TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
TIỂU LUẬN
ĐỀ BÀI : VÌ SAO CON NGƯỜI CẦN ĐẾN TRIẾT HỌC
Giảng viên : TRẦN ĐÌNH BÍCH
Họ và tên : DƯƠNG HƯƠNG LY
Lớp
: KT16.35
MSV
: 11D04472N
Hà Nội, tháng 11 năm 2011.
I. Triết học là gì :
Như chúng ta đã biết, Triết học là bộ môn chung nhất, là khoa học
nghiên cứu về các quy luật chung của tự nhiên xã hội và tư duy. Qua đó hình
thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tích cực và hệ thống phương
pháp luận mạnh mẽ giúp cho quá trình tư duy và hành động thực tiễn đạt
hiệu quả cao nhất.
Triết học đưa ra các câu hỏi về bản thể, nhận thức, chân lý, đạo đức,
thẩm mỹ. Và các vấn đề cơ bản của nó gồm có :
+ Vấn đề về bản thể : vật chất và ý thức là gì ? Mối quan hệ của chúng.
+ Vấn đề về chân lý : làm thế nào để xác định được một luận cứ đi từ tiền
đề đến kết luận có hiệu lực hay không? Làm thế nào để biết được một phát
biểu là đúng hay sai? Ta có thể trả lời những loại câu hỏi nào?
+ Vấn đề về nhận thức : quá trình nhận thức diễn ra thế nào? Chúng ta có
thể nhận thức chính xác thế giới khách quan hay không? Thực tại là gì?
Chúng ta nhận thức thực tại như thế nào, có nhận thức toàn bộ thực tại hay
không?
+ Vấn đề về đạo đức: thế nào là "tốt", thế nào là "xấu" (hoặc thế nào là "giá
trị", thế nào là "phi giá trị")? Sự khác biệt giữa tốt và xấu? Hành động như
thế nào là đúng? Các giá trị có tính chất tuyệt đối hay tương đối? Thế nào là
các quy tắc tự nhiên? Hạnh phúc là gì?
+ Vấn đề về thẩm mỹ : đẹp là gì ? Xấu là gì ? Nghệ thuật là gì ?
Thời kỳ triết học Hy Lạp cổ đại, năm vấn đề cơ bản trên tương ứng với năm
nhánh của triết học là : siêu hình học, logic, nhận thức luận, luân lý học và
mỹ học. Tuy nhiên đối tượng của triết học còn mở rộng đến chính trị học,
vật lý học, địa chất học, sinh học, khí tượng học và thiên văn học. Bắt
đầu từ Socrates, các nhà triết học Hy Lạp đã phát triển triết học phân tích,
tức là phân chia vật thể thành các thành phần nhỏ hơn để nghiên cứu. Triết
học cổ Hy Lạp thường được coi là cơ sở của triết học phương Tâ .
Các học thuyết triết học :
+ Chủ nghĩa hiện vật và chủ nghĩa duy danh : "Chủ nghĩa hiện thực" đôi
khi dùng để chỉ quan điểm trái ngược với "chủ nghĩa lý tưởng" của thế kỷ
18, cho rằng một số sự vật thực sự tồn tại bên ngoài đầu óc con người. Tuy
nhiên, theo nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực là học thuyết cho rằng những
sự thể trừu trượng gắn với những danh từ chung toàn cầu như "con người"
thực sự tồn tại. Nó trái ngược với chủ nghĩa duy danh, quan điểm cho rằng
những danh từ trừu tượng hoặc toàn cầu chỉ là từ ngữ, chúng biểu thị cho
những trạng thái của trí não như ý tưởng, niềm tin hoặc dự định... William
xứ Ockham nổi tiếng là người bảo vệ cho chủ nghĩa duy danh, còn được gọi
là "khái niệm luận"
+ Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm : "Chủ nghĩa duy lý" nhấn
mạnh vai trò của lý trí con người. Chủ nghĩa duy lý cực đoan tìm mọi cách
để gán tất cả kiến thức con người lên nền tảng độc nhất là lý trí. Kiểu lý luận
điển hình của chủ nghĩa duy lý bắt đầu bằng những tiên đề không thể chối
cãi rành rọt được, để từ đó, bằng các bước logic, diễn dịch ra mọi đối tượng
kiến thức có thể có. Nói chung, chủ nghĩa duy lý thường đối lập với chủ
nghĩa kinh nghiệm, một học thuyết dựa trên cơ sở kiến thức về năm giác
quan của con người chúng ta. John Locke, một triết gia theo chủ nghĩa kinh
nghiệm đầu tiên của Anh quốc, đưa ra quan điểm chủ nghĩa kinh nghiệm cổ
điển trong tác phẩm An Essay Concerning Human Understanding vào
năm 1689, phát triển một dạng tự nhiên chủ nghĩa và kinh nghiệm chủ
nghĩa trên cơ sở các nguyên tắc gần như khoa học.
