Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị RAPD trong chọn tạo giống dưa leo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.52 KB, 26 trang )

1

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, dưa leo giữ vị trí quan trọng trong nhóm cây rau
chủ lực hiện nay. Năm 2009, diện tích gieo trồng dưa leo của cả nước là
31.570 ha, đứng đầu các loại rau nên sản lượng đạt rất cao (577.218 tấn),
tuy nhiên năng suất chỉ đạt trung bình 18,28 tấn/ha, thấp hơn năng suất
trung bình của thế giới (30,9 tấn/ha). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng dưa leo trồng ở nước ta cho năng suất thấp, trong đó có yếu tố
giống. Hầu hết diện tích trồng dưa leo trong nước hiện nay đều sử dụng
giống lai F1 và phần lớn lượng giống được nhập từ nước ngoài nên có
những đặc điểm không phù hợp với sinh thái vùng trồng. Do đó, việc
phát triển ngành chọn giống dưa leo lai F1 trong nước là rất cần thiết
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của loại rau chủ lực này.
Theo phương pháp hiện đại, trong chọn giống cây trồng hay xác
định nguồn gốc của các loài cây trồng người ta thường sử dụng các chỉ
thị phân tử. Việc sử dụng các chỉ thị phân tử sẽ cho kết quả có độ chính
xác cao, tiết kiệm thời gian do các đặc điểm phân tử thường độc lập với
các đặc điểm hình thái, không chịu tác động của môi trường và chủ động
trong nghiên cứu. Các kỹ thuật sinh học phân tử được xem là các công cụ
đắc lực để phân tích tính đa dạng di truyền của rất nhiều loài cây trồng,
riêng kỹ thuật RAPD từ lâu đã được rất nhiều tác giả quan tâm và áp
dụng trên nhiều đối tượng vi sinh vật, thực vật và động vật (Williams,
1990).
Cùng góp phần trong chương trình nghiên cứu chọn tạo giống
dưa leo F1 phục vụ sản xuất trong nước, với việc áp dụng kỹ thuật sinh
học phân tử kết hợp với chọn giống truyền thống, chúng tôi thực hiện đề
tài “Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị RAPD trong chọn tạo giống dưa leo”,
nhằm mục đích chọn lựa chính xác các dòng bố mẹ có khả năng tạo ưu



2

thế lai cao nhất, rút ngắn thời gian nghiên cứu lai tạo ra giống dưa leo F1
mới có khả năng cạnh tranh với các giống có nguồn gốc bên ngoài.
Mục tiêu của đề tài
- Phân nhóm về kiểu hình và kiểu gen tập đoàn mẫu giống dưa
leo đang lưu giữ, từ đó xác định các cặp bố mẹ cho lai tạo.
- Xác định thông số về khả năng phối hợp của các dòng bố mẹ
và các tổ hợp lai, xác định các tổ hợp lai cho giá trị ưu thế lai cao.
- Chọn được giống dưa leo lai F1 sử dụng cho ăn tươi sinh
trưởng mạnh, năng suất cao, chất lượng tốt, trồng được quanh năm trong
điều kiện sản xuất ở miền Nam.
Tính mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài áp dụng phương pháp chọn giống cây trồng truyền thống
kết hợp với phương pháp hiện đại qua việc áp dụng kỹ thuật chỉ thị phân
tử, cụ thể là kỹ thuật RAPD trong chọn tạo giống dưa leo lai F1. Sự kết
hợp này giúp khắc phục được những hạn chế của phương pháp lai tạo cổ
điển, nhanh chóng tìm được nguồn lai phù hợp, rút ngắn thời gian lai tạo,
kiểm tra kết quả lai, nâng cao tính chính xác trong chọn và lai tạo giống
mới. Do vậy, đề tài có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn, tạo ra cách
tiếp cận mới trong công tác lai tạo giống cây trồng, kết quả đáp ứng được
nhu cầu thực tế và có thể đưa vào sản xuất nhanh hơn.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho
các nhà di truyền chọn tạo giống. Giống dưa leo khảo nghiệm mới được
tạo ra là tiền đề cho việc đánh giá trên diện rộng trước khi phát triển
thành giống phục vụ sản xuất. Việc phát triển giống mới này sẽ góp phần
phát triển ngành chọn giống dưa leo trong nước, giảm lượng giống nhập


3


khẩu, tạo việc làm cho người dân thông qua việc sản xuất hạt lai, đồng
thời nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng dưa leo.
Bố cục của luận án
Luận án dày 151 trang gồm 4 chương với 44 bảng, 32 hình, 10
phụ lục. Có 163 tài liệu tham khảo được sử dụng.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Phân loại và nguồn gốc cây dƣa leo
Cây dưa leo (Cucumis sativus L.) thuộc Giới Plantae, Ngành
Magnoliophyta,

Lớp

Magnoliopsida,

Bộ

Cucurbitaceae,

Họ

Cucurbitaceae, Chi Cucumis, Loài Cucumis sativus. Theo De Candolle
(1886) thì dưa leo được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ hoặc miền nam
châu Á và đã được canh tác ở các vùng này hơn 3.000 năm. Vavilop
(1951) cho rằng khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam giáp Lào là nơi
phát sinh cây dưa leo vì ở đây còn tồn tại các dạng dưa leo hoang dại.
1.2. Gía trị của cây dƣa leo
1.2.1 Gía trị dinh dƣỡng của dƣa leo
Dưa leo được trồng trên khắp thế giới và được tiêu thụ ở dạng

quả tươi, dạng cắt lát, dạng chế biến dưa chua và được dùng làm món nấu
với nhiều cách khác nhau. Ở nước ta dưa leo chế biến có 2 dạng sản
phẩm là dầm giấm và muối mặn. Dưa leo có tác dụng bù đắp lượng
khoáng cho cơ thể do có hàm lượng khoáng khá cao.
1.2.2. Gía trị kinh tế của cây dƣa leo
Năm 2012 sản lượng dưa leo trên thế giới đạt 65.134,1 nghìn tấn,
trong đó châu Á chiếm tỷ lệ nhiều nhất (86,5%). Diện tích trồng dưa leo


