Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

đồ án tốt nghiep nganh dia chat: Đặc điểm và các yếu tố địa chất khống chế quặng hoá đồng khu vực Lùng Thàng Bát Xát Lào Cai”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 59 trang )

Đồ án tốt nghiệp

1

Bộ môn Địa chất

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN VẼ, SƠ ĐỒ

ST
T
1

Ký hiệu

Nội dung

Hình 1.1

Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu

2

Hình 2.1

Sơ đồ địa chất khu vực Bát Xát – Lào Cai

3

Hình 3.1



Sơ đồ địa chất khối Lùng Thàng

4

Hình 3.2

Đá phiến thạch anh 2 mica tập 2 hệ tầng
Sin Quyền

36

5

Hình 3.3

Gneis biotit tập 2 hệ tầng Sin Quyền

37

6

Hình 3.4

7

Hình 3.5

8


Hình 3.6

Diorit bị biến đổi kali hóa có chứa quặng

41

9

Hình 3.7

Rìa tiếp xúc với khối xâm nhập, đá biến chất
của hệ tầng Sin Quyền đá có dấu hiệu bị thạch
anh hóa, clorit hóa và epidot hóa đá có màu lục

41

10

Hình 3.8

Diorir bị thạch anh hóa, epidot hóa, clorit hóa.

42

11

Hình 3.9

Diorit horblend Lùng Thàng bị các thể đá
mạch lamprophyr xuyên cắt


42

SV: Trần Vân Anh

Trang

Diorit pyroxen có horblend
Diorit pyroxen

39
40

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

2

Bộ môn Địa chất

12

Hình 3.10

Một đới trượt bằng trái cắt qua diorit
khối Lùng Thàng

44


13

Hình 3.11

Diorit bị biến dạng dịch trượt phát triển hiện
tượng thạch anh tái kết tinh tập hợp hạt nhỏ
phân dải định hướng dịch trượt trái

45

14

Hình 3.12

Các cấu tạo cá mica định hướng dịch trượt bằng
trái

47

15

Hình 3.13

Chalcopyrit (Chp) tạo thành các ổ hạt, đám hạt,
mạch lấp đầy

49

16


Hình 3.14 Pyrotin (Pyr) cộng sinh cùng chalcopyrite (Chp)

50

17

Hình 3.15

51

SV: Trần Vân Anh

Pyrit (Py) hạt tha hình trong các lổ hổng của đá

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

3

Bộ môn Địa chất

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng là kim loại cơ bản có lịch sử sử dụng lâu đời nhất, sản lượng tiêu
thụ hàng năm trên thế giới rất cao và có vai trò ý nghĩa rất quan trọng trong
đời sống cũng như sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật trong thời
điểm hiện tại và tương lai.

Những nghiên cứu đã tiến hành cho thấy tồn tại một đới tạo khoáng đồng
có giá trị công nghiệp cao phân bố dọc theo rìa đông bắc đới Phan Si Pan.
Trong đới đã phát hiện được một loạt các mỏ quặng đồng có trữ lượng lớn
như: Sin Quyền, Vi Kẽm, Tả Phời và một loạt các điểm quặng đồng có tiềm
năng khác như: Nậm Chạc, Trịnh Tường, Suối Thầu, Lùng Thàng, Lũng Pô…
Kết quả khảo sát gần đây trong điểm quặng đồng Lùng Thàng đã phát hiện
được 03 thân quặng chủ yếu nằm ở phần vòm và rìa tiếp xúc của khối xâm
nhập với đá biến chất vây quanh. Mặc dù vậy đến thời điểm hiện tại chưa có
những nghiên cứu chi tiết về đặc điểm thạch địa hóa của khối xâm nhập Lùng
Thàng, đặc điểm quặng hóa đồng và các yếu tố địa chất khống chế quặng hóa
trong khu vực này. Vì vậy nghiên cứu đặc điểm địa chất và các yếu tố khống
chế quặng hóa đồng khu vực Lùng Thàng là vấn đề cấp thiết đặt ra nhằm định
hướng cho công tác điều tra, đánh giá khoáng sản trong khu vực.
Trong thời gian thực tập, thu thập tài liệu để hoàn thành đồ án tốt nghiệp,
tác giả đã tham gia thực địa cùng với các nhà địa chất Liên đoàn Bản đồ Địa

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

4

Bộ môn Địa chất

chất miền Bắc khảo sát quặng hóa đồng rìa đông đới Phan Si Pan, cùng thầy
hướng dẫn khảo sát và nghiên cứu quặng hóa đồng khu vực Suối Thầu, Phìn
Ngan, Lùng Thàng và mối quan hệ của của chúng với hoạt động magma

Neoproterozoi khu vực trong khuân khổ đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi
trường “Nghiên cứu cấu trúc khống chế quặng hóa đồng dải Sin Quyền –
Lũng Pô phục vụ tìm kiếm quặng ẩn sâu”. Từ những kết quả nghiên cứu của
mình, tác giả đã lựa chọn đồ án tốt nghiệp với tiêu đề : “Đặc điểm và các yếu
tố địa chất khống chế quặng hoá đồng khu vực Lùng Thàng - Bát Xát Lào Cai”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án.
Mục tiêu: Nghiên cứu làm rõ đặc điểm địa chất và các yếu tố địa chất
khống chế quặng hóa đồng khu vực Lùng Thàng - Bát Xát - Lào Cai.
Để hoàn thành được mục tiêu đặt ra, đồ án đã hoàn thành các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực Lùng Thàng, huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- Nghiên cứu đặc điểm quặng hóa đồng khu vực Lùng Thàng.
- Xác lập các yếu tố địa chất khống chế quặng hóa đồng khu vực nghiên
cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thực địa
- Khảo sát các điểm lộ: Tại mỗi điểm tiến hành mô tả và ghi hình vết vết
lộ, đo vẽ các cấu tạo địa chất (đứt gãy, nếp uốn), mô tả các hiện tượng biến
đổi đá vây quanh và đặc điểm quặng hóa.
- Thu thập các loại mẫu: Trong công tác thực địa, các loại mẫu thu được
chủ yếu là mẫu quặng chứa khoáng hóa đồng và mẫu đá vây quanh.
3.2. Phương pháp trong phòng

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp


5

Bộ môn Địa chất

- Tổng hợp các loại tài liệu
- Phân tích các mẫu lát mỏng và mẫu khoáng tướng dưới kính hiển vi
- Tổng kết tài liệu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.