+ Chủ nghĩa hoài nghi : Chủ nghĩa hoài nghi là một quan điểm triết học
nghi vấn khả năng đạt được "bất kì" một loại kiến thức nào. Nó được phổ
biến bởi Pyrrho, người tin rằng tất cả mọi thứ đều có thể bị nghi ngờ ngoại
trừ "vẻ bề ngoài".
+ Chủ nghĩa lý tưởng : Chủ nghĩa lý tưởng" là một học thuyết cho rằng
hiện thực là hoàn toàn giới hạn bởi đầu óc của chúng ta. Mặc dù
nó phụ thuộc vào quan điểm của Réne Descartes rằng những gì có
trong đầu chúng ta được biết trước những điều được biết thông
qua các giác quan, chủ nghĩa lý tưởng bắt đầu chính thức
bởi George Berkeley. Berkeley lý luận rằng không có những khác
biệt về bản chất giữa các trạng thái tinh thần, như là cảm thấy
đau đớn, và những gợi ý từ các giác quan. Không có một thứ gì có
thể phân biệt được, ví dụ, giữa độ nóng của một đống lửa, và nỗi
đau nó tạo ra cho chúng ta. "Trạng thái" chúng ta cảm nhận
chứa trong đó tính chất "được cảm nhận" của nó (esse của nó
là percipi), và ý kiến "phổ biến một cách lạ lùng trong loài người"
rằng nhà cửa, sông núi và sông suối tồn tại độc lập trước khi bất
kì ai cảm đó cảm nhận chúng, là sai.
+ Chủ nghĩa thực dụng : Những người theo chủ nghĩa thực dụng cho rằng
chân lý của đức tin không nằm trong sự tương hợp của họ với thực tại
mà nằm ở sự hữu ích và hiệu quả. Bởi lẽ, sự hữu ích của bất kỳ đức tin
nào, trong bất kỳ thời điểm nào, có thể phụ thuộc vào hoàn cảnh. Peirce
và James đã khái niệm hóa chân lý cuối cùng là cái chỉ được thiết lập
trong tương lai, tức cái được đúc kết bởi tất cả các quan điểm. Những
nhà phê bình buộc tội chủ nghĩa thực dụng là sự sai lầm của tư duy, vì
cách nghĩ này đã quá tin vào cái gì đó chứng tỏ được là có ích và sự hữu
ích này là nền tảng cho chân lý của nó.
+ Hiện tượng học và thuyên thích học :
+ Chủ nghĩa hiện sinh
II- Vấn đề triết học và đời sống con
người:
Đời sống thường nhật của tất cả con người chúng ta có quá nhiều vấn
đề khiến người ta phải bận bịu và lo toan. Nhưng có lúc chúng ta thấy mình
dừng lại và thắc mắc không biết vấn đề gì thực sự đáng được quan tâm. Có
lẽ khi đó, chúng ta mới bắt đầu đặt những câu hỏi căn bản mà chúng ta
không nghĩ đến. Đó là thời điểm chúng ta sắp bước sang lĩnh vực của triết
học.
Trong mọi lĩnh vực hoạt động đều có triết học và nó đòi đặt nghi vấn
về những khái niệm, nguyên lý và phương pháp nền tảng của nó. Ví dụ các
luật sư thường hay đề cập đến tội hay vô tội , đến công lý , đến một vụ xét
xử công bằng ….. Nhưng nếu một người trong số họ nói : “Khi chúng ta nói
về chuyện công lý, ta có định nói điều gì tương tự với các chính trị gia khi
họ nói về công bằng xã hội, hay ta nói về một cái gì đó khác hẳn?” là ông ta
đang bắt đầu triết lý về luật. Hoặc một vị bác sĩ tự hỏi mình : “Đã từng có
thứ gọi là sức khỏe hoàn hảo chưa? Nếu chưa , chúng ta muốn nói lên điều
gì qua việc chữa bệnh?” là ông ta đang bắt đầu triết lý về y học.
Bàn bạc, tranh luận, trao đổi là những yếu tố quan trọng đối với triết
học bởi vì bất cứ chuyện gì cũng phải công khai trước sự tra vấn và phê
phán. Do đó người ta hay nói : phải cần có hai người mới có thể có triết lý
được , và triết học là sự cộng tác tìm kiếm chân lý.
