Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vận dụng NTKQ,NTTD,NTPT nhận xét về thông tư 33 bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.78 KB, 11 trang )

Vận dụng NTKQ,NTTD,NTPT nhận xét về thông tư 33 Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn

PHẦN MỞ ĐẦU
Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về việc quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở
kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm
thực phẩm
Tuy nhiên, khi bộ luật này vừa ra đời thì đã nhận được phản ánh tiêu cực từ
nhiều phía các nhà doanh nghiệp.. xuất phát từ lý do trên tôi xin chọn đề tài:”
Vận dụng NTKQ,NTTD,NTPT nhận xét về thông tư 33 Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn” để làm rõ những tiêu cực cũng như các mặt tích cực của
thông tư số 33

Vũ Văn Hướng 12104067

1


PHẦN NỘI DUNG
thông tư số 33
Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT)
quy định thịt sống phải bán trong 8g sau giết mổ, thịt bảo quản lạnh được bán
trong 72g, phụ phẩm như dạ dày, lòng non, ruột già được bán trong 24g kể từ
khi giết mổ… Thông tư này có quá nhiều bất cập, nhưng nếu “không có gì thay
đổi” thì những quy định này sẽ được áp dụng trong tháng Chín tới.
Theo ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, việc kiểm soát
không sát với tình hình thực tế, sẽ khiến thông tư không có khả năng thực hiện.
Thứ nhất, thịt sống phải tiêu thụ trong 8g căn cứ mốc nào? Là 8g sau giết mổ
hay 8g sau khi thịt được bày bán trên quầy? Ngoài ra, quy định 8g đồng nghĩa
với việc thịt quá giờ xem như đã không sử dụng được, đã bị nhiễm bệnh? Như


vậy phải được xử lý thế nào?
Như vậy các lò mổ cung ứng nhỏ lẻ theo yêu cầu thì không phải lo lắng
giới hạn thời gian - nghĩa là tiểu thương cứ bán đến đâu lấy hàng đến đó. Nói có
vẻ đơn giản, nhưng vận hành lò mổ là vận hành cả quy trình, đâu phải tiệm tạp
hóa. Liệu các lò giết mổ có làm lắt nhắt trong ngày khi xét về mặt kinh tế thì
chắc chắn không hiệu quả. Trong khi chúng ta đang quy hoạch lại các cơ sở giết
mổ nhỏ lẻ, thủ công nhưng với cách làm này thì đâu lại vào đấy. Chưa kể, tình
trạng giết mổ lậu có khả năng tăng lên để phục vụ theo đúng tinh thần “Thông
tư”, liệu lực lượng chức năng có kiểm tra xuể?
Thông tư cũng “mở” ra hướng khuyến khích các chủ hàng dùng thiết bị
lạnh để bảo quản thịt và phụ phẩm tại quầy bán hàng. Thực tế, tại các lò giết mổ
cũng có tủ lạnh cỡ lớn để trữ thịt, tuy nhiên, lâu nay các tiểu thương rất ngại lấy
Vũ Văn Hướng 12104067

2


thịt được ướp lạnh bởi thói quen tiêu dùng của người dân là ăn thịt “nóng”.
Chưa kể, việc trang bị tủ đông ngay bên cạnh sạp là bất khả thi, bởi chợ chật
chội, an ninh không đảm bảo, điện đóm thiếu an toàn, chẳng lẽ ngày nào bán
xong tiểu thương cũng phải mang tủ đông về? PGS-TS Nguyễn Đăng Vang,
Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, sản phẩm thịt cấp đông ở thị
trường trong nước chưa được ưa chuộng vì thói quen tự chế biến của người dân
Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống giết mổ ở Việt Nam chưa thực sự chuyên
nghiệp và thành một tập quán. Hiện, nhu cầu về thịt cấp đông chỉ ở các bếp ăn
tập thể, nhà ăn sinh viên hay nhà ăn công nhân, hoặc thức ăn đường phố. Ngay
cả ở những nước phát triển, nhiều doanh nghiệp cũng phải làm theo thói quen
tiêu thụ thực phẩm của thị trường. Chẳng hạn, để đáp ứng nhu cầu dùng thịt
nóng của người dân, các doanh nghiệp có những xe giết mổ chuyên dụng đến
các chợ để bán trực tiếp…

