Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chuyen de 5 tRAO DOI CHAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.56 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ 5: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Câu 1: Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở 2 cấp độ này?
Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi chất giữa các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết
với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ô xy từ môi trường và thải ra
môi trường khí cacbonic và chất thải.
Trao đổi chất ở cấp độ TB là sự trao đổi chất giữa TB và môi trường trong. Máu
cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và oxy, TB thải vào máu khi1` cacbonic và sản
phẩm tiết.
Mối quan hệ: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho TB và
nhận từ TB các sản phẩm tiết, khí cacbonic để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở TB giải
phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi
chất… Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở 2 cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể
tách rời.
Câu 2: Khái niệm đồng hóa – dị hóa ? Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa ?
* Khái niệm :
- Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của tế
bào và tích luỹ năng lượng trong các chất đã tổng hợp được .
- Dị hoá là quá trình phân huỷ các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải
phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào .
* Mối quan hệ :
- Đồng hoá và dị hoá đối lập với nhau :
+ Đồng hoá tổng hợp các chất , dị hóa phân giải các chất
+ Đồng hoá tích luỹ năng lượng , dị hóa giải phóng năng lượng
- Đồng hoá và dị hoá thống nhất nhau :
+ Không có đồng hoá thì không có các chất để dị hóa phân huỷ
+ Không có dị hóa thì không có năng lượng cho đồng hóa tổng hợp các chất
- Nêú thiếu 1 trong 2 quá trình thì sự sống không tồn tại . Vậy Đồng hoá và Dị hoá là 2 mặt
của 1 quá trình thống nhất giúp sự sống tồn tại và phát triển .
Câu 3: Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa?
Mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa:


-Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong TB nên
những chất đặc trưng của TB và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học.
-Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa thành
các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng.
Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau song gắn bó chặc chẽ với nhau : Năng
lượng do dị hóa giải phóng được cung cấp cho quá trình đồng hóa, tổng hợp nên chất mới
và sinh nhiệt bù đắp vào phần nhiệt của cơ thể mất đi do tỏa nhiệt vào môi trường
Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa ở cơ thể là không giống nhau và phụ thuộc vào : độ tuổi
và trạng thái cơ thể
-Lứa tuổi: ở trẻ em, cơ thể đang lớn quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa, ngược lại ở
tuổi già, quá trình dị hóa lại lớn hơn đồng hóa.
-Trang thái cơ thể: lúc lao dộng dị hóa lớn hơn đồng hóa , ngược lại lúc nghỉ ngơi
đồng hóa mạnh hơn dị hóa.
Câu 4: Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết?
1


Sự khác biệt giữa đồng hóa với dị hóa, giữa dị hóa với bài tiết:
Đồng hóa:
-Tổng hợp chất đặc trưng
-Tích lũy năng lượng ở các liên kết hóa học.
Dị hóa:
-Phân giải chất đặc trưng thành chất đơn giản,
-Bẻ gãy liên kết hóa học giải phóng năng lượng.
Xảy ra ở tế bào

Tiêu hóa:
Lấy thức ăn biến đổi thành chât dinh dưỡng hấp thụ vào
máu …
Bài tiết:

Thải các sản phẩm phân hủy và sản phẩm thừa ra môi
trường ngoài nhu7pha6n, nước tiểu, mồ hôi, CO2.
Xảy ra ở các cơ quan

Câu 5 : Hãy điền các nội dung cơ bảng phù hợp vào bảng sau:
Bảng : Trao đổi chất và chuyển hóa
Các quá trình
Đặc điểm
- Lấy các chất cần thiết cho cơ thể từ môi trường
Ở cấp cơ
ngoài.
thể
- Thải các chất cặn bã, thừa ra môi trường ngoài .
Trao
- Lấy các chất cần thiết cho tế bào từ môi trường
đổi chất
Ở cấp tế trong.
bào
- Thải các sản phẩm phân huỷ vào môi trường
trong.
- Tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể.
Đồng hoá - Tích luỹ năng lượng .
Chuyển
hoá ở tế
- Phân giải các chất của tế bào
bào
Dị hoá
- Giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống
của tế bào và cơ thể .


