Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

SINH KẾ VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.4 KB, 15 trang )

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

SINH KẾ VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN
CƯ VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Lê Xuân Sinh1, Huỳnh Văn Hiền1, Đỗ Minh Chung1 &
Nguyễn Thị Kim Quyên1

ABSTRACT
Aquaculture, wildfish capture and horticulture are the most important
livelihoods of coastal community in the Mekong Delta. In general, the
successfulness of occupations tends to be worse and poverty rate is still high.
On average, the household size was 4.8 persons with the living expenditures of
VND 2.9 million/household/month, covering 32.7% of total monthly net
income. The households have to find water for living about 6 months per years
with an average cost of VND 220,600/household/month, and the cost of fuels
for living of VND 192,200/household/month. Coastal community recognizes the
evidents and reasons of climate change. It was said that climate now is worse
than before and it would become worse in the next 10-20 years. The impacts of
climate change on the livelihoods, health and water for living are recognized,
especially to children and elderly persons of the poor households. Community
can adjust at different levels to climate change at different level but mainly
depend on the supply of inputs and the marketing of outputs. Livelihoods and
supply of water for living should be appropriate to vulnerable groups.
Reduction of production costs, improved perception on food safety, and better
marketing of products are more important. In addition, further study on all of
three ecological regions: coastal area, area where is seasonally intrusted by
saline water and the area yearly affected by floods are recommended.
Keywords: Adaptation, clean water, climate change, impacts, livelihoods.


Title: Livelihhods and adaptation to climate change of coastal communities
in the Mekong River Delta

TÓM TẮT
Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và trồng trọt là những hoạt động sinh
kế quan trọng nhất đối với cộng đồng tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhìn chung, mức độ thành công của các ngành nghề có xu hướng giảm dần và
tỷ lệ số hộ nghèo còn cao. Bình quân mỗi hộ có 4,8 người với mức chi phí sinh
hoạt 2,9 triệu đồng/hộ/tháng, chiếm 32,7% tổng lợi nhuận bình quân hằng
1

Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ

440


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

tháng. Nhiều hộ phải tìm nước sinh hoạt khoảng 6 tháng/năm với chi phí 220,6
ngàn đồng/hộ/tháng và chi phí cho chất đốt là 192,2 ngàn đồng/hộ/tháng.
Thông tin về biến đổi khí hậu (BĐKH) được cộng đồng ven biển tiếp nhận khá
phổ biến. Khí hậu hiện nay được cho là xấu hơn và bất thường hơn trước, đồng
thời sẽ tệ hơn trong 10-20 năm tới. Tác động của BĐKH đối với sản xuất, sức
khỏe và nước sinh hoạt đã được nhận biết, trầm trọng nhất là đối với trẻ em và
người già của các hộ nghèo. Việc cải thiện hiệu quả sản xuất nông lâm ngư và
diêm nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản
phẩm đầu ra. Các mô hình sinh kế và việc cung cấp nước sạch cần phù hợp
hơn với những nhóm dễ bị tổn thương. Cần chú ý hơn tới giảm chi phí sản

xuất, nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và tổ chức tiêu thụ sản
phẩm có hiệu quả. Cũng nên mở rộng nghiên cứu ở cả ba vùng sinh thái: vùng
ven biển, vùng bị xâm nhập mặn theo mùa và vùng chịu tác động bởi nước lũ
hằng năm.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, các hoạt động sinh kế, thích ứng, nước sạch, tác
động.
1 MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH) theo quan điểm của WWF là bất cứ những thay đổi
quan trọng nào của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, hoặc gió) quan
trắc được trong vòng ít nhất 10 năm. BĐKH có thể dẫn tới khan hiếm các
nguồn tài nguyên và làm tăng mâu thuẫn về lợi ích trong sử dụng các nguồn tài
nguyên thiết yếu như nước, đất nông nghiệp… từ đó ảnh hưởng tới an ninh
lương thực và gia tăng sự phân hoá giàu nghèo. Dự báo đến năm 2050, thế giới
có khoảng 150 triệu người phải di dời khỏi khu vực duyên hải do nước biển
dâng, lũ lụt và nước ngọt bị nhiễm mặn (Duy Hữu, 2009). Việt Nam là một
trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và BĐKH gồm: Ấn Độ,
Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar (Duy Hữu, 2009). Gần đây thì
các yếu tố khí tượng thuỷ văn luôn thay đổi theo chiều hướng xấu, thiên tai như
bão, lũ lụt, xâm nhập mặn và rét hại kéo dài xảy ra thường xuyên hơn gây thiệt
hại lớn cho nền nông nghiệp (Nguyễn Đức Ngữ, 2008).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rộng 34.322 km2, trong đó 8.066 km2 là
thuộc các huyện ven biển. Dân số năm 2008 là 17,71 triệu người với 78,4%
sống ở vùng nông thôn, nhưng đóng góp của khu vực 1 trong GDP của toàn
vùng giảm chỉ còn 38,7% (theo giá cố định 1994) (Tổng cục Thống kê, 2008;
Cục Thống kê Cần Thơ, 2010). Khi mức nước biển dâng lên lên 75 cm vào
giữa tới cuối thế kỷ 21 thì có khoảng 0,5 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp và
ĐBSCL sẽ bị ngập khoảng 19% (76.000 km2 với 45% diện tích đất nông
nghiệp bị ngập). Những đợt triều cường từ cuối năm 2008 đến nay đã làm cho
vùng ngoài đê của 8 tỉnh/thành vùng nội đồng bị ngập (Duy Hữu, 2009; Bộ Tài
Nguyên & Môi Trường, 2009). Các công trình thủy lợi được xây dựng chỉ