1) mặt tích cực của thông tư số 33
Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn vừa ban hành, quy định thịt và phụ phẩm sau khi giết mổ chỉ được bán
trong vòng 8 tiếng.
việc siết chặt quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là rất cần thiết.
Bởi lẽ:
Do tác động của vi sinh vật, ôxy, không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thời
gian. các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị phân huỷ thành các chất có mùi
vị khó chịu và gây độc hại cho sức khoẻ con người. Sử dụng thực phẩm ôi
thiu, biến chất dễ gây ỉa chảy, đau bụng, nôn, nhức đầu , sốt, thậm chí có thể
gây các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng trên thay đổi theo
nguyên nhân và thường bắt đầu từ 1 đến 36 giờ sau khi ăn. Chẳng hạn, thức
ăn giàu đạm bị ôi thiu, biến chất bị phân huỷ thành NH3, H2S, indol, phenol,
scatol, betain hoặc histamine gây ngộ độc cho người dùng. Thức ăn giàu chất
Vũ Văn Hướng 12104067

3


béo (dầu mỡ) khi bị ôxy hoá sẽ thành các peroxyt, aldehyt, xeton không
những gây độc mà còn tích luỹ lâu dài trong cơ thể có thể gây ung thư.
2) những bất cập khi ban hành luật lệ thông tư số 33
Liệu có kiểm soát được?
Ngay tại tuyến đường chợ Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội đếm sơ đã có hơn chục
quầy bán thịt lẻ. Bà Lê Thị Thu, một người dân sống gần khu chợ, hàng ngày
mua bán ở đây, cho biết, các quầy bán thịt trên tuyến đường này thường bán từ
6-7h sáng tới 6-7h tối. Thậm chí có hôm trời mưa, có quầy còn bán đến 8 giờ
tối.
"Tôi không thấy mấy khi có người giao thịt mới mổ đến các quầy vào buổi trưa
cả. Nếu đi chợ vào buổi chiều chắc chắn người tiêu dùng toàn ăn thịt đã quá 8

giờ", bà Thu nói.
Theo ông Phạm Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Thú y, thực tế cho thấy về điều
kiện giết mổ, bảo quản, thịt gia súc, gia cầm hiện nay phần lớn chưa đáp ứng
được yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Việc kinh doanh thịt gia súc,
gia cầm phần lớn ở các chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm kể cả bán hàng rong
không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong kinh doanh...
Lực lượng cán bộ thú y tại các địa phương hiện cũng còn thiếu trong khi phải
đảm đương quá nhiều nhiệm vụ như phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ;
kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. Điều
này đang gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát của cơ quan thú y.
Ông Phạm Văn Đông cũng thừa nhận, các chế tài xử lý, thẩm quyền xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, an toàn thực phẩm hiện còn nhiều hạn
chế
Thực tế cho thấy:
Áp những vấn đề đó vào Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT có thể dễ dàng
nhận thấy nhiều quy định trong văn bản này là khó thể thực hiện. Ví dụ về quy
định thịt và phụ phẩm được bày bán phải có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem
kiểm tra vệ sinh thú y và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y, nhiều
Vũ Văn Hướng 12104067

4


ý kiến cho rằng đây là quản lý "phần ngọn". Trong khi đó, xét về "phần gốc",
hiện cả nước có hơn 28.000 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó chỉ có 59
cơ sở giết mổ tập trung (chiếm 0,51%) còn lại đều là các điểm giết mổ nhỏ lẻ.
Điều đáng nói là lực lượng thú y mới chỉ kiểm soát được trên 900 cơ sở (chiếm
khoảng 8,05%). Một vấn đề khác là những quy định về thời gian sau giết mổ, là
8 giờ đối với thịt, phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ bình thường; là 24 hoặc 72 giờ
đối với thịt, phụ phẩm bảo quản ở mức 0-5 độ C - Ngay cả các chuyên gia cũng

cho biết là rất khó phân biệt và xác định chính xác. Còn về quy trình thực hiện,
theo thông tư, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ
chức triển khai thực hiện; Chi cục Thú y phổ biến, hướng dẫn các cơ sở kinh
doanh thịt và phụ phẩm trong địa bàn… trong khi không có hình thức kiểm tra,
xử phạt, mức xử phạt, chế tài xử lý cụ thể… Đặc biệt là ai, lực lượng nào sẽ
kiểm soát, xử lý những vi phạm cũng không thấy được nhắc đến.
Chị Nguyễn Thị Hòe, chủ một quầy kinh doanh thịt lợn tại chợ Thành Công, Hà
Nội cho biết: Nếu có quy định về việc chỉ được bán thịt sống trong thời gian 8
giờ kể từ lúc giết mổ thì chị và nhiều tiểu thương khác tại chợ đành phải… bó
tay.
Chị Hòe cho biết, thời điểm chị lấy thịt tại lò mổ Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà
Nội là khoảng 2-3h sáng, vận chuyển được về đến chợ cũng phải 7–8h. Trong
khi đó, người đi chợ mua thịt cũng rải rác từ 7h-13h,14h mới hết.

