Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

5 SAI lầm “CHẾT NGƯỜI” TRONG BUỔI PHỎNG vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.86 KB, 2 trang )

5 SAI LẦM “CHẾT NGƯỜI” TRONG BUỔI PHỎNG VẤN
Bạn cảm thấy buổi phỏng vấn của mình không ổn lắm, nhà tuyển dụng còn thấy tệ hơn.
Theo một nghiên cứu mới đây nhất, các nhà tuyển dụng thường không thể chịu nổi những
kiểu sai lầm sau của các ứng viên.
1. Điều ứng viên nói (hoặc không nói)
Sai lầm số 1 mà các ứng viên gây ra liên quan đến cách giao tiếp của họ. Một số ứng viên
vừa vào đã “phát” ngay những gì chuẩn bị từ trước, như diễn viên diễn theo kịch bản. Một
số khác lại chỉ biết hỏi gì đáp nấy gỏn lọn, không hỏi thì ngồi im như tượng phỗng. Số khác
lại quá nhiều
lời, than vãn lan man vòng vo về những vấn đề cá nhân, nỗi khổ của bản thân khi không có
việc làm.
Một số ứng viên lại tỏ ra thật thà “quá mức cần thiết”. Một cô nàng khi được hỏi tại sao lại
chọn công ty này đã trả lời: “Thực ra tôi chọn công ty này vì bố mẹ tôi thích tôi làm việc ở
đây”. Một ứng viên xin việc tại một tổ chức chăm sóc trẻ em lại nói rất vô tư rằng anh ta
“ghét trẻ con”. Có ứng viên xin vào vị trí dịch vụ khách hàng lại thú nhận “Tôi không phải là
người dễ gần”.
2. Cư xử thiếu lịch sự
Nhiều nhà quản lý nhân sự phàn nàn về việc các ứng viên đến muộn và không ngại ngần
nghe điện thoại di động ngay trong khi phỏng vấn. Thậm chí có phụ nữ còn dắt cả con nhỏ
theo, trong khi mẹ trả lời thì con nheo nhóc khóc mếu bên cạnh, hoặc đứa trẻ chạy loăng
quăng trong phòng.
Còn gì tệ hơn một ứng viên giục nhà tuyển dụng hỏi nhanh nhanh một chút vì họ còn có
một cuộc hẹn ở một công ty khác?
3. “Ta là một, là riêng, là thứ nhất”
Ứng viên vừa nói câu trước câu sau đã tỏ ra là người biết tuốt, tràn trề năng lực. Anh ta
khoe khoang đủ điều về vị trí làm cũ, mức đãi ngộ cũ,... và rằng công ty nên nhận anh ta
vào làm nếu không muốn bỏ phí một nhân viên tài năng. Cái TÔI to đùng của anh ta khiến
nhà tuyển dụng
muốn ngộp thở.
Ngược lại, có những ứng viên đến phỏng vấn nhưng hầu như không thể hiện một chút hứng
thú, nhiệt tình hay hăng hái gì với cuộc trò chuyện. Họ liên tục nhìn ngắm xung quanh, ngó


lên ngó xuống, ngáp vặt và tích cực xem đồng hồ.
4. Trang phục “không giống ai”
Một bộ trang phục quá lố, một tư thế ngồi vô duyên, tay đầy hình xăm, tóc xanh đỏ, váy áo
quá “xênh xang”, đeo kính đen suốt buổi phỏng vấn, miệng còn hơi men,... Đó cũng là
những điều nhà tuyển dụng không thể chịu nổi ở ứng viên.
5. Ứng viên “bốc giời bỏ bị”
Biểu hiện phổ biến của sự thiếu trung thực là ba hoa, nói quá về thành tích với những bằng
khen này, phần thưởng kia. Ứng viên không ngừng “khua chân múa tay” về những kiến thức
đã học, về khả năng đọc thông viết thạo nhiều ngoại ngữ, tầm hiểu biết sâu rộng về nhiều


vấn đề phức tạp. Sau khi anh ta kết thúc màn độc diễn, có thể nhà tuyển dụng sẽ nói rằng:
“Anh quá tài năng, công ty chúng tôi không đủ tầm để anh làm việc”.



×