Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÁO CÁO báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh chuyên ngành quản trị doanh nghiệp tại công ty TNHH FSI việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.95 KB, 15 trang )

SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao

I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của DN.
Tên công ty

: Công ty TNHH FSI Việt Nam

Tên giao dịch : FSI Việt Nam Company Limited
Tên viết tắt

: FSIVNCo.Ltd

Địa chỉ ĐKKD: Số 29 Tổ 52, Phố Võng Thị, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại

: 04.35.665.855

E.mail :

Fax : 04.62.857.600
website : www.fsivietnam.net

Giấy ĐKKD: 0103812250 do sở KHĐT TP Hà Nội cấp lần 4 ngày 14/12/2011
Số vốn điều lệ : 6.900.000.000 VNĐ
Mã số thuế



: 0103812250

Số tài khoản : 6688991004487266 Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam
Công ty TNHH FSI Việt Nam được thành lập ngày 25-8-2008. Trong thời kỳ mới đầu
thành lập,công ty đã gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với việc tìm kiếm thị trường đầu ra
cũng như đầu vào băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để sản xuất kinh doanh có hiệu quả?.
Bằng tài năng và sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty cũng như sự đồng lòng nhất
trí của cán bộ công nhân viên, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, nhanh chóng tiếp
cận thị trường, tích lũy kinh nghiệm đề ra những chiến lược kinh doanh hợp lý để phát triển.
Trong những năm qua bằng sự nỗ lực không ngừng và sự quyết tâm, công ty đã có những
bước tiến vượt bậc, xây dựng được thương hiệu và uy tín trên thị trường.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của DN.
1.2.1 Chức năng.
− Do là một công ty có tư cách pháp nhân, tổ chức hoạch toán độc lập, có con dấu riêng, tài
khoản riêng tại ngân hàng và chịu hoàn toàn trước pháp luật về các hoạt động của mình
trong khuân khổ nguồn vốn kinh doanh
− Chức năng chính của công ty là kinh doanh

Báo cáo thực tập tổng hợp

1


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao


− Khai thác nguồn vốn, tài sản của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh sao cho có
hiệu quả.
− Tổ chức, sắp xếp, điều hành, quản lý mọi hoạt động của công ty phù hợp với nghành nghề
kinh doanh.
1.2.2. Nhiệm vụ.
− Xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục đích và chiến lược kinh
doanh của công ty.
− Xây dựng chiến lược dựa trên chức năng của công ty và nhu cầu phát triển của thị trường.
− Khai thác tốt thị trường hiện tại và mở rộng thị trường mới.
− Thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm với các hợp đồng mà công ty đã ký kết.
− Luôn cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn và đời sống cho nhân viên công ty.
− Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước Việt Nam.
1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH FSI Việt Nam.
Do là một công ty có tư cách pháp nhân, tổ chức hoạch toán độc lập và chịu hoàn toàn
trước pháp luật về các hoạt động của mình trong khuân khổ nguồn vốn kinh doanh. Vì thế
công ty cần tổ chức bộ máy quản lý thích hợp nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra. Để
đảm bảo đạt hiệu quả cao cũng như tính khoa học trong hoạt động quản lý, bộ máy quản lý
của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến thông qua sơ đồ sau :

Báo cáo thực tập tổng hợp

2


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao


Sơ đồ 01 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH FSI Việt Nam

Ban Giám đốc

Phòng
kinh
doanh

Phòng kế
toán

Phòng kế
hoạch

Phòng kĩ
thuật

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
Xuất phát từ nhiệm vụ trên hệ thống quản lý công được tổ chức thống nhất chặt chẽ từ cấp
trên xuống cấp dưới, chức năng của từng bộ phận quy định như sau:
 Ban giám đốc: có chức năng xác định mục tiêu của công ty trong từng thời kì, các
phương hướng lớn tạo dựng bộ máy quản lý của công ty, phê duyệt cơ cấu tổ chức chương
trình hoạt động và vấn đề nhân sự tuyển dụng, lựa chọn nhân viên quản lý cấp dưới, giao
trách nhiệm ủy quyền thăng cấp, phối hợp thực hiện với các phòng chức năng xác định
nguồn lực và đầu tư kinh phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, chịu trách
nhiệm hoàn toàn về mọi quyết định ảnh hưởng đến công ty. Ban giám đốc gồm 01 giám đốc
và 01 phó giám đốc.
- Giám đốc: là người có quyết định cao nhất,là người đại diện pháp nhân của công ty phải
chịu trách nhiệm về sự phát triển tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trước cơ quan cấp

