, b của phương trình đều tồn tại, sau khi kiểm tra bằng tiêu chuẩn t đều cho /ta/, /tb/ >
t05 (giá trị tra bảng). Vì vậy, có thể sử dụng phương trình H = a + blog*D1,3 để mô tả tương quan
giữa chiều cao Hvn và đường kính D1.3 cho các lâm phần nghiên cứu.
10


Qua quá trình nghiên cứu tương quan này, một lần nữa luận án khẳng định dựa vào t lệ sai số
tương quan sẽ xác định được chiều cao, qua đó điều chỉnh chiều cao cho phù hợp hơn trong quá trình
thực hiện kế hoạch quản lý rừng. Qua so sánh cho thấy t lệ sai số giữa điều tra thực tế và biểu sản
lượng rất nhỏ, điều này thể hiện Biểu sản lượng rất phù hợp với quá trình triển khai thực hiện ngoài
thực tế.
4.1.3. Trữ lƣợng rừng trồng Keo tai tƣợng
Kết quả điều tra trữ lượng trên các ô tiêu chuẩn được tính toán theo Biểu điều tra kinh doanh
rừng trồng của loài Keo tai tượng (Bộ NN&PTNT, 2003) được hiệu chỉnh theo biểu và được trình bày
trong bảng 4.6 và phụ biểu 01.
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả tính trữ lƣợng trên ô tiêu chuẩn ở 03 Lâm trƣờng
Trữ lƣợng (m3/ha)

Lâm trƣờng
Lương Sơn
Kỳ Sơn
Tu Lý
Bình quân

Tuổi 4
(2012)

Tuổi 5
(2011)

Tuổi 6
(2010)

Tuổi 7
(2009)

Lƣợng tăng trƣởng
bình quân hàng
năm (m3/ha/năm)

78,23
59,75
73,81
70,60

83,80
72,12
79,62

78,51

91,26
77,71
84,67
84,55

99,70
98,33
99,43
99,15

7,16
12,86
8,54
9,52

Tăng trƣởng
bình quân
chung (A=7)
(m3/ha/năm)
14,24
14,05
14,20
14,16

Từ bảng 4.6 cho thấy, sản lượng bình quân của một héc ta rừng Keo tai tượng khi đạt tuổi khai thác
ở 03 Lâm trường là 99,15 m3/ ha. Lượng tăng trưởng bình quân chung của cả 3 Lâm trường không có sự
khác biệt nhau lớn, sản lượng ở tất cả các tuổi khác nhau (tuổi 4 đến tuổi 7). Lượng tăng trưởng bình quân
năm đạt 9,52 m3/ ha/ năm. Mức độ chênh lệch không đồng đều được thể hiện rõ thông qua mức độ tăng

trưởng hàng năm ở các Lâm trường này (hình 4.4).
Hình 4.4: Tăng trƣởng bình quân của 03
Qua hình 4.4 cho thấy khả năng tăng trưởng
Lâm trƣờng theo tuổi rừng
hàng năm ở các Lâm trường không đồng đều. Lượng
tăng trưởng hằng năm của Lâm trường Lương Sơn
đồng đều hơn so với hai Lâm trường còn lại và đạt
năng suất cao ở cuối chu kỳ kinh doanh (tuổi 7).
Lâm trường Kỳ Sơn giảm mạnh ở tuổi 6 và tăng
mạnh ở tuổi 7, Lâm trường Tu Lý từ tuổi 5 đến tuổi
6 giảm nhẹ và tăng mạnh ở tuổi 7. Vì vậy đối với hai
Lâm trường Tu Lý và Kỳ Sơn, nếu mức độ tăng
trưởng này liên tục trong các chu kỳ kinh doanh thì
cần hạ cấp tuổi khai thác để r t ngắn chu kỳ kinh
doanh của Lâm trường.
Đánh giá chung về tăng trưởng bình quân hàng năm của rừng trồng Keo tai tượng ở CTLNHB
cho thấy: Công ty cần có các biện pháp thâm canh để nâng cao năng suất bình quân lên khoảng 120 m3/
ha khi rừng đạt tuổi 7 và mức tăng trưởng bình quân cần đạt từ 17 m3/ha/năm. Trong quá trình thâm
canh cần tập trung áp dụng các biện pháp nuôi dưỡng rừng có mức tăng trưởng thấp hơn như Kỳ Sơn
để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
4.1.4. Xu hƣớng phát triển rừng trồng Keo tai tƣợng tại Công ty
Công ty đang có kế hoạch trồng rừng đến năm 2028 tăng tổng diện tích rừng trồng lên 11.336,2
ha, chia làm 02 giai đoạn, 2015-2021 và 2022-2028.
11


Bảng 4.7: Kế hoạch trồng rừng đến năm 2028 của Công ty
Năm

2015


2016

2017

2018

2019

2020

2021

20222028

TỔNG
CỘNG

Keo TT
Bồ đề
Bạch đàn
Diện tích trồng
(ha)

725,2
47
10

670
50

30

700
58
20

700
58
20

700
58
20

700
58
20

700
58
20

6,630
284
0

10,525,2
671
140


782,2

750

778

778

778

778

778

9,924

11,336,2

Trong giai đoạn đầu từ năm 2015 - 2021 Công ty trồng 3 loài đó là Keo tai tượng, Bồ đề và Bạch
Đàn. T lệ cây Keo tai tượng chiếm t trọng chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty lựa chọn loài Keo là loài cây trồng chính để trồng rừng sản xuất do lập địa phù hợp, cây giống
có thể sản xuất bằng nhiều hình thức, là loài có khả năng chịu được khô hạn, tăng trưởng nhanh ít sâu
bệnh và có khả năng cải tạo đất, dễ tiêu thụ..
4.2. Điều chỉnh sản lƣợng rừng trồng Keo tai tƣợng
4.2.1. Mục đích kinh doanh rừng trồng Keo tai tƣợng
Từng bước nâng cao giá trị rừng trồng tại công ty, phát triển mở rộng rừng trồng Keo tai tượng
trong tương lai, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho khu vực, mở rộng diện tích tối đa sử dụng trồng cây
nguyên liệu. Nâng cao giá trị sử dụng rừng, trồng rừng thâm canh tăng năng suất. Duy trì ổn định sản
lượng khai thác hàng năm và đảm bảo sản lượng ổn định từ chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Khắc phục
được các lỗi có thể chấp nhận được để duy trì FSC đã được cấp.

