Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

đồ án tốt nghiệp ngành địa chất : Đối sánh đặc điểm địa chất các đá bazan khu vực Cao Bằng và Sông Đà: Ý nghĩa của chúng trong nghiên cứu kiến tạo khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 85 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất
MỤC LỤC

1
1
1
1
1
1
1
1
1


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8


9
10
11

Viết tắt

Viết đầy đủ

ACM
AL
Am
BABB
Bi
C–P
C–S
CA
Cal
Cpx
DM

Ades Continental Margin (Rìa lục địa tích cực kiểu Andes)
Alkaline (kiềm)
Amphibol
Back – Arc Basin Bazan (bazan sau cung)
Biotit
Cac bon – Permi
Cisaillement (mặt trượt) – Schitosity (mặt trượt)
Calc – Alkaline (kiềm vôi)
calcit
Clinopyroxen (pyroxen xiên)

Depleted (manti bị làm nghèo)
Enriched Bazan Mid – Ocean Ridge (bazan sống núi đại

12

E – MORB

13
14
15
16

F
FABB
IAB
IAT

17

N – MORB

18
19
20
21
22
23
24

NXT

OFB
OIB
Oli
Plg
Py
RSĐ
2
2
2
2
2
2
2
2
2

dương được làm giàu)
Fluid (chất lưu)
Fore – Arc Basin Bazan (bazan trước cung)
Island Arc Bazan (bazan cung đảo)
Island Arc Tholeit (đá bazan Tholeit cung đảo)
Normal Bazan Mid – Ocean Ridge (Bazan sống núi đại
dương kiểu bình thường)
Ngô Xuân Thành
Ocean Flood Bazan (bazan dòng lũ)
Ocean Island Bazan (bazan đảo đại dương)
Olivin
Plagiocla
Pyroxen
Rift Sông Đà



Đồ án tốt nghiệp
25
26
27
28
29
30
31

Ser
SUB
TB – ĐN
TH
TN
Tr.n
TVA

3
3
3
3
3
3
3
3
3

Bộ môn Địa chất

Serpentin
Subduction (hút chìm)
Tây Bắc – Đông Nam
Tholeit
Tây Nam
Triệu năm
Trần Việt Anh


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất
DANH MỤC HÌNH ẢNH

4
4
4
4
4
4
4
4
4


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất
DANH MỤC BẢNG


5
5
5
5
5
5
5
5
5


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Vào giai đoạn Permi giữa – muộn đến Triat giữa, magma plume manti hoạt
động ở khu vực Tây Nam địa khối Dương Tử, tạo ra các tỉnh magma rộng lớn, mà
đại diện tiêu biểu nhất là tỉnh bazan lũ Emeishan
] và là một trong những tỉnh magma lớn nhận được nhiều sự quan tâm của
các nhà địa chất của cả Việt Nam và thế giới. Các đá magma mafic – siêu mafic khu
vực Sông Đà (TB Việt Nam) là một phần của tỉnh bazan lũ này, chúng được đưa
đến vị trí hiện tại do hoạt động trượt trái của đứt gãy Sông Hồng – Ailao Shan
(khoảng 30 ÷ 17 triệu năm trước đây).
Các đá bazan khu vực Sông Đà cũng được nhiều nhà địa chất chú ý đến như:
Balykin và nnk., 1996, 2004; Hanski và nnk., 2002, 2004; Izokh và nnk., 2005;
Polyakov và nnk., 1991, 1995, 1996, 1998, 2009; Trần Trọng Hòa và nnk., 1998,
2001, 2004; Chung và nnk., 2007; Wang và nnk., 2007; Zhou và nnk., 2002, 2008;
Xu và nnk., 2010,... Các nghiên cứu của các nhà địa chất kể trên đều đưa ra các số

liệu về thạch học, địa hóa và tuổi tuyệt đối tương đồng nhau và tương đồng với các
đá của tỉnh magma Emeishan. Những bằng chứng này cho phép các nhà địa chất
nhận định chúng là một phần kéo dài rìa Tây Nam khối Emeishan.
Đới cấu trúc Sông Hiến ở Đông Bắc Bộ (Hình 1.1) đã được xem là một cấu
trúc rift lục địa Palezoi muộn – Mesozoi bị lấp đầy bởi các thành tạo trầm tích lục
nguyên – carbonat, xen kẹp với các thành tạo phun trào và xâm nhập có thành phần
6
6
6
6
6
6
6
6
6