trên, nhà nước, pháp luật và cán bộ công nhân viên.
- Phó giám đốc: là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc trong việc điều hành chỉ đạo và
một số lĩnh vực của công ty theo phân công ủy quyền của giám đốc.
 Phòng kế toán: có chức năng chính tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán của
công ty, nhằm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, theo dõi phản ánh số
liệu và tình hình luân chuyển vốn, thường xuyên kiểm tra và báo cáo cho giám đốc tình hình
Báo cáo thực tập tổng hợp

3


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao

thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, giải quyết các thủ tục hành chính, quản lý giá thành
hàng hóa, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra tài chính định kì và kiểm tra tài sản.
 Phòng kinh doanh: với nhiệm vụ khai thác lập kế hoạch kinh doanh hàng qúy hàng năm
của công ty. Tổ chức hoạt động tiếp thị hàng hóa tham mưu ký kết các hợp đồng kinh tế về
kinh doanh hàng hóa vật tư đã ký, cửa hàng bố trí nhân viên kế toán làm việc thu thập và
nhập các chứng từ ban đầu, kiểm tra chứng từ và định kỳ chứng từ về phòng kế toán.
 Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về phục vụ sửa chữa các thiết bị trong công ty và băor
hành sản phẩm đã cung cấp.
 Phòng kế hoạch: Làm nhiệm vụ tham gia giúp Giám đốc thiết lập tổ chức nhân sự, theo
dõi tình hình làm việc của cán bộ công nhân viên chịu trách nhiệm tuyển dụng.

1.4 Ngành nghề kinh doanh của DN.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, đường dây và trạm

biến áp đèn 35KW.
- Sản xuất mua bán và lắp đặt hệ thống máy móc, thang máy, các thiết bị nâng hạ, vận thăng
cầu trục, cổng trục thăng cuốn băng truyền băng tải, hệ thống bãi đỗ xe tự động.
- Sản xuất mua bán lắp đặt các thiết bị, phụ tùng và dụng cụ phân phối điện, truyền tải điện,
đóng ngắt điện, bảo vệ mạch điện.
- Sản xuất mua bán hóa chất (trừ loại hóa chất nhà nước cấm).
- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm công ty kinh doanh.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
2. Tình hình sử dụng lao động của DN.
2.1 Số lượng, chất lượng lao động của DN.
- Số lượng lao động tại công ty hiện nay là 30 người, tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế,
quản trị kinh doanh và kế toán tại các trường học đào tạo về kinh tế như ĐH Ngoại Thương,
ĐH Thương Mại, Kinh tế Quốc Dân, Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội…
STT
1.

Phòng ban
Ban giám đốc

Báo cáo thực tập tổng hợp

Số lao động

Trình độ

2

1 giám đốc – thạc sĩ, 1 phó giám đốc – đại
4



SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao

học.
2.

Phòng kinh doanh

8

1 trưởng phòng – thạc sĩ, 1 phó phòng – đại
học, 6 nhân viên: 4 đại học, 2 trung cấp.

3.

Phòng kế toán

5

1 kế toán trưởng – đại học, 4 kế toán viên: 3
đại học, 1 cap đẳng.

4.

Phòng kế hoạch


7

1 trưởng phòng – thạc sĩ, 1 phó phòng – thạc
sĩ, 5 nhân viên – đại học.

5.

Phòng kỹ thuật

8

1 trưởng phòng – đại học, 1 phó phòng – thạc
sĩ, 6 nhân viên: 4 đại học, 1 cao đẳng, 1 trung
cấp.

Nguồn lấy từ phòng kế hoạch của công ty
2.2 Cơ cấu lao động của DN.
STT

Phòng ban

Số lao động

Giới tính
Nam

Nữ

Độ tuổi
20 - 30


Trên 30

1

1

1.

Ban giám đốc

2

2

2.

Phòng kinh doanh

8

4

4

6

2

3.


Phòng kế toán

5

0

5

4

1

4.