Đảm bảo duy trì chứng chỉ rừng một cách bền vững. Hướng tới mục tiêu với diện tích trồng rừng
bình quân hàng năm khoảng 750 ha/ năm, nâng cao sản lượng rừng trồng từ 98 - 99 m3/ ha/ chu kỳ lên
100 - 120m3/ ha/ chu kỳ đối với chu kỳ 7 năm. Diện tích khai thác bình quân hàng năm là 411,9
ha/năm và cung ứng gỗ nguyên liệu đảm bảo sản lượng đạt trên 40.000 m3/năm.
4.2.2. Diện tích bình quân cần trồng và khai thác hàng năm
Từ các tài liệu thu thập được, hiện trạng quy hoạch sử dụng đất của 3 Lâm trường nghiên cứu
được tổng hợp và thể hiện trong bảng 4.8.
Bảng 4.8: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Loại đất
Tổng diện tích
1. Nhóm đất nông nghiệp
1.1. Đất nông nghiệp
1.2. Đất lâm nghiệp
1.2.1. Đất rừng tự nhiên
1.2.2. Đất rừng trồng
2. Đất phi nông nghiệp
3. Đất chưa sử dụng

Tổng diện tích
ha
%
7.671,6
5.386,04
768,69
4.617,35
2.222,75
2.394,60
906,67
1.378,89


70,20
10,01
60,18
28,97
31,21
11,81
17,97

LT
Lƣơng Sơn
2.380

LT
Kỳ Sơn
2.708,2

LT
Tu Lý
2.583,4

1.723,64
247,69
1.475,95
689,95
786
371,97
284,39

1.851,90
521

1.330,90
326,90
1.004
213,20
643,10

1.810,50
0
1.810,50
1.205,90
604,60
321,50
451,40

Nguồn: CTLNHB,2015

Căn cứ vào bảng quy hoạch sử dụng đất ở ba Lâm trường Lương Sơn, Tu Lý và Kỳ Sơn (bảng
4.8) cho thấy diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn là 1.378,89 ha (chiếm 17,97% tổng diện tích của
cả 3 lâm trường). Nguyên nhân chủ yếu là do trong khu vực còn nhiều dãy n i đá nên không sử dụng
được. Đất sử dụng cho các hoạt động lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhóm đất phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp và chủ yếu cho các hoạt động trồng rừng (Đất rừng trồng chỉ chiếm 31,21% và đất
rừng tự nhiên chiếm 28,97%) đây là một trong những lợi thế cho hoạt động sản xuất kinh doanh rừng ở
khu vực.
12


Trên cơ sở xác định diện tích kinh doanh rừng Keo tai tượng ở ba Lâm trường Lương Sơn, Tu
Lý và Kỳ Sơn ổn định và cân bằng trong chu kỳ kinh doanh rừng tiếp theo, đề tài đã tổng hợp tổng
diện tích ổn định ở ba Lâm trường này và thể hiện trong bảng 4.9.
Bảng 4.9: Diện tích rừng trồng Keo tai tƣợng điều chỉnh (ha)

Năm trồng

Tổng diện tích

2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
Tổng cộng

411,9
411,9
411,9
411,9
411,9
411,9
411,9
2.883,0

Lƣơng Sơn
115,9
115,9
115,9
115,9
115,9
115,9
115,9

811

Lâm trƣờng
Kỳ Sơn
205,3
205,3
205,3
205,3
205,3
205,3
205,3
1.437

Tu Lý
90,7
90,7
90,7
90,7
90,7
90,7
90,7
635

Lâm trường Lương sơn có tổng diện tích rừng đang trồng keo tai tượng là 811 ha, tương ứng với
từng tuổi là 115,9 ha. Lâm trường Kỳ Sơn có tổng diện tích trồng Keo là 1.437 ha, diện tích ổn định
cho từng tuổi được tính là 205,3 ha. Lâm trường Tu Lý có tổng diện tích trồng keo tai tượng là 635 ha,
tương ứng với diện tích ổn định cho từng tuổi là 90,7 ha. Từ diện tích ổn định cho từng tuổi ở các lâm
trường, Luận án dần điều chỉnh diện tích thực theo hướng ổn định.
4.2.3. Xác định trữ lƣợng rừng hiện có
Kết quả tính toán về trữ lượng (M) của rừng trồng Keo tai tượng trên ba Lâm trường: Lương

Sơn, Kỳ Sơn và Tu Lý theo Biểu sản lượng rừng trồng Keo tai tượng vùng Đông Bắc (Bộ NN&PTNT,
2003) có sự sai lệch do kết quả tính toán làm tròn trên từng cấp cỡ đường kính. Vì vậy, trước khi lập
kế hoạch cho việc quản lý rừng bền vững cho CTLNHB thì việc hiệu chỉnh sản lượng trên các lâm
trường về trữ lượng thực là cần thiết.
4.2.3.1. Trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng
Từ số liệu điều tra đo đường kính và chiều cao cây của 36 ô tiêu chuẩn, đề tài đã tính trữ lượng
của lâm trường tra theo biểu và trữ lượng của các lâm trường theo hệ số hiệu chỉnh.
Bảng 4.10: Kết quả tính toán hiệu chỉnh trữ lƣợng
Lâm trƣờng
Lƣơng Sơn

Kỳ Sơn

Tu Lý

Năm trồng
2012
2011
2010
2009
2012
2011
2010
2009
2012
2011
2010
2009

Tuổi rừng

4
5
6
7
4
5
6
7
4
5
6
7

M hiệu chỉnh (m3/ha)
78,23
83,80
91,26
99,70
59,75
72,11
77,71
98,33
73,80
79,62
84,67
99,43