Vai trò
Là cơ sở
cho
quá
trình
chuyển hoá
Là cơ sở
cho
mọi
hoạt động
sống của
cơ thể

Câu 6: Hãy chứng minh : “Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người”.
Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể sinh trưởng , phát triển và hoạt động, lao
động bình thường. Tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào các yếu tố:
- Giới tính: nam có nhu cầu cao hơn nữ ,vì nam hoạt động nhiều hơn nên cần năng
lượng nhiều hơn, do đó nhu cầu dinh dưỡng phải cao hơn nữ
- Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ
năng lượng cho hoạt động, còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.
- Hình thức lao động: Người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tiêu tốn năng lượng
nhiều hơn.
- Trang thái cơ thể: Người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm
khỏi cần cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để hồi phục sức khỏe.
Nhu cầu dinh dưỡng không đầy đủ sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng.
Lượng dinh dưỡng dư thừa mà cơ thể ít vận động sẽ dẫn tới bệnh béo phì.
Vậy nhu cầu dinh dưỡng cần đáp ứng đủ và khác nhau tùy người.
Câu 7: Hãy giải thích : “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
• Ở người Nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở mức 37 oC là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt
và tỏa nhiệt. Khi trời nóng cơ thể tăng tỏa nhiệt, khi trời mát cơ thể tăng sinh nhiệt.

• Khi trời nóng: cơ thể cần nhiều nước (chóng khát) để tỏa nhiệthơi nước mang theo
nhiệt thải ra ngoài qua hơi thở, nước tiểu, tiết mồ hôi
2


• Khi trời mát: cơ thể cần nhiều thức ăn (chóng đói)để biến đổi thành chất dinh
dưỡngcung cấp cho quá trình chuyển hóa vật chất tạo năng lượng để tăng sinh
nhiệt
Câu 8 Chuyển hóa vật chất và năng lượng là gì? Gồm các mặt nào, mối quan hệ giữa
các mặt đó.
- Khái niệm: Trong tế bào, quá trình biến đổi các chất đơn giản thành các chất đặc trưng có
cấu trúc phức tạp và tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra sự oxi hóa các chất phức tạp
thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng gọi là quá trình chuyển hóa vật chất và
năng lượng.
- Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm: đồng hóa và dị hóa.
1. Quá trình đồng hóa: là quá trình tổng hợp các hợp chất đơn giản thành các hợp chất phức
tạp ( đặc trưng cho tế bào), và tích lũy năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp đó.
2. Quá trình dị hóa: Là quá trình phân giải chất đã được tổng hợp để giải phóng năng lượng
đã tích lũy.
3. Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:
- Đồng hóa và dị hóa là 2 mặt của 1 quá trình thống nhất: chuyển hóa vật chất và năng
lượng trong tế bào.
- Đồng hóa và dị hóa mâu thuẫn nhau: Đồng hóa tổng hợp, tích lũy năng lượng; dị hóa
phân giải, giải phóng năng lượng; nhưng lại gắn bó chặt chẽ và tiến hành song song với
nhau.
- Nếu thiếu 1 trong 2 mặt thì mặt kia không xảy ra, sự sống không còn. ( Không có đồng
hóa, không tổng hợp được chất dùng cho dị hóa; không có dị hóa, không có năng lượng để
tổng hợp các chất trong đồng hóa).
- Sự cân bằng của 2 quá trình:
• Đồng hóa > dị hóa: cơ thể phát triển.

