Chuyên đề 5
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
và vai trò, vị trí của thanh niên, của tổ chức Đoàn
I. Việt Nam trong quá trình HNKTQT
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan
chi phối sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, mang
đến những thách thức và cơ hội to lớn đối với từng quốc gia, đặc biệt là các nước
nghèo và chậm phát triển. Đối với Việt Nam, trước yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu phát triển kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề đặt ra không phải là có hội nhập hay không
mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả.
1. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về HNKTQT
Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đặt ra từ Đại hội
Đảng VI (1986) trên cơ sở đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế và trên cơ sở
chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ quốc tế.
Đại hội VII (1991) đã thông qua Cương lĩnh của Đảng và chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội 10 năm, đồng thời nêu ra tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế
là: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn
đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.
Đại hội VIII (1996) đã khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đó
là xây dựng một nền kinh tế mở và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế.
Đại hội IX (2001) tiếp tục khẳng định chủ trương Đại hội VIII nêu ra và
đưa ra khẩu hiệu: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Đồng thời, Đại
hội IX nhấn mạnh: “Việt Nam chủ động HNKTQT và khu vực theo tinh thần phát
huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản
sắc dân tộc và bảo vệ môi trường”.
Đại hội X (2006) khẳng định nhiệm vụ “chủ động, tích cực hội nhập kinh
tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới”.
Như vậy, chủ trương HNKTQT của Việt Nam từng bước được hình thành
cùng với sự phát triển của đất nước và là một đòi hỏi tất yếu của đất nước ta, là
nhu cầu nội sinh của bản thân nền kinh tế đất nước. Vấn đề đặt ra là làm thế nào
1
để HNKTQT có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh
tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội
trong quá trình hội nhập.
2. Thời cơ và thách thức đối với nước ta trong HNKTQT
Về thời cơ, khi HNKTQT có hiệu quả, chúng ta có thể nâng cao được vị thế
trên thương trường và chính trường quốc tế, hạn chế được những đối xử không
công bằng; tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ tiên tiến để đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH đất nước; mở rộng thị trường xuất nhập khẩu; tiếp thu những
tinh hoa của nhân loại phục vụ sự phát triển của đất nước và đóng góp vào quá
trình giải quyết những vấn đề chung của toàn cầu.
Về thách thức, xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn rất thấp, kinh tế
nước ta đang trong quá trình chuyển đổi, các yếu tố cơ bản, đồng bộ của một thị
trường còn chưa phát triển đầy đủ, do đó khả năng kinh doanh, cạnh tranh của
doanh nghiệp và của các loại hàng hoá, dịch vụ còn yếu; chất lượng nguồn nhân
lực thấp, đang mất dần tính cạnh tranh; hệ thống chính sách, pháp luật còn thiếu
và chưa đồng bộ; những ảnh hưởng xấu về văn hóa, lối sống đang tác động ngày
càng nhiều đến đời sống xã hội…
Những thời cơ và thách thức này đang tồn tại đan xen đòi hỏi chúng ta
muốn hội nhập thành công thì phải biết và phát huy những lợi thế để tận dụng cơ
hội và khắc phục những khó khăn, yếu kém để vượt qua thách thức.
3. Những thành tựu của Việt Nam trong tiến trình HNKTQT
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, HNKTQT, Việt Nam đã thu
được những kết quả bước đầu khả quan, đó là
- Thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước và có quan hệ kinh tế,
thương mại với trên 160 nước và vùng lãnh thổ, với hầu hết các tổ chức quốc tế,
khu vực quan trọng. Tạo được thế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường và thương trường quốc tế.
- Kinh tế liên tục tăng trưởng trong nhiều năm và đứng vào hàng các
quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực (Theo đánh giá của Ngân hàng
Phát triển châu á ADB thì năm 2007 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt
Nam đứng hàng thứ 2 ở châu á, sau Trung Quốc). Tổng giá trị hàng hoá xuất
khẩu của Việt Nam tăng từ 20 – 25%/năm, năm 2007 đạt 48,4 tỷ USD, tăng
21,5% so với năm 2006. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng hàng năm (số
khách quốc tế đến Việt Nam năm 2007 khoảng 4,23 triệu lượt người tăng 18% so
với năm 2006).
- Thu hút được đáng kể nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và
nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA).
2
- Tỷ lệ người nghèo tính theo tiêu chuẩn quốc tế đã giảm từ 75% năm
1986 xuống còn 58% năm 1993, 37% năm 1998, 28,9% năm 2002, 25% năm
2004, 14,75% năm 2007. Chỉ trong thời gian 1991-2000, Việt Nam đã hoàn thành
mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên hiệp quốc đưa ra cho năm 2015 đó là giảm số
người nghèo xuống còn một nửa. Phát triển xã hội (y tế, giáo dục…) đạt nhiều
kết quả khả quan.