Phòng kế hoạch

7

4

3

4

3

5.

Phòng kỹ thuật


8

6

2

6

2

Nguồn lấy từ phòng kế hoạch của công ty
Từ bảng cơ cấu lao động của công ty ta thấy:
− Tỷ lệ giới tính lao động nam : lao động nữ ~ 1,14 tức nam 16 người, nữ 14 người phù hợp
với tính chất công việc sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết bị điện và hóa chất của công ty
không đòi hỏi qua nhiều về thể lực.
− Độ tuổi của lực lượng lao động trong doanh nghiệp còn rất trẻ 60% nhân lực có độ tuổi từ
20 đến 30 tuổi, 30% trên 30 tuổi -> lực lượng lao động của công ty trẻ năng động, nhiệt
tình, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của công ty. Song bên

Báo cáo thực tập tổng hợp

5


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao


cạnh đó còn rất nhiều thách thức đối với đội ngũ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm khi xử lý
các vấn đề kinh doanh phức tạp.
3. Quy mô vốn kinh doanh của DN.
3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của DN.
Tổng mức vốn: 6.900.000.000 VNĐ
Có mức phân bổ vốn kinh doanh như sau:
(Nguồn lấy từ phòng kế toán của công ty)

STT

Ngành kinh doanh

Số vốn phân bổ
(triệu VNĐ)

Tỷ lệ vốn phân bổ
(%)

1.

Xây dựng các công trình dân dụng,
công nghiệp, giao thông thủy lợi,
đường dây và trạm biến áp đèn 35KW.

345

5%

2.


Sản xuất mua bán và lắp đặt hệ thống
máy móc, thang máy, các thiết bị nâng
hạ, vận thăng cầu trục, cổng trục thăng
cuốn băng truyền băng tải, hệ thống
bãi đỗ xe tự động.

1.035

15%

3.

Sản xuất mua bán lắp đặt các thiết bị,
phụ tùng và dụng cụ phân phối điện,
truyền tải điện, đóng ngắt điện, bảo vệ
mạch điện.

2.415

35%

4.

Sản xuất mua bán hóa chất (trừ loại
hóa chất nhà nước cấm).

2.070

30%


5.

Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo
hành các sản phẩm công ty kinh
doanh.

690

10%

Báo cáo thực tập tổng hợp

6


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

6.

GVHD: ThS. Hoàng Cao

Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty
kinh doanh.

345

5%


3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của DN.
Chỉ tiêu

Số tiền (VNĐ)

Tỷ lệ

Tổng mức nguồn vốn

6.900.000.000

100%

Vốn chủ sở hữu

4.250.000.000

61,59%

Nợ phải trả (bạn bè, người thân)

2.650.000.000

39.41%

(Nguồn lấy từ phòng kế toán của công ty)

Báo cáo thực tập tổng hợp


7


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao Cường

4. Kết quả hoạt động kinh doanh của DN (trong 3 năm gần nhất).
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty FSI Việt Nam (2009 - 2011)
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu

Năm

2010/2009

2011/2010

2009

2010

2011

Số tiền

Tỷ lệ
(%)


Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Tổng doanh thu

3.290.000.000

7.370.490.000

8.461.550.000

4.080.490.000

224,03

1.091.060.000

114,8

- Hóa chất

1.334.896.320

3.496.476.600

4.259.178.500

2.161.580.280


216,93

762.701.900

121,81

- Thiết bị điện

1.065.103.680

3.573.689.500

3.379.176.600

2.508.585.820

335,53

- 194.512.900

94,56

- Xây dựng các
công trình

890.000.000

1.300.323.900


1.823.194.900

410.323.900

146,1

522.871.000

140,21

Chi phí

2.070.000.000

3.870.400.000

4.605.090.000

1.800.400.000

186,98

734.690.000

118,98

Lợi nhuận

1.280.000.000


3.500.090.000

3.856.450.000

2.220.090.000

273,44

356.360.000

110,18

(Nguồn lấy từ phòng kế toán của công ty)

