Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

“LẤY điểm” TRƯỚC NHÀ TUYỂN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.69 KB, 1 trang )

“LẤY ĐIỂM” TRƯỚC NHÀ TUYỂN DỤNG
“Đánh gục” đối thủ, nhất là những người có kinh nghiệm khi đi dự phỏng vấn là việc làm
không hề dễ đối với ứng viên trẻ, nhất là sinh viên vừa ra trường. Trong cái khó ló cái khôn
và nếu biết cách, bạn trẻ vẫn “lấy điểm” cao trước nhà tuyển dụng (NTD).
Mạnh dạn nói lên khuyết điểm
Ngay sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế TPHCM ngành tài chính, Nguyễn Kim Tùng ứng
tuyển vào vị trí kế toán tại siêu thị Big C. So với những đối thủ trong đợt tuyển dụng ấy,
Tùng là người trẻ và chưa hề có kinh nghiệm làm việc. Tùng kể: “Khi ngồi vào bàn phỏng
vấn, NTD là kế toán trưởng hỏi tôi: “Bạn chưa có kinh nghiệm?”. Tôi tự nhủ với câu hỏi này
mình bị “rớt”, nhưng thẳng thắn trả lời: “Em mới ra trường. Nhưng nếu có điều kiện, sẽ cố
gắng học hỏi, hoàn thiện chuyên môn sớm đáp ứng yêu cầu”. Tất nhiên, kèm câu trả lời
này, tôi cung cấp lại cho NTD biết những hiểu biết của mình về công ty và dự định công việc
sẽ làm”. Theo Tùng, kết quả của sự thành thật và có sự chuẩn bị trước cho cuộc phỏng vấn
đã giúp Tùng vượt qua 10 ứng viên.
Kinh nghiệm chính là điều khiến nhiều sinh viên mới ra trường e ngại khi đi tìm việc. Rất
nhiều bạn tỏ ra không tự tin khi được NTD đặt câu hỏi này. Theo bà Tam Thanh Thiên
Trang, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn NetViet: Cách tốt nhất để sinh viên biến hạn chế kinh
nghiệm thành ưu điểm là cứ mạnh dạn nói với NTD mình chưa biết gì về công việc và quan
trọng hơn là thái độ, nguyện vọng tha thiết muốn làm việc cho công ty.
Hoạch định kế hoạch tương lai
Nhiều sinh viên luôn có hoài bão trở thành một chủ doanh nghiệp hay giám đốc công ty...
Tuy nhiên, khi được NTD hỏi “kế hoạch tương lai” thì họ lại lúng túng không thể trả lời. Đây
là điều mà NTD tối kỵ vì họ cho rằng bạn thiếu tính hoạch định cho nghề nghiệp. Ông Huỳnh
Minh Quân, Giám đốc Công ty Nhân Việt, cho rằng: Với những người thật sự có hoài bão thì
ngay trong cuộc phỏng vấn cần chứng minh được kế hoạch cụ thể để thực hiện hoài bão ấy
thông qua thời gian cụ thể. Nếu có kế hoạch và chứng minh thực hiện được nó, ứng viên sẽ
được đánh giá cao. Còn theo ông Bùi Quang Vĩnh, chuyên viên đào tạo Công ty L&A: Ngoài
việc lập kế hoạch, dự tính được công việc sẽ làm, ứng viên có thể gây ấn tượng mạnh đối
với NTD thông qua việc tìm hiểu rõ hơn về công ty, về sản phẩm và cả đối thủ cạnh tranh.
Những ứng viên quan tâm đến lĩnh vực này bao giờ cũng có lợi thế hơn khi bước vào vòng
dự tuyển.





×