Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Vận dụng NTKQ,NTTD,NTPT nhận xét về chủ trương cấm bán hàng rong trên đường phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.44 KB, 7 trang )

Vận dụng NTKQ,NTTD,NTPT nhận xét về chủ trương cấm bán hàng rong
trên đường phố Hà Nội.
PHẦN MỞ ĐẦU
Trên thế giới, bán rong trên các đường phố là hình thức kinh doanh đã xuất
hiện từ lâu. Trong kí ức của tác giả Nguyễn Quang Thiều, những người bán
rong ở những nơi ông đến có thể là một người Trung Hoa xách một chiếc
khay gỗ lớn nhiều tầng đựng trứng đi dọc hè phố và rao bán ở Melbourne;
hay những người đẩy xe bốn bánh bán bánh mỳ hotdog, hoặc trái cây ở
Washington; hoặc những người đẩy xe ba gác bán ngô luộc ở Islamabad.
Chúng tôi cũng đã gặp những người Việt Nam đẩy xe bán hotdog trước cửa
các siêu thị tại Paris hay Toulouse; những người Nga đẩy xe kem, hay bán
các túi hoa nhỏ ở Matxcơva; hoặc những người Bungaria bán những miếng
bí đỏ tẩm sữa nướng hay những hạt dẻ nướng còn nóng hổi tại thủ đô
Sophia... Bán hàng rong đã trở nên thân thuộc đến mức nó không đơn thuần
được nhìn nhận từ góc độ kinh tế, mà còn được xem như một nét văn hóa
đặc sắc phản ánh cuộc sống thường nhật của các dân tộc trên thế giới. và
trong đó có cả việt nam

PHẦN NỘI DUNG


1)thế nào là bán hàng rong?
Như chúng ta đã biết ,đi dọc tuyến phố hà nội bất kể thời gian nào chúng ta
cũng đều bắt gặp những cô bác bán hàng ở lề đường,vỉa hè hoặc có thể là
bán hàng di động bằng các hình thức gồng gánh hay lai thồ … hàng hóa họ
bán thường là đồ ăn nhah , hoa quả hay những đồ dung sinh hoạt thường
nhật ,,những mặt hàng đó thường không được chứng thực nguồn gốc không
có giấy phép kinh doanh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.như vậy,
hình thức kinh doanh đó gọi là hình thức bán hàng rong.

2) hà nội chủ trương cấm bán hàng rong.


Với mục tiêu văn minh đô thị, chủ trương cấm bán hàng rong trên các tuyến
phố của UBND thành phố Đà Nẵng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7.
Những đối tượng hàng rong bị cấm bán gồm: bán dạo sách báo, đánh giày,
các loại hàng rong di động5 tuyến đường thí điểm đầu tiên là Bạch Đằng,
Trần Phú, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hùng Vương và 3 khu vực cầu Sông
Hàn, Bảo tàng Điêu khắc Chămpa, Quảng trường 2-9.Với những người bán
vé số, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính xây
dựng quy chế quản lý riêng và dự kiến sẽ cấp thẻ hành nghề cho họ. Tuy
nhiên, những người bán vé số tại các tuyến thuộc diện cấm hàng rong nếu