Báo cáo thực tập tổng hợp

8


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy:
- Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 124,03% hay 4.080.490.000 VNĐ, doanh thu
năm 2011 so với năm 2010 tăng 14,8% tức 1.091.060.000 VNĐ -> doanh thu tăng đều qua
các năm đặt biệt tăng mạnh vào năm 2010.
- Chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên trong 2 năm 2010 và 2011 cụ thể

năm 2010 đầu tư thêm 1.800.400.000 VNĐ và năm 2011 là 734.690.000 VNĐ tăng lần lượt
là 86,98% và 18,98% so với năm trước -> tình hình kinh tế bắt đầu có khởi phát, công ty đầu
tư mở rộng cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Lợi nhuận của công ty tăng mạnh trong năm 2010 tăng 2.220.090.000 VNĐ tức 173,44%
so với năm 2009 và bắt đầu chững lại vào năm 2011 khi chỉ có tăng 10,18% hay
356.360.000 VNĐ so với năm 2010 -> tình hình tăng trưởng của công ty bắt đầu chững lại
do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng đạt được hiệu quả cao, quy mô
được mở rộng cả về nhân lực và vật lực, số lượng khách hàng tăng lên, công ty ngày càng có
uy tín cao hơn trên thị trường trong lĩnh vực kinh doanh hóa chất và thiết bị điện.
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT
TRONG LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI DN.
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của DN.
Các cấp lãnh đạo của công ty đã xây dựng được cơ chế vận hành khá tốt phù hợp với cấu
trúc tổ chức của DN. Từ việc phân chia nhiệm vụ, công việc rõ ràng giữa các phòng ban
trong công ty. Thêm vào đó là sự minh bạch hóa thông tin đã thúc đẩy sự phát triển của FSI.
Quản trị công ty đã tạo ra một cơ chế quản lý nhằm bảo đảm sự cân bằng về quyền và lợi ích
giữa các bên trong và ngời DN và thực hiện tốt các hoạt động quản trị chức năng.
- Công tác hoạch định: do ban giám đốc phồi kết hợp với trưởng các phòng ban lên kế
hoạch, người đưa ra phê duyệt và quyết định cuối cùng là giám đốc. Việc lên kế hoạch được
công ty chú trọng, tuy nhiên việc hoạch định còn chưa sát sao trong việc đưa ra phương tiện
và đánh giá các phương án thực hiện.
- Công tác tổ chức, lãnh đạo: ban điều hành, lãnh đạo của công ty đa số là người có chuyên
môn. Được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị.
Vì thế công tác tổ chức lãnh đạo, tổ chức thực hiện tương đối tốt. Việc phân quyền, quy
trách nhiệm quyền hạn giữa các phòng ban được thực hiện nghiêm chỉnh.
Báo cáo thực tập tổng hợp

9



SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao

- Công tác kiểm soát: hiện tại trong các doanh nghiệp vai trò của ban kiểm soát khá mờ nhạt.
Hầu hết thành viên của ban kiểm soát đều là nhân viên của công ty, làm việc theo chế độ
kiêm nhiệm. Ban kiểm soát phải kiểm tra và kiểm soát được hoạt động của Ban điều hành
(ban giám đốc), tuy nhiên họ lại là nhân viên cấp dưới, do đó tính độc lập trong kiểm tra là
rất hạn chế. Trên thực tế hiện nay, ban kiểm soát còn hoạt động rất hình thức.
Thu thập thông tin và ra quyết định quản trị: tình hình hoạt động của các bộ phận trong
công ty đề được quản lý một cách có hệ thống dưới sự quản lý của các phòng ban. Hoạt
động của từng phòng được giám đốc giao xuống các trưởng phòng, từ đó trưởng phòng phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong phòng, khi hoàn thành công việc nhân viên
từng phòng có những báo cáo và phản hồi lên trưởng phòng, rồi sau đó các trưởng phòng
tổng hợp báo cáo lên giám đốc. Để từ đó giám đốc có những điều hành hợp lý −> thực hiện
có hệ thống trên – dưới – trên.
Kỹ năng quản trị của nhà quản trị ở các cấp quản trị trong DN.
- Giám đốc: nhà quản trị cấp cao trong công ty là người trực tiếp đưa ra các quyết định, là
người định hướng các hoạt động của công ty, có kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp ngoại
giao tốt, nắm bắt được chuyên môn cơ bản về những ngành mình đang kinh doanh khá tốt.
- Trưởng phòng kinh doanh: là người trực tiếp báo cáo với giám đốc và quản lý các nhân
viên dưới quyền, là nhà quản trị tầm trung có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp tốt, ra
quyết định với những hoạt động phù hợp với vị trí của mình khá tốt.
- Trưởng phòng kỹ thuật: có kỹ năng chuyên môn kỹ thuật tốt, kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo
khá tốt.
- Trưởng phòng kế hoạch: có kiến thức về nhân sự , kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng lãnh đạo
khá tốt.