Cần phải biết rằng khi một nhà triết gia hỏi : “Tự do là gì?” thì có
nghĩa là ông ta muốn tìm ra định nghĩa của từ đó . Nhưng định nghĩa ấy
khác xa với định nghĩa trong từ điển, mà ông ta lại muốn một định nghĩa
khác xa hơn thế. Ông ta đang tìm kiếm 1 tri thức sâu sắc và toàn diện hơn về
vấn đề đó, về việc vận hành nó thế nào trong tư duy và cuộc sống, về những
phương diện khác mà nó có thể được sử dụng, về những hiểm họa có thể gặp
khi sử dụng nó và việc nó liên quan hoặc có thể không liên quan đến những
khái niệm chính trị xã hội, như bình đẳng chẳng hạn .
Tuy nhiên việc giải thích các khái niệm mới chỉ là phần bề mặt của
triết học . Các triết gia vĩ đại nhất đã đi sâu hơn thế rất nhiều và đã tra vấn về
những khía cạnh chủ yếu nhất của cuộc hiện hữu và kinh nghiệm của chúng
ta. Chúng ta nhận thấy mình đang ở trong một thế giới mà bản thân không
có quyền quyết định có nên bước chân vào hay không? Trong những nét cơ
bản và hiển nhiên nhất , thế giới được tạo bởi một cấu trúc của ba chiều
không gian và một chiều thời gian, trên đó hiện diện rất nhiều vật thể khác
nhau, mà một phần trong đó là con người chúng ta. Các nhà triết gia đang cố
gắng đạt tới một tri thức nền tảng về bất cứ cái gì hiện hữu , trong đó có
chính chúng ta. Và họ làm việc này mà không biến nó thành vấn đề về niềm
tin tôn giáo hoặc viện đến những người có thẩm quyền. Với tư cách cá nhân,
họ có thể có tín ngưỡng tôn giáo – đa số các nhà triết gia lớn đều có tín
ngưỡng tôn giáo , chỉ một số ít là không có – nhưng với tư cách triết gia đích
thực họ không chủ tâm cầu cứu tôn giáo hỗ trợ cho những luận điểm triết
học của họ.
Bởi vì triết học là một sự tìm kiếm những hiểu biết thuần lý thuộc loại
nền tảng nhất nên nó nêu lên những câu hỏi quan trọng về bản chất của sự
hiểu biết và từ đó, bản chất của chính sự tìm kiếm tri thức.
Chúng ta phải khởi sự đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này như
thế nào? Chúng ta có thực sự từng biết bất cứ cái gì với một cảm giác chắc
chán chưa? Nếu có, thì đó là cái gì? Và thậm chí nếu chúng ta biết đi nữa,
làm sao chúng ta chắc rằng chúng ta biết; hay nói cách khác, chúng ta có thể
biết được là chúng ta biết hay ko? Những câu hoi như thế này tự thân chúng
đã chiếm một vị trí chủ yếu của triết học. Bên cạnh những câu hỏi về thế
giới xung quanh chúng ta, các triết gia còn đặt ra những câu hỏi về bản chất
của tri giác , kinh nghiệm và hiểu biết của con người. Do vậy, hiểu một cách
căn bản nhất, triết học đã phát triển thoe một đường lối mà trung tâm của nó
chứa đựng hai câu hỏi nền tảng : “Bản chất của bất cứ một cái gì đó tồn tại
là gì?” và “Nếu biết được chút gì, chúng ta có thể biết như thế nào?”
Có thể chúng ta sẽ không bao giờ tìm được lời giải đáp với một số câu
hỏi quan trọng nhất. Nhưng chúng ta không biết trước điều này và vì vậy
chúng ta cứ muốn mở những “cuộc tấn công” vào tất cả những rắc rối làm
chúng ta quan tâm. Nếu trong quá trình đó, chúng ta tìm được những lý do
chính đáng để tin rằng nếu một câu hỏi đặc thù nào đó không thể giải đáp
được, chúng ta sẽ phải tìm cách chấp nhận nó. Đó là một kết luận như mọi
kết luận có tính triết học khác, chúng ta sẽ cần những lý do chính đáng để tin
vào.