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất

đa dạng. Trong đó các đá bazan xuất hiện khá phổ biến và được cho là thành tạo
cùng điều kiện kiến tạo với các đá siêu mafic và gabbro trong khu vực (Ngô Xuân
Thành, 2014). Theo một số nghiên cứu trước đây, các thành tạo magma trong vùng
được đặc trưng bởi các tổ hợp núi lửa – pluton mafic – felsic và cấu thành hai tổ
hợp chính là bazan – andesit, granodiaba và ryodacit – ryolit, granit – granophyr có
mối quan hệ chặt chẽ về không gian, thời gian và nguồn gốc [0]. Các nghiên cứu
gần đây về bối cảnh thành tạo của các đá hệ rift Sông Hiến nói chung và các đá
mafic khu vực Cao Bằng nói riêng đang có hai quan điểm khác nhau. Nhóm tác giả
Izokh và nnk (2005), Trần Trọng Hòa và nnk (2008), Polyakov (2009), Vladimirov

(2012) cho rằng các bazan Sông Hiến giống với bazan Sông Đà, là một phần của
tỉnh magma plume Emeishan. Trong các nghiên cứu mới đây, nhóm tác giả Ngô
Xuân Thành và nnk (2014) lại cho rằng các đá magma của bể Sông Hiến được thành
tạo trong môi trường sau cung, điển hình cho tổ hợp ophiolit hình thành do khép
bồn sau cung trong giai đoạn Mesozoi giữa – muộn (Trần Thanh Hải và nnk., 2007).
Cho đến nay, các tranh luận về nguồn gốc và điều kiện kiến tạo thành tạo hai
bồn trũng Sông Đà và Sông Hiến nói chung cũng như các đá magma mafic của hai
khu vực nói riêng vẫn còn nhiều tranh cãi. Đặc biệt, trong các xuất bản mới đây,
nhóm tác giả Trần Văn Trị và Đào Thái Bắc đưa ra quan điểm Emeishan bazan cho
các thành tạo Cao Bằng. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào xem xét
đối sánh về đặc điểm thạch học, thành phần địa hóa và tuổi thành tạo của magma
hai khu vực này.

7
7
7
7
7
7
7
7
7


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất

Trước những vấn đề còn tồn đọng như đã nêu ở trên, sinh viên đã chọn đề
tài: “Đối sánh đặc điểm địa chất các đá bazan khu vực Cao Bằng và Sông Đà:

Ý nghĩa của chúng trong nghiên cứu kiến tạo khu vực” để làm đồ án tốt nghiệp.
Trong đồ án này, sinh viên tiến hành tổng hợp, xử lý các số liệu đã xuất bản trước
đây của hai khu vực kết hợp với các tài liệu nghiên cứu về thạch học, cấu tạo khu
vực Cao Bằng để đối sánh hai loại magma trong khu vực. Hy vọng đồ án sẽ góp
phần làm sáng tỏ các đặc điểm kiến tạo của các đá mafic khu vực Cao Bằng trong
bể Sông Hiến.
2. Mục tiêu của đề tài
− Nghiên cứu đặc điểm địa chất các đá bazan khu vực Cao Bằng và các đá
bazan khu vực Sông Đà.
− Làm rõ đặc điểm kiến tạo của chúng.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu đề ra, các nhiệm vụ cần phải tiến hành là:
− Khảo sát thực địa, nghiên cứu đặc điểm địa chất khối mafic khu vực Thành
phố Cao Bằng và vùng lân cận, thu thập mẫu nghiên cứu;
− Phân tích thành phần thạch học – khoáng vật của các đá mafic Cao Bằng
dưới kính hiển vi quang học;
− Thu tập, tổng hợp số liệu về các đá bazan Cao Bằng và bazan Sông Đà;
− Xử lý số liệu trong phòng, mô hình hóa và viết báo cáo.
8
8
8
8
8
8
8
8
8


