Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.69 KB, 2 trang )
Những sai lầm chết người của các doanh nghiệp nhỏ
Theo Michael S. Winicki, một nhà tư vấn hoạt động tiếp thị, chủ nhân của trang web Big Noise
Marketing, từng làm tư vấn cho hơn 2.000 doanh nghiệp nhỏ ở 136 nước trên thế giới thì doanh
nghiệp nhỏ thường mắc phải một số sai lầm có thể khiến họ tự "xóa sổ" mình trên thị trường...
1. Sếp biết nhìn xa trông rộng. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ thường chẳng có mối quan tâm nào
xa hơn chuyện phải trả lương bổng, chi phí cho tháng tới. Nguyên nhân là vì họ quá bận rộn với
chuyện điều hành công việc kinh doanh hằng ngày và quên đi việc quan trọng hơn là hoạch định
cho sự phát triển trong tương lai. Theo Michael Winicki, dù có bận rộn đến mấy, mỗi tuần các ông
chủ doanh nghiệp nhỏ cũng nên dành ra vài giờ để suy nghĩ về tương lai.
2. Nhân viên đã quên đi những thói quen tốt. Chẳng hạn, trong cách phục vụ khách hàng, rất có
thể nhân viên đã quên đi thái độ lịch sự nhã nhặn vốn có vì một lý do nào đó hoặc để văn phòng ở
trong tình trạng bừa bộn, không ngăn nắp. Việc nhân viên quên đi những thói quen tốt được xem
là những dấu hiệu của sự xuống dốc. Tuy không gây tác động tức thời, nhưng nếu kéo dài nó sẽ
ảnh hưởng đến nhiều công việc và trở thành một cuộc khủng hoảng lớn tại doanh nghiệp trong
tương lai.
3. Nhân viên không được đào tạo, huấn luyện. Giữa các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp
lớn thường có một khoảng cách rất xa trong lĩnh vực đào tạo. Thông thường, các công ty lớn
thường có các cuốn sách hướng dẫn thực hành nghiệp vụ hay tài liệu huấn luyện phục vụ cho việc
đào tạo, huấn luyện nhân viên. Ngược lại, đa số các doanh nghiệp nhỏ lại không làm được điều
này.
4. Không để ý đến việc thành lập những "liên doanh". Trên thực tế, các doanh nghiệp nhỏ có rất
nhiều cơ hội hợp tác với nhau để cả hai bên cùng có lợi. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải
để ý đến những công ty có cùng đối tượng khách hàng với mình. Chẳng hạn, một công ty cung
cấp hoa tươi giao tận nhà có thể hợp tác với một công ty cung cấp dịch vụ ăn uống để quảng bá
sản phẩm và dịch vụ của nhau. Những "liên doanh" như vậy thường đem lại cho doanh nghiệp
những thành công bất ngờ.
5. Không tạo được nét đặc thù cho riêng mình. Các chuyên gia tiếp thị thường đề cập nhiều đến
tính độc đáo, riêng có như là một thế mạnh giúp các doanh nghiệp nhỏ phân biệt mình với đám
đông các doanh nghiệp khác. Thế nhưng, trên thực tế chỉ có khoảng 1% doanh nghiệp nhỏ có khả
năng tạo được cho họ điều này và thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ
của mình. Để có được nét đặc thù cho mình, doanh nghiệp phải xác định đâu là thị trường mục