Vũ Văn Hướng 12104067

5


Khi chúng tôi cung cấp thông tin sắp tới sẽ thực hiện quy định chỉ bán thịt trong
vòng 8 tiếng từ khi mổ thịt, chị Phạm Thị Thanh, bán hàng tại chợ Mơ, Hà Nội
kêu luôn: “Lợn được thịt lúc 4h sáng, bán đến 12h trưa thì đã là 8 tiếng. Nếu tôi
vẫn còn hàng thì phải làm sao? Hằng ngày tôi vẫn mang về để tủ lạnh, chờ đến
16h, 17h mang ra bán nốt. Kinh doanh thịt lợn bây giờ có phải dễ dàng đâu”.
Khoảng 3 giờ chiều ngày 15/8, theo ghi nhận của phóng viên tại các chợ trên địa
bàn thành phố Hà Nội, vẫn còn nhiều sạp bày bán đủ các loại thịt lợn. Bà Trần
Ngọc Mùi cùng 3 tiểu thương chợ Hoàng Mai, Hà Nội cho biết đã biết quy định
về thời gian bán thịt sống qua báo chí.
“Nếu Chi cục Thú y kiểm tra, chúng tôi chỉ còn cách lấy thịt ít đi, vào buổi sáng
và trưa. Mọi ngày tôi bán được khoảng 60kg thịt, cũng có ngày không hết, phải

để đến chiều như hôm nay. Để làm đúng quy định này, tôi chỉ bán khoảng 30kg40kg thịt/ngày”, bà Mùi ước lượng.
Các tiểu thương chợ Hoàng Mai cũng cho biết, nếu lò mổ chịu cung ứng nhỏ lẻ
cho từng tiểu thương theo yêu cầu thì chẳng phải lo lắng gì. “Nếu mình cần họ
mới mổ thịt thì mình cứ lấy ít, bán hết lại lấy nữa, được thế thì chẳng lo giới hạn
thời gian. Có điều lò mổ họ làm có giờ nên cũng khó lắm”, một tiểu thương nói.

Vũ Văn Hướng 12104067

6


Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho
biết, trong những ngày qua, Cục Thú y cũng đã nhận được nhiều luồng ý kiến
khác nhau về nội dung quy định tại Thông tư.
Các hộ kinh doanh thịt gia súc, gia cầm đặc biệt là các hộ kinh doanh tại các chợ
truyền thống, chợ cóc, chợ tạm lo ngại ảnh hưởng đến việc kinh doanh của
mình.
Một số ý kiến của các chuyên gia, người tiêu dùng bày tỏ đồng tình với quy định
của Thông tư, tuy nhiên còn băn khoăn với tính thực thi của văn bản trong điều
kiện thực tế của Việt Nam hiện nay.
Nhiều ý kiến của tiểu thương chợ Bà Chiểu cho rằng, như vậy các lò mổ cung
ứng nhỏ lẻ theo yêu cầu thì không phải lo lắng giới hạn thời gian - nghĩa là tiểu
thương cứ bán đến đâu lấy hàng đến đó. Nói có vẻ đơn giản, nhưng vận hành lò
mổ là vận hành cả quy trình, đâu phải tiệm tạp hóa. Liệu các lò giết mổ có làm
lắt nhắt trong ngày khi xét về mặt kinh tế thì chắc chắn không hiệu quả. Trong
khi chúng ta đang quy hoạch lại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thủ công nhưng với
cách làm này thì đâu lại vào đấy. Chưa kể, tình trạng giết mổ lậu có khả năng
tăng lên để phục vụ theo đúng tinh thần “Thông tư”, liệu lực lượng chức năng có
kiểm tra xuể?
Thông tư cũng “mở” ra hướng khuyến khích các chủ hàng dùng thiết bị lạnh để

bảo quản thịt và phụ phẩm tại quầy bán hàng. Thực tế, tại các lò giết mổ cũng có
tủ lạnh cỡ lớn để trữ thịt, tuy nhiên, lâu nay các tiểu thương rất ngại lấy thịt
được ướp lạnh bởi thói quen tiêu dùng của người dân là ăn thịt “nóng”. Chưa kể,
việc trang bị tủ đông ngay bên cạnh sạp là bất khả thi, bởi chợ chật chội, an ninh
không đảm bảo, điện đóm thiếu an toàn, chẳng lẽ ngày nào bán xong tiểu thương
cũng phải mang tủ đông về? PGS-TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội
Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, sản phẩm thịt cấp đông ở thị trường trong nước
chưa được ưa chuộng vì thói quen tự chế biến của người dân Việt Nam. Bên
cạnh đó, hệ thống giết mổ ở Việt Nam chưa thực sự chuyên nghiệp và thành một
tập quán. Hiện, nhu cầu về thịt cấp đông chỉ ở các bếp ăn tập thể, nhà ăn sinh
Vũ Văn Hướng 12104067

