Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

MẸO tìm VIỆC CHO NGƯỜI mới RA TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.67 KB, 2 trang )

MẸO TÌM VIỆC CHO NGƯỜI MỚI RA TRƯỜNG
Tìm việc là một hành trình gian nan với bất cứ ai và nếu chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn
sẽ phải tìm việc sao đây? Bạn có nên nhận công việc với mức thù lao không như mong
muốn?
Bạn có nên thà không làm gì cả hay sẽ cố gắng “bon chen” một công việc đã sắp tới ngày
đáo hạn nộp hồ sơ? Dù gì đi chăng nữa, bạn cũng không nên thất vọng, rất nhiều công ty
hiện nay sẵn sàng tạo điều kiện cho nhân viên được rèn luyện thêm trong thời gian làm việc.
Dưới đây là những mẹo nhỏ cho những người lần đầu tìm kiếm công việc.
Khai thác Internet. Bạn có thể vào các trang thông tin việc làm và tìm kiếm theo các tiêu
chí khác nhau: khu vực, nghề nghiệp, v.v. Khi đọc phần miêu tả công việc, bạn sẽ thấy yêu
cầu về độ tuổi tối thiểu cho các vị trí đăng tuyển, từ đó, bạn xác định được công việc nào
nằm trong “tầm ngắm” của mình. Internet cũng là công cụ tuyệt vời giúp bạn tìm kiếm các
công việc dành cho người chưa có kinh nghiệm, các công ty bạn quan tâm cũng như những
luật lệ, quy định trong công ty đó.
Nhờ giúp đỡ. Có rất nhiều nguồn hỗ trợ bạn khi tìm việc. Bạn có thể hỏi qua cha mẹ, các
thành viên khác trong nhà, thầy cô, bạn bè và cả phụ huynh của họ để biết được các thông
tin việc làm ở khắp nơi. Càng nhiều người giúp bạn thì cơ hội tìm được việc của bạn càng
cao.
Nghiên cứu trước các thông tin cần biết tại nhà. Nói chung đa số các công ty đều hợp
pháp và có rất nhiều công việc part-time cho người mới ra trường, nhưng tất nhiên không
phải không có ngoại lệ. Do vậy, trước khi bạn chấp nhận một đề nghị làm việc ở công ty
nào, bạn nên tìm hiểu về nó càng nhiều càng tốt. Cách tìm hiểu rất phong phú, bạn có thể
tìm thông tin trên Internet, hỏi bạn bè, họ hàng hay những người quen nắm rõ những thông
tin này.
Chuẩn bị cho mình tư thế sẵn sàng nhất. Phong thái, diện mạo của bạn khi tới trình
diện tại công ty chắc chắn sẽ có vai trò rất hiệu quả trong việc tìm kiếm công việc. Khi đã
biết công ty nào đang có nhu cầu tuyển dụng, bạn nên tới đó để hỏi thêm thông tin về việc
nộp đơn hoặc nói chuyện trực tiếp với người quản lý hay bộ phận phụ trách nhân sự. Hãy
nhớ ăn mặc chỉnh tề và mang theo các bản sao hồ sơ cá nhân.
Linh hoạt. Nếu bạn sẵn sàng làm ngoài giờ hoặc có thể điều chỉnh cho phù hợp với các yêu
cầu hợp lý của sếp, chắc chắn bạn sẽ có nhiều khả năng được tuyển dụng hơn những người


luôn có những hạn chế riêng. Một điều bạn nên nhớ là những công việc dành cho người mới
ra trường thường không ổn định và mục đích trước nhất của bạn là công việc, do đó, đừng
quá kỳ vọng vào việc sẽ kiếm được một vị trí như mong muốn ngay từ đầu.
Coi tìm việc như một quá trình khám phá bản thân. Bạn hãy coi quá trình tìm việc như
một cách để khám phá những gì bạn muốn làm, khu vực bạn muốn lưu trú để làm việc và
kiểu công việc bạn quan tâm. Dù có thể bạn chưa tìm được công việc mơ ước ngay lập tức
nhưng nó cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về những sở thích cũng như “sở ghét” của mình để cân
nhắc về sau. Hãy coi mỗi lá đơn xin việc như một cơ hội để bạn tích luỹ thêm kinh nghiệm
tìm việc trong “túi khôn” của mình.
Kiên trì. Nếu chưa tìm thấy công việc, đừng nản chí mà vội vàng vứt bỏ tất cả. Tìm việc
đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại. Luôn nỗ lực là một phẩm chất quan trọng và bất cứ ông chủ
tương lai nào cũng sẽ nhận ra nếu bạn thực sự kiên định và nuôi dưỡng khát khao tìm việc.
Dù sao đi nữa, viết càng nhiều đơn xin việc càng tốt.


Các mẹo nhỏ gửi đơn xin việc qua mạng

Dùng địa chỉ email một cách chuyên nghiệp. Dù bạn nộp đơn đăng tuyển cho vị trí quản lý
hay vị trí nhân viên thì những địa chỉ email kiểu như maiyeuanh@...com hay
thotrang@...com đều gây ấn tượng không mấy hay ho với nhà tuyển dụng. Những địa chỉ
email như vậy thường mang một hình ảnh trái ngược với một mẫu nhân viên nghiêm túc,
chỉn chu mà công ty đang tìm kiếm.
Đừng nộp sơ yếu lý lịch ở dạng file đính kèm. Các file đính kèm trong thư người lạ thường
dễ có virus do đó sẽ khiến người mở e ngại. Bạn nên gửi nội dung sơ yếu lý lịch ngay trong
phần viết của email trừ khi nhà tuyển dụng yêu cầu gửi file đính kèm.
Đừng để trống phần tiêu đề email. Những chữ ngắn gọn trong dòng tiêu đề sẽ giúp email
của bạn vượt qua hàng đống email có dòng tiêu đề là (none) hoặc không rõ ràng để tới
được tay người có tiếng nói quyết định. Nếu trong phần tin tuyển dụng không nói rõ nên đề
gì trong phần tiêu đề, bạn có thể sử dụng tên công việc có thêm chữ “có kinh nghiệm” phía
trước, chẳng hạn “Biên tập viên có kinh nghiệm”.

Không dùng phần mềm lạ. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn gửi thông tin dạng file, bạn
không nên viết các thông tin đó bằng một phần mềm lạ hoắc tới mức họ không biết đọc nó
kiểu gì. Tốt hơn hết, bạn nên dùng các định dạng quen thuộc như Word hoặc NotePad để
nhà tuyển dụng có thể xem được file đó trên bất cứ máy tính nào.
Đừng quên đọc các hướng dẫn trong phần điền mẫu đơn trực tuyến. Nếu phải điền đơn xin
việc trực tuyến, bạn nên đọc kỹ các thông tin chỉ dẫn để điền đầy đủ, không thừa không
thiếu. Không nên copy và paste toàn bộ nội dung phần sơ yếu lý lịch ngay trong ô đầu tiên
của phần này, nhà tuyển dụng sẽ khó chịu vì không thể theo dõi cụ thể từng phần họ quan
tâm.
Kiểm tra lại thật kỹ các lỗi chính tả. Tránh những từ ngữ đa nghĩa, mập mờ và nên đọc
đi đọc lại trước khi nhấn nút “Send” bạn nhé.



×