4

trên thế giới khoảng 1.958 nghìn ha, năng suất đạt 30,9 tấn/ha, sản lượng
đạt 60.502,2 nghìn tấn. Trung Quốc là nước có diện tích trồng dưa leo
lớn nhất, kế đến là Iran, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở Việt Nam, dưa leo được xem là một trong những loại rau chủ
lực, có diện tích nhiều nhất so các loại rau khác (31.570 ha), năng suất
18,28 tấn/ha, sản lượng đạt 577.218 tấn trong năm 2009.
1.3. Định hƣớng mục tiêu chọn giống dƣa leo
Mục tiêu chọn giống dưa leo được xác định trên cơ sở yêu cầu về
canh tác, các vùng khí hậu khác nhau và yêu cầu về phân loại thị trường
tiêu thụ. Chọn giống dưa leo là một tiến trình phức tạp bao gồm việc thu
nhận các quần thể, việc phân lập các dòng thuần và việc xác định các tổ
hợp lai F1 có giá trị thương phẩm. Năng suất và chất lượng là những yếu
tố chính của tiến trình cải thiện giống dưa leo, hai đặc tính này cùng với
những tính trạng có liên quan là những điểm được quan tâm nhất của các
nhà chọn giống.
1.4. Phƣơng pháp chọn giống dƣa leo truyền thống
Các nhà chọn giống dưa leo trên thế giới thường thực hiện
chương trình chọn tạo giống mới bao gồm một chuỗi các bước: 1) phát
triển và cải thiện quần thể, 2) phân lập dòng thuần và 3) đánh giá tổ hợp

lai. Để cùng đạt được nhiều mục tiêu trong chọn giống dưa leo, họ
thường sử dụng song song nhiều phương pháp như chọn lọc tái tục,
phương pháp phả hệ, phương pháp hồi giao.
1.5. Ƣu thế lai và ứng dụng của di truyền số lƣợng trong lai tạo giống
cây trồng
1.5.1. Ƣu thế lai


5

Ưu thế lai (heterosis) là hiện tượng cây lai có sức sống mạnh hơn
bố mẹ, hoặc cả cơ thể cây lai, hoặc từng cơ quan bộ phận của cây lai sinh
trưởng, phát triển nhanh, mạnh hơn, có tính chống chịu cao hơn, phẩm
chất tốt hơn bố mẹ.
1.5.2. Khả năng phối hợp
Sprague và Tatum (1942) định nghĩa khả năng phối hợp chung
[General combining ability (GCA)] là sự thể hiện trung bình của một
dòng hoặc một giống trong các tổ hợp lai có dòng hoặc giống đó tham
gia, còn khả năng phối hợp riêng [Specific combining ability (SCA)] là
sự thể hiện của một tổ hợp lai nào đó tương đốí tốt hơn hay kém hơn giá
trị kỳ vọng so với sự biểu hiện trung bình của các dòng hoặc giống được
khảo sát. Rojas và Sprague (1952) cho rằng GCA liên quan đến tác động
gen cộng tính, còn SCA liên quan chủ yếu đến tác động gen không cộng
tính; GCA thường quan trọng hơn SCA trong trường hợp nguồn vật liệu
chưa được chọn lọc trước, ngược lại SCA quan trọng hơn khi quần thể đã
được kiểm tra và chọn lọc cho GCA. Con lai có triển vọng nhất có thể
được sản xuất từ tổ hợp lai có bố hoặc mẹ có giá trị khả năng phối hợp
chung cao nhất (Baker, 1978).
Baker (1978) cho rằng thông qua phân tích dialen từ con lai của
một cặp con lai cụ thể, giá trị trung bình của mỗi cá thể đều phải lệ thuộc

vào khả năng phối hợp chung và khả năng phối hợp riêng. Nếu SCA
không có ý nghĩa, người ta phải tạm chấp nhận rằng hiệu quả của con lai
trong cặp lai đơn có thể được dự đoán trên cơ sở khả năng phối hợp
chung.
1.5.3. Lai dialen
Lai dialen là hệ thống lai thử mà trong đó các dòng hoặc giống
định thử đem lai luân phiên với nhau theo mọi tổ hợp có thể có theo cả


6

hai hướng thuận và nghịch. Phương pháp lai dialen dùng để đánh giá khả
năng phối hợp do Sprague và Tatum (1942) đề xướng, về sau Griffing
(1956) là người đã nêu lên bốn phương pháp phân tích khả năng phối hợp
của các dòng tự phối.
1.5.4. Ứng dụng của di truyền số lƣợng trong lai tạo giống cây trồng
Nguyễn Việt Long và cs (2008) đã cho lai dialen 8 dòng ngô rau
nhiều bắp theo sơ đồ IV của Griffing, khảo sát 28 tổ hợp lai và giống đối
chứng cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về phương sai khả năng phối hợp
chung và riêng của các dòng bố mẹ, xác định 2 dòng có khả năng phối
hợp chung và riêng cao cùng với 5 tổ hợp lai có năng suất bắp đạt rất cao.
Lưu Cao Sơn và cs (2009) qua đánh giá khả năng phối hợp của
26 dòng ngô đã xác định 7 dòng có nguồn gốc cận nhiệt đới được chọn
tạo tại Việt Nam có khả năng sinh trưởng, chống chịu tương đương giống
đối chứng, có năng suất cao và giá trị khả năng phối hợp chung khá cao;
đồng thời phát hiện được 2 tổ hợp ngô lai cho năng suất cao.
Nghiên cứu trên cây dưa leo, các nhà chọn giống cho rằng GCA
và SCA đạt giá trị cao có ý nghĩa đối với các tính trạng như đặc tính nở
hoa, năng suất và thành phần năng suất, số hoa cái/cây. Trong báo cáo
của Wadid et al. vào năm 2003, 5 dòng thuần dưa leo được lai diallen đầy

đủ và kết quả phân tích cho thấy dòng P1 có giá trị GCA cao đối với
năng suất và thành phần năng suất, tổ hợp lai từ dòng này cho năng suất
cao nhất và cũng thể hiện giá trị SCA cao đối với năng suất và tất cả các
tính trạng khác.
Theo Sarkar et al. (2006), để cải thiện các tính trạng thì các dòng
bố mẹ phải có GCA cao và con lai của chúng phải thể hiện SCA cao.
Năm 2009, Tiwari et al. đã khảo sát 15 tổ hợp lai dưa leo cùng với 6
dòng bố mẹ, nhận thấy các giá trị phương sai GCA và SCA của tất cả các


7

tính trạng đều cao có ý nghĩa chứng tỏ sự quan trọng của cả gen cộng
tính và gen không cộng tính đối với các tính trạng nghiên cứu. Phương
sai GCA cao hơn phương sai SCA đối với tính trạng dài dây, đường kính
quả, khối lượng quả và năng suất/cây.(Singh et al., 2010). Các tổ hợp có
SCA cao về năng suất thường cũng có SCA cao trên một số tính trạng
liên quan như số quả/cây, khối lượng quả, kích thước quả, số nhánh/cây
(Mule et al., 2011).
Có rất nhiều báo cáo về việc đánh giá khả năng phối hợp trên các
cây trồng khác và các tác giả đều nhận định rằng kỹ thuật lai dialen giúp
khai thác thông tin về các gen kiểm soát sự biểu hiện các tính trạng mong
muốn, và dựa trên những thông tin về khả năng kết hợp và hoạt động
gen, các dòng chọn lọc có thể được kết hợp với các dòng khác để tạo con
lai mạnh mẽ hơn do ảnh hưởng của gen không cộng tính hoặc sử dụng
làm giống thuần do ảnh hưởng của gen cộng tính.
1.6. Ứng dụng của kỹ thuật RAPD trong chọn tạo giống dƣa leo
Việc sử dụng các chỉ thị phân tử sẽ cho kết quả có độ chính xác
cao, tiết kiệm thời gian do các đặc điểm phân tử thường độc lập với các
đặc điểm hình thái, không chịu tác động của môi trường và chủ động