441


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

nhằm phát triển cây lúa nên đã làm giảm diện tích ngập nước của ĐBSCL
khoảng 60% so với 40 năm trước. Mâu thuẫn giữa nuôi tôm và trồng lúa
thường xuyên xảy ra ở những vùng chuyển đổi đất lúa qua nuôi tôm ven (Trần
Nhật, 2010). Các hội thảo khoa học gần đây cũng đều nhấn mạnh lo ngại về
việc xây dựng hàng loạt công trình thủy điện trên sông Mêkông đối với
ĐBSCL.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả được bức tranh tổng thể về nhận
thức của cộng đồng ven biển ĐBSCL về BĐKH, về tác động của BĐKH đối
với sinh kế, nước sạch và sinh hoạt của cộng đồng cũng như khả năng thích
ứng của họ. Từ đó đề xuất giải pháp hỗ trợ cộng đồng ven biển tăng khả năng
thích ứng về sinh kế nông nghiệp của họ đối với BĐKH. Các nhóm dễ bị tổn
thương cũng được đề cập trong nghiên cứu này.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ 12/2009 và kết thúc vào 05/2010. Số liệu thứ
cấp được căn cứ vào các tài liệu có liên quan đã được công bố. Tổng cộng có
68 cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã từ các ban ngành nông lâm ngư nghiệp và tài
nguyên-môi trường ở 8 tỉnh ven biển ĐBSCL được phỏng vấn. Ở 3 tỉnh Bến
Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang tiếp tục chọn từ 2 đến 3 huyện ven biển đại diện
cho từng tỉnh, để từ đó chọn phỏng vấn ngẫu nhiên 2-3 xã đại diện. Tổng cộng
có 220 hộ dân được phỏng vấn sử dụng biểu mẫu soạn sẵn sau khi đã phỏng
vấn thử và được hiệu chỉnh (trong đó có 3 mẫu bị loại). Thông tin thu thập tập
trung về sinh kế, nước sạch và nhận thức đối với BĐKH. Phương pháp thống
kê mô tả và thống kê câu hỏi nhiều chọn lựa được kết hợp sử dụng trong phân

tích số liệu.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung về hộ tham gia các hoạt động canh tác trong địa bàn
khảo sát
Trung bình mỗi hộ có 5 nhân khẩu (4,8±1,7 người/hộ), trong đó 2-3 người là
nữ (2,3±1,1 người/hộ). Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ rất cao so
với số nhân khẩu (76,0% trong số thành viên nam và 78,3 % số thành viên nữ).
Tỷ lệ số hộ có người khuyết tật là 1,4% (thấp hơn so với tỷ lệ 6% của toàn
quốc), đây là một trong những đối tượng cần được chú ý khi nghiên cứu tác
động của BĐKH. Các chủ hộ có độ tuổi trung bình 45,0 tuổi (±11,8) và tỷ lệ
nữ chủ hộ chiếm 28,2%. Các hộ định cư ở nơi hiện nay khoảng 34,6 năm
(±18,3), học vấn của các chủ hộ khá thấp (9,4% mù chữ và hơn 81% cấp 1-cấp
2). Nhóm cán bộ địa phương có tuổi trung bình 39,9 năm (±8,5) với kinh
nghiệm công tác khoảng 12 năm và học vấn chủ yếu là cấp 3 (88,1%), số có
trình độ chuyên môn từ trung cấp tới đại học là 11,9%. Độ tuổi, số năm kinh
442


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

nghiệm và thời gian định cư dài có thể giúp phản ánh chính xác hơn về nhận
thức của cả hai nhóm đối với BĐKH.
3.2 Các hoạt động sinh kế của nông hộ trong địa bàn khảo sát
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và trồng trọt (lúa và hoa màu) là hai hoạt động
quan trọng nhất đối với sinh kế của người dân ở địa bàn khảo sát (tương ứng
36,0% và 32,9 % số hộ khảo sát). Khai thác thủy sản tự nhiên (KTTS) đứng
hàng thứ 3 (12,3%) trong khi 5,0% số hộ dân tham gia làm muối, chủ yếu ở các
xã ven biển, còn lại là các nghề khác. Mức độ thành công (lợi nhuận dương hay

có lời) trong sản xuất có xu hướng giảm dần so với 10-20 năm trước. KTTS có
tỷ lệ thành công của 3-5 năm vừa qua là 65,0%, giảm 22,6%. Kế đến là trồng
trọt với 77,8%, giảm 15,6%. Riêng làm muối và nuôi nghêu sò ít thay đổi hơn,
với làm muối thì tỷ lệ thành công 3-5 năm vừa qua vẫn ở mức trên 87% (Hình
1).
Mức thành công 3-5 năm qua

Mức thành công 10-20 năm trước

%
100,0
80,0
60,0
40,0
20,0
0,0
Lúa/màu

Cây ăn
trái/lâu
năm

KTTS

Nuôi tôm,
cua, cá

Nuôi
nghêu, sò


Làm muối

Hình 1: Mức độ thành công của các ngành nghề qua các năm

Mỗi hộ hằng năm phải bỏ ra tổng chi phí trung bình là 97,6 triệu đồng cho các
hoạt động kinh tế của họ. NTTS nói chung tiêu tốn hơn hơn 1/2 tổng chi phí
(56,0%), trong khi làm muối có tỷ lệ chi phí thấp nhất (7,8%), một phần do có
ít hộ tham gia làm muối. Mức thu nhập trung bình hàng năm là 190,0 triệu
đồng/hộ, đạt lợi nhuận 93,4 triệu đồng/hộ/năm, nhưng rất khác biệt (±198,1).
Tương tự với chi phí thì tỷ lệ lợi nhuận từ NTTS nói chung cũng là cao nhất
(39,7%), nhưng đứng thứ 2 là làm muối (20,5%), trong khi làm lúa/màu có
mức đóng góp cho thu nhập và lợi nhuận đều chỉ khoảng (10,0%) (Bảng 1).
Theo Mai Thanh Cúc (2006): sinh kế của người nghèo ven biển rất đa dạng
như: trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp…. Nhưng NTTS mới mang lại lợi nhuận
quan trọng nhất và cũng được đánh giá là hoạt động có tiềm năng lớn và bền
443


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

vững. Nghiên cứu này cho thấy lợi nhuận đi kèm với chi phí sinh hoạt, những
hộ tham gia nuôi nghêu, sò có mức lợi nhuận bình quân cao nhất (2,3 triệu
đồng/người/tháng) và cũng có mức chi phí sinh hoạt bình quân cao nhất (0,9
triệu đồng/người/tháng). Kế đến là những hộ trồng trọt (lúa hoặc hoa màu) có
mức lợi nhuận 1,5 triệu đồng/người/tháng và chi phí sinh hoạt 0,6 triệu
đồng/người/tháng. Đứng thứ 3 là các hộ nuôi tôm, cua, cá với lợi nhuận và chi
phí sinh hoạt tương ứng khoảng 1,4 triệu đồng 0,7 triệu đồng/người/tháng
(Hình 2).