Sự nghiêm xác trong suy luận là một trong những tiêu chí của triết
học. Nó phân biệt với : chẳng hạn cả tôn giáo lẫn nghệ thuật. Trong tôn giáo,
đôi khi sự suy luận được sử dụng. Nhưng ngoài ra, sự tin tưởng vô bờ, sự
mặc khải, nghi thức tôn giáo và sự vâng phục có vai trò không thể thay thế,
do đó lí trí không bao giờ đưa người ta đi trọn một con đường. Người nghệ
sĩ sáng tạo, giống triết gia, nỗ lực hết mình cho sự tìm kiếm chân lý, cố đào
sâu xuống dưới bề mặt của mọi sự để có được tri thức sâu xa về kinh nghiệm
nhân sinh; tuy nhiên, người nghệ sĩ công bố hoặc trình bày những điều thấu
thị của mình dưới một hình thức khác với triết gia, hình thức đó dựa vào
cảm nhận, và trực giác hơn là chứng lý.
Chính triết học, khoa học và nghệ thuật đang khám phá cùng một thế
giới vạn vật. Cả ba đều cùng đối mặt với điều bí ẩn và sự hiện hữu của thế
giới vạn vật và sự hiện hữu của chúng ta với tư cách là những con người, cố
tìm một tri kiến sâu xa hơn về nó. Và cả ba đều công bố những tìm tòi của
mình để tìm sự chia sẻ. Nhưng bởi vì chúng sử dụng phương pháp khác nhau
và đi theo những đường lối khác nhau nên đôi khi chúng lôi cuốn sự quan
tâm của những đầu óc có khuynh hướng khác nhau. Tuy nhiên chúng có
cùng mục đích là khám phá tri thức và kinh nghiệm của con người, cố gắng
mang ra ánh sáng những gì bị che giấu, xếp đặt những khám phá của mình
thành những dạng thức rõ ràng phổ biến. Chúng làm phong phú cho nhau và
một con người phát triển toàn diện sẽ tự nhiên thấy mình quan tâm đến cả ba
lĩnh vực. Như hai lĩnh vực kia, triết học là một trong những giá trị đặc sắc
nhất mà nền văn hóa đã tạo ra. Và như mọi lĩnh vực khác, tương lại của nó
phong phú hơn quá khứ của nó.
III- Triết học trong kỷ nguyên khoa
học :
Khoa học nghiên cứu những hiện tượng xã hội và vật lý nhàm mục
đích đạt tới một mô tả chính xác về chúng . Có thể đó là sự vận động của
những thiên thể , những cấu trúc bên trong của nguyên tử , những tiến trình
tâm sinh lý , những trào lưu xã hội , hoặc hành vi của con người.
Lợi ích của khoa học :
+ Khoa học mang lại quyền lực . Nó cho phép chúng ta ở một mức độ nào
đó , thực hiện việc kiểm soát và làm chủ những hiện tượng vật lý và
xã hội trong thế giới mà chúng ta đang sống
+ Khoa học cho phép chúng ta tạo ra đủ thứ vật chất : VD : áp dụng khoa
học , người kĩ sư xây dựng những chiếc cầu , vị bác sĩ phục hồi sức
khỏe cho người bệnh.
Khoa học đem đến cho chúng ta thứ quyền lực vừa có tính kiến tạo ,
vừa có tính phá hủy . Nó cung cấp cho chúng ta những phương tiện để theo
đuổi những mục đích của mình.
Do vậy , bạn rất có lý khi đề xuất ý tưởng rằng khoa học cần có triết
học hỗ trợ nếu mong muốn những phương tiện mà khoa học tạo ra được sử
dụng cho mục đích xứng đáng . Ngày nay , nhiều người nghĩ rằng : “Triết
học là vô ích nếu so sánh với khoa học , bởi vì người ta không áp dụng nó để
tạo ra mọi thứ hoặc để kiểm soát các phương tiện . Tuy nhiên , tri thức triết
học lại hữu dụng theo một cách khác cao quý hơn . Sự hữu dụng và ứng
dụng của nó có tính đạo đức và giáo dục , chứ không có tính kỹ thuật và thể
dục . Trong khi khoa học trang bị cho chúng ta phương tiện để sử dụng , thì
triết học hướng dẫn chúng ta đến những phương án cứu cánh mà chúng ta
mong đạt tới.
Và cuối cùng . Cách cư xử của con người và các thiết chế xã hội tùy
thuộc vào những giải đáp của chúng ta trước những câu hỏi như : “Hạnh
phúc thục thuộc vào cái gì ?” , “Bổn phận của chúng ta là gì ?” , “Tổ chức
nhà nước nào là công bằng nhất ?” ……. Bây giờ và mãi mãi , khoa học
không thể trả lời bất cứ một câu hỏi nào trên , hoặc bất cứ một câu hỏi nào
liên quan đến cái đúng và cái sai , cái tốt và cái xấu , bây giờ và mãi mãi .