trong nghiên cứu. Dựa vào chỉ thị phân tử có thể đánh giá gián tiếp sự
hiện diện hay không hiện diện của gen chọn lọc nhờ chỉ thị mà không bị
ảnh hưởng bởi môi trường (Nguyễn Thị Lang và cs, 2007). Kỹ thuật
RAPD có những ưu điểm như thực hiện nhanh, dễ làm, ít tốn kém nên
được ứng dụng rộng rãi.
Việc áp dụng kỹ thuật RAPD trong đánh giá đa dạng di truyền
trên dưa leo được báo cáo đầu tiên ở nước ta vào năm 2007, do tác giả
Nguyễn Thị Lang và cs thực hiện, sau đó là tác giả Ngô Thị Hạnh và cs
thực hiện năm 2011.


8

Kỹ thuật RAPD cũng được Onto et al. sử dụng năm 2008 để
đánh giá đa dạng di truyền của 12 dòng dưa leo và các tác giả khẳng định
RAPD là phương pháp nhanh, rẻ và hữu ích trong việc đánh giá mối
tương quan di truyền trên các loài cây trồng, đặc biệt là dưa leo. Kỹ thuật
RAPD có thể thuận tiện và nhanh chóng xác định được giống từ hạt và lá
non.
Chỉ thị RAPD là một kỹ thuật hiệu quả và chính xác cao trong việc
kiểm tra độ thuần di truyền của hạt dưa leo lai thương phẩm, và rất hữu
dụng trong việc nhận biết sự không ổn định hệ gen trên những cây dưa
leo tái sinh từ sự phát sinh phôi tế bào soma. Một số primer RAPD có
mối quan hệ chặt chẽ với các con lai dưa leo có năng suất cao. Kỹ thuật
này cũng được sử dụng để phân tích các dòng tự phối và dòng cận huyết
trong quá trình phát triển quần thể.
1.7. Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống dƣa leo trong nƣớc
Hiện nay, nguồn cung cấp các giống rau lai F1 chủ yếu là các
công ty tư nhân; có một số giống dưa leo lai F1 do các Viện nghiên cứu
lai tạo đã được công nhận giống mới và cho phép sản xuất, tuy nhiên

lượng giống này còn rất ít so với nhu cầu thị trường giống trong nước.
Giống dưa leo cho ăn tươi cần phải có năng suất cao, trồng được
2 vụ/năm, quả có kích thước trung bình 15 - 25 x 3 - 4 cm, màu xanh
sáng, gai quả trắng, không bị đắng, chống bệnh phấn trắng, chịu được
bệnh sương mai. Riêng thị trường miền Nam chuộng dưa leo có quả màu
xanh - xanh đậm.
Giống dưa leo dùng chế biến dầm giấm cần có kích thước quả
khác nhau: 5 - 7 x 3 cm; 7 - 11 x 5 cm; 11 - 15 x 3,5 - 4 cm và dưa bao tử
với trọng lượng 1 kg có 150 - 250 quả; Giống dưa leo dùng chế biến
muối mặn cần có quả dài 30 - 40 cm, màu xanh đậm, nhăn, gai trắng.


9

CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1. Khảo sát, đánh giá kiểu hình tập đoàn mẫu giống dƣa leo
Thí nghiệm khảo sát 90 mẫu giống dưa leo được bố trí ngẫu
nhiên không lặp lại, gieo 15 cây/ô, thực hiện dựa theo Quy phạm khảo
nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) trên cây dưa leo của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các chỉ tiêu định lượng được tính
trung bình bằng chương trình Excel.
2.2. Đánh giá đa dạng nguồn gen dƣa leo bằng chỉ thị RAPD
Tập đoàn 90 mẫu giống dưa leo được đánh giá kiểu gen bằng chỉ
thị RAPD. Tách chiết DNA từ lá được thực hiện theo quy trình CTAB
(Cetultrimethylammonium bromide) cải tiến (Nguyễn Thị Lang, 2002).
Mẫu sau quá trình tách chiết được bảo quản ở nhiệt độ -200C. Phân tích
PCR - RAPD theo phương pháp của Nguyễn Thị Lang (2002), sử dụng
12 primer gồm AK12, AY20, AZ13, ODX07, OPAV6, OPAV9,
OPAV17, OPD11, OPD16, RAPD2, RAPD4 và R4 của hãng Operon
(Đức). Sản phẩm PCR được điện di kiểm tra trên gel agarose 1,5%,

nhuộm Ethidium bromide để phát hiện. Các số liệu phân tích RAPD và
sơ đồ hình cây được thiết lập theo phương pháp UPGMA trên phần mềm
NTSYS-pc 2.1.
2.3. Chọn lựa các dòng bố mẹ và lai tạo hạt F1
Trên cơ sở kết quả khảo sát kiểu hình và kết quả phân tích mối
quan hệ di truyền dựa trên kiểu gen của tập đoàn 90 mẫu giống dưa leo
chọn ra 8 dòng bố mẹ và lai dialen để tạo con lai F1 theo phương pháp 1
của Griffing (1956), kết quả sẽ tạo được 64 tổ hợp lai kể cả tự phối.


10

2.4. Khảo sát kiểu hình, đánh giá khả năng kết hợp và ƣu thế lai các
tổ hợp lai dƣa leo qua khảo nghiệm cơ bản vụ 1
Khảo nghiệm cơ bản được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu
nhiên, 3 lần lặp lại, 65 nghiệm thức bao gồm 64 tổ hợp lai dưa leo kể cả
tự phối vừa thu được và 1 giống F1 đối chứng. thực hiện dựa theo Quy
phạm khảo nghiệm VCU. Đánh giá khả năng phối hợp chung và khả
năng phối hợp riêng của các dòng dưa leo sử dụng phần mềm Di truyền
số lượng của Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiển (1996), phân tích ưu
thế lai trung bình, ưu thế lai tuyệt đối và ưu thế lai chuẩn theo công thức
của Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2007), thực hiện trên các tính
trạng gồm chiều dài dây, số nhánh/thân, số hoa cái/thân, thời gian thu
quả, chiều dài quả, khối lượng trung bình quả, số quả/cây và năng suất
quả/cây.
2.5. Khảo nghiệm cơ bản vụ 2 và vụ 3 các tổ hợp lai có triển vọng
Từ kết quả khảo nghiệm cơ bản vụ thứ nhất chọn ra một số tổ
hợp lai có triển vọng, tiếp tục khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai có triển
vọng này thêm 2 vụ, thực hiện dựa theo Quy phạm khảo nghiệm VCU, so
sánh với giống F1 Caesar 17 đối chứng để chọn tổ hợp lai ưu tú nhất.