Bảng 1: Chi phí, thu nhập và lợi nhuận hàng năm từ các hoạt động canh tác của hộ

Diễn giải
+ Trung bình (Tr.đ/hộ/năm)

Chi phí (N=150)

Thu nhập
(N=150)

Lợi nhuận
(N=150)

97,6 ± 114,1

190,0 ± 196,3

93,4 ± 198,1

Cơ cấu (%)

100,0

100,0

100,0

1. Lúa/màu

9,5


10,2

10,0

2. Nuôi tôm, cua, cá

33,9

24,3

14,6

3. Nuôi nghêu sò

23,0

25,3

25,1

4. Khai thác thủy sản

21,5

18,0

13,7

5. Làm muối


7,8

16,5

20,5

6. Các nghề khác

4,3

5,7

16,0

Nước sinh hoạt là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với khu vực ven
biển, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khô hạn và xâm nhập mặn ngày càng
gia tăng. Nước mưa từ lâu đã là thiết yếu đối với sinh hoạt ở khu vực ven biển
của ĐBSCL. Thống kê nhiều chọn lựa cho thấy: hiện có 30,7% số hộ chỉ sử
dụng nước mưa để uống và có hơn 50% số hộ sử dụng nước mưa để nấu ăn. Kế
đến là nguồn nước từ cây/giếng nước được 39,0% số hộ dân sử dụng, hầu hết
cho tắm giặt hàng ngày (68,0%). Rất ít hộ sử dụng nước máy (3,6%) vì vùng
ven biển có mật độ dân cư thưa và đầu tư hệ thống ống dẫn nước rất tốn kém.
Chất lượng nước sinh hoạt hiện được 42,6% số hộ đánh giá là tốt và 41,6% cho
là trung bình. Tuy nhiên, còn nhiều hộ dân đánh giá chất lượng nước hiện nay
xấu mà họ vẫn phải sử dụng để nấu ăn (18,9%) và tắm giặt hàng ngày (18,8%).
Hàng năm mỗi hộ phải đổi nước khoảng 6,8 tháng (±2,9) với trung bình 200
ngàn đồng/hộ/tháng (100-500 ngàn đồng). Cũng có nhiều thông tin cho rằng:
các khu vực bị xâm nhập mặn sẽ làm giảm chất lượng nước, tăng nguy cơ về
bệnh tật và các thảm họa về sinh thái dễ xảy ra.


444


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454
Lợi nhuận/người/tháng (Tr.đ)

Trường Đại học Cần Thơ
CP sinh hoạt/người/tháng (Tr.đ)

Tr.đ
2,5
2,0
1,5
1,0
0,5
0,0
Lúa/màu

Cây ăn
trái/lâu
năm

KTTS

Nuôi tôm,
cua, cá

Nuôi
nghêu, sò


Làm muối

Hình 2: Lợi nhuận và chi phí sinh hoạt bình quân hằng tháng trên đầu người

Dùng điện để phục vụ sinh hoạt đã phổ biến ở vùng ven biển (92,1%), do điện
lưới quốc gia đã được nhà nước đầu tư, nhưng một số ít hộ ở riêng biệt khá xa
cụm dân cư nên chưa sử dụng (7,9%). Gas cũng là chất đốt đã trở thành phổ
biến vì tính tiện lợi và dễ sử dụng (67,6%). Củi vẫn được dùng để nấu ăn theo
cách truyền thống do chi phí thấp và sẵn có (63,9%). Than và dầu làm chất đốt
rất ít được nhắc tới (0,5-6,9%), chủ yếu để thắp sáng hoặc nấu ăn đối với
những hộ chưa có điện sử dụng và ở nơi sẵn có nguồn than đước. Chi phí mua
chất đốt bình quân là 200 ngàn đồng/hộ/tháng (100-400 ngàn đồng).
3.3 Nguồn thông tin và nhận biết về biến đổi khí hậu
Hầu hết số người dân (81,6%) và cán bộ (94,0%) đều đã nhận thấy những dấu
hiệu của BĐKH. Vẫn còn 12,9% số hộ dân và 1,5% số cán bộ chưa nhận thấy
điều này trong khi số còn lại nói rằng họ không rõ (Bảng 2). Gần đây, thông tin
về BĐKH được cung cấp khá phổ biến qua các phương tiện thông tin đại
chúng, nhất là qua tivi/radio (95,19% đối với hộ và 97,06% đối với cán bộ).
Thông tin từ Internet là rất phong phú, nhưng chỉ thích hợp cho nhóm cán bộ
sử dụng và tiếp cận (64,7%), nhưng người dân thì hầu như khó có thể tiếp cận
nguồn thông tin này (chỉ có 0,5%). Thông tin từ các buổi họp và tập huấn cũng
khá phổ biến đối với nhóm cán bộ quản lý ngành. Như vậy, nhóm cán bộ quản
lý ngành có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận thông tin về BĐKH và các lãnh
vực khác.

3.4 Xu hướng và nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Xu hướng về BĐKH được tính theo điểm trung bình của các yếu tố quan trọng
về BĐKH như: biến động về thời tiết nói chung, nhiệt độ, số ngày mưa, số
ngày nắng, bão và xâm nhập mặn (1= Xấu hơn; 2= Bình thường; 3= Tốt hơn).

