Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vận dụng NTKQ,NTTD,NTPT để phân tích thực trạng, hậu quả và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.77 KB, 11 trang )

Vận dụng NTKQ,NTTD,NTPT để phân tích thực trạng, hậu quả và nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp.

PHẦN MỞ ĐẦU
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là
tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn do chất thải của các nhà máy, rác
thải từ sinh hoạt, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp... và cũng đã đến lúc chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy
môi trường nông thôn.

Nguyễn Duy Huynh

12104613

1


PHẦN NỘI DUNG
1)thế nào là sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ,
sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn
nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Công việc nông nghiệp cũng được biết đến
bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh
thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất
cây trồng và vật nuôi.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc
biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông
nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông
sản và công nghệ sau thu hoạch.
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp


thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
* Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình
của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
* Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn
hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc
trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử
dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạo giống, nghiên cứu các
giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục
đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt
động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để
có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ
ngũ cốc hay vật nuôi...
2)thực trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp.
Nguyễn Duy Huynh

12104613

2


Ngày xưa người ta canh tác nông nghiệp theo hướng “hữu cơ” tức là dùng các
loại phân chuồng (chưa qua xử lý) để trực tiếp bón cho cây trồng
Ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt
Nam, cho biết nếu vào cuối những năm 1960, chỉ có khoảng 0,48% diện tích đất
canh tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì hiện nay là 100% với trên 1.000
chủng loại thuốc, trong đó nhiều loại thuốc có độc tính cao.
Hằng năm, nước ta sử dụng trung bình 15.000 - 25.000 tấn thuốc bảo vệ thực
vật. Bình quân 1ha gieo trồng sử dụng đến 0,4 - 0,5 kg thuốc bảo vệ thực vật. Sử

dụng không hợp lý, không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt về
quy trình sử dụng nên thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại cho chính người
sử dụng thuốc và người tiêu dùng nông sản và thực phẩm có chứa dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống.
Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên&Môi trường, mỗi
năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp
nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ
độc cao đã bị cấm sử dụng.
Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng
chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được
lưu giữ chờ xử lý. Môi trường nông thôn đang phải gánh chịu những bất lợi từ
hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Theo kết quả phân tích mới nhất của cơ quan chuyên môn, giờ đây, các loại hoá
chất độc hại nhất đối với sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và với sức
khoẻ con người đã có mặt tại các vùng đất, vùng nước sản xuất nông nghiệp tại
Hải Phòng với hàm lượng kinh hoàng.
Cụ thể: Trong đất, hàm lượng Cu+ đạt từ 43,68-69,68ppm; Pb2+ có từ 147,6661,2ppm; hàm lượng kim loại nặng trong nước cao gấp hàng nhiều lần tiêu
chuẩn cho phép.
Sự ô nhiễm kéo dài trong đất đã tiếp tục sản sinh ra thế hệ độc tố tiếp theo như
Fe3+, Al3+ vđ Mn2+, đây là tác nhân chính huỷ diệt nguồn khoáng chất, dinh
Nguyễn Duy Huynh

12104613

3


dưỡng hữu cơ có tự nhiên trong đất gây giảm năng suất cây trồng và là mầm
mống để tạo nên hiện tượng sa mạc hóa. Tại các họng nước thải của nhà máy,
chất độc hại cao ở mức kinh hoàng. Đến nỗi các nhà chuyên môn chỉ có thể nói

ngắn gọn: Nguồn nước độc hại chẳng kém gì... cạm bẫy giết người.
Có thể lấy ví dụ tại các lưu vực sông bị ô nhiễm ở xã Hoàng Tây (tỉnh Hà Nam),
tỷ lệ mắc bệnh đường ruột ngày càng tăng, trong đó 21% trẻ em dưới 5 tuổi bị
mắc bệnh tiêu chảy; 86% trẻ em bị mắc bệnh giun đũa; 76% mắc bệnh giun
tóc... Các xã Hòa Hậu, Bồ Đề, Vĩnh Trù, nghiên cứu cho thấy 94,4% giếng
khoan có hàm lượng asen (thạch tín).
Nước ta có trên 77% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn với cơ cấu ngành
nghề chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ. Trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, khu vực nông thôn mang tính chiến
lược, trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy, nông thôn chi phối và tác động nhiều
mặt đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường quốc gia.
3)nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp
như chúng ta đẫ biết việt nam là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất sau thái lan
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, xuất khẩu gạo cả nước từ đầu
năm đến nay đã đạt gần 7,3 triệu tấn, vượt xa kỷ lục thiết lập vào năm
ngoái.Theo số liệu mới nhất từ VFA, trong tuần đầu của tháng 12, cả nước xuất
khẩu được 152.483 tấn gạo, trị giá FOB đạt 69,414triệu USD, trị giá CIF đạt
73,850 triệu USD. Tính từ đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 7,256 triệu tấn, giá FOB
đạt 3,234 tỷ USD, trị giá CIF đạt 3,324 tỷ USD.Năm 2011, xuất khẩu gạo của
Việt Nam đạt mức 7,105 triệu tấn, theo thống kê của VFA.