Phân tích số liệu: Số liệu được xử lý bằng chương trình Excel,
thống kê bằng phần mềm SPSS và so sánh trung bình các nghiệm thức
bằng phép thử Duncan.
2.6. Kiểm tra tính tƣơng đồng di truyền của quần thể F2 với dòng bố
Tổ hợp lai ưu tú được tự thụ thu hạt F2, sau đó quần thể 100 cây
F2 cùng với dòng bố được trồng, thu mẫu lá, ly trích DNA và cho phản
ứng PCR - RAPD với 3 primer gồm RAPD2, RAPD4 và R4, dựa vào
hình ảnh điện di xác định sự giống nhau giữa quần thể F2 và dòng bố.


11

Năm 2010
(vụ hè thu)

Nguồn vật liệu (90 mẫu giống dưa leo)
Đánh giá kiểu gen
bằng chỉ thị RAPD

Đánh sát kiểu hình

Chọn 8 dòng bố mẹ
Năm 2011

Lai dialen (Griffing 1) giữa 8 dòng

8 dòng mẹ

X


8 dòng bố

Thu hạt 56 tổ hợp lai và 6 dòng tự phối
Năm 2012
(vụ hè thu)

Khảo nghiệm cơ bản

Đánh giá khả năng phối
hợp (chung và riêng)

Năm 2013
Năm 2014

Đánh giá ưu thế lai (trung
bình, tuyệt đối và chuẩn)

Chọn 7 tổ hợp lai, tạo thêm hạt lai

(vụ xuân hè)

Khảo nghiệm cơ bản 7 tổ hợp lai

Năm 2014

Khảo nghiệm cơ bản 5 tổ hợp lai

(vụ hè thu)

Giống khảo nghiệm THDL7


Hình 2.1: Sơ đồ chọn tạo giống khảo nghiệm Dưa leo lai THDL7


12

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khảo sát, đánh giá kiểu hình tập đoàn mẫu giống dƣa leo
Bộ mẫu gồm 90 dòng/giống dưa leo được khảo sát và phân thành
từng nhóm tùy theo các mức độ biểu hiện của từng tính trạng. Nhìn
chung, tất cả các tính trạng khảo sát đều có sự biến động lớn về mức độ
biểu hiện cho thấy sự đa dạng kiểu hình của bộ mẫu giống, kết quả này
rất thuận lợi cho việc chọn dòng bố mẹ lai tạo ưu thế lai. Tuy nhiên do bộ
mẫu giống lớn, nếu chỉ dựa vào kiểu hình để chọn thì số lượng dòng bố
mẹ được chọn sẽ rất nhiều, việc lai tạo hạt lai và khảo sát con lai sẽ rất
phức tạp, tốn kém thời gian và công sức, vì vậy phương pháp đánh giá đa
dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử RAPD được thực hiện nhằm xác định
mối tương quan của từng mẫu giống với nhau, những mẫu giống có quan
hệ càng xa nhau thì khi lai giữa chúng khả năng tạo ưu thế lai sẽ càng
cao. Kết hợp kết quả khảo sát kiểu hình và kết quả đánh giá kiểu gen các
mẫu giống dưa leo sẽ giúp việc chọn lựa các dòng bố mẹ được nhanh
chóng và hiệu quả hơn.
3.2. Đánh giá đa dạng nguồn gen dƣa leo bằng chỉ thị RAPD
3.2.1. Sự đa hình của các chỉ thị RAPD
Tất cả 12 primer RAPD được sử dụng phân tích gen của 90 mẫu
giống dưa leo đều cho sản phẩm khuếch đại, mức độ khuếch đại đa hình
biến động từ 92,2 - 100%, trong đó có 4 primer gồm OPAV6, OPAV9,
OPAV17 và RAPD4 cho tất cả các mẫu giống tạo băng. Trung bình 5,3
băng /1 primer, cao hơn so với kết quả nghiên cứu trên một số dòng dưa
leo (4,6 băng /1 primer) của Nguyễn Thị Lang và cs (2007) và so với kết

quả nghiên cứu (1,2 băng /1 primer) của Ngô Thị Hạnh và cs (2011). Tất
cả 12 primer sử dụng cho tỷ lệ băng đa hình cao, từ 50 đến 100%, trung


13

bình 81,3%, đạt cao nhất ở 5 primer: AY20, OPAV6, OPAV9, OPD11 và
OPD16.
Bảng 3.3. Sự đa hình của 12 primer với 90 mẫu giống dưa leo
Số mẫu
tạo
băng
DNA
AK12
86
AY20
85
AZ13
83
ODX07
86
OPAV6
90
OPAV9
90
OPAV17
90
OPD11
88
OPD16

88
RAPD2
89
RAPD4
90
R4
87
Tổng số
Primer

Tỷ lệ Tổng
mẫu tạo
số
băng
băng
(%)
DNA
95,6
498
94,4
281
92,2
315
95,6
323
100,0
405
100,0
459
100,0

418
97,8
349
97,8
282
98,9
465
100,0
426
96,7
387

Phạm vi
Số Số băng
kích thước băng trung
băng
tối bình/
DNA (bp)
đa
mẫu
350 - 850
6
5,79
2.100 - 3.500
4
3,31
1.000 - 3.600
4
3,80
1.500 - 3.500

6
3,67
300 - 800
7
4,50
180 - 500
6
5,10
300 - 900
5
4,64
250 - 900
6
3,97
800 - 2.800
5
3,20
400 - 1.000
6
5,22
290 - 580
4
4,73
300 - 600
5
4,45
64

PIC


0,833
0,746
0,750
0,782
0,833
0,824
0,798
0,818
0,739
0,828
0,734
0,793

3.2.2. Phân tích nhóm của các mẫu giống dƣa leo trên dữ liệu sản
phẩm PCR
Mối quan hệ di truyền giữa 90 mẫu giống dưa leo dựa trên phân
tích RAPD đươc biểu diễn trên sơ đồ ở hình 3.7, mức tương đồng di
truyền dao động chỉ từ 0,220 đến 0,560 cho thấy sự đa dạng di truyền là
không cao. Kết quả này phù hợp với kết luận của một số tác giả khác cho
rằng dưa leo trồng là loài có nền di truyền hẹp. Nếu xét mức độ tương
đồng di truyền ở 0,520 thì các mẫu giống này được chia làm 5 nhóm
chính và nhiều nhóm phụ: Nhóm I bao gồm 4 dòng: D2, K3, K6 và B7,
có hệ số tương đồng nằm trong khoảng 0,392 đến 0,460; nhóm II chỉ
gồm 1 dòng là M2; nhóm III gồm 2 dòng là L5 và L6; nhóm IV gồm 2
dòng là K14 và A5; nhóm V vó mức tương đồng từ 0,220 đến 0,518 bao


14

gồm tất cả 81 dòng còn lại, trong nhóm này tại mức tương đồng 0,490

các dòng được chia thành 6 nhóm phụ.