M biểu (m3/ha)
77,57
89,11

96,82
104,17
63,68
81,67
82,99
105,62
82,62
91,17
91,08
105,81

Từ bảng 4.10 cho thấy, trữ lượng sau khi hiệu chỉnh nhỏ hơn so với trữ lượng ở các lâm trường
tra theo biểu ở tất cả các cấp tuổi. Tuy nhiên mức độ chênh lệch này rất nhỏ và được thể hiện rất rõ ở
sai số hiệu chỉnh 0-10%. Với mức độ sai số này cho thấy việc sử dụng Biểu sản lượng rừng trồng Keo
tai tượng vùng Đông Bắc, (Bộ NN&PTNT, 2003) trong việc tính toán lập kế hoạch khai thác trong sản
13


xuất có thể chấp nhận đươc. Tuy vậy, để việc điều chỉnh sản lượng rừng về m t khối lượng trong luận
văn đạt chính xác cao hơn đề tài vẫn tiến hành sử dụng kết quả trữ lượng đã được hiệu chỉnh để điều
chỉnh sản lượng và lập kế hoạch quản lý rừng cho các lâm trường Lương Sơn, Kỳ Sơn và Tu lý.
4.2.3.2. Diện tích và trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng
Từ trữ lượng hiệu chỉnh bình quân cho 1 héc ta Keo tai tượng ở ba lâm trường Lương Sơn, Kỳ
Sơn và Tu Lý, luận án đã ước tính trữ lượng trên toàn bộ diện tích của ba lâm trường và được trình bày
bảng 4.11.
Bảng 4.11: Thống kê diện tích và trữ lƣợng rừng trồng Keo tai tƣợng (ha, m3)
LT Lƣơng Sơn
Năm
trồng/ tuổi
rừng


Diện
tích
(ha)

2015 (1)
2014 (2)
2013 (3)
2012 (4)
2011 (5)
2010 (6)

105
130
100
90
136
150

2009 (7)
Cộng

100
811

Trữ lƣợng
(m3)

LT Kỳ Sơn
Diện

tích
(ha)

7.040,43
11.397,29
13.688,85

245
192
124,5
190
230
230

9.970,14
42.096,59

226
1.437

Trữ lƣợng
(m3)

Cộng

LT Tu Lý
Diện
tích
(ha)


11.353,26
16.587,37
17.873,30

130
65,3
39
71
80
100

22.172,73
68.035,83

150
635

Trữ lƣợng
(m3)

Diện
tích
(ha)

Trữ lƣợng
(m3)

5.240,23
6.369,44
8.466,60


480
387,3
263,5
351
446
480

23.633,92
34.354,02
40.028,75

14.914,78
34.991,06

476
2.883

47.106,80
145.123,49

Diện tích rừng trồng Keo tai tượng của các lâm trường không bằng nhau. Trong đó diện tích lớn
nhất thuộc về Lâm trường Kỳ Sơn (1.437 ha) và gần bằng diện tích của cả Lâm trường Lương Sơn và
Tu Lý cộng lại.
Với hiện trạng diện tích rừng trồng theo tuổi của các lâm trường không bằng nhau dẫn đến diện
tích và sản lượng rừng khai thác khi rừng đạt tuổi khai thác chính (tuổi 7) cũng không bằng nhau. Trữ
lượng rừng ở tuổi 7 của Lâm trường Lương Sơn đạt 9.970,14 m3, của lâm trường Kỳ Sơn đạt
22.172,73 m3 và Lâm trường Tu Lý đạt 14.914,78 m3. Trên cơ sở sản lượng hiện tại của các Lâm
trường, luận án sẽ căn cứ vào trữ lượng tuổi 7 làm cơ sở dự tính sản lượng khai thác ổn định cho chu
kỳ kinh doanh tiếp theo. Để diện tích và sản lượng rừng khai thác hàng năm của các Lâm trường cân

bằng và ổn định góp phần thực hiện QLRBV cần phải tiến hành điều chỉnh.
4.2.4. Điều chỉnh sản lƣợng rừng trồng Keo tai tƣợng tính theo diện tích về trạng thái cân bằng,
ổn định trong chu kỳ kinh doanh
Để điều chỉnh sản lượng rừng trồng được cân bằng về diện tích ổn định (diện tích các năm sau
khai thác phải bằng với năm khai thác) cần phải khai thác một số diện tích các độ tuổi. Vì vậy, trên các
quỹ đất trồng rừng của các lâm trường (Lương Sơn là 811 ha, Kỳ Sơn là 1.437 ha và Tu lý 635 ha) thì
diện tích trồng rừng ở các cấp tuổi cần đạt giá trị cân bằng. Trên cơ sở đó, tác giả đã tính toán cân bằng
về diện tích trồng của các lâm trường và thể hiện trên bảng 4.12.

14


Bảng 4.12: Thống kê diện tích rừng trồng thực tại và diện tích rừng trồng phân bố cân bằng theo năm trồng (ha)

Năm
trồng
2015
2014
2013
2012
2011
2010
2009
Cộng

LT Lƣơng Sơn
Diện tích
Diện tích cân
thực
bằng

105
115,9
130
115,9
100
115,9
90
115,9
136
115,9
150
115,9
100
115,9
811
811

LT Kỳ Sơn
Diện tích cân
Diện tích thực
bằng
245
205,3
192
205,3
124,5
205,3
190
205,3
230

205,3
230
205,3
225,5
205,3
1.437
1.437

LT Tu Lý
Diện tích
Diện tích cân
thực
bằng
130
90,7
65,3
90,7
39
90,7
70,6
90,7
80,1
90,7
100
90,7
150
90,7
635
635


Diện tích trồng rừng Keo tai tượng ở các độ tuổi khác nhau là có sự chênh lệch nhau, so với diện
tích cân bằng cần đạt được thì có độ tuổi không đủ diện tích, có tuổi diện tích vượt quá mức cân bằng.
Trên cơ sở điều chế diện tích khai thác. Tác giả đã điều chỉnh diện tích các độ tuổi lâm phần Keo của
các lâm trường theo diện tích đã định hướng.
Như vậy diện tích rừng ở các cấp tuổi đưa về cân bằng thì việc khai thác ở các lâm trường tuổi 7
phải đảm bảo đủ diện tích và liên tục ở các năm sau. Việc khai thác kết hợp với trồng mới bảo đảm
diện tích luôn cân bằng trong suốt các chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
4.2.4.1. Điều chỉnh diện tích Lâm trường Lương Sơn
Từ kết quả tính toán diện tích khai thác của các lâm trường ở trạng thái cân bằng là 115,9
ha/năm, đề tài đã lập kế hoạch điều chỉnh cho Lâm trường Lương Sơn khai thác và trồng Keo tai tượng
cho một chu kỳ kinh doanh tiếp theo và thể hiện trong bảng 4.13.
Bảng 4.13: Thuyết minh điều chỉnh sản lƣợng rừng tính theo diện tích của Lâm trƣờng Lƣơng Sơn (ha)