2. Công tác quản trị chiến lược của DN
Hoạt động của công ty chủ yếu được xác lập thông qua các kế hoạch phát triển ngắn hạn
phần lớn là kế hoạch tháng, thiếu phương hướng hoạt động dài hạn, là đặc điểm lớn chi phối
quá trình hoạt động của công ty, nhân viên trong công ty chưa xác định rõ ràng được sứ
mạng tồn tại, mô hình chiến lược của công ty nên đôi khi còn gặp phải nhiều khó khăn khi
thực hiện mục tiêu chung.

Báo cáo thực tập tổng hợp

10


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao

− Tình thế môi trường chiến lược:
+Thị trường tiêu thụ: số lượng người mua trong thị trường thành phố Hà Nội và một số tỉnh
lân cận như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Ninh … có số dân lên tới gần 7,5 triệu dân là thị
trường có nhu cầu tiêu dùng các thiết bị điện và hóa chất khá lớn.
+ Nhân tố nền kinh tế: sự suy giảm kinh tế trong năm 2008 đầu 2009 làm ảnh hưởng đến
mọi hoạt động buôn bán, trao đổi kinh tế bị chững lại, và đã dần hồi phục vào cuối năm
2009 -> hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi hơn.
+ Đối thủ cạnh tranh: có những đối thủ cạnh tranh lớn có uy tín trên thị trường thiết bị điện
và hóa chất như: Tổng công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam, công ty CP cáp điện và hệ
thống LSVINA, công ty CP Tân Kim, công ty CP hóa chất công nghệ mới Việt Nam…->
cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau làm cho khả năng tiêu thụ sản
phẩm gặp khó khăn.

+ Khách hàng: với thị trường tiêu thụ hiện nay của công ty có số dân gần 7,5 triệu người có
thu nhập bình quân sấp xỉ 3 triệu đồng, nhu cầu sử dụng thông thường của người dân là sản
phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng.
+ Công nghệ: công ty luôn cập nhật những công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty mình, giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất lao động, đem lại hiệu quả
kinh doanh cao.
− Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh: dựa trên phân tích tình hình hiện tại của
doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh biết được điểm mạnh yếu từ đó có những kế hoạch
định hướng phát triển thị trường của công ty ra thị trường 3 miền bắc – trung – nam và thị
trường các nước trong khu vực.
− Chiến lược phát triển thị trường: nghiên cứu tình hình hiện tại của thị trường và nhu cầu
người dân từ đó có những chương trình phát triển thị trường phù hợp như khuyến mãi,
quảng cáo, xúc tiến mở rộng thị trường …
− Lợi thế cạnh tranh: là công ty nhỏ nên dễ dàng trong việc luồn lách vào thị trường ngách
nơi mà các công ty lớn không để ý hoăc chưa thể mở rộng quy mô bao chùm hết. Công ty
tận dụng tối đa nguồn lực để thâm nhập và phát triển thị trường bằng cách tiếp cận đảm bảo
tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng trong và sau bán.

