Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lãnh đạo giỏi không nên nói

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.61 KB, 2 trang )

Lãnh đạo giỏi không nên nói
Tuy không dễ để trở thành người lãnh đạo giỏi, nhưng đôi khi nghệ thuật lãnh đạo lại
rất đơn giản là đừng nói những điều không nên nói.

Với tinh thần lãnh đạo đơn giản, Les McKeown – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành
của Predictable Success, đã chia sẻ 3 câu nói hàng đầu mà các nhà lãnh đạo nên
tránh.
1. “Đừng đem đến cho tôi bất kỳ sự ngạc nhiên nào”
Cả bạn và tôi đều đã từng nghe câu này rất nhiều lần, có thể chính bạn cũng mắc
phải lỗi này. Người lãnh đạo thường cũng có những điểm mù bởi sự kiện mà họ
không lường trước được. Và vì xấu hổ, chắc hẳn họ sẽ không bao giờ muốn để lộ ra
những sơ suất.
Lúc đầu, mọi người làm việc rất chăm chỉ. Lâu dần về sau, chuyện không hay bỗng
dưng trên trời rơi xuống, một sự kiện không thể đoán trước xảy đến, thế là người sếp
sẽ phải ôm mớ hỗn độn đó với đủ mọi lời phê phán, chỉ trích.
Vì thế như một nỗ lực gấp đôi, các nhà lãnh đạo sẽ tìm cách thêm vào cho mình lớp
bảo vệ khác nhằm chống lại các thảm họa – câu thần chú họ bắt đầu sử dụng cho
mọi nhân viên báo cáo trực tiếp của mình là “Đừng đem đến cho tôi bất cứ sự ngạc
nhiên nào” (hay còn có nghĩa là “Đừng mang tin xấu đến cho tôi”).
Dự đoán xem điều sẽ xảy ra khi bạn thường xuyên bảo người khác đừng mang đến
tin xấu hay điều bất ngờ. Họ sẽ không còn mang đến cho bạn bất kỳ tin xấu hay điều
ngạc nhiên nào cả. Nhưng, tất nhiên là, nhân viên không thông báo tin xấu thì không
có nghĩa là những điều đó không tồn tại. Nó chỉ có nghĩa là mọi người cố gắng giấu
nhẹm thông tin đi vì bạn bảo nhân viên phải làm như thế. Bạn nghĩ rằng họ sẽ đem
những thứ không hay đó đi đâu? Điều này chỉ mang ý nghĩa là có một quả bom nổ
chậm đang được chôn dưới chân bạn.
Nếu lo lắng về khả năng dự đoán và tính nhất quán, bạn hãy tự cho bản thân một ưu
tiên và đừng cố gắng mong ước những điều không thuận lợi sẽ tránh xa mình. Hãy
thử làm điều ngược lại. Nên nói với mọi người rằng: “Ngay khi anh biết được tin xấu
hoặc nhận thấy những điều khác thường, thông báo ngay cho tôi”. Khi làm như vậy
bạn đã thực sự giành lấy cơ hội kiểm soát mọi thứ tốt hơn.


2. “Nếu là một con vật, anh sẽ là loài nào?”
Câu hỏi trên cùng với những câu tương tự như “Những quyển sách có ảnh hưởng đến
bạn khi còn bé?”, “Màu sắc bạn yêu thích là gì?”, là những câu hỏi bạn nghĩ rằng sẽ
mang lại hiểu biết sâu sắc hơn về ứng viên, giúp xác định xem họ có phải là nhân tố
tiềm năng hay không.


Thực tế thì tất cả những câu dạng như thế đều là vô nghĩa và không thể giúp bạn
hiểu rõ hơn về năng lực ứng viên cho công việc mà bạn đang muốn tuyển dụng. Nếu
bạn cần phải hỏi những câu không liên quan và vô thưởng vô phạt thế này để cảm
thấy yên tâm thì cứ hỏi, bằng mọi cách. Nhưng đừng nhầm lẫn rằng đó là các câu hỏi
cần thiết cho một cuộc phỏng vấn hiệu quả.
3. “Đừng xem đó là việc cá nhân”
Thật thế không? Để xem nào, nếu bạn đang trao đổi với ai đó về công việc, cuộc
sống, ý tưởng, năng lực, lựa chọn và những nỗ lực của riêng bản thân họ, rồi bạn
bảo rằng đừng xem đây là chuyện cá nhân?
Vậy làm thế nào bạn có thể cho phép nhân viên trực tiếp đưa ra lời bình luận về
những gì bạn nói, những điều bạn làm vào bất cứ khi nào họ muốn khi mà họ sẽ luôn
bắt đầu bằng cụm từ “Đừng nghĩ đây là vấn đề cá nhân…”?
Nếu bạn không nghĩ rằng làm việc với người khác là những hoạt động mang tính chất
cá nhân, thì có lẽ bạn nên suy nghĩ nhiều hơn về một nghề nghiệp khác, như nghề
nuôi ong chẳng hạn? Chúng thực sự không cần xử lý mọi thứ mang tính chất cá
nhân.
(Nguồn ảnh: internet)
Lược dịch từ Inc.



×