Nguyễn Duy Huynh

12104613

4


Năm 2011, ngành nông nghiệp đạt sản lượng lúa 42,2 triệu tấn, tăng hơn 2,2
triệu tấn so với năm 2010, ngô khoảng 4,5 triệu tấn. Sản xuất cây ăn quả đều

tăng trưởng khá. Tuy nhiên, sản lượng tăng bao nhiêu thì chất thải, tàn dư thực
vật, xác hữu cơ – những tác nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước
và có thể gây đột biến gen một số loại cây trồng cũng phức tạp theo. Theo Viện
Môi trường nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), riêng 7 loại cây trồng là lúa, ngô,
khoai lang, lạc, đậu tương, mía, sắn năm 2011 đã phát thải ra môi trường sản
xuất khoảng 84,5 triệu tấn chất thải. Mặc dù ngành đã có nhiều giải pháp xử lý
phế phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, sản xuất nấm ăn, nhưng ước tính có tới
80% chất thải rắn trong số này chưa được xử lý. Đây là một trong những nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực trồng trọt.
Bên cạnh chất thải hữu cơ, nguồn thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi cũng
khá lớn và ngày càng trở nên báo động. Với tốc độ tăng trưởng 8% trong năm,
ngành chăn nuôi đã thải ra môi trường 11,15 triệu tấn CO2 và hàng chục triệu
tấn phân chuồng. Bà Nguyễn Quỳnh Hoa, Điều phối viên dự án Chương trình
khí sinh học, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, các động vật nhai lại và
chăn nuôi lợn thải khí nhà kính lớn nhất. Dự báo trong giai đoạn 2020-2030,
lượng phát thải từ chăn nuôi sẽ tăng gần 30%. Tương tự, theo tính toán của Viện
Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 (Bộ NN&PTNT), tổng lượng CO2 do nuôi
trồng thuỷ sản thải ra năm qua khoảng 5,2 triệu tấn. Trong đó, khí thải CO2 từ
Nguyễn Duy Huynh

12104613

5


nuôi cá tra khoảng 1,6 triệu tấn, nuôi tôm 1 triệu tấn, các loại cá nước ngọt khác
khoảng 1,5 triệu tấn, nuôi cá nước biển thải ra khoảng 100 nghìn tấn… TS Phan
Thị Vân, chuyên gia Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 cho biết, thải khí
nhà kính trong nuôi trồng thuỷ sản từ ba nguồn chính là sử dụng năng lượng
trong quá trình sản xuất, cung ứng đầu vào như thức ăn, phân bón, hoá chất; vận

hành các hoạt động nuôi như hút bùn, bơm, quạt nước và thuỷ phân chất hữu cơ
từ thức ăn và chất thải trong quá trình nuôi.

Thiếu mô hình bền vững
Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, lượng khí thải từ sản xuất nông nghiệp
đang tăng chóng mặt. Nếu như năm 2000, phát thải từ nông nghiệp là 65 triệu
tấn CO2, chiếm 43,1% tổng lượng phát thải của quốc gia thì trong năm qua con
số này đã lên tới 110 triệu tấn, tăng 45 triệu tấn. Bộ NN&PTNT dự báo, đến
năm 2020, chất thải từ nông nghiệp có thể lên tới 114,4 triệu tấn. Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT Cao Đức Phát đánh giá, môi trường đang có chiều hướng xấu đi,
mức độ suy thoái về môi trường đất, nguồn nước trở thành những vấn đề cấp
bách, nếu không giải quyết kịp thời, ngành nông nghiệp khó có thể phát triển

Nguyễn Duy Huynh

12104613

6


bền vững. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, dịch bệnh từ gia súc, gia cầm, cây
trồng đều có liên quan đến môi trường.