Năm
khai thác

1

2

2021

105

10,9

Tuổi lâm phần
3
4


2020

115

0,9

2019

4,1

99,1

2018

2017

5

6

7

12,7

77,3

38,6

97,4


18,5

2016

105,6

10,3

2015

25,9

90

Thuyết minh
Khai thác 105 ha tuổi 1 và 10,9 ha tuổi 2,
trồng lại 115,9 ha sau khai thác
Khai thác 115 ha tuổi 2 và 0,9 ha tuổi 3
(tuổi 2 còn lại 10,9 ha); trồng lại 115,9 ha
sau khai thác
Khai thác 99,1 ha tuổi 3, 12,7 ha tuổi 4 và
4,1 tuổi 2 (tuổi 2 còn lại 125,9 ha và tuổi 3
còn 0,9 ha); trồng lại 115,9 ha sau khai thác
Khai thác 77,3 ha tuổi 4 và 38,6 ha tuổi 5
(tuổi 4 còn lại 12,7 ha); trồng lại 115,9 ha
sau khai thác
Khai thác 97,4 ha tuổi 5 và 18,5 ha tuổi 6
(tuổi 5 còn lại 38,6 ha); trồng lại 115,9 ha
sau khai thác
Khai thác 105,6 ha tuổi 6 và 10,3 ha tuổi 7

(tuổi 6 còn lại 18,5 ha); trồng lại 115,9 ha
sau khi khai thác.
Khai thác 25,9 ha tuổi 6 và 90 ha tuổi 7
(tuổi 6 còn lại 124,1 ha và tuổi 7 còn lại
10,3); trồng lại 115,9 ha sau khi khai thác

Trong chu kỳ đầu, xảy ra trường hợp những lâm phần chưa đến chu kỳ khai thác cũng phải khai
thác một phần diện tích để hướng đến mô hình rừng ổn định cho chu kỳ sau. Vì thế, một số lâm phần
sẽ có hiện tượng khai thác non ho c để quá tuổi mới khai thác. Tuy nhiên, cũng chỉ sớm ho c muộn
15


hơn 1 đến 2 năm là tối đa. Ở tuổi 5, cần phải khai thác 3 lứa tuổi khác nhau thì mới đưa lâm phần vào
ổn định. Từ kết quả điều chỉnh diện tích nhằm định hướng mô hình rừng ổn định ở trên.
4.2.4.2. Điều chỉnh diện tích Lâm trường Kỳ Sơn
Diện tích khai thác của Lâm trường Kỳ Sơn ở trạng thái cân bằng là 205,3 ha/năm. Do vậy, luận
án đã lập kế hoạch điều chỉnh cho Lâm trường Kỳ Sơn khai thác và trồng Keo tai tượng cho một chu
kỳ kinh doanh tiếp theo và thể hiện trong bảng 4.14.
Bảng 4.14: Thuyết minh điều chỉnh sản lƣợng rừng tính theo diện tích của Lâm trƣờng Kỳ Sơn (ha)
Năm khai thác

1

Tuổi lâm phần
3
4
5

2


2021

205,3

2020

39,7

6

Thuyết minh

7

165,6

26,4

2019

2018

90,5

88,4

34

101,6


69,7

160,3

2017

45

185

2016

20,3

205,3

2015

Khai thác 205,3 ha tuổi 8 của năm 2020.
Trồng lại 205,3 ha sau khai thác.
Khai thác 165,6 ha tuổi 8 từ năm 2019
và 39,7 ha tuổi 7 năm 2020. Tuổi 7 còn
lại 205,3 ha. Trồng lại 205,3 ha sau khai
thác.
Khai thác 90,5 ha tuổi 7, 26,4 ha tuổi 6
của năm 2019 và 88,4 ha tuổi 8 của năm
2018. Còn 165,6 ha tuổi 6. Trồng lại
205,3 ha sau khai thác.
Khai thác 101,6 ha năm 2018, 34 ha
tuổi 6 của năm 2018 và 69,7 ha của năm

2017, tuổi 6 còn lại 90,5 ha và tuổi 7
còn lại 88,4 ha. Trồng lại 205,3 ha sau
khai thác.
Khai thác 160,3 ha năm 2017 và 45 ha
của năm 2016, năm 2017 còn lại 69,7
ha. Trồng lại 205,3 ha sau khai thác.
Khai thác 185 ha năm 2016 và 20,3 ha
của năm 2015, năm 2016 còn lại 45 ha.
Trồng lại 205,3 ha sau khi khai thác.
Khai thác 205,3 ha tuổi 7. Tuổi 7 còn
20,3 ha. Trồng lại 205,3, ha sau khi khai
thác.

Trong chu kỳ khai thác đầu, các năm 2018 và 2019 sẽ khai thác 3 lứa tuổi khác nhau để đạt được mô
hình rừng ổn định. Năm 2015 chỉ khai thác tuổi 7. Còn lại các năm khác khai thác non một tuổi.
4.2.4.3. Điều chỉnh diện tích Lâm trường Tu Lý
Diện tích khai thác của Lâm trường Tu Lý ở trạng thái cân bằng là 90,7 ha/năm. Do vậy, luận án
đã lập kế hoạch điều chỉnh cho Lâm trường Tu Lý khai thác và trồng Keo tai tượng cho một chu kỳ
kinh doanh tiếp theo và thể hiện trong bảng 4.15.
Bảng 4.15: Thuyết minh điều chỉnh sản lƣợng rừng tính theo diện tích của Lâm trƣờng Tu Lý (ha)
Năm
khai thác

1

2021

90,7

2020


39,3

2019

2018

2

3

Tuổi lâm phần
4
5

6

39

37,8

32,8

Thuyết minh
Khai thác 90,7 ha tuổi 7. Sau đó
trồng lại 90,7 ha.
Khai thác 39,3 ha tuổi 6 và 51,4 ha
tuổi 7 của năm 2019. Tuổi 6 còn lại
90,7 ha. Sau đó trồng lại 90,7 ha.
Khai thác 13,9 ha tuổi 6, 39 ha tuổi

7 của năm 2019 và 37,8 ha tuổi 8
của năm 2018. Tuổi 2 còn lại 51,4
ha. Sau đó trồng lại 90,7 ha.
Khai thác 32,8 ha tuổi 7 và 57,9 ha
tuổi 8 năm 2017. Tuổi 7 còn lại 37,8
ha. Sau đó trồng lại 90,7 ha.