Kết quả cho thấy: người dân nhận định BĐKH có xu hướng xấu đi (trung bình
445


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

là 1,4) so với 10-20 năm trước, xu hướng này được xác định rõ hơn bởi nhóm
cán bộ (trung bình là 1,1). Có 71,0% số hộ dân và 92,5% số cán bộ xác nhận
rằng BĐKH ngày càng xấu hơn và bất thường hơn.
Cả hai nhóm đều nhận định BĐKH trong 10-20 năm sau sẽ tiếp tục xấu đi và
bất thường hơn (tương ứng 1,2 và 85,6% với nhóm hộ dân; 1,2 và 94,0% với
nhóm cán bộ). Nhiệt độ trung bình của Việt Nam từ 1951-2000 đã tăng lên
0,30C và ở Tp. Hồ Chí Minh có nhiệt độ tăng 0,8-1,30C (Trần Thanh Lâm,
2009). Cuối thế kỷ này: (1) Nhiệt độ có thể sẽ tăng lên 2-30C; (2) Lượng mưa
có thể tăng lên khoảng 10% vào mùa mưa nhưng giảm khoảng 5% vào mùa
nắng, đồng thời sự biến động trong từng mùa cũng tăng lên; (3) Mực nước biển
có thể sẽ dâng lên thêm khoảng 0,5-1,0 m (Bộ Tài nguyên & Môi trường,
2009).
Thống kê nhiều chọn lựa thể hiện BĐKH được 59,1% dân và 86,8% cán bộ
cho là hệ quả các hoạt động của con người. Có 15,8% dân không biết nguyên
nhân, nhưng cũng có tỷ lệ khá cao (tương ứng 36,7% và 72,1%) xác định các
nguyên nhân mang tính tự nhiên.
Bảng 2: Nhận biết về dấu hiệu và xu hướng của biến đổi khí hậu
Diễn giải

Người dân (N=217)

Cán bộ (N=68)


+ Không nhận thấy (%)

12,9

1,5

+ Có nhận thấy (%)

81,6

94,0

+ Không rõ/không biết (%)

5,5

4,5

1,4±0,2

1,1±0,4

+ Xấu hơn/Bất thường hơn (%)

71,0

92,5

+ Bình thường (%)


13,1

3,0

+ Tốt hơn (%)

15,9

4,5

1,2± 0,6

1,1±0,4

+ Xấu hơn/Bất thường hơn (%)

85,6

94,0

+ Bình thường (%)

5,9

3,0

+ Tốt hơn (%)

8,5


3,0

1. Nhận biết dấu hiệu của BĐKH

2. Xu hướng BĐKH so với 10 -20 năm trước

3. Xu hướng BĐKH trong 10 - 20 năm tới

3.5 Những lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu tại các địa phương
Khi BĐKH xảy ra thì hầu hết các đáp viên lo ngại trước hết về sản xuất (86,1%
với nhóm hộ dân và 93,8% với nhóm cán bộ). Lo ngại sức khỏe bị ảnh hưởng
xấu đứng hàng thứ 2 (tương ứng 78,2% và 73,4%). Nước sạch phục vụ sinh
hoạt và nấu ăn cũng được 56,5% số người dân và 64,1% số cán bộ quan tâm.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) thì lượng nước sạch theo đầu người
446


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

của Việt Nam (4.400 m3/người/năm) thấp hơn đáng báo động so với mức trung
bình của thế giới (7.400 m3/người/năm). Priyantha Ranjan et al. (2006) nhận
định rằng: mực nước ngầm sẽ bị giảm xuống trên toàn cầu và sẽ có tác động tới
kinh tế xã hội của tất cả các nước. Thông tin đại chúng gần đây cho thấy sự sụt
giảm đáng báo động và nguy cơ ô nhiễm của nguồn nước ngầm ven biển
ĐBSCL, nhất là do khai thác bừa bãi cho nuôi tôm. Tác động xấu đối với hệ
thống thuỷ lợi nói chung và hệ thống đê biển nói riêng cũng được nhóm cán bộ
rất quan tâm (62,5%) trong người dân ít quan tâm tới những vấn đề này (chỉ

6,0%). Một số lo ngại khác là: tác động xấu tới giao thông và sinh hoạt. Đồng
thời cũng cần lưu ý rằng vẫn có 5,1% và 3,1% của hai nhóm cho rằng BĐKH
diễn ra trong thời gian dài và nhiều vấn đề có thể sẽ được giải quyết như là một
tiến trình tự nhiên nên họ thấy không cần phải lo ngại gì (tâm lý chủ quan?).
3.6 Tác động của biến đổi khí hậu đối với các nhóm dễ bị tổn thương
Các nhóm dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH được giả định bao gồm:
người nghèo, phụ nữ (nhất là phụ nữ mang thai) trẻ em, người già và người
khuyết tật. Đánh giá mức độ tác động bằng điểm trung bình theo 5 mức (0=
Không bị tác động; 1=Bị tác động rất ít;…; 5= Bị tác động rất nhiều). Kết quả
thể hiện rằng: người nghèo bị tác động nhiều nhất (trung bình là 4,0 đối với cả
hai nhóm người dân và cán bộ), kế đến là người già (tương ứng 3,2 và 3,7),
đứng thứ 3 là trẻ em (tương ứng với 3,4 và 3,4 cho hai nhóm khảo sát). Phụ nữ
và người khuyết tật không thực sự được xem là dễ bị tổn thương/tác động xấu
bởi BĐKH (Bảng 3).
Bảng 3: Đánh giá mức độ tác động của BĐKH đối với các nhóm dễ bị tổn thương

Nhóm bị tác động
1. Người nghèo

Người dân
N
Đánh giá
209
4,0±1,2

Cán bộ
N Đánh giá
68
4,0±1,2


2. Phụ nữ

205

2,5±1,2

67

2,5±1,2

3. Nhóm người già

206

3,2±1,6

67

3,2±1,6

4. Trẻ em
5. Người khuyết tật

194
34

3,4±1,5
2,5±1,6

67

14

3,4±1,5
2,5±1,6

Trong nghiên cứu này, 6 lĩnh vực chịu tác động của BĐKH ở vùng ven biển
được đánh giá mức xấu, tốt theo điểm trung bình trên cơ sở thang điểm 10
(1=Rất xấu; 10=Rất tốt) gồm: thu nhập, việc làm, lương thực/thực phẩm, nước
sạch, sức khỏe và sinh hoạt. Kết quả cho thấy: sức khoẻ là lĩnh vực chịu tác
động xấu nhất do BĐKH gây ra (trung bình là 6,2 với người dân và 6,4 với cán
bộ), kế đó là các hoạt động sinh hoạt (Bảng 4).