4. Nội dung đồ án
Sau thời gian xử lý, tổng hợp tài liệu trong phòng tác giả đã hoàn
thành đồ án tốt nghiệp của mình với cấu trúc gồm 03 chương không kể mở
đầu và kết luận:
Chương 1: Tổng quan về vùng nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm địa chất và khoáng sản khu vực Lùng Thàng và
vùng lân cận
Chương 3: Các yếu tố địa chất khống chế quặng hóa đồng khu vực
Lùng Thàng
Do thời gian, trình độ và kinh nghiệm có hạn nên đồ án không thể tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp và phê bình của quý thầy cô giáo và các bạn để đồ án của tác giả
được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ của
TS.Trần Mỹ Dũng và các thầy cô giáo trong Bộ môn Địa Chất, Khoa Địa
chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tạo điều kiện cho tác giả học tập,
nghiên cứu và hoàn thành bản đồ án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự
giúp quý báu và hướng dẫn tận tình của KS. Vũ Đình Tải và các nhà địa chất
Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc trong quá trình tác giả thực tập tại Liên
đoàn.
Xin chân thành cảm ơn!


SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

6

Bộ môn Địa chất

Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Vân Anh
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
Vùng nghiên cứu nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam đã có một quá trình
nghiên cứu địa chất lâu dài ở nhiều mức độ khác nhau. Phần tổng quan về
vùng nghiên cứu được tác giả tổng hợp từ các báo cáo điều tra địa chất khu
vực [1], [2], [7].
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý và diện tích nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu thuộc địa phận huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Phía
tây bắc và đông bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây giáp huyện
Phong Thổ (Lai Châu), phía nam giáp huyện Sa Pa và thành phố Lào Cai .
Trong vùng có sông Hồng chảy qua, là ranh giới giữa Bát Xát với Trung
Quốc ở phía đông bắc (Hình 1.1.). Vùng nghiên cứu thuộc tờ bản đồ F-48-52B (Bát Xát) hệ tọa độ VN2000 được giới hạn bởi các điểm có tọa độ địa lý
như sau: 2343’03’’ đến 22’03’’ vĩ dộ bắc, 10344’54’’ đến 10359’54’’ kinh độ
đông.

1.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng có địa hình đồi núi, địa hình phân cắt
mạnh mẽ. Hầu hết địa hình thuộc cánh đông bắc phức nếp lồi Hoàng Liên
Sơn và thuộc phía tây nam đứt gãy sông Hồng.

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

7

Bộ môn Địa chất

Đồi núi trong vùng phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, hình
thành 3 bậc địa hình:
- Địa hình thấp: chiếm phần nhỏ diện tích của vùng bao gồm các thung
lũng và lòng sông Hồng. Đại bộ phận có độ cao từ 50 - 100m, độ dốc trung
bình 10 - 20.
- Địa hình đồi núi trung bình: chiếm gần hết diện tích vùng nghiên cứu
gồm núi cao 200 - 500m, độ dốc trung bình 30 ÷ 45. Đồi núi có xu hướng
thấp dần về phía đông nam và bị phân cắt mạnh mẽ bởi các suối trong vùng
(chảy theo hướng tây bắc - đông nam và gần bắc nam).
- Địa hình đồi núi cao: nằm ở phía tây nam khu vực gồm các núi cao hơn
500m với độ dốc lớn hơn 45. Toàn bộ vùng núi cao bị mạng sông suối phân
cắt địa hình hiểm trở.
Các vùng đồi núi vùng này nối tiếp nhau hợp thành dải kéo dài theo
hướng tây bắc - đông nam cùng hướng với sông Hồng tạo thành địa hình của

khu vực.
1.1.3. Sông suối
Sông Hồng là sông lớn nhất vùng bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc.
Ở phụ cận Lào Cai độ sâu lòng sông +71,32m, lòng sông rộng 80÷100m. Lưu
lượng nước nhỏ nhất mùa khô 100m3/s, lưu lượng nước lớn nhất vào mùa
mưa 2900m3/s, lưu lượng nước trung bình 100÷120m3/s.
Suối Ngòi Phát là suối lớn nhất trong vùng Bát Xát. Suối bắt nguồn từ vùng
núi cao phía tây nam có nước quanh năm. Suối có lưu lượng nước nhỏ nhất
3,5m3/s (25/8/1968), lớn nhất 266m3/s (11/6/1963), lưu lượng trung bình
30÷50m3/s.

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

8

Bộ môn Địa chất

Ngoài ra trong vùng còn một số suối nhỏ khác như suối Cốc Mỳ… với
mực nước biến đổi theo mùa.
Nhìn chung hệ thống suối của vùng thường có độ dốc lớn, uốn lượn, trắc
diện ngang có hình chữ “V”, số ít dạng chữ “U” và theo lòng suối có nhiều
thác ghềnh, nhất là các suối chảy trên địa hình núi cao.
1.1.4. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu có đặc điểm khí hậu miền núi rõ rệt với số liệu tổng
hợp sau:

- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình năm 22,5C, nhiệt độ cao nhất
42C, nhiệt độ thấp nhất 2,2C, tháng lạnh nhất trung bình 16C.
- Lượng mưa: khu vực nghiên cứu có lượng mưa và cường độ mưa khá
lớn với 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có lượng mưa lớn,
trung bình 400-410mm/tháng. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
thường có lượng mưa ít, trung bình 21-200mm/tháng.
- Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối trung bình năm biến đổi không
nhiều, độ ẩm lớn nhất vào tháng 5 là 86,8%, tháng khô nhất là tháng 11 là
84,3%.
- Gió: thổi theo hướng nam và đông nam chiếm ưu thế cả năm. Vận tốc
gió trung bình là 1,3m/s, trung bình tháng cao nhất là 20,6m/s.
1.2. Đặc điểm kinh tế nhân văn
1.2.1. Dân cư
Bát Xát là một huyện vùng núi với dân số là 70.015 người (2009). Dân
cư của vùng khá thưa thớt, bao gồm các dân tộc: Kinh, Mông, Dao, Tày, Thái,
Dáy, Xạ Phang, Xá Phó, Hoa… Trong đó người Kinh sống tâp trung ở các thị

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

9

Bộ môn Địa chất

trấn, thị xã và các thung lũng bằng nghề trồng trọt, buôn bán nhỏ và ít công
chức nhà nước. Các dân tộc khác sống rải rác thành các làng bản, phần lớn

trên sườn các dãy núi và số ít sống ở các thung lũng nhỏ bằng nghề phát
nương trồng rẫy, khai thác lâm sản và trồng cây dược liệu.
1.2.2. Giao thông
Giao thông trong vùng tương đối thuận tiện. Đi qua vùng có 3 quốc lộ là
đường 4E nối liền vùng với các tỉnh, thành phố ở phía đông nam; quốc lộ 4D
từ Lào Cai đi về phía tây vùng và quốc lộ 32 nối với các tỉnh phía nam và
nhập vào quốc lộ 4D ở Bình Lư. Ngoài ra trong vùng có đường liên huyện –
xã Lào Cai – Bát Xát – Mường Hum mới được nâng cấp phục vụ giao thông
vận tải khu vực phía bắc vùng. Đi lại trong vùng chủ yếu là hệ thống đường
mòn thường có quy mô nhỏ hẹp, nhiều đèo dốc và thường có đất đá đổ lở,
trượt lở về mùa mưa. Vận tải đường sắt có tuyến Hà Nội – Lào Cai đi qua
phía đông của vùng khoảng 5km, song có ý nghĩa là tuyến đường sắt liên vận
quốc tế, phục vụ giao lưu du lịch và thương mại với Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa ở phía bắc vùng.
1.2.3. Đời sống văn hóa xã hội
Đời sông của nhân dân trong vùng tuy đã được cải thiện song còn ở mức
thấp. Kinh tế lâm nghiệp là thế mạnh của vùng nhưng còn tản mạn, thiếu sự
tập trung khai thác và quản lý. Tình trạng thiếu đói trong nhân dân vẫn còn
tồn tại, nhất là các làng bản trên các vùng núi cao.
Công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của vùng đang được thực hiện
qua các chương trình 327, 135…tới tận các bản vùng sâu, vùng xa. Ngoài mỏ
đồng Sin Quyền đã hoạt động từ lâu thì một số nghành công nghiệp đang
được đầu tư phát triển như: điện, giao thông, công nghệ chế biến, sản xuất vật
liệu xây dựng, khai thác khoáng sản và đặc biệt là thương mại và du lịch trong

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59



Đồ án tốt nghiệp

10

Bộ môn Địa chất

nội địa cũng như giao lưu quốc tế. Các cơ sở văn hoá, y tế, giáo dục đang
từng bước được mở mang và nâng cao, tuy nhiên tỷ lệ người chưa biết chữ
còn khá cao, trình độ dân trí thấp cũng như các phong tục lạc hậu còn khá phổ
biến trong nhân dân, nhất là ở vùng núi cao.
Tóm lại, đặc điểm tự nhiên và kinh tế của vùng rất thuận lợi cho công tác
nghiên cứu địa chất. Trong vùng có ưu thế dân cư và lực lượng lao động tại
chỗ dồi dào. Vùng nghiên cứu đầy đủ thuận lợi công tác địa chất và khai thác
khoáng sản.
1.3. Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng
Lịch sử nghiên cứu địa chất trong vùng đã có nhiều các công trình
nghiên cứu địa chất và khoáng sản của các nhà địa chất trong và ngoài nước
từ đầu thế kỷ XX đến nay. Lịch sử nghiên cứu địa chất trong vùng cũng được
chia thành hai giai đoạn:
1.3.1. Giai đoạn trước 1954
Nghiên cứu địa chất trong thời kỳ này do người Pháp tiến hành với các
công trình như sau:
Năm 1917, Lantenois G. nghiên cứu kiến tạo vùng Lào Cai – Sa Pa song
không có tài liệu gì để lại.
Năm 1921, Dussault L. và Jacob Ch. Công bố “Báo cáo nghiên cứu địa
chất Bắc trung bộ và Bắc bộ” đã coi granit và gneis của vùng này có tuổi già
nhất.
Năm 1931, Sở Địa chất Đông dương xuất bản tờ “Địa chất Cao Bằng” tỷ
lệ 1:500.000. Các tác giả đã gộp chung granit với tầng đá biến chất cổ và xếp
tuổi Tiền Cambri. Riêng các đá magma được phân chia thành granit, đá màu

lục và ryolit. Nhìn chung bản đồ này còn sơ lược.

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

11

Bộ môn Địa chất

Năm 1937, Fromaget J. công bố công trình nghiên cứu địa chất phần Tây
Bắc và Thượng Lào kèm theo bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000, trong đó có
diện tích phần phía tây của vùng.
1.3.2. Giai đoạn sau 1954
Trong giai đoạn này liên tục các đoàn 1, đoàn 17, đoàn 135 cùng với các
chuyên gia và cố vấn của Tổng cục Địa chất đã thành lập Bản đồ địa chất tờ
Lào Cai tỷ lệ 1:200.000, khảo sát nghiên cứu sơ bộ và kiểm tra lại khoáng hóa
từ Lào Cai tới Lũng Pô. Trong đó, tập trung nhiều ở Thùng Sáng, Trịnh
Tường, Sin Quyền, Vi Kẽm, Lũng Pô…
Năm 1960, Đoàn địa chất 135 khảo sát ven bờ sông Hồng vùng Lào Cai,
đã phát hiện các bất thường phóng xạ ở gần bản Vị Kẽm, Sin Quyền.
Năm 1961, Đoàn địa chất 5 bắt đầu tìm kiếm vùng Thùng Sáng đã phát
hiện các vết lộ quặng ở suối Lũng Pô, Nậm Chạc, Nậm Giang, sau đó mở
rộng tìm kiếm đến vùng Sin Quyền. Công tác tìm kiếm đạt kết quả tốt. Năm
1967 hoàn thành tờ bản đồ địa chất 1:25.000 vùng Lũng Pô - Lào Cai bao
trùm lên diện tích vùng mỏ đồng Sin Quyền.
Năm 1963, Đoàn 5 tiến hành thăm dò sơ bộ khoáng sàng Sin Quyền