chèo kéo khách cũng sẽ bị xử lý.Thời gian đầu sẽ xử lý ở mức răn đe để
tuyên truyền; nếu phát hiện vi phạm lần thứ hai sẽ bị phạt tiền từ 20.000 đến
500.000 đồng tùy mức độ vi phạm. Nếu vi phạm lần thứ ba, đối với người có
hộ khẩu ở Đà Nẵng sẽ lập thủ tục giao cho UBND các quận, huyện, xã,
phường giáo dục, quản lý; người ngoại tỉnh sẽ bị xử lý bằng biện pháp đưa
lên Trung tâm bảo trợ xã hội để đưa về địa phương hoặc đào tạo nghề.Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng đang đề nghị các phường điều
tra kỹ để có chủ trương hỗ trợ chuyển đổi nghề cho những người bán hàng
rong. Đối với những người ngoại tỉnh, thành phố sẽ bố trí cho họ hoạt động
ở một số nơi cố định. Sau này, sẽ tập trung những người ngoại tỉnh về Trung
tâm bảo trợ xã hội để giúp họ hồi hương hoặc đào tạo nghề
Bởi lẽ: Quyết định trên của UBND TP. Hà Nội phù hợp với điều kiện khách
quan: Hà Nội là thủ đô của cả nước, cần có bộ mặt đẹp đẽ, gọn gàng, văn
minh. Bán hàng rong không chỉ làm mất mỹ quan thành phố, mà còn dẫn
đến rất nhiều các vấn đề xã hội khác như mất trật tự an ninh, vệ sinh an toàn
thực phẩm, giao thông.
Cần có quy định về địa điểm được bán hàng rong trên địa bàn Hà Nội.
Tuy nhiên có thể thấy bán hàng rong là nghề mưu sinh của hàng chục ngàn
người dân nghèo ở Hà Nội và nông thôn lên. Đây là nhóm người không có

nhiều vốn liếng và phải chọn hàng rong để duy trì cuộc sống. Anh Phùng
Văn Nhị, quê ở Giao Thủy, Nam Định, hiện đang bán hoa quả rong chia sẻ:
"Quê tôi vốn chỉ sống bằng nghề chài lưới.
Bây giờ công việc đi biển rất khó để kiếm sống nên vợ chồng tôi phải lên Hà
Nội tìm việc. Nhưng ở đây những người không có bằng cấp như chúng tôi
rất khó kiếm được một công việc đủ sống. Cực chẳng đã, chúng tôi phải đi
bán hoa quả".
Khác với hoàn cảnh của anh Nhị, chị Nguyễn Thanh Tâm bán rau ở khu vực
Bách Khoa cho biết, trước đây khi còn có sức khỏe chị kiếm sống bằng nghề
phụ hồ, thợ xây. Nhưng sau một trận ốm sức khỏe chị yếu hẳn, đánh phải ở
nhà trồng rau, ngô. Chị Tâm cũng giống như nhiều người bán hàng rong có
nhà ở khu vực ngoại thành Hà Nội, chọn hàng rong để tìm đầu ra cho những
sản phẩm nông nghiệp ít ỏi của mình.
Ngoài vấn đề chọn hàng rong làm kế sinh nhai của nhiều người, cũng cần
phải nói đến tâm lý chung của đại đa số người dân thủ đô cũng đã "vô tình"
giúp hàng rong phát triển. Không thể phủ nhận những thuận lợi của hàng
rong như giá rẻ và tiện lợi.


Chị Thanh Vân ở phố Trương Định (Hoàng Mai), tâm sự, công việc của chị
vốn không có nhiều thời gian rỗi, vì thế những lúc đi làm về chị thường tạt
qua những gánh hàng rong để mua hàng, vừa rẻ, lại đỡ mất công gửi xe như
ở các chợ và siêu thị.
Bên cạnh đó, khâu tổ chức và thực hiện chủ trương về cấm bán hàng rong
trong khu vực nội thành cũng đang tồn tại nhiều bất cập, không tiến hành
một cách triệt để và nhất quán. Thành phố ban hành quy định, nhưng lại
chưa quy hoạch được những địa điểm bán hàng tạm thời, chưa có lực lượng
chuyên trách bảo vệ văn minh đô thị.
Hiện nay, lực lượng duy trì trật tự, xử lý vi phạm chủ yếu là công an phường
và dân phòng còn quá mỏng nên làm việc không hiệu quả. Việc xử phạt

