Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giới thiệu biện pháp hay về chống tham nhũng đã thực hiện ở một quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.93 KB, 10 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

trang 2

NỘI DUNG

trang 3

I.

Khái niệm và biểu hiện của tham nhũng.

trang 3

II.

Biện pháp về chống tham nhũng đã được

trang 5

thực hiện ở Trung Quốc.
III.

Kết luân-Bài học kinh nghiệm

TẠ NGỌC HIẾU

MSV: 12104274



trang 8

1


Tư tưởng Hồ Chí Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói hiện nay tham nhũng đang là một căn bệnh phổ biến. Tham
nhũng như một quốc nạn, là 1 trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế
độ. Nó gây lãng phí lớn về tài nguyên kinh tế , làm nung lay cơ sở ổn định
chính trị của một đất nước , phá hoại việc thực thi pháp luật, cản trở sự phát
triển kinh tế, đầu độc không khí xã hội. Hiện nay tham nhũng là một căn
bệnh hiểm nghèo với mọi Nhà Nước, bởi lẽ còn quyền lực sẽ có những
nguời dùng sai quyền lực. Cuộc đấu tranh để loại bỏ những người dùng sai
quyên lực ra khỏi bộ máy Nhà Nước là một cuộc đấu tranh lâu dài , liên tục
và bền bỉ của mọi Nhà Nước.
Chính vì vậy em xin lựa chọn đề tài : “Giới thiệu biện pháp hay về
chống tham nhũng đã thực hiện ở một quốc giacụ thể”
Ở nước ta, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thì tình trạng tham nhũng ở
một số bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất đáng lo ngại. Vì vậy,
chống tham nhũng là nhiệm vụ cấp bách và hết sức quan trọng trong tình
hình hiện nay. Đảng và Nhà nước ta không chỉ khẳng định quyết tâm chống
tham nhũng, mà còn đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu.
Bên cạnh đó, chúng ta tích cực nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm
chống tham nhũng của các nước trên thế giới, nhất là các nước láng giềng có
hoàn cảnh tương đồng như nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013


TẠ NGỌC HIẾU

MSV: 12104274

2


Tư tưởng Hồ Chí Minh

NỘI DUNG
I. Khái niệm và biểu hiện của tham nhũng.
1.Khái niệm
Trước tiên cần hiểu ró tham nhũng là như thế nào. Theo từ điển tiếng
Việt thì “ tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân và lấy
của”.
Bên cạnh đó, theo pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26- 2-1998 cũng
ghi rõ trong điều 1 : “ Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý
làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi , gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, tập
thể và cá nhân , xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.
Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơ
trực tiếp liên quan đến sự sống của các Nhá nước”.
Hiểu một cách khá thống nhất trong hệ thống pháo lý thì tham nhũng là
việc lợi dụng ví trí, quyền hạn thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm trục lợi
cá nhân, hay nói một cach khác thì là việc sử dụng hoặc chiếm đoạt bất hợp
pháp công quyền hay nguồn lực tập thể.
2. Hành vi và một số phương thức thực hiện tham nhũng.
Hành vi tham nhũng là hành vi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý
của một cấu thành tội tham nhũng đã được pháp luật quy định , đó là các

hành vi có ý thức, chủ động.

TẠ NGỌC HIẾU

MSV: 12104274

3


Tư tưởng Hồ Chí Minh
Suy cho cùng thì việc tham nhũng cũng xuất phát từ những yếu tố cơ
bản như lòng tham, ham muốn vật chất, lòng ham địa vị và quyền lực cao ,
muốn làm giàu một cách nhanh chóng, muốn có cuộc sống và lối sống hơn
người về lợi ích. Hoặc còn do một số yếu tố tác động bên ngoài như thiếu
bản lĩnh, thiếu ý trí , dễ sa ngã, dẫn đến tham nhũng.
Các hình thức cơ bản của tham nhũng thì vẫn là tham ô, hối lộ, dựa vào
quyền lực để sách nhiễu , dùng quyền lực để mưu lợi riêng, dùng tiền để làm
chuyện phi pháp và các thủ đoạn mà kẻ phạm tội triệt để lợi dụng là những
cơ sở pháo luật , chính sách trong các biện pháp tổ chức , quản lý và điều
hành như :
- Thông đồng với nau để vay tiền ngân hàng, tiền nước ngoài đến hàng
trăm, hàng ngìn tỉ đồng.
- Lợi dụng buôn bán vận chuyển, đi nước ngoài cấu kết với bọn buôn
lậu có tính quốc tế.
- Rút lõi công trình trong xây dựng khiến cho các công trình tuy mới
được đưa vào sử dụng nhưng đã hưu hỏng.
- Sử dụng tiền công quỹ sai mục định vốn có của đồng tiền đó.
- Tạo thành tích giả để tham ô dưới hình thức tiền thưởng, quà các.
Ngoài những thru đoạn trên, tham nhũng còn lợi dụng triệt để sự buông
lỏng về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát để phạm các tội tham ô, hối lộ, sử

dụng vốn vào hoạt động không đúng mục đích…
3.Tác hại.