(thân quặng giữa, đông) và tìm kiếm tỉ mỉ thân quặng tây và Cốc Mỳ - Vi
Kẽm.
Năm 1973, Đoàn 5 kết thúc thăm dò tỉ mỉ khoáng sàng Sin Quyền và
đang tìm kiếm tỉ mỉ các điểm quặng quanh vùng III, V, suối Thầu, Nậm Chạc,
Nậm Mít và Phìn Ngan .
Năm 1975, Đoàn 5 đã hoàn thành báo cáo địa chất về kết quả thăm dò tỉ
mỉ quặng đồng Sin Quyền và năm 1981 - 1982 nộp báo cáo thăm dò sơ bộ
phân vùng V.

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

12

Bộ môn Địa chất

Năm 1999, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam đã lập Báo cáo nghiên
cứu khả thi tổ hợp đồng Sin Quyền - Lào Cai - Việt Nam.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu địa chất và khoáng sản vùng này còn thể
hiện trong các công trình nghiên cứu tổng hợp trên toàn lãnh thổ khu vực của
các tác giả như: Lê Văn Cự (1978), Trần Văn Trị (1977), Trần Đức Lương và
Nguyễn Xuân Bao (1980), Nguyễn Xuân Bao và Đào Đình Thục ( 1979,
1984), Nguyễn Huy Sinh (1984), Trần Văn Trị và Nguyễn Xuân Tùng (1992),
Lê Đức An (1995), Đào Đình Thục và Huỳnh Trung (1995).

SV: Trần Vân Anh


Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

13

Bộ môn Địa chất

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN KHU VỰC LÙNG
THÀNG VÀ VÙNG LÂN CẬN
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du, miền núi
phía bắc của Việt Nam, giáp danh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc và là
nơi bắt đầu của con Sông Hồng chảy vào đất Việt. Vùng là một bộ phận trong
đới cấu trúc Sông Hồng nên có đặc điểm cấu trúc địa chất rất phức tạp và đa
dạng về mặt địa tầng, kiến tạo và sinh khoáng. Đặc điểm địa chất vùng được
tác giả tổng hợp từ các tài liệu [1], [2]. Đặc điểm địa chất vùng có những nét
chính sau:
2.1. Đặc điểm địa chất vùng
2.1.1. Địa tầng
Tham gia vào cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu bao gồm các thành tạo
có tuổi Arkeozoi đến Kainozoi:

Các thành tạo Neoarkeozoi
Loạt Sông Hồng
Hệ tầng Ngòi Chi (NA?nc)
Các thành tạo biến chất xếp vào loạt Sông Hồng đã được Fromaget J.
(1937), DovJikov A.E. (1965) và Bùi Phú Mỹ (1971, 1978) phân chia và mô

tả cho các đá biến chất ở bờ trái sông Hồng và xếp tuổi Arkeozoi hoặc
Proterozoi. Các thành tạo biến chất có tuổi cổ nhất của vùng, phân bố trên
diện hẹp ở phía đông thị xã Lào Cai và một số điểm lộ nằm rải rác dọc bờ
phải sông Hồng ở khu vực Bát Xát.
Hệ tầng Ngòi Chi phân bố ở phía đông nam khu vực nghiên cứu.

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

14

Bộ môn Địa chất

Thành phần thạch học của hệ tầng Ngòi Chi gồm :
Tập quaczit chuyển lên đá phiến thạch anh-felspat-granit xen đá phiến
thạch anh biotit-silimanit-granat, quaczit, thấu kính amphibolit.
Trong các vết lộ dọc dòng Nậm Thi và theo đường sắt Lào Cai – Phố Lu
khá phổ biến đá bị cà nát ép phiến hóa. Trong đó biotit được thay thế bằng
chlorit, plagioclas, felspat thay thế bằng muscovit và kaolin.
Chiều dày hệ tầng quan sát được khoảng 600 – 700m.

Các thành tạo Paleoproterozoi
Loạt Xuân Đài
Loạt Xuân Đài do Nguyễn Xuân Bao (1969) xác lập và mô tả với hai hệ
tầng chuyển tiếp nhau liên tục là hệ tầng Suối Chiềng và hệ tầng Suối Làng.
Những năm về sau hệ tầng Suối Làng được thay bằng hệ tầng Sin Quyền (Tạ

Việt Dũng, Trần Quốc Hải, 1963). Bản đồ địa chất nhóm tờ Lào Cai tỷ lệ
1:50.000 sử dụng loạt Xuân Đài với hai hệ tầng chuyển tiếp cùng tuổi
Proterozoi: hệ tầng Suối Chiềng và hệ tầng Sin Quyền.

Hệ tầng Suối Chiềng (PPsc)
Hệ tầng Suối Chiềng phân bố ở dọc bờ phải sông Hồng, kéo dài theo
phương tây bắc - đông nam từ bản Nùng tới Nà Lộc, bị kẹp giữa khối magma
Po Sen và hệ tầng Sin Quyền.
Hệ tầng Suối Chiềng được nghiên cứu đầu tiên bởi các nhà địa chất Pháp
trong “Orthogneiss du Fansipan, Fromaget J, 1930”. Sau này hệ tầng được
xác lập bởi A.E. Dovjikov và các tác giả Bản đồ Địa chất miền Bắc Việt Nam
tỷ lệ 1:500.000 trong “Hệ tầng Chiêm Hoá, Nà Hang, Dovjikov và nnk.