không nghiêm và có tính nể nang cũng dẫn đến tình trạng người dân thực
hiện theo kiểu đối phó.
Thiếu giải pháp
Xét trên một góc độ khác, hàng rong là một nét văn hóa rất riêng của Hà
Nội, gắn liền với hình ảnh thủ đô.
Ông Lê Thiên Lý ở phố Hàng Bạc tâm sự: "Tôi đã sống ở Hà Nội gần 50
năm và chứng kiến bao đổi thay của thủ đô nhưng những gánh hàng rong
vẫn vậy, vẫn là một nét rất xưa cũ và gắn bó. Nó giúp tôi nhớ về những năm
tháng khó khăn ngày xưa. Vì thế sẽ thực sự tiếc nuối nếu Hà Nội vắng đi
hình ảnh quen thuộc của những gánh hàng rong".
Không thể phủ nhận hàng rong tồn tại đã tạo công ăn việc làm cho hàng
ngàn lao động phổ thông. Nếu kiểm soát quá chặt sẽ vô tình dẫn đến những
hệ quả như đẩy người dân đến chỗ mất việc làm, cuộc sống của cả gia đình
sẽ bị ảnh hưởng. Khi những người nghèo bị đẩy vào đường cùng, tệ nạn xã
hội sẽ tăng lên.
Để giải quyết vấn đề này, theo các chuyên gia, nhà xã hội học, thành phố
nên có những chủ trương hợp lí, như quy định rõ địa điểm và thời gian
những người bán hàng rong được phép hoạt động, có biện pháp quản lý cụ
thể.
Bên cạnh việc phải tái thiết lập trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường
hợp bán hàng rong vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, UBND TP. Hà
Nội cần sớm có kế hoạch dài hơi như thành lập lực lượng chuyên trách xử lý
những vi phạm trong trật tự đô thị, quy hoạch các chợ một cách khoa học
cho từng khu vực…


Chị Đào Thị Tuyết, một người bán hoa quả rong trước cổng chợ Phùng
Khoang cho biết: "Tôi thấy chủ trương của thành phố là đúng và sẵn sàng
làm theo. Nếu thành phố thông báo cụ thể các điểm được bán cũng như thời
gian cụ thể, thì những người bán hàng rong như tôi sẽ không phải mang tâm

lý lo âu về việc mình có thể vi phạm ở bất cứ đâu, từ đó dễ dàng thực hiện
đúng theo chủ trương của nhà nước".
Đó cũng là ý kiến chung của rất nhiều người bán hàng rong. Họ hiểu và ủng
hộ quy định của thành phố và cũng muốn xây dựng một Hà Nội đẹp, văn
minh hơn. Nhưng họ cũng cần được hiểu và thông cảm, khi trong một thời
gian ngắn không thể thay đổi được nghề nghiệp của mình.

3)suy nghĩ của mọi người về lệnh cấm bán hàng rong trên đường hà nội.
Khi nghe tin sẽ cấm bán hàng rong tôi cảm thấy có một cái gì đó bất ổn. Một
sự bất ổn ở đâu đấy trong lòng mặc dù tôi không phải là người sinh ra và lớn
lên ở thành phố. Với tôi, hình ảnh của những người bán hàng rong với đôi
quang gánh hoặc với một chiếc xe đạp thô sơ cùng với những điều giản dị
khác đã làm lên một phần phong vị đô thị Việt Nam và đặc biệt là Hà Nội.
Xét từ khía cạnh xã hội. Việc một tỷ lệ lớn những phụ nữ nông thôn với trình
độ văn hoá trung bình cấp II (phổ thông trung học cơ sở), nghề nghiệp
không có (ngay cả làm nông cũng bằng kinh nghiệm) liên tục di chuyển vào
hai đô thị lớn kiếm sống với một số nghề nhất định (chủ yếu là buôn bán đồ
ăn, hàng xén, đồng nát), đã góp phần làm biến đổi nhanh quá trình phân tầng
xã hội, làm đa dạng hoá các loại hình lao động nữ phổ thông và làm hình
thành một hệ thống "dịch vụ xã hội tại nhà"... Quá trình chuyển dịch cơ cấu
xã hội này là những hiện tượng cần được nghiên cứu.
Xét từ khía cạnh luật pháp. Công việc bán hàng rong trên đường phố của chị
em phụ nữ nông thôn đã gây khó khăn cho công tác an toàn giao thông, an
ninh đường phố. Các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền trong công tác quản
lý thị trường cũng gặp không ít trở ngại, phiền toái trong việc sắp xếp ổn
định an nịnh trật tự cho người lao động ngoại tỉnh. Mặt khác, chính quyền
đia phương, công an khu vực (nơi những người phụ nữ bán rong ở trọ) gần
như không thể kiểm soát và đảm bảo được an ninh do sự lưu chuyển tự do
thường xuyên của họ. Ngoài ra, các tệ nạn xã hội đã có dấu hiệu phát triển từ
chính nhóm nhóm lao động tự do này ( Theo báo lao động số 18/ 1997, có