Báo cáo thực tập tổng hợp

11


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao

3. Công tác quản trị tác nghiệp của DN

Mua hàng: nguồn nguyên liệu sản xuất của công ty đều được các nhà cung cấp trong
nước và nước ngoài cung cấp như Mỹ, Úc, Pháp, Đài Loan…
- Công ty đã xây dựng được cách thức tổ chức mua hàng khoa học và hợp lý. Các hình thức
mua hàng đa dạng, mua theo hợp đồng, ký trước chiếm 50% tỷ trọng mua vào đảm bảo tính
ổn định nguồn cung và chất lượng. Khâu vận chuyển hàng hóa được thực hiện khá tốt.
- Bên cạnh những thành công mà công ty đã đạt được còn tồn tại những yếu kém như: khâu
mua hàng của công ty vẫn còn chưa được hợp lý với nhu cầu dự trữ của công ty, dự báo nhu
cầu và lượng hàng dự trữ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhân viên kinh doanh mà chưa
có công cụ xác định cụ thể nên đôi khi công ty rơi vào tình trạng thiếu hàng cung hay thừa
hàng so với nhu cầu.
Bán hàng: trụ sở chính của công ty được đạt tại đường Nguyễn Khả Trực – Từ Liêm –
Hà Nội và các đại lý thường đặt ở các địa điểm buôn bán có đường giao thông thuận tiện chô
việc vận chuyển hàng hóa như Tây Hồ - Hà Nội, Hà Đông – Hà Nội.... Các nơi này tập trung
một số lượng lớn người dân làm việc và mua sắm thường xuyên -> thu hút một số lượng lớn
khách hàng đến với công ty.
- Thành công:
+ Tổ chức và bố trí mạng lưới bán hàng tương đối tốt, sử dụng triệt để sơ sở hạ tầng phục vụ
kinh doanh của công ty.
+ Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng trong và sau khi bán.
- Những tồn tại:
+ Tổ chức và bố trí lực lượng bán hàng còn chưa được tốt, chưa phù hợp với tình hình hiện
tại của công ty, đội ngũ nhân viên còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh
nên nhiều khi còn gặp nhiều khó khăn.
+ Quy trình xây dựng kế hoạch bán hàng của công ty còn chưa thực sự chính xác trong khâu
dự báo bán hàng và các hoạt động và chương trình bán hàng còn ít nên chưa đạt được hiệu
quả cao trong công tác bán hàng.
+ Tổ chức các điểm và và tuyến bán hàng số lượng còn hạn chế không quảng bá, giới thiệu
sản phẩm của công ty tới khách hàng rộng rãi.

Báo cáo thực tập tổng hợp


12


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao

+ Lực lượng bán hàng tham gia vào công tác tổ chức bán hàng chưa cao về số lượng và năng
lực, trình độ.
+ Chưa có chính sách tạo động lực cho lực lượng bán hàng phù hợp với mức độ hoàn thành
công việc của lực lượng bán hàng.
- Đề xuất giải quyết:
+ Tạo sự kết hợp giữa nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm với nhân viên còn non trẻ bằng
cách phân nhóm bán hàng để có sự kèm cặp, chuyển giao và đúc rút kinh nghiệm tạo đà cho
sự phát triển, trưởng thành nhanh chóng của nhân viên bán hàng.
+ Tuyển chọn những nhân viên có năng lực chuyên môn vượt trội trong một kế hoạch bán
hàng mới mà công ty sắp và có ý định thực hiện, để xây dựng một ekip phục vụ cho hoạt
động xây dựng quy trình kế hoạch bán hàng của công ty đặc biệt là khâu dự báo bán hàng
được chính xác hơn -> hiệu quả bán hàng cao.
+ Tăng cường hoạt động phát triển thị trường: xúc tiến bán hàng, giảm giá, khuyến mại,
quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Tạo động lực cho đội ngũ nhân viên bán hàng bằng cách xây dựng chế độ lương thưởng
phù hợp với năng lực và kết quả làm việc của từng người.
Dự trữ: lựa chọn hình thức dự trữ phù hợp với từng thời điểm trong năm để đảm bảo
mức dự trữ là phù hợp và tiết kiệm nhất. Tiết kiệm được thời gian cũng như công sức vận
chuyển hóa chất, thiết bị điện từ nơi sản xuất, nhà cung ứng đến kho dự trữ.
- Các sản phẩm được phân loại và để ở những kho, đại lý tiêu thụ chính của kho (tại vị trí

phù hợp có khay, kệ) khác nhau nên thuận tiện cho việc kiểm tra cũng như bảo quản hóa
chất và thiết bị điện.
- Công ty luôn nắm vững được số lượng thiết bị điện, hóa chất kinh doanh và sản xuất trong
kỳ, lượng hàng hóa tiêu thụ và lượng hàng hóa còn tồn kho để có những biện pháp điều
chỉnh những vấn đề còn chưa hợp lý một cách sớm nhất và đưa ra các quyết định kịp thời
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tuy nhiên diện tích kho bãi nhỏ, cơ sở vật chất còn hạn chế nên không thể đáp ứng được
nhu cầu dự trữ với khối lượng lớn, công tác kiểm kê hàng hóa chưa đạt hiệu quả cao.