Bên cạnh những mặt được, trong quá trình HNKTQT còn bộc lộ những
mặt yếu kém sau:
- Công tác HNKTQT mới được triển khai chủ yếu ở các cơ quan Trung
ương và một số địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn, sự tham gia của các
ngành, các cấp, của các doanh nghiệp còn yếu và chưa đồng bộ;
- Doanh nghiệp nước ta nhìn chung còn ít hiểu biết về thị trường thế giới
và luật pháp quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ lạc hậu, hiệu
quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh thấp, tư tưởng ỷ lại, trông chờ
vào sự bao cấp và bảo hộ của Nhà nước còn nặng;
- Hệ thống pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ, nhất quán; trong bộ máy
hành chính còn không ít biểu hiện của bệnh quan liêu và tệ tham nhũng, trình độ
nghiệp vụ yếu kém, nguồn nhân lực chưa được đào tạo tốt. Những lợi thế về
nguồn lao động trẻ đang mất dần, vấp phải sự cạnh tranh của các nước trong khu
vực.
II. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với HNKTQT
1. Tình hình thanh niên trong bối cảnh đất nước HNKTQT
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ. Thanh niên Việt Nam trong độ tuổi từ
16 – 30 có khoảng 22 triệu người, chiếm khoảng 27% dân số cả nước và 55,5%
lực lượng lao động xã hội. Quá trình HNKTQT của đất nước đã tác động mạnh
mẽ đến mọi mặt đời sống của thanh niên, từ tư tưởng, đạo đức, đến lối sống, nhận
thức chính trị.
Về cơ hội và thách thức mà HNKTQT mang lại cho thanh niên, kết quả
nghiên cứu do Trung ương Đoàn tiến hành đầu năm 2008 trong đối tượng thanh
niên tại một số địa phương cho thấy:
- Cơ hội: tiếp thu những tri thức tiên tiến trên thế giới (73,2%); cải thiện
thu nhập (63%); mở rộng giao lưu quốc tế (61%); cải thiện đời sống văn hoá tinh
thần (59,5%); gia tăng trao đổi nguồn nhân lực (57,7%); cơ hội học tập, nghiên
cứu được mở ra nhiều hơn (55,9%); mở rộng vốn sống, hiểu biết về văn hoá
(33,7%); có thêm nhiều cơ hội việc làm (26,6%)…
- Thách thức: tăng khoảng cách giàu – nghèo (61,1%); môi trường việc
làm cạnh tranh khắc nghiệt (50,8%); không thích ứng kịp thị trường cạnh tranh
(48,7%); tăng tệ nạn xã hội (46,6%); mất bản sắc văn hoá (13,8%)…
3
Về thực trạng thanh niên Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT có thể thấy
như sau:
Về đời sống văn hoá, tinh thần, lối sống của thanh niên: Thanh niên ngày
nay được sống, sinh hoạt trong môi trường văn hoá hết sức phong phú, đa dạng.
Công cuộc đổi mới và HNKTQT đã tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam tiếp
thu nền văn minh của nhân loại, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam
đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, thanh niên cũng phải chịu những tác động
tiêu cực của những loại hình văn hoá phản giáo dục như sách báo, phim ảnh đồi
truỵ, thông tin xấu trên internet… Không ít thanh niên tiếp thu một cách thiếu
chọn lọc các giá trị từ bên ngoài (trong cách ăn mặc, ứng xử, trong thưởng thức
văn hóa, nghệ thuật…), dễ ngộ nhận, tôn thờ sự vượt trội về cuộc sống vật chất
hay về tự do, dân chủ ở các nước khác.
Về trình độ học vấn và chuyên môn, nghiệp vụ của thanh niên: Thanh niên
ngày nay có trình độ học vấn cao hơn trước và có mặt ở tất cả những ngành khoa
học, công nghệ mũi nhọn và có các thế mạnh để đi vào kinh tế tri thức (chỉ tính
riêng năm 2006, cả nước có hơn 7 triệu thanh niên đang đi học, chiếm 31,5%
tổng số thanh niên).
Trong số lao động xã hội, lực lượng lao động thanh niên được đào tạo và
có tay nghề ngày càng tăng. Thanh niên được đào tạo đang chiếm tỉ lệ cao trong
một số ngành, lĩnh vực quan trọng như: giáo dục, y tế, công nghệ thông tin, công
nghiệp khai khoáng, các ngành xây dựng, dịch vụ… (Tỉ lệ lao động qua đào tạo
nghề tăng từ 13,4% năm 2000 lên khoảng 20% năm 2006).