7


viên hay nhà ăn công nhân, hoặc thức ăn đường phố. Ngay cả ở những nước
phát triển, nhiều doanh nghiệp cũng phải làm theo thói quen tiêu thụ thực phẩm
của thị trường. Chẳng hạn, để đáp ứng nhu cầu dùng thịt nóng của người dân,
các doanh nghiệp có những xe giết mổ chuyên dụng đến các chợ để bán trực
tiếp…
TP.HCM hiện có 243 chợ, 163 siêu thị, 175 chợ tự phát và hàng trăm chợ tự
phát khác chưa được thống kê; trong khi đó, lực lượng thanh tra của Chi cục
Thú y TP.HCM chỉ 20 người; tính luôn cán bộ ngành thú y tại 24 quận, huyện
có chức năng thanh tra thì tổng số chưa đến 50 người. Như vậy, khả năng đảm
bảo Thông tư 33 được thực thi triệt để càng vô cùng khó. Đối phó với Thông tư
này không khó, tiểu thương “né” bằng cách giao hàng tận nơi, “chạy” cán
bộ kiểm soát.
Việc ban hành một thông tư cần điều kiện thực hiện khả thi. Trước đây, có
những thông tư, quy định nhỏ lẻ như bán hàng phải niêm yết giá, hoặc kinh
doanh gia cầm phải dùng bao bì sạch sẽ… đơn giản như thế mà còn không làm

được, huống chi lần này, phức tạp thế thì chỉ tồn tại trên... giấy.

Vũ Văn Hướng 12104067

8


KẾT LUẬN
Trên cơ sở đặc tính sinh hóa của thịt và kết quả nghiên cứu ô nhiễm vi sinh vật
trong thịt tươi ở điều kiện bình thường (nhiệt độ từ 20 – 25 độ C) cho thấy, sau 8
giờ các mẫu xét nghiệm (lấy từ cơ sở kinh doanh) đều vượt giới hạn cho phép,
không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Việc ban hành Thông tư nhằm triển khai thực hiện Luật An toàn thực phẩm,
từng bước nâng cao, cải thiện điều kiện giết mổ, bảo quản, kinh doanh thịt gia
súc, gia cầm góp phần ngăn ngừa dịch bệnh động vật lây lan, đảm bảo an toàn
thực phẩm bảo vệ sức khẻ cộng đồng.
Tuy nhiên, việc quy định chỉ được bán thịt trong khoảng thời gian 8 giờ kể từ
sau khi giết mổ sẽ gây khó khăn nhất định trong điều kiện thực tiễn hiện nay.
Ông Đông cho biết, Cục Thú y đang tiếp tục thu thập các ý kiến phản ánh của cơ
quan truyền thông, các đối tượng kinh doanh, người tiêu dùng, các cơ quan quản
lý và các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm về những nội dung chưa
phù hợp điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo Cục Thú y rà soát, đề
xuất sửa đổi những điểm bất cập của Thông tư 33/2012/BNNPTNT trong đó có
quy định liên quan đến yêu cầu chỉ được bán thịt trong 8 tiếng sau giết mổ.
Cho nên có thể đưa ra nhận xét.. thông tư 33 của bộn nông nghiệp hướng đến
tích cực về mặt sức khỏe cho người dân.tuy nhiên không được sự đồng tình của
đại đa số người dân hay nói đúng hơn là vẫn còn nhiều thiếu sót

Vũ Văn Hướng 12104067


9


Lời cam kết
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của em, do em tìm kiếm tài liệu, suy nghĩ
và tự viết ra.
Không sao chép nguồn khác, của bạn khác, không nhờ viết hộ, không thuê viết
hộ.
Bài viết còn nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo :
1. Sách tập 2 Triết học
2. Trang chungta.com
3. Trang wikipedia.ogr

Vũ Văn Hướng 12104067

10


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................2
thông tư số 33..............................................................................................................................2
Lời cam kết...............................................................................................................................10
Tài liệu tham khảo :..................................................................................................................10

Vũ Văn Hướng 12104067


11



×