Đồ án tốt nghiệp


Bộ môn Địa chất

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: Các đá bazan khu vực Cao Bằng và khu vực Sông Đà
− Phạm vi nghiên cứu: Khu vực thành phố Cao Bằng và khu vực Sông Đà
5. Các phương pháp nghiên cứu
− Nghiên cứu thực địa: Khảo sát thực địa, nghiên cứu đặc điểm địa chất và cấu
tạo của khối bazan, lấy mấu nghiên cứu các loại.
− Nghiên cứu trong phòng:
+ Nghiên cứu mẫu lát mỏng thạch học dưới kính hiển vi quang học;
+ Tổng hợp và xử lý số liệu địa hóa;
+ Mô hình hóa đặc điểm kiến tạo dựa trên thành phầ địa hóa các đá nghiên
cứu.
6. Cơ sở tài liệu của Đồ án
Đồ án được hoàn thành trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát thực địa
kết hợp với kết quả phân tích trong phòng cùng với các tài liệu hiện có là các bài
báo khoa học:
1. Hanski, E., Walker, R.J., Huhma, H., Polyakov, G.V., Balykin, P.A., Hoa
T.T., Phuong, N.T, 2004. “Origin of the Permian – Triassic komatiites,
northwestern Vietnam”. Contributions to Mineralogy and Petrology, v. 147,
pp: 453 – 469.
9
9
9
9
9
9
9
9

9


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất

2. Ngô Xuân Thành, Nguyễn Thị Bích Thủy, 2016. “Bản chất kiến tạo của các
đá meta – mafic hệ tầng Huổi Hào khu vực Chiềng Khương – Sơn La”. Tạp
chí Địa chất 356, Tr 19 – 29.
3. Ngo Xuan Thanh, Tran Thanh Hai, Nguyen Hoang, Vu Quang Lan,
Sanghoon Kwon, Tetsumaru Itaya, M. Santosh, 2014. “Backarc mafic –
ultramafic magmatism in Northeastern Vietnam and its regional tectonic
significance”. Journal of Asian Earth Sciences v. 90, pp: 45 – 60.
4. Nguyễn Khắc Giảng, 2008. Bài giảng Địa hóa (phần 2).
5. P.A. Balykin, G.V. Polyakov, A.E. Izokh, Tran Trong Hoa, Ngo Thi Phuong,
Tran Quoc Hung, T.E. Petrova, 2010. “Geochemistry and petrogenesis of
Permian ultramafic – mafic complexes of the Jinping – Song Da rift
(southeastern Asia)”. Russian Geology and Geophysics v. 51, pp: 611 – 624.
6. Tatyana V. Svetlitskaya, Nadezhda D. Tolstykh, Andrey E. Izokh, Phuong
Ngo Thi, 2015. “PGE geochemical constraints on the origin of the Ni – Cu –
PGE sulfide mineralization in the Suoi Cun intrusion, Cao Bang province,
Northeastern Vietnam”. Mineralogy and Petrology v. 109, pp:161 – 180.
7. Trần Thanh Hải, Đặng Văn Bát, Đỗ Đình Toát, Nguyễn Thị Bích Thủy,
Fukun Chen, Trần Văn Trị, 2007. “Sự tồn tại của các thành tạo bazan cầu gối
ở vùng Cao Bằng – Lạng Sơn và ý nghĩa của chúng trong bình đồ cấu trúc
Đông Bắc Đông”. Tạp chí Địa chất số 229. Tr. 10 – 24.

10
10

10
10
10
10
10
10
10


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất

8. Trần Trọng Hoà (Chủ nhiệm), 2005. “Hoạt động magma nội mảng lãnh thổ
Việt Nam và Khoáng sản liên quan”. Báo cáo tổng kết đề tài hợp tác giữa
Viện Địa chất – Viện KHCN Việt Nam với Viện LH Địa chất – Địa vật lý –
Khoáng vật học Novosibirsk – Viện HLKH Nga. Lưu trữ Viện Địa chất, Hà
Nội.
9. Trần Trọng Hòa và nnk., 2010. Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công
nghệ – đề tài nghị định thư “Nghiên cứu nguồn gốc, điều kiện thành tạo một
số hệ magma – quặng có triển vọng về Pt, Au, Ti – V ở Việt Nam”.
10. Trần Văn Trị và Vũ Khúc (chủ biên), 2009. “Địa chất và Tài nguyên Việt
Nam”. NXB Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ, 2009. 590 Tr.
11. Tran Viet Anh, Kwan – Nang Pang, Sun – Lin Chung, Huei – Min Lin, Tran
Trong Hoa, Tran Tuan Anh, Huai – Jen Yang, 2011. “The Song Da
magmatic suite revisites: A petrologic, geochemical and Sr – Nd isotopic
study onpicrites, flood basalts and silicic volcanic rocks”. Journal of Asian
Earth Sciences v. 42, pp: 1341 – 1355.
12. Trong Hoa Tran, Ching – Ying Lan, Tadashi Usuki, J. Gregory Shellnutt,
Thi Dung Pham, Tuan Anh Tran, Ngoc Can Pham, Thi Phuong Ngo, A.E.