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

15

Bộ môn Địa chất

1965”. Ngoài ra còn một số nghiên cứu độc lập khác như: Hệ tầng Suối
Chiềng (Tiền Sini), Nguyễn Xuân Bao và nnk , 1969.
Mặt cắt hệ tầng lộ tốt ở Ngòi Phát – Nậm Chỏm và Nậm Gia Hô. Thành
phần mặt cắt và đặc điểm biến chất các đá của hệ tầng ít thay đổi theo đường
phương và đồng đều trên diện tích phân bố. Từ dưới lên hệ tầng Suối Chiềng
gồm hai tập:

-Tập 1 (PP Thành phần chủ yếu là đá phiến hai mica, đá phiến biotitgranat, xen ít lớp đá phiến thạch anh-felspat-mica và các lớp mỏng quarzit.
Chiều dày trên 500m
-Tập 2 (PP : Thành phần chủ yếu là đá phiến biotit-epidot-sphen,
amphibolit-epidot, xen những lớp mỏng đá phiến felspat-thạch anh-mica và
đá phiến hai mica. Chiều dày trên 1400m
Hệ tầng chỉnh hợp dưới hệ tầng Sin Quyền và bị các khối xâm nhập
thuộc phức hệ Po Sen xuyên cắt.

Hệ tầng Sin Quyền (PPsq)
Hệ tầng Sin Quyền phân bố rộng khắp bờ phải sông Hồng tạo thành dải
kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam từ Trịnh Tường - Cốc Mỳ - Bản Vược
- Quang Kim. Ngoài ra, còn vài diện lộ nhỏ hơn phân bố rải rác tại trung tân
vùng nghiên cứu.
Hệ tầng Sin Quyền được nghiên cứu đầu tiên trong tài liệu “Đá phiến kết
tinh Proterozoi : Osika 1961”. Sau đó hệ tầng được xác lập trong nghiên cứu
“Hệ tầng Sin Quyền, Tạ Việt Dũng, 1962”. Sau này một số nghiên cứu khác
có nhắc đến hệ tầng Sin Quyền như: Các hệ tầng Chiêm Hoá, Nà Hang, A.E.
Dovjikov và nnk, 1965. Hệ tầng Ngòi Hút, Phan Trường Thị, 1978.

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

16

Bộ môn Địa chất


Hệ tầng Sin Quyền có mặt cắt chuẩn dọc Ngòi Phát từ mỏ đồng Sin
Quyền đi về phía tây nam, thuộc địa phận xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai.
Các đá của hệ tầng chỉ phân bố trong cấu trúc Phan Si Pan, tạo nên móng
kết tinh. Mặt cắt chuẩn Ngòi Phát gồm hai tập:
+ Tập 1 (PP: Nằm chuyển tiếp lên tập 2 hệ tầng Suối Chiềng ( PP) gồm
phía dưới là đá phiến thạch anh-felspat-biotit màu xám đen, chuyển lên phần
trên là đá phiến biotit màu đen nâu xen kẹp liên tục các lớp đá phiến felspatthạch anh-mica có cấu tạo phân dải, tập dày 800m.
+ Tập 2 (PPĐá lộ tốt dọc theo các suối Ngòi Phát, Nậm Gia Hô và ở
Làng Cóc, Tả Phời. Thành phần của tập chủ yếu là đá phiến thạch anh-mica
có graphit xen kẽ với đá phiến thạch anh hai mica.Chiều dày tập trên 1000m.
Đôi khi có biểu hiện migmatit hóa trong đá phiến chứa graphit và trong
đá gneis biotit. Ngoài ra, còn gặp các lớp mỏng đá phiến biotit-epidot-sphen
và các thể dạng mạch amphybolit-epidot, amphybolit có chứa khoáng hóa
sulphur đồng.
Các đá tập 2 (PP) tiếp xúc kiến tạo với hệ tầng Cam Đường (¡£cđ) có
tuổi trẻ hơn nằm trên.

Các thành tạo Neoproterozoi
Loạt Sa Pa
Hệ tầng Đá Đinh (NPdđ)
Đá của hệ tầng Đá Đinh (PR3 - ¡£dđ) phân bố trên cấu trúc Phan Si Pan,
tạo thành các dải, các khối núi đá vôi kích thước không lớn phân bố từ Lào
Cai đến Yên Bái. Trong khu vực nghiên cứu hệ tầng Đá Đinh chị lộ ra ở phía
nam.

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59



Đồ án tốt nghiệp

17

Bộ môn Địa chất

Hệ tầng Đá Đinh được nhà địa chất người Pháp Jacob Ch. xác lập đầu
tiên vào năm 1921. Sau đó, hệ tầng được xác lập lại bởi công tác đo vẽ bản đồ
địa chất khu vực tây bắc bộ của A. F. Kalmucov và Trần Văn Trị năm 1965.
Hệ tầng có thành phần chủ yếu gồm đá hoa dolomit hạt nhỏ hạt được
chia làm hai tập :
- Tập 1 : Đá hoa hạt nhỏ đến vừa, dạng đường, có tremolit, phân lớp
trung bình, chuyển lên đá hoa dolomit hạt nhỏ đến lớn và dolomit màu trắng
phân lớp vừa đến dạng khối. Bề dày 250m.
- Tập 2 : Đá hoa dolomit màu trắng hạt vừa, dạng khối, phân lớp dày,
xen các lớp mỏng đá hoa phân dải có tremolit, mutscovit, scapolit. Bề dày
350m.
Tổng bề dày hệ tầng khoảng 600m.
Hệ tầng Đá Đinh nằm chỉnh hợp với hệ tầng Cha Pả và không chỉnh hợp
dưới cuội sạn kết của hệ tầng Cam Đường tuổi Cambri sớm.
Trên cơ sở khác nhau về đặc điểm thành phần và tướng biến chất với
các hệ tầng của loạt Xuân Đài, hệ tầng Đá Đinh có quan hệ bất chỉnh hợp góc
với hệ tầng Cam Đường nằm trên và liên hệ so sánh với đá hoa Đan Ảnh (Vân
Nam, Trung Quốc) có chứa collenia tuổi Sini nên hệ tầng Đá Đinh được xếp
tuổi Neoproterozoi.