447


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

Bảng 4: Nhận xét về cách thức tác động của BĐKH tới các lĩnh vực

Lĩnh vực bị tác động
1. Thu nhập
2. Việc làm
3. Lương thực/thực phẩm
4. Nước sạch
5. Sức khỏe
6. Sinh hoạt

Người dân

N
Đánh giá
214
7,7±3,3
206
7,9±3,2
210
8,1±3,8
187
7,5±3,5
189
6,2±3,1
79
7,0±3,7

67
66
66
65
65
61

Cán bộ
N Đánh giá
7,5±3,1
7,8±3,3
8,1±3,4
7,5±3,1
6,4±2,7
7,0±3,5


Theo báo Tia Sáng (số 06/2008) thì người già và trẻ em là những người phải
gánh chịu hậu quả nặng nề nhất do BĐKH gây ra và BĐKH cũng được đánh
giá là kẻ hủy diệt đứng hàng thứ năm đối với sức khoẻ của con người sau:
chiến tranh, đói nghèo, dịch bệnh và cái chết tự nhiên. Ngoài ra, nước sạch, thu
nhập và việc làm cũng được cả người dân và cán bộ trong nghiên cứu này nhận
xét là chịu tác động xấu do BĐKH gây ra.
3.7 Tác động của các yếu tố trong biến đổi khí hậu đến các ngành nghề
Mức độ tác động của BĐKH đến các ngành nghề chính được ước tính theo
tổng điểm trung bình của 6 cấp độ (0= Không bị tác động; 1= Bị tác động rất
ít;…; 5= Bị tác động rất nhiều). Các hoạt động sinh kế ở khu vực ven biển ở
ĐBSCL nói chung đều chịu ảnh hưởng xấu bởi BĐKH (Bảng 5). Nhưng NTTS
(nuôi tôm, cua, cá) bị ảnh hưởng xấu nhất (trung bình 4,0 với người dân và 3,9
với cán bộ). Kế tiếp là nghề muối với điểm trung bình 3,5 và 3,2 cho hai nhóm
được phỏng vấn và sau đó là sản xuất lúa/hoa màu (tương ứng với 3,2 và 3,8).
Martin Parry et al. (1999) đã nhận xét rằng: BĐKH đã gây ra sự giảm năng
suất trong sản xuất nông nghiệp và gia tăng nguy cơ đói nghèo. Tuy nhiên,
BĐKH chỉ làm giảm năng suất đối với cây trồng ở vùng nhiệt đới, nhưng sẽ
làm tăng năng suất của cây trồng vùng ôn đới, và người nghèo phải chịu ảnh
hưởng lớn nhất (Đinh Vũ Thanh và ctv, 2007).
Bảng 5: Đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành nghề

Các ngành nghề
1. Lúa/hoa màu
2. Cây ăn trái
3. Khai thác thủy sản
4. Nuôi tôm, cua, cá
5. Nuôi nghêu, sò
6. Làm muối
448


Người dân
N Đánh giá
82
3,2±1,3
17
2,3±1,3
28
3,1±1,7
89
4,0±1,2
9
2,7±1,3
15
3,5±1,5

Cán bộ
N Đánh giá
54
3,8±1,5
46
3,3±1,4
39
3,2±1,3
53
3,9±1,3
21
3,2±1,5



Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

Lê Lệ Hiền & Lê Xuân Sinh (2010) cũng như Lâm Trường Ân và ctv (2010)
cho thấy có sự khác biệt đáng kể về công trình, kỹ thuật và hiệu quả NTTS
giữa vùng nội đồng nước ngọt và vùng chịu ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Lê
Xuân Sinh (2010b) đánh giá tác động của BĐKH đối với nghề nuôi cá tra và tôm
sú ở ĐBSCL trong khoảng 10 năm qua. Người dân đã và sẽ tiếp tục thay đổi nhiều
trong NTTS do tác động của 4 nhóm yếu tố chính (kỹ thuật, môi trường ao nuôi,
thời tiết và thị trường). Năng suất và chi phí sản xuất cũng khác nhau theo địa bàn
(5-15% thay đổi trong kết quả nuôi cá tra là do BĐKH, nội đồng chịu ít tác động
hơn ven biển) và khác nhau theo mức độ thâm canh (10-20% thay đổi trong kết
quả nuôi tôm là do BĐKH, nuôi quảng canh cải tiến chịu tác động nhiều hơn nuôi
thâm canh).
Phan Minh Tiến & Trương Hoàng Minh (2010) cho thấy hiện tượng xâm nhập
mặn cùng với việc chuyển đất lúa qua nuôi tôm trong khoảng 10 năm trở lại
đây đã làm cho đất bị nhiễm mặn ở tỉnh Bạc Liêu, kết quả là 100% số hộ ở khu
vực gần biển và 40% số hộ ở khu vực xa biển không thể trồng lúa. Năm yếu tố
của thay đổi về thời tiết biểu hiện rõ rệt nhất là: (1) Mực nước sông dâng cao;
(2) Thời tiết thay đổi bất thường; (3) Nhiệt độ tăng cao; (4) Biến động lớn về
nhiệt độ; và (5) xâm nhập mặn thường xuyên, mặn sâu hơn. Tỷ lệ số hộ canh
tác tôm-lúa ở gần biển bị thua lỗ cao hơn gấp 3 lần so với khu vực xa biển.
3.8 Giải pháp nhằm ứng phó/thích ứng với BĐKH của cộng đồng ven biển
ĐBSCL
Trần Thục & Lê Nguyên Tường (2008) định nghĩa sự thích ứng/ứng phó với
BĐKH như sau:“Sự thích ứng có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với
BĐKH nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương. Sự thích ứng còn có nghĩa là các
hành động tận dụng những cơ hội thuận lợi mới nảy sinh do BĐKH”. Ứng phó
với BĐKH là việc làm toàn cầu và một số giải pháp trong kinh tế nông lâm