Hình 3.7. Sơ đồ hình cây biểu diễn mối quan hệ di truyền giữa 90 mẫu
giống dưa leo dựa trên phân tích RAPD
3.3. Chọn lựa các dòng bố mẹ và lai tạo hạt F1
Các mẫu giống vừa mang nhiều tính trạng mong muốn đặc biệt
là năng suất và các tính trạng liên quan đến năng suất, vừa thể hiện sản
phẩm khuếch đại với các primer RAPD, đồng thời thuộc các nhóm khác
nhau trên cây di truyền sẽ được lựa chọn. Kết quả có 8 mẫu gồm L5,
K13, B1, H7, L1, A9, D1, và M4 được chọn và lai với nhau theo phương
pháp Griffing 1 để tạo ra 56 tổ hợp lai và 8 dòng tự phối, từ đó khảo sát
và đánh giá khả năng phối hợp chung, riêng và ưu thế lai của các dòng bố
mẹ và các tổ hợp lai.
3.4. Khảo sát kiểu hình, đánh giá khả năng kết hợp và ƣu thế lai các
tổ hợp lai dƣa leo qua khảo nghiệm cơ bản vụ 1
3.4.1. Năng suất và các tính trạng có liên quan đến năng suất của 8
dòng bố mẹ và 56 tổ hợp lai dƣa leo


15

Bảng 3.9. Độ biến động giá trị năng suất và các tính trạng liên quan của
các dòng bố mẹ và các tổ hợp lai dưa leo khảo sát vụ hè thu 2012
Stt
Tính trạng
Độ biến động
Bố mẹ
Tổ hợp lai
1
Chiều dài thân chính (m)

2,0 - 2,5
2,0 - 2,7
2
Số nhánh/thân chính
4,0 - 6,7
3,3 - 9,3
3
Số hoa cái/thân
2,1 - 6,5
2,0 - 8,8
4
Dài quả (cm)
12,4 - 15,5
12,1 - 16,2
5
Khối lượng quả (g)
88,8 - 139,3
91,3 - 134,9
6
Số quả/cây
4,6 - 7,0
3,9 - 8,5
7
Năng suất (kg/cây)
0,46 - 0,73
0,44 - 0,90
Trong số 56 tổ hợp lai khảo sát có 12 tổ hợp lai cho năng suất
cao, đạt giá trị hơn 0,80 kg/cây, đó là các tổ hợp A9 x H7, K13 x M4,
K13 x B1, L5 x A9, L5 x B1, M4 x A9, M4 x D1, M4 x K13, L1 x A9,
L1 x D1, L1 x B1 và B1 x A9.. Có một số tổ hợp cho giá trị bằng hoặc

cao hơn giống F1 đối chứng trên một hoặc nhiều tính trạng và tất cả 12 tổ
hợp lai đều cho số quả/cây và năng suất/cây cao hơn giống F1 đối chứng.
Tuy nhiên, tổ hợp lai tốt nhất cần được lựa chọn trên cơ sở đánh giá khả
năng phối hợp của các dòng bố mẹ và ưu thế lai của các tổ hợp lai.
3.4.2. Khả năng phối hợp chung và riêng của các dòng dƣa leo
3.4.2.1. Phân tích phƣơng sai của kiểu gen, khả năng phối hợp chung
và riêng
Kết quả phân tích cho thấy giá trị phương sai của GCA thể hiện
sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức 1% cho tất cả các tính trạng nghiên
cứu. Phương sai SCA và phương sai RE của các dòng thể hiện sự khác
biệt rất có ý nghĩa ở mức 1% đối với tất cả các tính trạng ngoại trừ tính
trạng dài dây khác biệt có ý nghĩa mức 5% và tính trạng dài quả chỉ khác
biệt có ý nghĩa mức 5% ở phần nghịch đảo. Các kết quả này cho thấy sự
vai trò kết hợp của ảnh hưởng cộng tính, không cộng tính và tương tác


16

của dòng mẹ hay ảnh hưởng của tế bào chất trong di truyền các tính trạng
này. Sự khác biệt có ý nghĩa của phương sai GCA và phương sai SCA
cho thấy cả hai hiệu ứng gen cộng tính và gen không cộng tính cùng
tham gia trong điều khiển các tính trạng nghiên cứu. Trong các báo cáo
kết quả nghiên cứu trên dưa leo của Tiwari (2009) cũng tìm thấy sự khác
biệt có ý nghĩa cho cả phương sai GCA và phương sai SCA.
Bảng 3.11. Phương sai của kiểu gen, GCA, SCA, RE cho các tính trạng
nghiên cứu
Nguồn
biến
động


Độ
tự
do

Dài
Số Số hoa Thời
Dài
dây nhánh/ cái/ gian thu quả
thân
thân
quả

Khối
lượng
quả

Số
quả/
cây

Năng
suất/
cây

Mẫu giống 63 0,03* 1,10** 2,17** 1,16** 0,79** 105,08** 1,56** 0,02**
GCA

7 0,06** 2,59** 5,01** 1,14** 3,66** 353,53** 4,71** 0,05**

SCA


28 0,02* 0,79** 0,93** 0,99** 0,31 62,92** 1,13** 0,01**

RE

28 0,02* 1,03** 2,70** 1,33** 0,55* 85,13** 1,20** 0,01**

Sai số

126 0,01

GCA/SCA

0,22

0,35

0,857 0,868 0,915

0,24

0,24

26,70

0,27

0,00

0,697 0,959


0,918

0,893 0,909

Ghi chú: *: khác biệt ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%

3.4.2.2. Khả năng phối hợp chung của các dòng dƣa leo
Kết quả ghi nhận ở bảng 3.12 cho thấy dòng M4 có nhiều tính
trạng cho giá trị GCA cao và khác biệt có ý nghĩa so với giá trị trung
bình, bao gồm tính trạng năng suất và các tính trạng có liên quan với
năng suất; tương tự dòng B1 cũng có giá trị GCA cao trên năng suất và
trên số quả/cây. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận trên nghiên cứu
của Wadid et al. (2003), cho thấy rằng một dòng có giá trị GCA cao về
năng suất sẽ sở hữu nhiều hơn các tính trạng liên quan năng suất cũng có
giá trị GCA cao. Trong số 21 tổ hợp lai cho năng suất cao nhất (0,718 0,879 kg/cây), có 16 tổ hợp có sự tham gia của dòng M4 hoặc dòng B1


17

hoặc cả hai, điều này cho thấy việc chọn giống dưa leo có năng suất cao
cần dựa trên các dòng bố mẹ có khả năng phối hợp chung cao về năng
suất.
Bảng 3.12. Khả năng phối hợp chung (GCA) của các dòng bố mẹ trên
một số tính trạng
Dòng
bố
mẹ