TẠ NGỌC HIẾU

MSV: 12104274

4


Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chủ Tịch đã từng nhận định : “ Kẻ thù khá nguy hiểm , vì nó không
mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng
việc của ta. “ .” Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý trí khắc khổ của cán
bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng ta là cần – kiệm- liêm- chính”.
Tham nhũng có 3 tác hại cơ bản như sau :
- Là kẻ thù của nhân dân.
- Gây tổn hại to lớn cho kinh tế về mặt phát triển xã hội.
- Phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hóa hệ thống pháp luật, là
nguyên nhân liên quan trực tiếp đến sự sống còn của Nhà nước.
II.

Biện pháp về chống tham nhũng đã thực hiện ở Trung Quốc.

Mới đây Trung Quốc đã ban hành qui định mới bài trừ tham nhũng,
không loại từ bất kể một cấp lãnh đạo nào. Đây được xem là cao điểm của
hoạt động bài trừ tham nhũng suốt những vừa qua tại đất nước có đông dân
số này.
Chiến dịch này gồm bốn biện pháp:
1. Biểu dương những tấm gương tố giác tham nhũng.

Ông Quách Quang Doãn, cán bộ trong cơ quan Đảng của tỉnh Hà Bắc,
do tố cáo những hành vi tham nhũng của Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc Trình Duy
Cao nên bị đưa đi lao động cải tạo. Sự kiện này được nêu lên như một hành
vi trả thù nghiêm trọng, tăng rủi ro đối với người tố cáo.

TẠ NGỌC HIẾU

MSV: 12104274

5


Tư tưởng Hồ Chí Minh
Do vậy, cùng với việc thông báo hành vi phạm pháp của Trình Duy
Cao, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản TQ đã công khai
biểu dương tinh thần chống tiêu cực của Quách Quang Doãn.
Nhiều địa phương ở Trung Quốc đang mở rộng các kênh tiếp nhận thông tin về tham
nhũng. Đầu năm nay, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Bắc Kinh đã cùng 20 cơ quan
thông tấn báo chí của thành phố này hình thành “liên minh chống tham nhũng”. Theo đó,
người tố giác tham nhũng thông qua đường dây nóng phản ảnh cho các cơ quan thông tấn
báo chí về các hành vi tham nhũng và những cơ quan này thông báo cho Viện Kiểm sát
theo đường liên lạc riêng.

2. Tập trung lực lượng kiểm tra xử lý.
Trung Quốc chủ trương điều động các cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và bộ có nhiều
kinh nghiệm và phẩm chất chống tham nhũng để tổ chức thành các đoàn kiểm tra thường
xuyên dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc, khi kiểm tra ở tỉnh (hoặc bộ) nào thì trưởng đoàn không phải là người của địa
phương hoặc cơ quan bị kiểm tra..


Trung Quốc đã tổ chức năm đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra ở nhiều
tỉnh như Quý Châu, Hồ Nam, Cát Lâm, Giang Tô, Cam Túc, Hải Nam... để
phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực, tránh tình trạng như
trước đây khi phát hiện thì đã quá nặng, hết đường cứu chữa.
Phương châm chung “ Hai mươi bốn chữ” được quán triệt trong cuộc
đấu tranh chống tham nhũng , tiêu cực : “ Thống nhất tư tưởng, kiên định
lòng tin, bình tĩnh đối phó, giành lợi tránh hại, chuyển biến tác phong, thực
sự làm việc”.

TẠ NGỌC HIẾU

MSV: 12104274

6


Tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Phối hợp quốc tế chống tham nhũng.
Hơn 4.000 quan chức tham nhũng mang theo 5 tỉ nhân dân tệ đang
cùng gia đình sống ung dung ở nước ngoài là một trong những vấn đề nhức
nhối trong công tác chống tham nhũng ở Trung Quốc . Phần lớn trong số
này hiện định cư tại Mỹ, Canada, Úc, New Zealand...
Trung Quốc đã tham gia ký hai công ước - Công ước của Liên Hợp
Quốc về tấn công tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Công ước của
Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng - nhằm phối hợp chống tội phạm trên
bình diện quốc tế. Để ngăn chặn làn sóng tội phạm chạy ra nước ngoài, việc
kiểm tra gắt gao các giấy tờ và lý do xuất cảnh đã trở thành việc làm thường
xuyên ở Trung Quốc ; năm 2003, gần 150 hạng mục ra nước ngoài khảo sát
đã bị hủy bỏ.
Một số ví dụ điển hình về quan chức cấp cao trong việc xét xử nghiêm