Gới Paleozoi
Các thành tạo Paleozoi trong vùng nghiên cứu chủ yếu là các trầm tích
tuổi Paleozoi sớm và Paleozoi giữa, phân bố thành các dải kéo dài theo

phương tây bắc-đông nam và tập trung chủ yếu ở khu vực đông bắc. Thành
phần chủ yếu là các đá trầm tích lục nguyên, lục nguyên chứa carbonat và
carbonat. Căn cứ thành phần thạch học, quan hệ địa tầng trên dưới và so sánh

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

18

Bộ môn Địa chất

với tuổi của các địa tầng được phân chia ở các nơi khác thuộc vùng tây bắc
Việt Nam, chúng được phân chia thành các đơn vị địa tầng sau đây :

Hệ Cambri, thống hạ
Hệ tầng Cam Đường (Є1cđ)
Các thành tạo trầm tích của hệ tầng Cam Đường phân bố ở dọc bờ phải
sông Hồng theo hướng tây bắc - đông nam.
Hệ tầng mang tên một thị trấn tại vùng mỏ apatit Cam Đường do A.E.
Dovjikov và các tác giả Bản đồ Địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000
thành lập lần đầu tiên vào năm 1965 để mô tả các trầm tích biến chất giàu
phosphorit phân bố rộng rãi ở vùng này.
Tuổi của hệ tầng Cam Đường được xác định dựa vào hóa thạch Tảo gồm
Archaeohystrichosphaeridium sp, Bavlinella sp, Leiomarginata simplex,
Glottimorpha asiatica... Ngoài ra, hệ tầng còn có thể đối sánh với một hệ tầng
chứa phosphorit tương tự ở Vân Nam, Trung Quốc có hóa thạch bọ ba thùy tuổi

Cambri sớm.
Hệ tầng Cam Đường có quan hệ bất chỉnh hợp với hệ tầng Đá Đinh.
Sự gián đoạn trầm tích giữa hệ tầng Cam Đường trên loạt Sa Pa còn thể
hiện rõ trên bình đồ phân bố của chúng ở thượng nguồn Suối Thầu. Ở đó,
chiều dày đá hoa dolomit hệ tầng Đá Đinh nằm dưới hệ tầng Cam Đường chỉ
quan sát được khoảng 200m. Ở nhiều nơi trong diện phân bố các đá trầm tích
biến chất chứa photphorit hệ tầng Cam Đường có các thể mạch lamprophyr có
kích thước khác nhau không rõ xuyên cắt.
Hệ tầng Cam Đường gồm 3 tập chuyển tiếp liên tục nhau từ dưới lên trên là :

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

19

Bộ môn Địa chất

+ Tập 1 (Є1) gồm cát kết, sạn kết, đá phiến thạch anh-felspat-mica-than,
đá phiến thạch anh-mica, đá phiến thạch anh-carbonat, thấu kính đá vôi.
Chiều dày tập 430 - 700m.
+ Tập 2 (Є1) gồm đá phiến carbonat-thạch anh-apatit, đá phiến apatitcarbonat, vỉa apatit. Chiều dày tập 100 - 400m.
+ Tập 3 (Є1) gồm sạn kết, cát kết thạch anh-felspat, đá phiến thạch anhcarbonat, đá phiến sét than, đá phiến thạch anh-sericit. Chiều dày tập 500 –
750m.

Hệ Devon
Hệ tầng Bản Nguồn (D1bn)

Hệ tầng Bản Nguồn phân bố ở góc phía tây nam vùng nghiên cứu, các
đá lộ ra thuộc thượng nguồn sông Mua.
Hệ tầng được Nguyễn Xuân Bao nghiên cứu và xác lập năm 1970.
Hệ tầng gồm có các tập đá khác nhau:
- Tập 1: Cát kết thạch anh dạng quarzit xen những lớp đá phiến đen, dày
120m.
- Tập 2: Đá phiến, bột kết xen những lớp cát kết lẫn sét và cát kết dạng
quarzit, dày 160m, chứa hóa thạch Dicoelostrophia annamitica, Euryspiritfer
tonkeinensis…
- Tập 3: Cát kết dạng quarzit và cát kết chứa sét xen những lớp đá phiến
đen, dày 50m.
- Tập 4: Đá phiến, bột kết vôi, dày 50m.
Dựa vào hóa thạch hệ tầng được xác định tuổi là Devon sớm.
Hệ tầng Bản Nguồn nằm chỉnh hợp dưới hệ tầng Bản Páp.

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

20

Bộ môn Địa chất

Hệ tầng Bản Páp (bp)
Hệ tầng Bản Páp do Nguyễn Xuân Bao xác lập (1969). Trong vùng, hệ
tầng Bản Páp có quan hệ phân bố không gian chặt chẽ với các trầm tích lục
nguyên-carbonat hệ tầng Bản Nguồn (D1bn).

Hệ tầng chủ yếu chứa đá vôi, đá vôi hóa hoa, đá hoa có tremolit, đá hoa
dolomit-tremolit. Chiều dày hệ tầng Bản Páp dày từ 200 – 500m.

GIỚI MEZOZOI, Thống dưới
Hệ tầng Viên Nam (T1vn)
Hệ tầng Viên Nam ( T1vn) do Phan Cự Tiến xác lập năm 1975, phân bố ở
phần phía đông nam khu vực nghiên cứu.
Các thành tạo phun trào mafic trong vùng tương đương với hệ tầng Viên
Nam có tuổi Pecmi muộn – Trias sớm đã được Bùi Phú Mỹ phân chia (1978).
Chúng phân bố thành hai dải nằm biệp lập cách xa nhau và có vị trí cấu trúc
không gian giống nhau.
Dải thứ nhất phân bố ở Tà Lèng nằm trong cấu trúc đới rift Sông Đà.
Dải thứ hai ở bờ Sông Hồng nằm ở phía rìa đông của phức nếp vồng Hoàng
Liên Sơn.
Các diện lộ dọc bờ phải Sông Hồng thường không liên tục, thành phần của
đá phun trào mafic trong dải này gồm : Bazan, Bazan hạnh nhân, andezitobazan
và các sản phẩm biến đổi của chúng như đá phiến actinolit-chlorit-epidot, đá
phiến actinolit-epidot-calcit. Chiều dày 400m.