51,4

13,9

7

57,9

16


Năm
khai thác

1

2

3

Tuổi lâm phần
4
5


6

22,2

2017

68,5

31,5

2016

59,2
90,7

2015

Thuyết minh

7

Khai thác 22,2 ha tuổi 7 và 68,5 ha
tuổi 8 của năm 2016. Tuổi 7 còn lại
57,9 ha. Sau đó trồng lại 90,7 ha.
Khai thác 31,5 ha tuổi 7 và 59,2 ha
tuổi 8 của năm 2015. Tuổi 7 còn
68,5 ha. Sau đó trồng lại 90,7 ha
Khai thác 90,7 ha tuổi 7. Tuổi 7 còn
lại 59,2 ha. Sau đó trồng lại 90,7 ha.


Năm 2019 khai thác 3 lứa tuổi là tuổi 2, tuổi 3 và tuổi 4. Năm 2015 chỉ khai thác tuổi 7. Năm
2018 không khai thác tuổi 3.
Nhận xét: Để điều chỉnh diện tích thực trong một chu kỳ kinh doanh đầu hướng đến mô hình
diện tích ổn định, các lâm trường có thể phải khai thác một phần diện tích các lâm phần Keo chưa đến
tuổi khai thác. Điều đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Như vậy, công ty phải
có chiến lược cụ thể để đạt được mục đích kinh doanh.
Như vậy, từ chu kỳ kinh doanh tiếp theo (2021 - 2028) và các chu kỳ kinh doanh sau, diện tích
rừng trồng Keo tai tượng các năm bằng nhau theo tuổi và sản lượng khai thác hàng năm tính theo diện
tích cũng luôn bằng nhau tại các Lâm trường Lương Sơn, Kỳ Sơn và Tu Lý (115,9 ha; 205,3 ha và
90,7 ha).
Để chu kỳ tiếp theo sản lượng khai thác hàng năm sẽ cân bằng về diện tích trong chu kỳ hiện tại
phải khai thác sớm 1 tuổi, thậm chí một số năm khai thác sớm 2 tuổi. Việc phải khai thác sớm trước tuổi
khai thác chính (tuổi 7) có làm giảm sản lượng nhưng đổi lại, chu kỳ sau cả ba lâm trường sẽ có sản
lượng theo diện tích luôn ổn định và cân bằng, góp phần làm cho kế hoạch QLR được thuận lợi và bền
vững.
4.2.5. Điều chỉnh sản lƣợng rừng trồng Keo tai tƣợng tính theo trữ lƣợng về trạng thái cân bằng,
ổn định trong chu kỳ kinh doanh
Để cân bằng sản lượng rừng trồng Keo tại tượng với chu kỳ 7 năm, đề tài đã dự tính sản lượng
của các lâm trường ở các cấp tuổi khác nhau với sản lượng ở tuổi 7 được kết quả bảng 4.16.
Bảng 4.16: Dự tính sản lƣợng rừng ở các lâm trƣờng khi đạt tuổi 7 (ha, m3)
Năm
khai thác
2021
2020
2019
2018
2017
2016
2015

Bình
quân

LT Lƣơng Sơn
Diện tích Dự tính tuổi 7
thực
(m3/ha)
105,00
10.468,65
130,00
12.961,19
100,00
9.970,14
90,00
8.973,13
136,00
13.559,4
150,00
14.955,22
100,00
9.970,14
115,90

11.551,13

LT Kỳ Sơn
Diện tích
Dự tính tuổi 7
thực
(m3/ha)

245,00
24.090,11
192,00
18.878,78
124,50
12.241,71
190,00
18.682,12
230,00
22.615,20
230,00
22.615,20
225,50
22.172,73
205,30

20.185,12

LT Tu Lý
Diện tích
Dự tính tuổi 7
thực
(m3/ha)
130,00
12.926,15
65,30
6.492,90
39,00
3.877,84
70,60

7.019,89
80,10
7.964,49
100,00
9.943,19
150,00
14.914,78
90,70

9.019,89

Như vậy bình quân mỗi năm Lâm trường Lương Sơn sẽ khai thác 11.551,13 m3 gỗ Keo tai tượng
trên diện tích cân bằng là 115,90 ha, Lâm trường Kỳ Sơn khai thác 20.185,12 m3 gỗ Keo tai tượng trên
diện tích ổn định 205,30 ha còn Lâm trường Tu Lý khai thác 9.019,89 m3 gỗ keo tai tượng trên diện
tích 90,70 ha.
4.2.5.1. Điều chỉnh sản lượng Lâm trường Lương Sơn
17


Từ kết quả bảng 4.11 và bảng 4.16, sản lượng khai thác của Lâm trường Lương Sơn được điều
chỉnh cân bằng ở một chu kỳ kinh doanh tiếp theo được tính toán và trình bày trong bảng 4.17.
Bảng 4.17: Điều chỉnh sản lƣợng khai thác rừng tính theo trữ lƣợng cho Lâm trƣờng Lƣơng Sơn (ha, m3)
Năm khai

Diện tích

Sản lƣợng dự tính

Diện tích


Sản lƣợng cân

Sản lƣợng điều

thác

thực

tuổi 7 (m /ha)

cân bằng

bằng (m /ha)

chỉnh (m3/ha)

2021

105,00

10.468,65

115,90

11.551,13

1.082,47

2020


130,00

12.961,19

115,90

11.551,13

-1410,06

2019

100,00

9.970,14

115,90

11.551,13

1.580,98

2018

90,00

8.973,13

115,90


11.551,13

2.577,99

2017

136,00

13.559,4

115,90

11.551,13

-2.008,27

2016

150,00

14.955,22

115,90

11.551,13

-3.404,09

2015


100,00

9.970,14

115,90

11.551,13

1.580,98

3

3

Như vậy sản lượng khai thác ở Lâm trường Lương Sơn trong 3 năm tới cần phải khai thác cả cấp
tuổi dưới 7 để đạt ổn định cân bằng về diện tích và trữ lượng khai thác. Dự tính việc khai thác trong
từng năm cụ thể được trình bày trong bảng 4.18 và hình 4.8.
Bảng 4.18: Thuyết minh điều chỉnh sản lƣợng rừng tính theo trữ lƣợng cho Lâm trƣờng Lƣơng Sơn (m3)
Tuổi lâm phần
Năm khai thác
1
2
3
4
5
6
7
10.468,65
1.082,47
2021

11.551,13
2020
327,590
9.970,14
1.253,39
2019
7.719,74
3.831,38
2018
9.728,01
1.823,11
2017
11.551,13
2016
1.580,98
9.970,14
2015