Dài

dây

Số
nhánh/
thân

Số hoa
cái/
thân

Thời
gian thu
quả

Dài
quả

Khối
lượng
quả

0,197

-1,047

Số
Năng
quả/cây suất/
cây


A9

-0,039 0,936** -1,018

-0,422

D1

0,043

-0,130 0,468** 4,807** -0,469 -0,036

0,070

-0,545

0,062

0,011

H7

0,109** -0,091 0,611**

-0,297

0,059

0,141


-0,863 -0,081

K13

-0,064 -0,036 0,469**

-0,005

-0,955

-8,068

0,256*

L5

-0,051 -0,180

0,141

-0,378

-5,005

-0,190 -0,041

M4

-0,022 -0,407 0,467**


0,370**

0,226

L1

0,059* -0,166

-0,154

0,161

B1

-0,036 -0,126

0,015

0,182

0,155

0,008

4,807** 0,627** 0,075**

0,476** 4,141** -0,148 -0,016
-0,093

0,224


0,768** 0,081**
0,000
0,023
0,031

Ed (gi) 0,001 0,012
0,019
0,013
0,013
1,460
0,015
LSD0,05 0,050 0,219
0,274
0,226
0,228
2,393
0,242
LSD0,01 0,067 0,290
0,362
0,229
0,302
3,162
0,320
Ghi chú: *: khác biệt ý nghĩa ở mức 5%, **: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%

3.4.2.3. Khả năng phối hợp riêng của các tổ hợp lai
Kết quả khảo sát cho thấy, ngoại trừ tính trạng dài quả, mỗi tính
trạng còn lại đều có một số tổ hợp lai cho giá trị SCA cao có ý nghĩa,
điều này cho thấy có sự hiện diện của gen không cộng tính, kết quả tương

tự cũng được ghi nhận bởi Tiwari et al. (2009), Singh et al. (2010). Có 7
tổ hợp lai cho giá trị SCA cao đối với tính trạng năng suất, trong đó có 5
tổ hợp lai còn cho giá trị SCA cao thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở một
hoặc nhiều tính trạng tương quan với năng suất, đó là các tổ hợp lai A9 x
H7, A9 x L5, D1 x M4, H7 x B1 và K13 x M4; kết quả này cũng tương
tự với kết quả nghiên cứu của Wadid et al. (2003), Mule et al. (2011).


18

3.4.2.4. Kết quả lai đảo của các dòng bố mẹ
Kết quả ghi nhận tất cả các tính trạng khảo sát đều có một số tổ
hợp lai cho giá trị RE cao có ý nghĩa, điều này cho thấy có sự hiện diện
của gen không cộng tính trong việc điều khiển di truyền các tính trạng
này, kết quả tương tự cũng được ghi nhận bởi Singh et al. (2010). Đối với
tính trạng năng suất, trong số 6 tổ hợp lai cho RE cao có 3 tổ hợp thể hiện
sự khác biệt ở mức 1% và 3 tổ hợp khác biệt ở mức 5%. Có 3 tổ hợp lai
vừa cho giá trị RE cao về năng suất, vừa cho RE cao khác biệt trên một
hoặc nhiều tính trạng tương quan với năng suất, đó là các tổ hợp lai H7 x
A9, H7 x D1 và L1 x K13.
3.4.3. Ƣu thế lai
Tổ hợp lai L5 x A9 là tổ hợp duy nhất đạt giá trị ưu thế lai về
năng suất (19,0%) cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với giống đối
chứng; tổ hợp này cũng cho ưu thế lai cao về số hoa cái/thân (48,9%) và
về số quả/cây (30,0%). Ngoài ra còn có 10 tổ hợp lai khác cũng cho ưu
thế lai về năng suất đạt giá trị khá cao, từ 5,1 - 16,4% cao hơn so với đối
chứng, và đồng thời còn cho giá trị ưu thế lai về số quả/cây cao hơn đối
chứng từ 10,3 - 31,5%. Tất cả 11 tổ hợp lai này đều đạt giá trị cao về ưu
thế lai trung bình (từ 22,1 - 86,8%) và ưu thế lai tuyệt đối (từ 9,4 79,7%) trên cùng tính trạng năng suất. Dựa vào các tính trạng khác như
đặc điểm thân lá, đặc điểm quả, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, có 7

tổ hợp lai triển vọng được chọn để tiếp tục khảo nghiệm, gồm A9 x H7,
K13 x M4, L5 x L9, L5 x B1, M4 x A9, L1 x D1 và B1 x A9.
3.5. Khảo nghiệm cơ bản vụ 2 và vụ 3 các tổ hợp lai có triển vọng
Kết quả khảo sát cho thấy, ngoại trừ tổ hợp lai L1 x D1 cho
nhiều hoa cái/thân nhất trong vụ hè thu, tất cả các tổ hợp lai đều có mức
độ phát triển chiều dài thân chính, khả năng phân nhánh và cho số hoa
cái/thân tương đương nhau và tương đương giống đối chứng trong cả 2


19

vụ. Có 2 tổ hợp lai gồm M4 x A9 và B1 x A9 có khả năng chống chịu
bệnh cao nhất với mức nhiễm bệnh sương mai thấp nhất và tỷ lệ cây bị
bệnh do virus thấp hơn so với giống đối chứng, đây cũng là 2 tổ hợp lai
cho số quả và năng suất/cây cao và ổn định qua 2 vụ khảo sát.
Bảng 3.27. Năng suất và thành phần năng suất của các tổ hợp lai dưa leo
khảo sát vụ xuân hè và vụ hè thu 2014
Khối lượng quả (g)
XH
HT
1 A9 x H7
115,4
2 K13 x M4 110,3
122,8 ab
3 L5 x L9
123,0
4 L5 x B1
115,0
115,5 ab
5 M4 x A9

119,8
135,5 a
6 L1 x D1
110,5
108,9 b
7 B1 x A9
123,1
135,5 a
8 Caesar 17
114,5
123,4 ab
CV (%)
4,70
8,85
Mức ý nghĩa
ns
*

Stt

Tổ hợp

Số quả/cây
XH
HT
6,5
7,5
4,4
5,7
6,1

5,3
8,0
5,2
5,3
5,0
7,3
5,3
5,7
4,4
7,99
14,04
ns
ns

Năng suất/cây (kg)
XH
HT
0,72 bc
0,82 ab
0,46 c
0,62 d
0,68 cd
0,59 ab
0,88 a
0,62 a
0,56 e
0,54 abc
0,77 bc
0,58 ab
0,62 d

0,52 bc
7,60
7,48
**
**

Ghi chú: Trong cùng một cột các trị số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau qua phép
thử Duncan, XH: Xuân hè, HT: Hè thu, -: Giống không được sử dụng trong vụ