Báo cáo thực tập tổng hợp

13


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao

Cung ứng dịch vụ: lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị phụ tùng điện, dịch vụ sửa chữa,
bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm công ty kinh doanh khá tốt tạo được lòng tin và uy tín
đối với khách hàng.
- Dịch vụ của công ty giành cho khách hàng rất đầy đủ và đa dạng, chất lượng dịch vụ ngày
càng được nâng cao không những làm hài lòng khách hàng về số lượng mà cả về chất lượng.
Công ty luôn đảm bảo dịch vụ tư vấn cho khách hàng một cách tỉ mỉ, nhiệt tình, dịch vụ vận
chuyển và lắp đặt luôn được tiến hành một cách nhanh nhất, chất lượng dịch vụ tốt giúp cho
việc thu hút khách hàng đến với công ty và tỷ lệ khách hàng quay lại với công ty cao.
- Công ty cung cấp các dịch vụ cho khách hàng: tư vấn, giải đáp thắc mắc, vận chuyển, lắp
đặt, bảo trì, bảo dưỡng, bảo hành… đáp ứng một phần nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên,

một phần do trang thiết bị, công cụ làm việc còn thiếu đặc biệt nhân lực của công ty thiếu cả
về kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức nên việc tư vấn khách hàng thường thiếu tận tụy,
chuyên nghiệp, đôi khi còn chậm trễ cung ứng các dịch vụ -> chưa tạo ra sự hài lòng thực sự
cho khách hàng.
4. Công tác quản trị nhân lực của DN.
Qua quá tình thực tập tại công ty FSI Việt Nam, em nhận thấy tình hình lao động tại công ty
ngày càng được chú trọng hơn về và được thể hiện qua bảng sau:

Báo cáo thực tập tổng hợp

14


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao

Bảng 4: Tình hình lao động tại công ty.
Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Số
lượng


Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

20

100

25

100

30

100

Trên đại học


3

15

5

20

5

16,67

Đại học

14

70

16

64

20

66,67

Cao đẳng

1


5

2

8

2

6,66

Trung cấp

2

10

2

8

3

10

Lao động nam

11

55


14

56

16

53,33

Lao động nữ

9

45

11

44

14

46,67

Tổng số lao động
Trình độ học vấn

Giới tính

Đơn vị tính: người
(Nguồn: phòng kế hoạch)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: tổng số lao động của công ty được tăng dần lên trong các

năm, chứng tỏ quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, và không ngừng tổ chức tuyển
dụng lao động để có đủ nhân lực phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Cụ thể năm 2011 tăng 20% so với năm 2010, và
tăng 50% so với năm 2009 tương ứng với 5 lao động so với năm 2010 và 10 lao động so với
năm 2009.
− Số lao động nam và nữ đều gia tăng trong các năm. Năm 2011 số lao động nam là 16
người tăng 14,29% so với năm 2010 có 14 người và so với năm 2009 tăng 45,45% tức 5
người. Bên cạnh đó số lao động nữ cũng gia tăng qua các năm như năm 2011 là 14 người
tăng 27,27% và 55,56% so với 2 năm 2010 và 2009. Như vậy tốc độ gia tăng của lao động
nam và lao động nữ tương đối đều nhau phù hợp với tính chất công việc sản xuất, kinh
doanh mặt hàng thiết bị điện và hóa chất của công ty không đòi hỏi qua nhiều về thể lực.
− Số lao động có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng cũng tăng lên. Điều này chứng tỏ
công ty rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Báo cáo thực tập tổng hợp