• Đồng hóa = dị hóa: cơ thể ổn định.
• Đồng hóa < dị hóa : cơ thể suy giảm, giảm trọng lượng.
5. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa vật chất
- Trao đổi chất cung cấp sản phẩm cho đồng hóa, đồng thời chuyển các sản phẩm bài tiết
của dị hóa ra môi trường ngoài. Quá trình chuyển hóa ở tế bào cung cấp năng lượng cho
mọi hoạt động sống của tế bào, cũng như mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Nếu không có trao đổi chất thì không có chuyển hóa và ngược lại. Tế bào trong cơ thể
không ngừng trao đổi chất với môi trường trong và cơ thể cũng thường xuyên trao đổi chất
với môi trường ngoài để tồn tại và phát triển.
Câu 9. Cơ sở khoa học của việc phòng bệnh béo phì ở người có mức sống cao.
• Nguyên nhân béo phì:
- Đồng hóa tăng quá mức: ăn nhiều chất bột đường ( bánh kẹo … ) và ăn quá nhiều.
- Dị hóa ít: Lười vận động, ít đi lại ( ngoài ra còn có nguyên nhân di truyền ….)
• Phòng bệnh béo phì:
- Giảm quá trình đồng hóa ở mức bình thường: giảm ăn thức ăn có nhiều chất bột,
đường, tăng ăn thức ăn có nhiều chất xơ, muối khoáng và vitamin ( rau, quả).
- Tăng cường quá trình dị hóa: năng tập thể dục thể thao, tăng cượng vận động cơ thể.
Câu 10. Sự điều hòa thân nhiệt
1. Thân nhiệt: Là nhiệt độ cơ thể, người bình thường thân nhiệt được giữ ổn định ở mức 37
độ C.
2. Các hình thức điều hòa thân nhiệt để giữ cho nhiệt độ cơ thể không bị thay đổi
3


a. Cơ chế điều hòa hóa học ( sự sinh nhiệt)
- Nguồn sinh nhiệt chủ yếu của cơ thể là phản ứng oxi hóa chất sống.
- Khi nhiệt độ môi trường giảm, con người sẽ chủ động tăng cường quá trình sinh nhiệt:
tăng cường độ trao đổi chất ở các mô và tế bào.
- Vào mùa hè, trao đổi chất làm giảm sự sinh nhiệt và từ đó điều tiết được thân nhiệt. Tham
gia cơ chế điều tiết thân nhiệt còn có các tuyến giáp và tuyến vỏ thượng thận.

b. Cơ chế điều tiết lí học ( sự tỏa nhiệt)
Là làm tăng hay giảm sự phát tán nhiệt khỏi cơ thể theo cơ chế lí học
- Co hay giãn bề mặt dưới da: Khi nhiệt độ môi trường tăng thì da giãn ra làm tăng cường
quá trình bốc hơi nước, làm tăng quá trình tỏa nhiệt và ngược lại.
- Co hoặc giãn mạch máu: Khi trời rét các mạch máu ngoài da co lại làm giảm lượng máu
đến da, do đó làm giảm sự tỏa nhiệt.
- Khi trời nóng tần số hô hấp nhanh để tăng cường quá trình tỏa nhiệt.
3. Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt. ở vùng dưới đồi
(não trung gian) có chứa nhân xám giúp điều hòa thân nhiệt.

Câu 11 : Hãy giải thích vì sao lúc trời lạnh, cơ thể có hiện tượng dựng chân lông và có
khi run run hoặc đi tiểu có hiện tượng rùng mình? Giải thích khi cơ thể đi nắng thì
mặt đỏ gay.
a.Người là động vật hằng nhiệt, tức cơ thể luôn có nhiệt độ ổn định 37 oC . Đây là mức
nhiệt độ thích hợp nhất cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Vì vậy khi nhiệt độ
môi trường quá lạnh, cơ thể xảy ra một số hiện tượng sinh lý để chống lạnh.
4