nghiệp ở Việt Nam được Lưu Văn Nghiêm (2008) đề xuất gồm: (1) Nâng cấp
phát triển hệ thống sông, đê biển; (2) Qui hoạch hệ thống hồ chứa và hệ thống
thuỷ lợi; (3) Phát triển lâm nghiệp bền vững; (4) Kết hợp hài hoà giữa sản xuất
nông nghiệp và lâm nghiệp; (5) Thích nghi hoạt động sản xuất với BĐKH; (6)
Phát triển công nghiệp hỗ trợ; (7) Tăng cường hợp tác quốc tế và (8) Vai trò
của quản lý nhà nước. Theo Trần Việt (2008): để ứng phó với BĐKH ở Việt
Nam cần giải quyết ba cấp độ: cộng đồng, chính sách và năng lực về thể chế,
trong đó năng lực về thể chế là quan trọng nhất. Giải pháp về qui hoạch vùng
sản xuất và sử dụng nước để phục vụ sản xuất cũng được đề xuất bởi Đinh Vũ
Thanh & ctv (2007). Chính phủ đã dự kiến hỗ trợ khoảng 1.900 tỷ đồng cho
nghiên cứu về tác động của BĐKH từ 2009 tới 2012, sau đó các giải pháp ứng
phó sẽ được nghiên cứu từ 2012 tới 2014 (Bộ Tài nguyên & Môi trường,
2009).
Các giải pháp ứng phó hàng đầu trong sản xuất mà cả hai nhóm nhận thấy cần
được thực hiện khi chi phí sản xuất ngày càng gia tăng, gồm: (i) Qui hoạch
449


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

vùng sản xuất cho phù hợp, tương ứng 60,9% số hộ và 20,9% số cán bộ; (ii)
Nâng cao nhận thức cho cộng đồng, tương ứng với 6,3% và 65,2%; (iii) Hỗ trợ
vốn và kỹ thuật mới trong sản xuất (46,9% số người dân); (iv) Tăng cường đầu
tư nâng cấp cơ sở hạ , tương ứng 10,9% và 30,2%; (v) Tập huấn để nâng cao
trình độ cho cán bộ phụ trách về BĐKH ở các địa phương (32,6%); (vi) Cần
nghiên cứu phổ biến những giống loài mới cho phù hợp; và (vii) Công tác bảo
vệ và cải thiện môi trường cần được coi trọng hơn (14,1% và 37,0%).
Tất cả các hoạt động sinh kế, kể cả việc cung cấp nước sạch của người dân ở

khu vực ven biển ĐBSCL đều có thể được thay đổi để ứng phó với BĐKH,
nhưng cần chú ý sự phù hợp đối với những nhóm nghèo và dễ bị tổn thương.
Việc xác định các mô hình/hoạt động được ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH
được căn cứ vào điểm trung bình với 5 mức độ ưu tiên cho từng ngành nghề
(0= Không ưu tiên; 1= Ưu tiên rất ít;…; 5= Ưu tiên rất nhiều). Hoạt động nuôi
tôm, cua, cá ở khu vực ven biển mặc dù có nhiều rủi ro và chịu tác động xấu
bởi BĐKH nhưng vẫn được chọn ưu tiên để sản xuất trong thời gian tới vì đây
là hoạt động kinh tế phổ biến nhất, tương ứng 4,5 với người dân và 3,8 cho cán
bộ (Bảng 6).
Bảng 6: Các ngành nghề được cộng đồng ưu tiên để ứng phó với biến đổi khí hậu
Các ngành nghề

Người dân
N

1. Lúa/hoa màu

Cán bộ
Đánh giá

N

Đánh giá

96

4,3±1,3

51


3,8±1,4

19
106

3,0±1,3
4,5±1,0

45
51

2,8±1,6
3,8±1,4

9

4,4±1,0

-

5. Khai thác thủy sản

32

4,1±1,6

42

2,9±1,5


6. Làm muối

18

3,7±1,8

24

2,4±1,5

7. Nghề khác

29

3,9±1,4

9

2,7±1,5

2. Cây ăn trái/lâu năm
3. Nuôi tôm, cua, cá
4. Nuôi nghêu, sò

-

Chỉ các xã ven biển nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng như khả năng tổ
chức quản lý sản xuất kết hợp phát triển cộng đồng mới có thể phát triển nuôi
nghêu, sò (trung bình là 4,4). Kế tiếp là làm lúa/hoa màu (trung bình cho hai
nhóm là 4,3 và 3,8). Trong khi đó, hai hoạt động sản xuất ít được khuyến cáo

bởi nhóm cán bộ nhưng được người dân quan tâm hơn trong trong tương lai là
làm muối (tương ứng 3,7 và 2,4 cho hai nhóm) và khai thác thủy sản (trung
bình với hai nhóm là 4,1 và 2,9).
Đánh giá mức độ sẵn sàng thay đổi của cộng đồng trong sản xuất để ứng phó
với BĐKH được tính dựa vào 4 mức (0= Không thể thay đổi; 1= Rất khó thay
đổi; 2= Có thể thay đổi vừa/trung bình; 3= Rất dễ thay đổi). Hầu hết các hoạt
450


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

động sinh kế đều có thể được người dân thay đổi theo cách khác nhau, tùy
thuộc khả năng thay đổi về mức đầu tư, trang thiết bị, giống, kỹ thuật canh tác
và thị trường đầu ra (Bảng 7). Trồng lúa/hoa màu (với mức độ thay đổi trung
bình là 1,0) và làm muối (trung bình là 1,1) được người dân cho rằng khó thay
đổi, nhưng nhóm cán bộ lại có quan điểm ngược hẳn (trung bình 2,2 và 1,6).
Người dân cho rằng hai hoạt động này ở ven biển phụ thuộc rất nhiều vào thời
tiết, nhất là chế độ nước/lượng mưa. Làm muối thường gặp nhiều khó khăn về
đầu ra, giá thành của muối là 1.000-1.100 đồng/kg (đã giảm 1.000-1.500
đồng/kg) vẫn cao hơn giá muối nhập khẩu (800-900 đồng/kg) nên nhiều người
dân ngại thay đổi (Chu Khôi, 2009). NTTS được cho là rất dễ thay đổi (tương
ứng với 2 nhóm là 1,7 và 2,2) do tiến bộ khoa học kỹ thuật, cũng do sự đa dạng
về mô hình và loài nuôi nhằm hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, người KTTS có thể
trang bị thêm thiết bị để theo dõi diễn biến thời tiết và thông tin liên lạc khi cần
thiết. Cả thực tế ở địa bàn nghiên cứu và lý thuyết về kinh tế đều cho thấy sự
cần thiết phải có giải pháp cho việc giảm chi phí sản xuất.
Hai sự khác biệt trên đây có thể do cách nhìn nhận ở cấp độ ngành/địa phương
khác với quan điểm cá nhân của nhiều người dân trực tiếp sản xuất, nên chú ý

