Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Vì sao con người hay mơ mộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.24 KB, 2 trang )

Vì sao con người hay mơ mộng?
Bộ óc của chúng ta thường lơ đãng đi đâu khi phải làm những công
việc nhàm chán. Đó là bởi mơ mộng là một trạng thái bình thường
của não chứ không phải một sự sao nhãng vô ích.
g
( />dream.jpg
"Hầu hết các nhà tâm lý cho rằng chúng ta dành phần lớn thời gian
suy nghĩ có mục đích và cứ đôi chốc, chúng ta lại bị những suy nghĩ
chẳng liên quan gì xen vào", nhà nghiên cứu đứng đầu Malia Mason
tại Đại học Harvard, Mỹ, nói. "Nhưng thực tế lại ngược lại. Phần lớn
thời gian chúng ta chạy theo những suy nghĩ không định hướng và
tình trạng này bị gián đoạn bởi những lúc phải suy nghĩ có mục đích".
Việc mơ mộng hay suy nghĩ vẩn vơ, lơ đãng, sẽ được định nghĩa
chính xác là một trạng thái mà suy nghĩ của một người không liên
quan tới những gì đang xảy ra ở môi trường xung quanh. Khi suy
nghĩ vẩn vơ, bộ não nhảy từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác, tái tạo nên
những hình ảnh, âm thanh, suy nghĩ và cảm xúc.
"Kiểu suy nghĩ này có thể rất thú vị nhưng cũng gây phiền toái,
nhưng thông thường nó lại rất thiết thực bởi hầu hết mọi người dành
thời gian suy nghĩ về những việc cần phải làm trong thời gian sắp
tới", Mason nói.
Khi tìm hiểu về tình trạng mộng mơ, các nhà nghiên cứu nhận thấy
đầu óc chúng ta thường lơ đãng khi phải làm những công việc quen
thuộc, như rửa bát, bởi vì chúng ta không cần phải tập trung vào đó.
Trong nghiên cứu, nhóm đã tập luyện cho những người tham gia trở
nên thành thạo trong một số nhiệm vụ nhất định để họ có thể suy
nghĩ việc khác trong khi thực hiện những công việc đó.
Nhóm sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ để xem phần nào
trong não hoạt động trong khi con người mơ mộng. Kết quả cho thấy
những giấc mơ ban ngày nằm trong một vùng não được mặc định là
luôn hoạt động khi chúng ta nghỉ ngơi hoặc không tham gia vào một


nhiệm vụ quan trọng nào đó, nhưng vùng não này sẽ tắt đi khi chúng
ta cần phải tập trung.
Mạng lưới mặc định này là tập hợp các vùng não từ vùng trung gian
ở phía trước tới phần đỉnh trung tâm. Những thuỳ não phía trước
tham gia vào các chức năng như phán xét, ngôn ngữ, ký ức, giải
quyết vấn đề, hành vi tình dục, hoà nhập xã hội và tính tự phát. Thuỳ
não đỉnh đóng vai trò quan trọng trong xử lý thông tin giác quan.
Theo Mason, điều quan trọng nhất là vì sao bộ não chúng ta lại được
cấu tạo để suy nghĩ lung tung. Nhóm của ông cho rằng có thể nó
giúp cho bộ não luôn được kích thích trong những hoạt động thường
nhật, hoặc chỉ đơn giản là bộ não của chúng ta rất "đazinăng".
T.H. (theo Cosmosmagazine)

×