4)hậu quả của ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp
Đất là một tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con
người...Đất đóng vai trò quan trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là
nơi để sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở
và các công trình khác, Đất cùng với con người đồng hành qua các thời kì công
nghiệp khác nhau từ nền nông nghiệp sơ khai đến nền nông nghiệp hiện đại như
ngày nay. Tuy nhiên con người lại có những tác dộng xấu đến môi trường như

sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều Tuy nhiên trong
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thường có sẵn kim loại nặng và chất
khó phân hủy, khi tích lũy đến một giới hạn nhất định, chúng sẽ thành chất ô
nhiễm
Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: Cùng với ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm môi trường đất cũng là vấn đề đáng
báo động hiện nay. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông
nghiêp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau, quả… ảnh
hưởng gián tiếp tới sức khỏe con người và động vật. Ngày càng xuất hiện nhiều
căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi năm.

Nguyễn Duy Huynh

12104613

7


Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa
trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện
nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá. Đất là tài nguyên không
thể phục hồi, mặc dù con người có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật để cải tạo
Do đó vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải xem xét lại mối quan hệ của mình với
môi trường đất. Mọi người cùng nhau ngăn chặn những hành vi gây ô nhiễm
môi trường đất để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học là hiện
tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm canh trên thế giới. Trong quá
trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học, một lượng đáng kể
thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và và tích
lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón

và thuốc bảo vệ thực vật.Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ
thực vật và phân bón là làm suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác
nông nghiệp như phú dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng
sinh học của khu vực nông thôn, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng
chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật.
Hai môi trường đất và môi trường nước bị ô nhiễm .. liệu rằng chúng ta có thể
tong tại lâu dài không??? Là câu hỏi niên viễn mà câu trả lời nằm trong chính ý
thức của mỗi chúng ta
5)các biện pháp khắc phục
môi trường trong sản xuất nông nghiệp đang có chiều hướng xấu đi, mức độ suy
thoái đã trở nên cấp bách. Với mức độ lạm dụng phân bón, thuốc BVTV tràn lan
như hiện nay và việc tùy tiện xả chất thải rắn từ chăn nuôi ra môi trường chưa
qua xử lý… thì khó có thể phát triển nền nông nghiệp ổn định, bền vững.
Để hạn chế những tác động xấu tới môi trường, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
Cao Đức Phát, cần phải có các giải pháp toàn diện và tăng đầu tư ngân sách nhà
Nguyễn Duy Huynh

12104613

8


nước cho lĩnh vực bảo vệ môi trường. Quan trọng nhất là tăng cường tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.
Do đó, để tiến tới kiềm chế, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường trong nông
nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, Bộ NN&PTNT đã triển khai 6 giải
pháp như: Rà soát, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường; hướng
dẫn các quy định về quan trắc môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và
đánh giá tác động môi trường nông nghiệp; kiểm soát ô nhiễm và cảnh báo dịch
bệnh trong các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống

pháp luật về quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên biển; phục hồi, cải thiện môi
trường nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công
nghệ, sử dụng công nghệ… để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp,
nông thôn.

Nguyễn Duy Huynh

12104613

9


KẾT LUẬN
Nước ta có trên 77% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn với cơ cấu ngành
nghề chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ. Trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, khu vực nông thôn mang tính chiến
lược, trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy, nền nông nghiệp bị ô nhiễm sẽ có tác
động rất lớn đến việc phát triền cũng như việc phục vụ cho như cầu sinh hoạt
của nười dân nông thôn. Khi mà tài nguyên nước và tài nguyên đất đang ngày
càng bị phá hoại bời các tác nhân sinh học trong quá trình sản xuất nông
nghiệp.. có thể nói tình trạng ô nhiễm ở các khu vực nông thôn đâng ở mức cấp
báo động

Nguyễn Duy Huynh

12104613

10



Phần cam đoan
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của em, do em tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ
và tự viết ra.
Không sao chép nguồn khác, của bạn khác, không nhờ viết hộ, không thuê viết
hộ.
Bài viết còn nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo :
1. Sách tập 2 Triết học
2. Trang chungta.com
3. Trang wikipedia.ogr

Nguyễn Duy Huynh

12104613

11



×