minh của pháp luật Trung Quốc:
- Lưu Phương Nhân nguyên bí thư tỉnh ủy Quý Châu nhận hối lộ đã bị
xử tử hình.
- Vương Hoài Trung nguyên phó chủ tịch tỉnh An Huy nhận hối lộ, là
trung tâm của một tổ chức tham nhũng đã bị xử tử hình.
- Mạch Tùng Giai chánh án tòa án cao cấp tỉnh Quảng Đông 15 năm tù
giam do nhận hối lộ.
- Điều Phong Kỳ chánh án tòa án cao cấp tỉnh Liêu Ninh tù chung than
cho nhận hối lộ.
Qua những ví dụ điển hình trên, có thể thấy việc tham nhũng, nhajaan
hối lộ, phạm tội ở Trung Quốc được xét xử rất nghiêm khắc, đã mang lại
những hiệu quả cao.

TẠ NGỌC HIẾU

MSV: 12104274

7


Tư tưởng Hồ Chí Minh

4. Chống tham nhũng chủ yếu bằng định chế.
Trước cải cách mở cửa, Trung Quốc phòng chống tham nhũng chủ yếu
bằng phương thức vận động, giáo dục. Sau cải cách, khi nền kinh tế chuyển
đổi nhanh, thể chế chưa theo kịp diễn biến thực tế thì nhiều quan chức lợi
dụng sơ hở của pháp luật để tham ô, nhận hối lộ. Thời gian này Trung Quốc
chống tham nhũng chủ yếu bằng quyền lực và đã sử dụng phương thức này
suốt hơn 20 năm qua.
Nhưng thực tế cho thấy nếu chống tham nhũng chủ yếu dựa vào quyền

lực mà chế độ chưa hoàn thiện thì cường độ chống mạnh hay yếu thường tùy
thuộc vào mức độ quan tâm của lãnh đạo nhiều hay ít; các địa phương, các
ngành thiếu đồng bộ; hơn nữa, phương thức này chỉ nhấn mạnh trừng trị, ít
quan tâm đề phòng.
Năm 2003 được xem là năm khởi đầu của TQ thực thi phương thức
chống tham nhũng chủ yếu bằng định chế, ngăn ngừa tham nhũng ngay từ
đầu nguồn và là năm khởi đầu hội nhập luật pháp quốc tế về chống tham
nhũng.
Ông Ngô Quan Chính, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc , nói Trung Quốc sẽ “đưa việc xây dựng định
chế vào tất cả các khâu, các mặt chống tham nhũng”. Năm 2003 cũng là năm
hình thành “điều lệ giám sát trong Đảng” của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Điều lệ này được xem là một bản tuyên ngôn của Đảng mang tính lịch sử về
tự giám sát, tự ràng buộc sau 54 năm chấp chính.

TẠ NGỌC HIẾU

MSV: 12104274

8


Tư tưởng Hồ Chí Minh
III.

KẾT LUẬN (Bài học kinh nghiệm)

Từ những biện pháp mà một đất nước đông dân như Trung Quốc đã thực hiện
ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm riêng tạo hiệu quả tốt cho việc chống
tham nhũng ở nước mình như sau :

_ Thực hiện nghiêm khắc những hình thức kỉ luật cũng như những mức án đưa ra
cho những hành vi vi phạm pháp luật.
_ Có sự liên kết trong phòng chống và xử lý tội phạm với nước ngoài và với
chính những người dân trong nước.
_ “Đưa việc xây dựng định chế vào tất cả các khâu, các mặt chống tham nhũng”.
_ Chống tham nhũng với ý chí kiên quyết nhưng phải bình tĩnh, chủ động.
_ Tăng cường thanh tra , kiểm tra, xử lý các vụ án lớn, xử lý kỉ luật Đảng, xử lý
hành chính. Thực hiện giám sát dân chủ, lấy phiếu tín nhiệm cán bộ khi bổ nhiệm.
_ Tạo sự tín nhiệm từ lòng người dân, tiếp nhận thông tin từ chính người dân một
cách gần gũi nhất mà mang lại hiệu quả cao trong việc phòng chống tham nhũng.
_ Lấy sức mạnh đạo đức , nhân cách liêm chính của cán bộ, đảng viên để thúc
đẩy , giáo huấn đạo đức toàn xã hội.

TẠ NGỌC HIẾU

MSV: 12104274

9


Tư tưởng Hồ Chí Minh

TẠ NGỌC HIẾU
10

MSV: 12104274




×