Để đảm bảo trữ lượng khai thác ổn định 11.551,13 m3. Năm 2015 tiến hành khai thác 9.970,14
m3 tuổi 7 và khai thác non ở tuổi 6 với trữ lượng 1.580,98 m3, sau đó trồng lại phần diện tích đã khai
thác này. Sau 7 năm sẽ cho trữ lượng khai thác ổn định là 11.551,13 m3.
Như vậy, với việc điều chỉnh trữ lượng trong chu kỳ kinh doanh này, đến các chu kỳ sau thì
lượng khai thác sẽ ổn định là 11.551,13 m3. Để đạt lượng khai thác ổn định trên cho các chu kỳ tiếp
theo, trong chu kỳ này cần khai thác sớm 1 tuổi ở các năm 2015 và 2019 và khai thác muộn 1 tuổi ở
các năm 2017, 2018, 2019 và khai thác muộn 2 tuổi vào năm 2021.
4.2.5.2. Điều chỉnh sản lượng Lâm trường Kỳ Sơn
Sản lượng khai thác của Lâm trường Kỳ Sơn được điều chỉnh cân bằng ở một chu kỳ kinh
doanh tiếp theo được tính toán và trình bày trong bảng 4.19.
Bảng 4.19: Điều chỉnh sản lƣợng khai thác rừng tính theo trữ lƣợng cho Lâm trƣờng Kỳ Sơn (ha, m3)
Năm

Diện tích
Sản lƣợng dự tính
Diện tích cân
Sản lƣợng
Sản lƣợng cân bằng
khai thác
thực
tuổi 7
bằng
điều chỉnh
245,00
24.090,11
205,30
20.185,12
-3.904,99
2021
192,00
18.878,77
205,30
20.185,12
1.306,34
2020
124,50
12.241,71
205,30
20.185,12
7.943,41
2019
190,00
18.682,12

205,30
20.185,12
1.503,00
2018
230,00
22.615,20
205,30
20.185,12
-2.430,08
2017
230,00
22.615,20
205,30
20.185,12
-2.430,08
2016
225,50
22.172,73
205,30
20.185,12
-1.987,61
2015

18


Sản lượng khai thác ở Lâm trường Kỳ Sơn trong 3 năm tới cần phải khai thác cả cấp tuổi dưới và
trên cả tuổi khai thác để đạt ổn định cân bằng về diện tích và trữ lượng khai thác. Dự tính việc khai
thác trong từng năm cụ thể được trình bày trong bảng 4.20 và hình 4.8.
Bảng 4.20: Thuyết minh điều chỉnh sản lƣợng rừng tính theo trữ lƣợngcho Lâm trƣờng Kỳ Sơn (ha, m3)

Tuổi lâm phần
Năm khai thác
1
2
3
4
5
6
7
20.185,12
2021
3.904,99
16.280,14
2020
25.98,64 12.241,71 5.344,77
2019
13.337,35 6.847,77
2018
15.767,43 4.417,69
2017
18.197,51
1.987,61
2016
20.185,12
2015

Với việc điều chỉnh trữ lượng trong chu kỳ kinh doanh này, đến các chu kỳ sau thì lượng khai
thác sẽ ổn định là 20.185,12 m3. Để đạt lượng khai thác ổn định trên cho các chu kỳ tiếp theo, trong
chu kỳ này cần khai thác sớm 1 tuổi ở năm 2019, 2020 và khai thác muộn 1 tuổi ở các năm 2016,
2017, 2018.

4.2.5.3. Điều chỉnh sản lượng Lâm trường Tu Lý
Sản lượng khai thác của Lâm trường Tu Lý được điều chỉnh cân bằng ở một chu kỳ kinh doanh
tiếp theo được tính toán và trình bày trong bảng 4.21.
Bảng 4.21: Điều chỉnh sản lƣợng khai thác rừng tính theo trữ lƣợng cho Lâm trƣờng Tu Lý (ha, m3)
Năm
Diện tích
Sản lƣợng dự tính
Diện tích
Sản lƣợng điều
Sản lƣợng cân bằng
khai thác
thực
tuổi 7
cân bằng
chỉnh
130,00
12.926,15
90,70
9.019,89
-3.906,25
2021
65,30
6.492,90
90,70
9.019,89
2.526,99
2020
39,00
3.877,84
90,70

9.019,89
5.142,05
2019
70,60
7.019,89
90,70
9.019,89
2.000,00
2018
80,10
7.964,49
90,70
9.019,89
1.055,40
2017
100,00
9.943,19
90,70
9.019,89
-923,30
2016
150,00
14.914,78
90,70
9.019,89
-5.894,89
2015

Sản lượng khai thác ở lâm trường Tu Lý trong 3 năm tới cần phải khai thác ở các độ tuổi không
phải tuổi khai thác để đạt ổn định cân bằng về diện tích và trữ lượng khai thác. Dự tính việc khai thác

trong từng năm cụ thể được trình bày trong bảng 4.22 và hình 4.10.
Bảng 4.22: Thuyết minh điều chỉnh sản lƣợng rừng tính theo trữ lƣợng cho Lâm trƣờng Tu Lý (ha, m3)
Năm khai thác
2021
2020
2019
2018
2017
2016
2015

1
9.019,89
3.906,25

2

3

5.113,64
1.379,26

3.877,84

Tuổi lâm phần
4

3.762,79
3.257,10


5

5.762,79
2.201,71

6

6.818,19
3.125,00

7

5.894,89
9.019,89

Việc điều chỉnh trữ lượng trong chu kỳ kinh doanh này, đến các chu kỳ sau thì lượng khai thác
sẽ ổn định là 9.019,89 m3. Để đạt lượng khai thác ổn định trên cho các chu kỳ tiếp theo, các năm khai
thác chủ yếu muộn hơn một tuổi so với tuổi khai thác.
4.2.6. Hiệu quả kinh tế của phương án điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng
Luận án nghiên cứu có xem xét đến hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường khi điều chỉnh sản
lượng rừng trồng trong chu kỳ kinh doanh 7 năm (2015-2021).
19