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

21

Bộ môn Địa chất


Giới KAINOZOI
Hệ Neogen, Thống Pliocen
Hệ tầng Văn Yên (N£…vy)
Hệ tầng Văn Yên được phân chia trên bản đồ địa chất nhóm tờ Lào Cai
tỷ lệ 1:50.000 có khối lượng tương đương “hệ Neogen” của Địa chất tờ Lào
Cai – Kim Bình tỷ lệ 1:200.000 (Bùi Phú Mỹ, 1978).
Đây là các trầm tích lục nguyên phân bố dọc bờ phải Sông Hồng.Chúng
được hình thành trong hố sụt kiểu địa hào Sông Hồng, có thành phần trầm
tích gồm chủ yếu cuội kết, sạn kết, cát kết hạt thô, cát bột kết và ít hơn là các
lớp mỏng đá phiến sét có vài thấu kính than. Các hạt chủ yếu góc cạnh,
thường có các vết xước trên bề mặt. Chiều dày hệ tầng 250 – 300m.
Trong các lớp bột kết ở khu vực đông nam Trịnh Tường các tác giả bản
đồ địa chất Lào Cai – Kim Bình tỷ lệ 1:200.000 (Bùi Phú Mỹ, 1978) đã sưu
tập được các dạng hóa thạch : Q. lantenoisi Col., Pho eb pseudolanchevlata
Col..
Hệ tầng Văn Yên nằm không chỉnh hợp trên móng cổ hệ tầng Suối
Chiềng và hệ tầng Sin Quyền..
Hệ tầng nằm chỉnh hợp dưới hệ tầng Cổ Phúc tuổi Oligoxen nên được
định tuổi Eoxen.

Hệ Đệ Tứ
Các thành tạo trầm tích hệ Đệ Tứ phân bố ở vùng nghiên cứu chiếm diện
tích nhỏ hẹp, thuộc các thành tạo bồi tích sông-lũ dạng thềm và bãi bồi phân
bố ở các thung lũng và dọc các sông suối chính của vùng:
+ Trầm tích sông, thống Pleistocen, thành phần quan sát tại vết lộ từ trên
xuống gồm:

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59



Đồ án tốt nghiệp




22

Bộ môn Địa chất

Lớp đất trồng màu đen, dày 0,5 – 1m
Lớp cuội, sỏi xen cát, sét, bột màu nâu, màu xám có lẫn tảng kích
thước lớn còn góc cạnh, sắp xếp lộn xộn, dày 3 – 5m, đôi nơi trên



mặt của lớp này có laterit.
Lớp đá tảng, cuội, sỏi kích thước không đều, được mài tròn trung
bình, dày 8 – 10m.

Tổng chiều dày của trần tích thống Pleistocen từ 12 – 16m.
+ Trầm tích sông, thống Holocen hạ-trung:
Các thành tạo sông thuộc thềm bậc có thành phần là: Cuội, sỏi, cát,
sạn có lẫn tảng và bột, sét màu vàng đến nâu nhạt có chứa phong phú bào tử
phấn: Lycopodium sp., Almus sp., Castanes sp, Lygodium sp….Chiều dày
từ 6 – 8m.
+ Trầm tích sông, sông-lũ thống Holocen thượng:
Phân bố ở nhiều nơi với các diện tích hẹp và các bãi bồi, doi cát dọc
các sông và suối lớn, trầm tích gồm cuội, sỏi, sạn, cát và dăm tảng mài tròn

kém, thành phần đa khoáng, chưa gắn kết.
Ngoài ra, ở vùng nghiên cứu còn có các dải tích tụ travectin với diện tích
phân bố hẹp. Chiều dày dao động trong khoảng 1 – 5m.

2.1.2. Magma
Trên bản đồ địa chất vùng tỷ lệ 1:50.000, nằm trong diện tích vùng
nghiên cứu các thành tạo magma lộ ra trên một diện tích khá rộng, trong đó
chủ yếu là các thành tạo magma xâm nhập của phức hệ Po Sen, ít hơn là các
thành tạo magma xâm nhập của phức hệ Ba Vì và các thành tạo magma chưa
rõ tuổi.

Phức hệ Po Sen (GDi/PZ£ps£, G/PZ£ps¤)

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

23

Bộ môn Địa chất

Phức hệ Po Sen do Bùi Phú Mỹ và Phan Viết Kỷ xác lập (1971) trong công
trình đo vẽ lập bản đồ địa chất tờ Lào Cai – Kim Bình tỷ lệ 1:200.000 và chọn
khối Po Sen nằm ở phía tây thị xã Lào Cai làm khối chuẩn của phức hệ.
Thành tạo này trước đây đã được đề cập nhiều trong các công trình nghiên
cứu của: Fromaget J. (1941), Izokh E.P. (1965), Trần Quốc Hải (1967), Nguyễn
Xuân Bao (1968), Đào Đình Thục (1995).

Thành phần thạch hoc của khối gồm: diorit thạch anh, granodiorit, granit…
Xuyên cắt các đá trên là các đá mạch specxatit, kersantit và granit porphyr dạng
mạch. Các đá diorit thạch anh, granodiorit, tonalit và diorit phân bố ở phía bắc,
phía đông và phía đông nam khối, còn các đá granit phân bố ở trung tâm và rìa
phía tây khối.
Khối Po Sen được hình thành bởi ba pha xâm nhập:
- Pha 1: Diorit thạch anh, tonalit và granodiorit.
- Pha 2: Granit biotit.
- Pha 3: Các đá mạch specxalit, kersantit và granit porphyr.
Phức hệ Po Sen xuyên cắt và gây sừng hóa các đá thuộc hệ tầng Suối
Chiềng (PPsc) và hệ tầng Sin Quyền (PPsq), được xếp vào tuổi Paleozoi sớm.