Không trả lời được những cau hỏi này , chúng ta như con thuyền
không có la bàn và bánh lái trôi dạt giữa biển sóng cuộc đời
Chính là triết học , chứ không phải khoa học sẽ dạy cho chúng ta thấy
sự khác biệt giữa cái đúng và cái sai , đồng thời hướng dẫn chúng ta đi tới
điều thiện phù hợp với bản chất của chúng ta . Nếu như lợi ích chế tác của
khoa học được phát sinh từ sự diễn tả chính xác của nó về cách thức mọi vật
hoạt động , thì lợi ích đạo đức của triết học lại có nguồn gốc từ những hiểu
biết nền tảng về những thực tại tối hậu đằng sau những hiện tượng mà khoa
học nghiên cứu . Mỗi loại tri thức trả lời những câu hỏi mà loại kia không
thể , và vì thế mỗi loại đều hữu ích theo cách riêng của nó.
Và cũng chính là triết học chứ không phải khoa học là bậc cao nhất
trong mọi nền văn hóa và văn minh , đơn giản vì những câu hỏi mà nó có thể
giải đáp lúc nào cũng cần thiết cho nhân sinh . Một điều chắc chắn là , chúng
ta càng chiếm lĩnh được khoa học , chúng ta càng cần đến triết học , bởi vì
càng có nhiều sức mạnh , chúng ta càng cần đến phương hướng …….
IV- Kết luận :
Triết học là con đường đưa ta đi tìm nguồn gốc của vũ trụ và
nhân loại.
Chính bởi tìm căn nguyên vũ trụ nên mỗi nhà triết học dù lý luận
sắc bén đến đâu thì học thuyết của họ cũng chỉ đứng vững được một
khoảng thời gian mà thôi. Người sau tiến bộ văn minh hơn có thể sẽ
vượt lên họ.
Lão Tử nhà đạo học ở Trung quốc có câu rất đúng.
“Vô danh thiên địa chi thuỷ
Hữu danh thiên địa chi mẫu”
-Trước trời đất không có tên, có tên chăng nữa thì là mẹ của trời đất
“sinh ra trời đất”
- Lời người sinh sau chẳng khác gì một đứa trẻ mẹ nó sinh ra
không may bị thú vật tha đi ăn thịt mất. Ðứa trẻ được một người
tốt bụng nhặt về nuôi. Lúc lớn lên nó muốn biết về mẹ nó nhưng
không một ai được gặp biết mẹ nó, nên ai muốn thế nào thì nó tin
như vậy. Sự thực thì không có gì là chắc chắn cả.
Chúng ta con người có nhận thức, chúng ta tìm và đặt ra những
quy luật của tư duy để khám phá, tìm tòi các quy luật của tự nhiên rồi
chúng ta dựa vào các quy luật đó lý luận hòng tìm nguồn gốc của vũ trụ,
của con người thì cũng giống như đứa trẻ mà thôi.
Cuộc sống, tự nhiên, khoa học có quy luật, còn sự sống tâm linh,
tình cảm thì lại không có quy luật.
Nếu chúng ta thả một hòn đá từ trên đỉnh núi, chúng ta khẳng
định chắc chắn hòn đá sẽ lăn xuống. Còn chúng ta cầm một con chim
trong tay, chúng ta thả nó ra thì không ai dám chắc nó sẽ bay về đâu?
Một đứa trẻ khi nhìn thấy con bò, tự nhiên tư duy của nó có khái
niệm và nhận thức khái quát đúng về con bò. Nhưng rồi nếu có ai đưa
cho nó một bản tỷ mỉ về các bộ phận, cấu tạo chất của cơ thể con bò thì
nó không nhận ra con bò. Vậy thì nhận thức để nhận biết con bò là khái
quát tương đối mà thôi. Chứng không phải là biết tỷ mỷ cấu tạo chất
hoặc các bộ phận của con bò. Nhưng khi nghiên cứu về bò thì những
kiến thức tỷ mỷ đó là rất cần thiết. Nhận thức của con người gồm khái
quát, phân tích, tổng hợp.
Con người có nhận thức, nhưng những khái niệm và quy ước của
con người nhiều khi không có trong thực tế.
Lời cam kết
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của em, do em tìm kiếm tài
liệu, suy nghĩ và tự viết ra.
Không sao chép nguồn khác, của bạn khác, không nhờ viết hộ,
không thuê viết hộ.
Bài viết còn nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của
các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo :
1. Sách tập 2 Triết học
2. Trang chungta.com
3. Trang wikipedia.ogr