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực trẻ của ta còn thấp thể hiện ở chỗ
mặc dù số lượng thanh niên học sinh, sinh viên, trí thức trẻ được đào tạo hàng
năm tăng nhanh nhưng chất lượng chưa được nâng lên tương xứng, chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tiễn. Năng lực thực hành của lao động trẻ sau đào tạo chưa
đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Trình độ học vấn của một bộ phận
thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn còn thấp. Sự hiểu biết của thanh niên
Việt Nam về các quá trình quốc tế, các tổ chức quốc tế, về đất nước, con người,
văn hóa của các nước trong khu vực và trên thế giới, việc tham gia của thanh niên
Việt Nam trong giải quyết các vấn đề toàn cầu còn hạn chế. Đa số thanh niên còn
thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát triển, hội nhập như năng lực
chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng xã hội….
Về sức khoẻ và thể chất: Nhìn chung, sức khoẻ và sự tăng trưởng cơ thể của
thanh niên đã có buớc phát triển tốt. Tính trung bình, so với khoảng 15 năm trước
đây, cân nặng trung bình của thanh niên tăng khoảng 3kg, chiều cao trung bình
của nam thanh niên tăng khoảng 3,3cm, của nữ thanh niên tăng khoảng 3cm.
Tuy vậy so với tầm vóc cơ thể của thanh niên các nước khác trong khu vực
thì thanh niên nước ta vẫn thuộc loại trung bình thấp. Tình trạng thanh niên và vị
thành niên hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng các chất gây nghiện đang gia tăng, là
4
mối nguy hại về sức khoẻ, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển về thể chất và tinh
thần của chính thanh niên, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước
trong hiện tại và cả tương lai.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung ương Đoàn, những yếu tố sau có ý
nghĩa quan trọng, cần tạo điều kiện hoặc trang bị cho thanh niên trong quá trình
HNKTQT: học tập nâng cao trình độ (95,4%); tính sáng tạo (92,6%); khả năng
thích nghi với hoàn cảnh mới (86%); giữ gìn bản sắc dân tộc (84,8%); bản lĩnh
chính trị vững vàng (83,7%). Thanh niên cũng bày tỏ nhu cầu được học tập về tin
học và ngoại ngữ (72%); tìm hiểu về luật pháp và kiến thức, thông tin về hội
nhập (58,2%); được cập nhật tri thức mới (65,6%); được học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, tay nghề (52,4%), thông thạo các kỹ năng xã hội (67,7%).
Tóm lại, quá trình HNKTQT đòi hỏi thanh niên phải được trang bị về nhận
thức, tư tưởng, bản lĩnh chính trị, văn hoá, thể lực, năng lực chuyên môn, nghề
nghiệp phục vụ tiến trình HNKTQT một cách chủ động, tự tin và có hiệu quả;
tiếp thu kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, góp phần cùng cả nước đi tắt,
đón đầu trong phát triển kinh tế; tiếp thu văn hóa nhân loại để làm giàu thêm văn
hóa Việt Nam, đồng thời đóng góp giá trị văn hóa Việt Nam làm giàu văn hóa
nhân loại. Thực tế trên cũng đặt ra những nhiệm vụ cho Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh những nhiệm vụ nhằm chuẩn bị cho lớp thanh niên ngày nay tham gia
HNKTQT một cách hiệu quả.
2. Chủ trương của Đoàn về nhiệm vụ tham gia HNKTQT
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan
hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước, công tác quốc tế thanh niên đã được triển
khai khá toàn diện.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII (1997) đã xác định Chương trình Hợp
tác quốc tế thanh niên là 1 trong 7 chương trình hành động của Đoàn trong cả
nhiệm kỳ. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khoá VII đã ban hành Nghị quyết số
793 ngày 26/4/1997 và Chỉ thị số 06 ngày 7/11/2001 về tăng cường công tác
quốc tế thanh niên.
Đại hội Đoàn VIII (2002) nêu rõ: "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ
Việt Nam sẵn sàng làm bạn với thanh thiếu nhi và các tổ chức thanh niên trên thế
giới, phấn đấu cho hoà bình, độc lập dân tộc, phát triển, dân chủ và tiến bộ xã
hội". Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá VIII đã ban hành Kết luận số 104
ngày 31/8/2004 về Tăng cường công tác quốc tế thanh niên phục vụ tiến trình chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. Kết luận nêu rõ: "Tham gia chuẩn bị cho thanh
niên về mọi mặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chính là tham gia chuẩn
bị lớp thanh niên phục vụ chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng
và Nhà nước ta, là một trong các nhiệm vụ quan trọng của công tác Đoàn và
5