Với các điều kiện sản xuất
Chỉ số/ Lãi
kinh doanh hiện tại (giả định giá
9%
10%
11%

vay
trị tiền ổn định đến năm 2021 với
26.516.193,71
24.076.191,72
22.960.514,42
NPV
lãi suất vay: 9%/năm; 10%/năm;
1,88
1,83
1,69
BCR
11%/năm). Đề tài dự báo các chỉ
30%
30%
39%
IRR
số, kết quả tính toán hiệu quả
Bảng 4.22: Tổng hợp hiệu quả kinh tế cho 1ha
kinh tế cho trồng rừng của
rừng trồng Keo tai tƣợng
CTLNHB được trình bày trong
bảng 4.22.
4.3. Đánh giá hoạt động QLR trồng Keo tai tƣợng theo tiêu chuẩn QLR bền vững
4.3.1. Đánh giá tác động môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học
4.3.1.1. Tác động tích cực
Trong giai đoạn 2008-2015 tổng diện tích trồng rừng sản xuất là 6.682,9 ha và rừng trồng phòng
hộ là 48,4 ha, quản lý bảo vệ tốt 1698,5 ha diện tích rừng tự nhiên. Bảo vệ được sinh cảnh sống cho
các loài, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế xói mòn rửa trôi của đất.
4.3.1.2. Tác động bất lợi
Trong quá trình đánh giá phát hiện có 14 lỗi về tác động môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học

đã được. Tuy nhiên đây là các lỗi sẽ được khắc phục trong tương lai thông qua hệ thống giám sát và
đánh giá chung trong kế hoạch QLR sẽ được xây dựng và phê duyệt.
4.3.2. Đánh giá tác động xã hội
4.3.2.1. Tác động tích cực
Thông qua các hoạt động trồng rừng, Công ty đã thu h t được lao động nhàn rỗi trong dân, tạo
thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH, ổn
định tình hình an ninh chính trị trong địa bàn. Tăng cường ch t chẽ mỗi quan hệ với người dân địa
phương thông qua hợp tác trồng rừng, bảo vệ rừng. Đời sống người dân được cải thiện, trình độ dân trí
dần nâng cao, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, tiêu cực xảy ra.
4.3.2.2. Tác động bất lợi đến xã hội
Trong quá trình đánh giá đã nhận thấy có 7 lỗi mắc phải do chưa tuân thủ về giảm thiểu tác động
xã hội (không có sổ đỏ, không có bản đồ, chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên trước năm 1994…).
Những lỗi này có thể khắc phục được trong thời gian tới.
4.4. Lập Kế hoạch quản lý rừng trồng Keo tai tƣợng cho Công ty giai đoạn 2015 - 2021
4.4.1. Cơ sở xây dựng phƣơng án lập kế hoạch quản lý rừng trồng Keo tai tƣợng
Từ thực tiễn sản xuất Lâm nghiệp của các Công ty tại tỉnh Quảng Ninh, Ph Thọ, Bắc Giang và
Hòa Bình, qua nghiên cứu cho thấy hiện nay việc trồng rừng được thực hiện theo phương thức thâm
canh, được đầu tư tốt theo chiều sâu từ khâu cây giống, làm đất, bón phân, xác định thời vụ trồng và
chăm sóc sau khi trồng tốt nên t lệ thành rừng rất cao. Qua đây luận án sẽ tiến hành điều chỉnh sản
lượng rừng và lập kế hoạch quản lý rừng cho phương án t lệ thành rừng là 100%.
4.2.2. Kế hoạch khắc phục tồn tại trong hoạt động quản lý rừng trồng rừng Keo tai tƣợng
Trồng rừng không theo kế hoạch cụ thể. Trồng rừng mang tính chất bộc phát khai thác đến đâu
trồng đến đó, dẫn đến kém hiệu quả sản lượng thu được từ khai rừng trồng còn thấp.
Lập kế hoạch QLR chi tiết cho ba lâm trường đại diện đầy đủ các hoạt động quản lý rừng, trên
cơ sở điều chỉnh cân bằng ổn định về diện tích và sản lượng góp phần đảm bảo lợi ích kinh tế, môi
trường và xã hội.

20



Đưa vào bản kế hoạch QLR 14 lỗi chưa tuân thủ về môi trường và 7 lỗi chưa tuân thủ về xã hội
trong. Đồng thời giám sát cụ thể việc triển khai và thực hiện kế hoạch khắc phục các lỗi trên.
4.4.3. Kế hoạch thực hiện điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng trong lập kế hoạch quản lý rừng

4.4.3.1. Kế hoạch khai thác rừng trồng Keo tai tượng
Để đạt được mục tiêu theo kết quả đề tài đã nghiên cứu điều chỉnh sản lượng và diện tích ổn định.
Trong bản kế hoạch QLR cần xác định chi tiết các yếu tố kỹ thuật trước khi thiết kế khai thác rừng.
- Đối tượng khai thác là lâm phần đạt tuổi khai thác chính (tuổi 7).
- Diện tích khai thác theo kế hoạch hàng năm cho 3 lâm trường là 411,9 ha.
- Sản lượng khai thác theo kế hoạch hàng năm cho 3 lâm trường là 40.756 m3
- Phương thức khai thác lựa chọn phương thức khai thác trắng theo lô.
- Biện pháp khai thác sử dụng biện pháp khai thác tác động thấp.
Kết quả nghiên cứu của luận án được sử dụng vào phương án lập kế hoạch QLR thông qua việc
điều chỉnh diện tích và trữ lượng khai thác ổn định của 3 lâm trường Lương Sơn, Tu Lý và Kỳ Sơn.
Kết quả sản lượng khai thác để duy trì cân bằng về diện tích của 3 lâm trường này được trình bày trong
bảng 4.24.
Bảng 4.24: Sản lƣợng rừng trồng Keo cung cấp nguyên liệu trong chu kỳ 2015 – 2021 (m3)
Năm
khai thác
2021
2020
2019
2018
2017
2016
2015
Tổng cộng

Tổng
trữ lƣợng

40.756
40.756
40.756
40.756
40.756
40.756
40.756
285.293

Lƣơng Sơn
11.551,13
11.551,13
11.551,13
11.551,13
11.551,13
11.551,13
11.551,13
80.857,88

Lâm trƣờng
Kỳ Sơn
20.185,12
20.185,12
20.185,12
20.185,12
20.185,12
20.185,12
20.185,12
141.295,8