Trong vụ xuân hè, năng suất thực tế đạt cao nhất được ghi nhận ở
3 tổ hợp lai K13 x M4, M4 x A9 và B1 x A9 với các giá trị đạt được lần
lượt là 27,8; 32,0 và 29,8 tấn/ha, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với
giống đối chứng với tỷ lệ cao hơn lần lượt là 21,4%, 39,7% và 30,1% . Ở
vụ hè thu, 2 tổ hợp lai M4 x A9 và B1 x A9 tiếp tục cho năng suất thực tế
cao hơn giống đối chứng lần lượt là 9,8% và 12,3%.
Như vậy, kết quả đánh giá vụ 2 và vụ 3 cho thấy có 2 tổ hợp lai
là M4 x A9 và B1 x A9 sở hữu nhiều đặc điểm nổi trội hơn so với các tổ
hợp lai khác và so với giống đối chứng, đặc biệt là cho quả nhiều và năng
suất cao, riêng tổ hợp lai B1 x A9 có độ dày thịt quả ổn định qua 2 vụ
khảo sát, có vỏ quả màu xanh khá đậm. Tổ hợp lai B1 x A9 là tổ hợp ưu tú
nhất được chọn làm giống khảo nghiệm với tên gọi THDL7.


20

Bảng 3.28. Năng suất thực tế của các tổ hợp lai dưa leo khảo sát vụ xuân
hè và vụ hè thu 2014
Stt

1

2
3
4
5
6
7
8

Tổ hợp

A9 x H7
K13 x M4
L5 x L9
L5 x B1
M4 x A9
L1 x D1
B1 x A9
Caesar 17
CV (%)
Mức ý nghĩa

Năng suất/ha (tấn)
XH
25,2 bcd
27,8 abc
23,3 cd
23,5 cd
32,0 a
19,9 e
29,8 ab

22,9 d
10,59
**

HT
14,3 b
18,8 a
18,8 a
16,8 ab
19,2 a
17,1 ab
10,47
*

Tỷ lệ cao hơn đối
chứng (%)
XH
HT
10,0
21,4
-16,4
1,7
2,6
10,0
39,7
9,8
-13,1
-6,4
30,1
12,3

0
0

Ghi chú: Trong cùng một cột các trị số có cùng mẫu tự không khác biệt nhau qua phép
thử Duncan, XH: Xuân hè, HT: Hè thu, -: Giống không được sử dụng trong vụ

Bảng 3.32. Một số đặc điểm nông học của giống dưa leo khảo
nghiệm THDL7 khảo sát qua 2 vụ xuân hè và hè thu năm 2014
Chỉ tiêu
Chiều dài dây (m)
Số nhánh/thân chính
Số hoa cái/thân chính
Dạng quả
Màu nền vỏ quả
Màu gai quả
Chiều dài quả (cm)
Đường kính quả (cm)
Độ dày thịt quả (mm)
Độ Brix (%)
Vị đắng đầu quả
Số quả trung bình/cây
Khối lượng quả (g)
Năng suất/cây (kg)
Năng suất/ha (tấn)
Nhiễm sương mai (cấp)
Nhiễm virus (%)

Xuân hè
THDL7
Caesar 17

1,8± 0,1
1,8±0,1
5,1±0,8
4,3±0,6
7,9±0,2
6,7±0,4
Thon dài
Trụ
Xanh khá
Xanh
đậm
Trắng
Trắng
15,0±0,3
14,3±0,4
3,5±0,1
3,5±0,2
9,9±0,2
9,5±0,2
3,7±0,1
3,8±0,2
Không
Không
7,3±0,7
5,7±0,5
123,1±0,9 114,5±1,5
0,77±0,11 0,62±0,08
29,8±2,6
22,9±2,2
3

3
17,5±9,1
27,5±9,3

Hè thu
THDL7
Caesar 17
2,3±0,2
2,5±0,2
5,2±0,9
4,5±0,7
1,7±0,3
1,7±0,2
Thon dài
Trụ
Xanh khá
Xanh
đậm
Trắng
Trắng
14,7±0,3
13,6±0,2
3 6±0,1
3,5±0,1
10,0±0,2
10,3±0,3
3,7±0,2
3,8±0,1
Không
Không

5,3±0,5
4,4±0,3
135,5±1,1
123±2,0
0,58±0,06 0,52±0,06
19,2±0,9
17,1±0,7
3
3
8,1±2,5
11,8±4,3


21

3.6. Kết quả phân tích PCR-RAPD kiểm tra tính đồng dạng di
truyền giữa dòng bố và quần thể F2
Kết quả cho thấy cả 3 chỉ thị đều có mẫu thể hiện đồng dạng di
truyền với dòng bố. Tổng cộng có đến 88 cá thể thể hiện băng hình giống
bố, chiếm 88,0% tổng số cá thể phân tích. Như vậy có thể khẳng định tổ
hợp lai B1 x A9 thực sự là kết quả của việc tổ hợp dòng B1 với dòng A9.

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
4.1.1. Khảo sát, đánh giá kiểu hình, đánh giá đa dạng nguồn gen dƣa
leo và chọn lựa dòng bố mẹ
Kết quả khảo sát cho thấy tập đoàn 90 giống/dòng dưa leo rất đa
dạng về kiểu hình và có sự biến động lớn về mức độ biểu hiện các tính
trạng. Kết quả phân nhóm kiểu gen sử dụng kỹ thuật RAPD đã phân tập
đoàn này thành 5 nhóm chính với nhiều nhóm nhỏ, đồng thời xác định

được 4 primer gồm OPAV6, OPAV9, OPAV17 và RAPD4 cho biểu hiện
tính đa dạng di truyền cao nhất. Kết quả đã chọn được 8 dòng gồm L5,
K13, B1, H7, L1, A9, D1 và M4 làm dòng bố mẹ.
4.1.2. Khảo sát kiểu hình, đánh giá khả năng kết hợp và ƣu thế lai
các tổ hợp lai dƣa leo qua khảo nghiệm cơ bản vụ 1
Kết quả đã xác định được 2 dòng bố mẹ tốt, đó là dòng M4 có
giá trị GCA cao về năng suất, số quả/cây, khối lượng quả và số hoa
cái/thân, và dòng B1 có giá trị GCA cao về năng suất và số quả/cây; các
tổ hợp lai có sự tham gia của hai dòng này đều cho năng suất cao.