15


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4

GVHD: ThS. Hoàng Cao

Nhìn chung tốc độ tăng lao động của công ty tăng lên, trong đó tốc độ tăng của lao động có
trình độ đại học. Như vậy, công ty có xu hướng tăng cường đội ngũ lao động có trình độ
chuyên môn cao để có được tầm nhìn và những định hướng đúng đắn từ đó nâng cao hiệu
quả làm việc của toàn bộ công nhân viên trong công ty.
- Thành công:
+ Công tác đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá, bố trí và sử dụng nhân lực của công ty

khá được chú trọng bằng việc mở các lớp đào tạo, đánh giá trình độ của nhân viên thông qua
các bài test ngắn.
+ Công ty đã đáp ứng những nhu cầu về mặt tinh thần rất tốt cho nhân viên như: tạo một môi
trường làm việc thoải mái, bầu không khí làm việc vui vẻ, thân thiện, và tạo cho nhân viên
cảm thấy mình được đánh giá đúng năng lực và được quan tâm tốt từ phía nhà quản trị.
- Những tồn tại:
+ Công tác tuyển dụng tại công ty được chưa được thực hiện 1 cách chặt chẽ,rõ ràng và chi
tiết về trách nhiệm quyền hạn của các cá nhân, bộ phận trong phỏng vấn, vẫn còn tình trạng
xin – cho tại công ty.
+ Ngoài ra một số nhà lãnh đạo cấp cấp cao thì chưa thường xuyên quan tâm đến những
nguyện vọng của nhân viên trong công ty của mình.
+ Đánh giá đãi ngộ nhân lực theo cảm tính, thiên vị, dẫn đến không công bằng cho các nhân
viên trong công ty và gây bất ổn.
+ Chính sách đãi ngộ nhân lực thì không nhất quán, chưa chuyên nghiệp, thiếu tính bền
vững trong công ty FSI. Trong công ty FSI còn có một số khoảng cách ngăn cản quan hệ
giữa nhà cấp cao và nhân viên trong công ty.
+ Môi trường làm việc chưa được chuyên nghiệp vẫn còn tình trạng nhân viên đi muộn về
sớm, thiên vị nhân viên chưa hài lòng với môi trường làm việc hiện tại nên hiệu quả công
việc chưa đạt được tối đa.

- Đề xuất giải quyết:

Báo cáo thực tập tổng hợp

16


SVTH: Phạm Thị Thu Hà
Cường
Lớp: 44A4


GVHD: ThS. Hoàng Cao

+ Tăng cường hiệu quả nhóm các giải pháp về đãi ngộ tài chính: lương, thưởng, phúc lợi,…
một cách công bằng công khai, minh bạch, dựa trên tiềm lực công ty và năng lực nhân viên.
+ Nhóm các giải pháp về đãi ngộ phi tài chính, đãi ngộ về tinh thần, giúp cho nhân viên gắn
bó hơn với công ty, tăng tinh thần văn hoá doanh nghiệp. Tiếp tục củng cố tổ chức, cơ chế
quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
+ Cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên bằng việc xây dựng mức thưởng phạt thích
hợp đối với các trường hợp thực hiện nội quy của nhân viên như: khen thưởng nhân viên
thực hiện tốt nội quy trước toàn công ty, phê bình nhân viên chưa thực hiện tốt, với những
nhân viên vi phạm nhiều có thể cảnh cáo, trừ lương, thuyên chuyển công việc hoặc xa thải
nếu vẫn còn vi phạm và gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động chung của công ty.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của DN.
- FSI Việt Nam là công ty nhỏ do đó các dự án của công ty có quy mô nhỏ và công việc
quản trị dự án thường không cụ thể và thường do các bộ phận kiêm nhiệm quản lý tùy thuộc
vào định hướng kinh doanh của ban giám đốc.
- Công ty có các quỹ dự phòng cần thiết nếu có tình huống kinh doanh không tốt, lỗ hoặc ứ
đọng sản xuất kinh doanh, công ty sẽ sử dụng quỹ này để giúp công ty thoát khỏi tình huống
khó khăn.
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.
Trên cơ sở khảo sát tình hình thực tiễn tại Công ty TNHH FSI Việt Nam, dựa trên những
tồn tại, yếu kém tại công ty em xin đề xuất 3 hướng đề tài nhằm giải quyết một phần những
tồn tại yếu kém hiện nay của công ty.
1. Hoàn

thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại Công ty TNHH FSI Việt Nam.

2. Hoàn


thiện quy trình xây dựng kế hoạch bán hàng của Công ty TNHH FSI Việt Nam.

3. Hoàn

thiện chính sách đãi ngộ nhân sự tại Công ty TNHH FSI Việt Nam.

Báo cáo thực tập tổng hợp

17



×