Phức hệ Ba Vì (Gb/T£bv)
Phức hệ Ba Vì do Phan Viết Kỷ (1975) xác lập. Trên diện tích nhóm tờ
Lào Cai xếp phức hệ Ba Vì gồm các thể xâm nhập dạng khối nhỏ, dạng đai
mạch kéo dài với thành phần chủ yếu là gabrodiabas và diabas.
Phức hệ Ba Vì chúng có liên quan chặt chẽ về không gian và nguồn gốc
với các đá phun trào bazan thuộc hệ tầng Viên Nam (vn). Ranh giới giữa xâm
nhập và phun trào khó phân biệt. Tuổi của phức hệ Ba Vì được xếp vào Trias
sớm.

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


Đồ án tốt nghiệp

24


Bộ môn Địa chất

Các thành tạo magma xâm nhập chưa rõ tuổi
Các thành tạo xâm nhập trung tính (Di/?)
Trong vùng nghiên cứu các thành tạo magma xâm nhập chưa rõ tuổi lộ ra
ở Bản Cát, Tả Sin. Thành phần chủ yếu là diorit, tonalit tồn tại dưới dạng
mạch, kích thước khác nhau. Các thể xâm nhập này thường có dạng khối nhỏ
kéo dài theo phương tây bắc – đông nam, thậm chí còn có hình dạng tựa thấu
kính. Chúng xuyên cắt các đá hệ tầng Suối Chiềng (PPsc), hệ tầng Sin Quyền
(PPsq), hệ tầng Viên Nam (vn). Ngoài ra chúng còn có quan hệ kiến tạo với
một số phân vị khác. Ranh giới giữa xâm nhập và đá vây quanh không rõ
ràng. Các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước đây cho thấy
sự liên quan chặt chẽ giữa các thành tạo magma này với các khoáng hóa đồng
tại khu mỏ. Dựa trên cơ sở đối sánh về đặc điểm phân bố, đặc trưng về thành
phần thạch học, các hiện tượng biến đổi liên quan mà các khối diorit, tonalit
này được tạm xếp vào các thành tạo magma chưa rõ tuổi.

Các đá mạch lamprophyr của diorit chưa rõ tuổi (1/?)
Trong diện tích nhóm tờ Lào Cai các đá mạch lamprophyr của diorit nằm
rải rác ở nhiều khu vực, trong đó có ở Bản Quang, Bản Lợi thuộc vùng nghiên
cứu. Chúng xuyên cắt hầu hết các thành tạo magma, trầm tích và biến chất có
tuổi từ Paleoproterozoi, Paleozoi đến Mesozoi như phức hệ Po Sen
(GDi/PZ£ps£, G/PZ£ps¤), hệ tầng Suối Chiềng (PPsc), hệ tầng Sin Quyền
(PPsq), hệ tầng Cam Đường (¡£cđ), hệ tầng Viên Nam (vn). Các đa mạch này
có chiều dày 2 – 3m, kéo dài vài chục mét.
2.2. Kiến tạo

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59



Đồ án tốt nghiệp

25

Bộ môn Địa chất

Toàn bộ khu vực nghiên cứu thuộc rìa tây bắc khối Sa Pa khu á địa khu
Phan Si Pan. Nằm trong cấu tạo uốn nếp dạng tuyến tây bắc-đông nam của á
địa khu Phan Si Pan. Tại đây có nhiều uốn nếp phức tạp, bị nhiều đứt gãy và
các thể xâm nhập chia cắt. Ngoài ra, vùng có nếp uốn hẹp kéo dài, nhiều nơi
có những nếp uốn đảo có mặt nghiêng về phía đông bắc với góc dốc khoảng
45, thường có các đứt gãy hoặc các mạnh đá xâm nhập đi kèm.
2.2.1. Kiến tạo
- Khối kiến tạo Sin Quyền: phía tây nam tiếp xúc với khối granitoit Po
Sen, phía đông bắc tiếp xúc với khối kiến tạo Bát Xát, kéo dài từ Bát Xát tới
Lũng Pô rộng 1000 - 3000m. Các đá trong khối có phương 300 - 320 tạo
thành một nếp lồi nhỏ.
- Khối kiến tạo Bát Xát: kéo dài từ Lũng Pô đến Lào Cai rộng 1000m.
Tây nam tiếp xúc với hệ tầng Sin Quyền và granitoid Po Sen. Các vật liệu chủ
yếu là đá phiến thạch anh, felspat tạo thành nhiều nếp oằn và uốn nếp, hình
thành nhiều đứt gãy lớn và đới vỡ vụn mạnh.
- Khối kiến tạo Thùng Sáng: khối tạo một dải hẹp ven sông Hồng, kéo
dài từ Thùng Sáng đến Trịnh Tường, phía tây tiếp xúc kiến tạo với khối Bát
Xát, phía đông bắc tiếp xúc kiến tạo với khối phụ Trịnh Tường. Vật liệu gồm
có đá hoa, đá phiến thạch anh clorit, đá mạch aplit, đá phiến bazơ. Trong khối
xuất hiện nhiều đứt gãy hướng tây bắc-đông nam có liên quan chặt chẽ tới
khoáng hóa đồng Thùng Sáng.
Các hoạt động kiến tạo trong đới đồng Sin Quyền thường xuất hiện dưới

2 hệ thống:
- Hệ thống phá hủy kiến tạo tây bắc - đông nam: thường xuất hiện dưới
dạng các đới vỡ vụn gặp ở ven rìa tiếp xúc giữa các tầng đá. Phần lớn các
thân quặng tiếp xúc theo hệ thống phá hủy kiến tạo này.

SV: Trần Vân Anh

Lớp: LT Địa chất K59


×