tới 10- 12% đối tượng hình sự đang ẩn náu sinh hoạt trong số dân lao động


ngoại tỉnh). Vì vậy, vấn đề kiểm soát và bảo vệ phụ nữ nông thôn lang thang
kiếm sống ở các đô thị lớn cần được đề cập để nghiên cứu.
Từ góc độ khoa học tâm lý. Cần có những nghiên cứu toàn diện về khía cạnh
tâm tư, nguyện vọng, mong muốn, cảm nhận, thói quen .v.v... của nhóm phụ
nữ bán hàng rong, để chỉ ra được những biến đổi trong nhận thức, tình cảm
và hành động và để khái quát được chân dung nhân cách của họ.
Từ góc độ gia đình. Việc nghiên cứu những người vợ, người mẹ vì điều kiện
kinh tế gia đình khó khăn nên phải đi làm ăn xa là cần thiết. Vì chính trong
các gia đình này, việc thiếu vắng "người chủ gia đình" đã gây nên sự "lệch
chuẩn" trong vấn đề giáo dục con cái và tổ chức quản lý gia đình. Đây là
một trong những hiện tượng ly tán gia đình, bước khởi đầu cho sự phá vỡ tổ
ấm gia đình ở nông thôn.
Trên bình diện khoa học về giới. Nghiên cứu thực trạng đời sống của
chị em phụ nữ bán hàng rong sẽ góp phần làm sáng tỏ một phần vai trò của
người phụ nữ trong nền kinh tế thị trường, cũng như sự phân hoá các vai trò
giới ở nhóm phụ nữ bán hàng rong. Trên cơ sở này, các nhà soạn thảo chính
sách xã hội sẽ đưa ra được những chính sách giúp đỡ những "nhóm xã hội dễ
bị tổng thương", trong đó có nhóm phụ nữ nông thôn bán hàng rong ở thành
phố...


KẾT LUẬN
Thay vì việc cấm đoán người dân buôn bán theo hình thức rong ruổi trên
thành phố Nhà nước lên có những chính sách tương tự để tạo cơ hội cho dân
nhân sinh sống . bởi lẽ: việt nam đang trong tình trạng 60% người dân không
có việc làm . việc bán hàng rong hiện nay đang là hình thức kiếm sống có
tiềm năng mặt là hình thức kinh doanh cũng khá đa dạng và phong phú cần

được xây dựng mô hình quy củ để tạo điều kiện phát triển dân sinh và phát
triển đất nước . như lời Bác nói : “Dân giàu thì nước mạnh”
Lời nhận xét của bản than: việc cấm bán hàng rong là mọt chủ trương hướng
lợi nhưng thay bằng cấm Nhà Nước nên tạo cơ hội xây dựng mô hình buôn
bán có tổ chức tạo điều kiện cho nhân dân phát triển và cũng là phát triển đất
nước.
PHẦN CAM ĐOAN
-

Khẳng định tiêủ luận này là do chính bản thân tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ

và tự viết ra
- Không sao chép toàn bộ một nguồn tài liệu khác, không nhờ người khác
viết hộ,làm hộ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>sách giáo khoa triết
/>


×