sự khác biệt này trong công tác quản lý ngành/địa phương và công tác giáo
dục/tuyên truyền các vấn đề có liên quan tới BĐKH và sinh kế.
Bảng 7: Mức độ thay đổi các ngành nghề để ứng phó với biến đổi khí hậu

Các ngành nghề

Người dân

Cán bộ

N
83

Đánh giá
1,0±0,9

N
37

Đánh giá
2,0±0,9

2. Cây ăn trái/lâu năm

5

1,8±0,5

31


1,7±1,0

3. Nuôi tôm, cua, cá

8

1,7±0,8

46

2,2±0,9

4. Nuôi nghêu, sò
5. Khai thác thủy sản

10
22

1,5±0,7
1,6±0,8

34

1,7±0,8

6. Làm muối

15

1,1±0,6


22

1,6±1,0

1. Lúa/hoa màu

Nguyễn Huy Dũng & Vũ Văn Dũng (2008) cho rằng để ứng phó với BĐKH thì
công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển ngân hàng giống để lưu trữ
giống cây trồng vật nuôi là điều rất cần thiết. Phan Minh Tiến & Trương
Hoàng Minh (2010); Lê Lệ Hiền & Lê Xuân Sinh (2010) cũng như Lâm
Trường Ân & ctv (2010) đã lưu ý các vấn đề sau: chọn địa điểm và thiết kế cải
tiến công trình để tránh xói lở do mực nước sông ngày một dâng cao; điều
chỉnh mật độ nuôi và mực nước ao cho phù hợp; tăng cường quan trắc và cảnh
báo môi trường cũng như thông tin thị trường cho người nuôi thủy sản; đồng
thời chú ý hơn tới giống lúa (chịu mặn, chịu hạn, kháng sâu bệnh) cũng như
khả năng thay thế của những loài thủy sản khác. Đồng thời, Lê Xuân Sinh
451


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

(2010a) đề xuất việc tăng cường nghiên cứu ứng dụng mô hình trồng dưa hấu
không hạt tiết kiệm nước trong trồng hoa màu và nuôi kết hợp cua biển để
giảm bớt rủi ro trong nuôi tôm ở ven biển tỉnh Bến Tre.
3.9 Thuận lợi và khó khăn trong việc ứng phó với tác động của biến đổi
khí hậu
Có 43,8% số người dân và 23,4% số cán bộ cho rằng họ có kinh nghiệm trong

sản xuất và sẵn sàng thay đổi tập quán sản xuất để ứng phó với tác động của
BĐKH. Lực lượng lao động dồi dào cũng là thế mạnh trong sản xuất ở địa
phương (29,4% số người dân và 19,2% số cán bộ). Cũng có 36,2% số cán bộ
nhận thấy việc tuyên truyền rộng rãi về BĐKH đang và sẽ giúp cộng đồng hiểu
rõ hơn và có những phương án ứng phó kịp thời với BĐKH. Các hội thảo khoa
học gần đây khuyến cáo việc lồng ghép các giải pháp ứng phó với BĐKH vào
công tác quy hoạch và hoạch định chính sách. Có được sự quan tâm hỗ trợ của
Nhà nước (về vốn, khoa học kỹ thuật, chuyển giao kỹ thuật-công nghệ mới)
được xem là thuận lợi bên ngoài đối với 75,4% số người dân và 45,7% số cán
bộ. Nhóm cán bộ cho rằng cơ sở hạ tầng được tăng cường đầu tư (32,6%) và
điều kiện thiên nhiên ưu đãi với nguồn lợi thuỷ sản phong phú (17,4%) là
những điểm mạnh của vùng. Nhưng chỉ có 3,0% và 3,4% số người dân đồng ý
với hai lợi thế đó, do đa số chưa hài lòng với cơ sở hạ tầng hiện có và họ đã
nhận thấy sự giảm sút trầm trọng về nguồn lợi thủy sản ở địa phương mình.
Thiếu kinh phí, thiếu nhân lực đã được đào tạo và thiếu thông tin tốt cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt (69,7% số hộ dân và 76,1% số cán
bộ) đang là những khó khăn hàng đầu cho cộng đồng ven biển trong quá trình
ứng phó với tác động của BĐKH. Có 8,7% số người dân và 21,2% số cán bộ
xem việc thiếu kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất cụ thể và hiệu quả sản
xuất còn kém là hai khó khăn lớn đi kèm với chi phí đầu vào ngày càng tăng
cũng làm tăng rủi ro và khó khăn hơn cho việc ứng phó với BĐKH. Nhóm cán
bộ còn nhận xét rằng người dân vẫn chưa chủ động, có tâm lý chờ đợi, ỷ lại
vào Nhà nước hoặc chính quyền địa phương. Thời tiết đang và sẽ biến đổi thất
thường được nhận xét bởi 35,9% số người dân và 23,7% số cán bộ, và cũng
được xem là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mới, bệnh thường xuyên xuất hiện
và khó kiểm soát hơn (55,8% số người dân). Các chính sách hỗ trợ cũng chưa
đáp ứng kịp thời như mong đợi từ thực tế của cộng đồng và quản lý các cấp
(25,2% số người dân và 10,5% số cán bộ).
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Nuôi thủy sản, trồng màu và khai thác thủy sản là những hoạt động sinh kế

quan trọng ở vùng ven biển ở ĐBSCL nhưng mức độ thành công của các nghề
giảm dần theo thời gian. Thông tin về BĐKH đã và đang được chú ý trong khi
dấu hiệu về BĐKH đã được hầu hết cộng đồng nhận biết, với nguyên nhân
được cho là do cả con người và các điều kiện tự nhiên. Xu hướng về BĐKH
452