Tu Lý
9.019,89
9.019,89
9.019,89
9.019,89
9.019,89
9.019,89
9.019,89
63.139,26

Bố trí khai thác theo lô, theo khoảnh, mỗi lô khai thác nơi có độ dốc >350 diện tích khai thác
<5ha. Khai thác theo lô, khoảnh.
4.4.3.2. Kế hoạch trồng và chăm sóc rừng Keo tai tượng
Đối tượng trồng rừng là diện tích rừng sau khi khai thác hàng năm. Phương thức trồng: trồng
thuần loài Keo tai tượng; thâm canh. Địa điểm trồng rừng theo diện tích khai thác hàng năm. Đối
tượng chăm sóc: rừng trồng từ 1 đến 3 tuổi, lập kế hoạch chi tiết và tuân thủ các yếu tố về kỹ thuật
chăm sóc rừng. Kế hoạch chăm sóc rừng hàng năm 1.235,7 ha và cả chu kỳ 8.649 ha (chi tiết trong
bảng 4.25 luận án).
Cung ứng hạt giống Keo tai tượng: Mỗi năm sản xuất khoảng 800.000 đến 1.000.000 cây giống
đạt tiêu chuẩn cung cấp cho trồng rừng theo kế hoạch của các Lâm trường và cung ứng dịch vụ cho các
hộ dân trên địa bàn. Tổng diện tích vườn ươm là: 5.000m2.
4.4.3.3. Kế hoạch bảo vệ rừng
Tổng diện tích bảo vệc của 3 lâm trường là 7.671,6 ha với 7 trạm quản lý bảo vệ và 3 tổ vườn
ươm. Tổ chức quản lý bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng và tuyên truyền bảo vệ trên phạm vi toàn
diện tích rừng và đất rừng mà các Lâm trường đang quản lý (chi tiết trong bảng 4.26 luận án).
Giao chỉ tiêu cho các lâm trường thực hiện quản lý, bảo vệ diện tích rừng. Tăng cường trách
nhiệm trước khi giao khoán rừng cho các hộ, yêu cầu các hộ gia đình, công nhân và người dân nhận
khoán quản lý bảo vệ thực hiện đ ng cam kết về phòng cháy chữa cháy.
Kế hoạch phòng chống cháy rừng: Lập kế hoạch kiểm tra, tuần tra, canh gác những địa điểm
trọng yếu, khu vực dễ bị xâm hại. Xây dựng phương án trọng điểm phòng chống cháy rừng vào mùa

21


hanh khô nguy cơ xảy ra cháy rừng cao (tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Xác định rõ các khu vực có
nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng. Tăng cường công tác
tuyên truyền, tập huấn cho công nhân và nhân dân địa phương về công tác phòng chữa cháy.
Kế hoạch phòng trừ sâu bệnh hại: Cây con ở khu vực vườn ươm (bệnh do nấm; sâu, kiến,
mối…) và cây ở rừng trồng (một số loại sâu bệnh hại Keo tai tượng như sâu quấn lá; mối; kiến; dế cắn
ngọn; bọ hung cắn vỏ…). Tiến hành kiểm tra, theo dõi giám sát thường xuyên kịp thời phát hiện sâu
bệnh và xử lý.
4.4.3.4. Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng
Kế hoạch mở mới, duy tu đường xá: Đánh giá hiện trạng đường lâm sinh, xác định cụ thể và lập
phương án tu sửa đường xá đưa vào kế hoạch khai thác hàng năm. Lập dự toán chi phí cải tạo, nâng
cấp. Kinh phí bình quân 115 triệu đồng/ năm (chi tiết trong bảng 4.28 luận án).
Kế hoạch xây dựng các công trình dịch vụ, phúc lợi, dân dụng: ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa,
quỹ khuyến học của các xã, đóng góp kinh phí xây dựng trường học ở các địa phương, đóng góp trong
cả chu kỳ là 182 triệu (chi tiết trong bảng 4.29 luận án).
4.4.3.5. Kế hoạch giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và xã hội
Kế hoạch giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường và đa dạng sinh học: Sử dụng phân vi sinh
dùng trong gieo ươm; Quản lý sâu bệnh hại cây rừng bằng phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
nhằm làm tăng năng suất cây trồng, hạn chế tác động xấu đến mô trường sinh thái...
Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học: Rà soát lại toàn bộ hiện trạng rừng và các loài động vật;
Xác định các loài nguy cấp quý hiếm và phân bố; Xác định các mối đe dọa; Giao khoán quản lý bảo vệ
rừng cho người dân sở tại, tuyên truyền; Phục hồi các sinh cảnh sống cho các loài quý hiếm.
Kế hoạch giảm thiểu tác động bất lợi đến xã hội: Tiến hành xây dựng các dải rừng để cách ly
khu vực khai thác, khu vực trồng rừng; Cho phép trồng xen các loài cây ngắn ngày như đỗ, lạc, vừng,
sắn, ngô… Phối hợp liên kết với người dân những diện tích đang bị xâm lấn.
4.4.3.6. Kế hoạch nhân lực và đào tạo nhân lực
Kế hoạch về nhân lực: Biên chế đủ lực lượng nòng cốt với tổng số lao động trung bình hàng năm
các Lâm trường cần là 200 người. Chi phí dự kiến trả lương trong giai đoạn 2015 - 2021 là: 51.400

triệu đồng.
Kế hoạch đào tạo nhân lực. Đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ văn phòng...
4.4.3.7. Kế hoạch giám sát, đánh giá một số hoạt động chủ yếu trong QLR
Kế hoạch giám sát:
Giám sát năng suất, sản lượng rừng: Lập OTC, đo đếm số lượng cây, đường kính, chiều cao.
Giám sát các biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng, khai thác rừng
Giám sát tác động môi trường: Giám sát độ che phủ của rừng khi rừng non, thành thục; Giám sát
mức độ xói mòn đất: tác động đến môi trường trước và sau khai thác; Giám sát thực hiện sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao bì hóa chất.
Giám sát tác động xã hội: Giám sát số lượng việc làm hàng năm; mức thu nhập bình quân/tháng
đối với lao động địa phương được thuê khoán để có thay đổi phù hợp; Đời sống của người dân.
Kế hoạch đánh giá:
Đánh giá hàng năm, đánh giá giữa chu kỳ và đánh giá cuối kỳ: Về kinh tế (diện tích trồng rừng
thực tế mức độ hoàn thành so với kế hoạch, chất lượng rừng); Về lâm sinh, môi trường (diện tích rừng
trồng tăng hay giảm so với năm trước và giai đoạn trước); Công tác quản lý bảo vệ rừng; Về tác động
xã hội (tạo việc làm, ủng hộ xây dựng các công trình phúc lợi, số lượng người được tham gia tập huấn
an toàn lao động, trồng rừng, phòng chống cháy rừng…)
22


×