-Hiện tượng đi tiểu rùng mình vì lượng nhiệt bị mất đi do nước hấp thụ thải ra ngoài nên
cơ thể có phản xạ tự vệ rùng mình ( co cơ ) để sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt đã mất.
-Run run đây là phản xạ co cơ để sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt mất đi do thời tíêt lạnh.
-Hiện tượng dựng lông, (nổi da gà) giúp cơ thể giảm bớt sự xâm nhập của nhiệt độ ở môi
trường đồng thời hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.
b. Cơ thể đi nắng thì mặt đỏ : Trời nắng làm nhiệt độ môi trường tăng lên, cơ thể chống
nóng bằng cách giảm sự sinh nhiệt và tăng toả nhiệt từ cơ thể ra ngoài. Mặt đỏ lên vào lúc
này là do da và các mạch máu dưới da dãn ra, máu lưu thông qua mạch nhiều hơn, tạo điều
kiện để các tuyến mồ hôi của da tổng hợp nhiều mô hôi chứa nước thải ra ngoài, vì nước
được thải ra ngoài sẽ mang một phần nhiệt của cơ thể toả ra môi trường.
Câu 12: Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt. Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng

là 1 biện pháp chống nóng, lạnh?
Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt. Khi trời nóng hay lao
động nặng, mạch máu dưới da dãn ra giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ
hôi, mồ hơi bay hơi sẽ lấy đi 1 nhiệt lượng của cơ thể. Khi trời rét, mao mạch dưới da
co lại, cơ chân lông co để giảm sự tỏa nhiệt.
Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt.
- Rèn luyện thân thể cũng là 1 biện pháp để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể
Câu 13: Đề phòng cảm lạnh, cảm nóng trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, em
cần phải chú ý những điểm gì?
+ Đi nắng cần đội mũ
+ Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao
+ Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm
ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
+ Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân: không ngồi nơi hút gió
+ Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
+ Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư
Câu 14: Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi
bức và trời rét:
-

Trời nóng, mạch máu dưới da dãn ra, lưu lượng máu qua da nhiều làm da trở nên hồng hào tạo điều kiện cho cơ
thể tăng cường tỏa nhiệt.
Trời oi bức, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều, nhưng không bay hơi được sẽ chảy
thành dòng.
Trời rét, mạch máu dưới da co lại, lưu lượng máu qua da cũng ít đi nên da ta tím tái. Ngoài ra, các cơ chân lông
co làm giảm sự tỏa nhiệt

Câu 15: Hãy giải thích các câu: trời nóng chống khát, trời mát chóng đói và rét run
cầm cập:
oC

- Ở người Nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở mức 37 là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và
tỏa nhiệt. Khi trời nóng cơ thể tăng tỏa nhiệt, khi trời mát cơ thể tăng sinh nhiệt.
-

Khi trời rét, một phản xạ khác được thực hiện đó là sự tăng cường quá trình chuyển hóa để tăng sinh nhiệt cho
cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: trời rét chống đói.
Khi trời nóng, môi trường thông thoáng, có gió, độ ẩm không khí thấp, thì cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ
hôi, mồ hơi bay hơi sẽ lấy đi 1 lượng nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chống khát.
Khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.

Câu 16: Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ mang thai?
Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hóa. Vì vậy, bà mẹ mang
thai cần được bổ sung thức ăn giàu chất sắt để thai nhi phát triển tốt, người mẹ khỏe mạnh.
5


Mặt khác sắt rất cần cho việc trữ thêm oxi cho hồng cầu của mẹ và sự phát triển trí não của
bé. Nếu thiếu sắt mẹ sẽ có nguy cơ thiếu máu dẫn tới mỏi mệt, kiệt sức và tổn hại sức khỏe.
Câu 17: Vì sao trời nắng nóng ở chó có hiện tượng thở há mồm và trâu lại phải đẫm
mình dưới nước ?
Chó và trâu đểu là các loài động vật hằng nhiệt và đều không có tuyến mô hôi ở da. Do vậy, trời
nắng nóng chúng không tiết mô hôi được và để kịp thời toả nhiệt từ cơ thể ra ngoài, chó phải
tăng thật nhiều nhịp thở để thải ra nhiều hơi nước thông qua việc thở há mồm. Do ở trâu, xương
hàm dưới nặng và khớp xương này kém linh hoạt nên chúng chống nóng theo phương thức
khác (đẫm mình dưới nước ).

6




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×