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

hiện nay xấu hơn và bất thường hơn so với 10-20 năm trước, và được nhận
định là sẽ tiếp tục xấu hơn trong 10-20 năm tiếp theo. BĐKH tác động tới cộng
đồng chủ yếu thông qua: thu nhập, việc làm, lương thực/thực phẩm, nước sạch,
sức khỏe và sinh hoạt. Sức khoẻ, NTTS và làm muối được xem là bị ảnh hưởng
nhiều nhất, trong khi mô hình sinh kế được ưu tiên nhất là NTTS và hoa màu.
Cộng đồng ven biển nhìn chung sẵn lòng thay đổi các hoạt động sinh kế và
sinh hoạt với mức độ khác nhau để thích ứng với tác động của BĐKH. Nhưng
cần lồng ghép các kiến thức về thích ứng với BĐKH trong quá trình xây dựng
và thực hiện quy hoạch cũng như lập kế hoạch sản xuất, lưu ý nâng cấp cơ sở
hạ tầng, tăng cường giáo dục và tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng
đồng về BĐKH. Cần chú ý nghiên cứu về tác động của BĐKH và khả năng
thích ứng của cộng đồng ở các vùng sinh thái khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Tia Sáng, 2008. Những nạn nhân đầu tiên của biến đổi khí hậu. Số báo ra
ngày 20/03/2008, tr.23-24.
Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam.
Hà Nội, tháng 06/2009.
Chu Khôi, 2009. Giá muối tăng cao rồi giảm sâu, diêm dân cứ luẩn quẩn trong

vòng đào - lấp, hết làm muối lại nuôi tôm rồi lại về làm muối.
( Cập nhật ngày 10/4/2009.
Cục Thống kê Cần Thơ, 2010. Niên giám thống kê ĐBSCL.
Đinh Vũ Thanh, Nguyễn Thế Quảng, Hà Lương Thuần & Lê Trung Tuân, 2007.
Biến đổi khí hậu toàn cầu và những vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Số 16,
09/2007, tr.3-8.
Đức Phường, 2008. Nông nghiệp toàn cầu và mối đe dọa từ biến đổi khí hậu. Báo
Tia Sáng số 11 ngày 05/06/2008, tr.19-21.
Duy Hữu, 2009. Liên kết chống lại biến đổi khí hậu. Tạp chí Khoa học và Tổ
quốc, tháng 06/2009, tr.37-39.
Lâm Trường Ân, Trương Hoàng Minh & Nguyễn Thanh Phương, 2010. So sánh
hiệu quả tài chính và kỹ thuật trong nuôi cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) giữa vùng nước ngọt và vùng nhiễm mặn ở ĐBSCL. Tạp chí
Khoa học - Đại học Cần Thơ, Số 14/2010, tr.341-353.
Lê Lệ Hiền & Lê Xuân Sinh, 2010. Tình hình cung cấp và sử dụng giống cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học - Đại học Cần
Thơ, Số 14/2010, tr.316-330.
Lê Xuân Sinh, 2010a. Nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến sinh kế của
người dân và các hoạt động thích ứng ở 2 xã Thừa Đức và Thới Thuận, huyện
Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Báo cáo tư vấn nộp cho OXFAM GB tại Việt Nam.
453


Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 440-454

Trường Đại học Cần Thơ

Lê Xuân Sinh, 2010b. Đánh giá kinh tế về tác động của biến đổi khí hậu đối với
nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL. Báo cáo tư vấn nộp cho World Bank và

WorldFish Center.
Lưu Văn Nghiêm, 2008. Biến đổi khí hậu toàn cầu và những giải pháp thích ứng
với kinh tế nông lâm nghiệp Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và dự báo. Số
05/2008, tr.16-18.
Mai Thanh Cúc, 2006. Nghiên cứu sinh kế của các cộng đồng nghèo vùng ven
biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. Đại học Nông
nghiệp I Hà Nội. Tập 4, số 6/2006, tr.117-123.
Martin Parry, Cynthia Rosenzweig, Ana Iglesias & Gunther Fischer, 1999.
Climate change and world food security: a new assessment. Global
Environmental Change, No.9/1999, p.51-67.
Nguyễn Đức Ngữ, 2008. Biến đổi khí hậu và chiến lược ứng phó. Tạp chí Khí
tượng thuỷ văn, tháng 03/2008, tr.8-13.
Nguyễn Huy Dũng & Vũ Văn Dũng, 2008. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
- Mối liên hệ với phát triển bền vững và biến đổi khí hậu. Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp. Số 17/2008, tr.12-18.
Phan Minh Tiến & Trương Hoàng Minh, 2010. Tác động của thay đổi thời tiết và
thâm nhập mặn đến mô hình tôm sú-lúa luân canh vùng ven biển tỉnh Bạc
Liêu. Tạp chí Khoa học - Đại học Cần Thơ, Số 14/2010, tr.388-400.
Priyantha Ranjan, So Kazama & Masaki Sawamoto, 2006. Effects of climate
change on coastal fresh groundwater resources. Global Environmental
Change, No.16/2006, p.388–399.
Tổng cục Thống kê, 2008. Số liệu thống kê Việt Nam năm, 2008. NXB Thống kê
Hà Nội.
Trần Nhật, 2010. Nước mặn “ăn” dần đất lúa. Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Số
36/2010, tr.46-47.
Trần Thanh Lâm, 2009. Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế: Dự báo và giải
pháp. Tạp chí Cộng sản, số 800, tháng 06/2009, tr.48-52.
Trần Thục & Lê Nguyên Tường, 2008. Bài trình bày tại Hội thảo về Biến đổi khí
hậu do WWF, Viện Khí tượng thủy văn Trung ương và UBND tỉnh Cà Mau tổ
chức tại Cà Mau, tháng 6/2008.

Trần Việt, 2008. Biến đổi khí hậu: nguy cơ đang lớn dần. Tạp chí Kinh tế và Dự
báo, Số 16/2008, tr.32-34.

454



×