22

Trong số 56 tổ hợp lai khảo sát có 15 tổ hợp lai cho giá trị SCA
và 17 tổ hợp lai cho giá trị RE cao trên một hoặc nhiều tính trạng; 27 tổ
hợp lai thể hiện ưu thế lai trung bình, 13 tổ hợp lai thể hiện ưu thế lai
tuyệt đối và 34 tổ hợp lai thể hiện ưu thế lai chuẩn trên một hoặc nhiều
tính trạng. Kết hợp với kết quả khảo sát kiểu hình đã chọn được 7 tổ hợp
lai có triển vọng để tiếp tục khảo nghiệm.
4.1.3. Khảo nghiệm cơ bản vụ 2 và vụ 3 các tổ hợp lai dƣa leo có
triển vọng
Kết quả đã tuyển chọn được tổ hợp lai B1 x A9 có năng suất cao
hơn đối chứng 30% ở vụ 2 và 12 % ở vụ 3, sinh trưởng khỏe ở tất cả các
vụ trong năm, chống chịu bệnh sương mai và bệnh do virus, quả có khối
lượng trung bình 120 - 130 g, quả thon dài, màu xanh khá đậm, phù hợp
thị trường dưa leo ăn tươi ở miền Nam. Tổ hợp lai B1 x A9 được chọn
làm giống khảo nghiệm với tên gọi THDL7.
4.1.4. Kiểm tra sự đồng dạng di truyền giữa dòng bố và quần thể F2
Kết quả phân tích RAPD quần thể F2 đã khẳng định tổ hợp lai B1
x A9 thực sự là kết quả của việc tổ hợp dòng B1 với dòng A9.

4.2. Đề nghị
Tiếp tục khảo nghiệm sản xuất giống khảo nghiệm THDL7 theo
Quy phạm khảo nghiệm VCU trên cây dưa leo của Bộ Nông nghiệp và
PTNT.
Tiếp tục sử dụng kỹ thuật RAPD, đặc biệt là 4 primer gồm
OPAV9, OPAV17, OPAV6 và RAPD4 trong chương trình chọn tạo
giống dưa leo.


23

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2007), Chọn giống cây trồng Phương pháp truyền thống và phân tử, Nhà Xuất bản Nông nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh.
2. Ngô Thị Hạnh, Vũ Đình Hòa, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nông Thị
Huệ, Nguyễn Thị Thủy, Phạm Thị Thu Hằng (2011), “Quan hệ di
truyền giữa các dòng dưa chuột, các dòng tự phối được phân lập và
ưu thế lai”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9 (6), tr. 875-883.
3. Nguyễn Thị Lang (2002), Những phương pháp cơ bản trong công
nghệ sinh học, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Việt Long, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn
Thị Kim Phương (2008), “Đánh giá khả năng kết hợp tính trạng năng
suất của một số tổ hợp ngô rau lai diallel vụ xuân 2007 tại Gia Lâm,
Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6 (2), tr. 248-253.
5. Lưu Cao Sơn, Nguyễn Thị Lưu, Lê Quý Kha (2009), “Kết quả đánh
giá đặc điểm nông học và khả năng kết hợp của một số dòng ngô có
nguồn gốc địa lý khác nhau chọn tạo tại phía bắc Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học và Phát triển, 7 (6), tr. 723-731.
6. Ngô Hữu Tình, Nguyễn Đình Hiển (1996), Các phương pháp lai thử
và phân tích khả năng kết hợp trong các thí nghiệm về ưu thế lai,

Nhà Xuất bản Nông nghiệp.
7. Baker R.J. (1978), “Issues in diallel analysis”, Crop Science, 18, pp.
533-536.
8. De Candolle A. (1886), Origin of Cultivated Plants, Kegan. Paul.
Trench and Company, London.
9. Griffing B. (1956), “Concept of general and specific combining
ability in relation to diallel crossing systems”, Australian Journal of
Biological Sciences, 9, pp. 463-493.


24

10. Mule P.N., Khandelwal V., Patil A.B., Chaudhary B.R. (2011),
“Combining ability studies in cucumber (Cucumis sativus L.)”,
Vegetable Science, 38 (2), pp. 203-205.
11. Nguyen Thi Lang, Tran Thi Thanh Xa, Ho Phu Yen, Tran Khac Thi
(2007), “Genetic divergense analysis on Cucumis spp. by RAPD
marker”, Omonrice, 15, pp. 46-53.
12. Rojas B.A., Sprague G.F. (1952), “Comparison of variance
components in corn yield trials: III. General hybrids of maize”,
Indian Journal Genetics, 62, pp. 312-315.
13. Onto S., Laosat N., Suksawat W., Popluechal S., Eungwanichayapant
P.D., Chukeatirote E. (2008), “Phylogenetic analysis of Cucumis
sativus using RAPD molecular marker”, Journal of Plant Science, 3,
pp. 105-110.
14. Sarkar M., Sirohi P.S. (2010), “Combining ability analysis for yield
and its contributing characters in cucumber”, Indian Journal of
Horticulture, 64 (4), pp. 526-530.
15. Singh H.K., Pandey S., Tiwari A., Singh M.C. (2010), “Heterosis
and combining ability for yield and contributing traits in cucumber

(Cucumis sativus L.)”, Vegetable Science, 37 (1), pp. 64-66.
16. Sprague G.F., Tatum L.A. (1942), “General versus specific
combining ability in single crosses of corn”, American Society of
Agronomy, 34, pp. 932-942.
17. Tiwari J.K., Munshi A.D., Kumar R., Sharma R.K., Sureja A.K.
(2009), “Combining ability for yield and related traits in cucumber
(Cucumis sativus L.)”, Vegetable Science, 36 (2), pp. 159-162.
18. Vavilov N.O. (1951), The origin, variation, immunity and breeding
of cultivated plants, New York.
19. Wadid M.M., Medany M.A., Abou-Hadid A.F. (2003), “Diallel
analysis for yield and vegetative characteristics in cucumber
(Cucumis sativus L.) under low temperature conditions”, Acta
Horticulture, 598, pp. 279-283.


25
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Kim Cƣơng, Huỳnh Vũ Sơn (2012), “Kết quả chọn tạo
giống dưa leo lai LĐ7”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn - Chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi, tập 1, tháng 6, tr. 6268.
2. Trần Kim Cƣơng, Huỳnh Vũ Sơn (2012), “Đánh giá khả năng kết
hợp và tuyển chọn tổ hợp lai dưa leo triển vọng cho sản xuất ở
phía Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng
11, tr. 27-32.
3. Trần Kim Cƣơng, Nguyễn Thị Lang (2013), “Đánh giá đa dạng
di truyền nguồn gien dưa leo bằng phương pháp RAPD”, Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 12, tr. 32-38.
4. Trần Kim Cƣơng, Lê Trường Sinh, Nguyễn Ngọc Vũ, Huỳnh Thị
Phương Liên, Dương Kim Thoa, Phạm Mỹ Linh, Đào Xuân

Thảng, Nguyễn Minh Châu (2013), “Kết quả chọn tạo giống cà
chua, dưa leo, đậu bắp, cà tím”. Hội thảo quốc gia về Khoa học
Cây trồng lần thứ nhất, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tr.
499-506.
5. Trần Kim Cƣơng, Nguyễn Thị Lang (2014), “Đánh giá khả năng
kết hợp và ưu thế lai về năng suất và các tính trạng liên quan trên
dưa leo tại đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn - Chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi, tập 2,
tháng 12, tr. 142-150.


×