Izokh, A.S. Boris, 2015. “Petrogenesis of Late Permian silicic rocks of Tu
Le basin and Phan Si Pan uplift (NW Vietnam) and their association with the
Emeishan large igneous province”. Journal of Asian Earth Sciences. v. 109,
pp: 1 – 19.
11
11
11
11
11
11
11
11
11


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất

13. Trong Hoa Tran, Gleb V. Polyakov, Tuan Anh Tran, Alexander S.,
Borisenko Andrey E., Izokh Pavel A., Balykin, Thi Phuong Ngo Thi, Dung
Pham, 2016. “Intraplate magmatism and metallogeny of north vietnam”. v.
11, series Modern Approaches, Solid Earth Sciences, pp: 209 – 252.
14. Yi – Gang Xu, Bin He, Xiaolong Huang, Zhenyu Luo, Sun – Lin Chung,
Long Xiao, Dan Zhu, Hui Shao, Wei – Ming Fan, Jifeng Xu, and Yue – Jun
Wang. “Identification of mantle plumes in the Emeishan Large Igneous
Province”. Episodes, v. 30, no. 1, 2007.
15. Sử dụng tài liệu địa hóa trong nghiên cứu thạch luận. Nguồn
/>
12

12
12
12
12
12
12
12
12


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất

7. Cấu trúc của Đồ án
Đồ án hoàn thành gồm các chương mục sau:
Mở đầu
Chương 1. Đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Đặc điểm địa chất các đá bazan Cao Bằng và các đá bazan Sông Đà
Chương 4. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Kết luận

13
13
13
13
13
13
13

13
13


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và làm đồ án tốt nghiệp, sinh viên đã nhận được sự
giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu Trường Đại học Mỏ − Địa chất, Ban
chủ nhiệm khoa Khoa học và Kỹ Thuật Địa chất, các thầy cô giáo trong bộ môn Địa
chất. Đồ án này được thực hiện có sự tài trợ của Đề tài KHCN Bộ Giáo Dục và Đào
tạo Mã số B2016 – MDA – 06ĐT do TS. Ngô Xuân Thành làm chủ nhiệm đồng
thời dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của TS. Ngô Xuân Thành, sinh viên đã
được hoàn thành đồ án.
Qua đây, sinh viên xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám
hiệu Trường Đại học Mỏ − Địa chất, Ban chủ nhiệm khoa Khoa học và Kĩ Thuật
Địa chất và các thầy cô giáo trong bộ môn Địa chất, cảm ơn quý thầy cô đã giúp đỡ
và tạo điều kiện để sinh viên hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Đặc biệt, sinh viên xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến thầy giáo TS. Ngô Xuân Thành, cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ
bảo và truyền đạt cho sinh viên không chỉ về kiến thức chuyên ngành mà còn cả về
tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc – hiệu quả, đây là
những điều rất cần thiết cho sinh viên trong quá trình học tập và công tác sau này.
Sinh viên xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2016

14
14

14
14
14
14
14
14
14


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất

Phạm Thị Chi

15
15
15
15
15
15
15
15
15


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất
Chương 1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU

Phía Bắc Việt Nam gồm hai mảng Nam Trung Hoa và Dương Tử tách biệt
bằng đới khâu Sông Mã, là một phần của đới khâu Jinshajiang – Ailao Shan (Hình
1.1). Đới khâu Jinshajiang – Ailao Shan là kết quả của sự khớp nối mảng Nam
Trung Hoa và mảng Đông Dương vào 230 triệu năm trước (Carter và nnk., 2001;
Zhang và nnk., 2013). Số liệu tuổi trên đã làm sáng tỏ thời gian khép bồn của đại
dương Paleotethys và thời gian va chạm của hai mảng này trong giai đoạn tạo núi
Indosini (Krobicki và nnk., 2008; Lepvirer và nnk., 2008; Trần Trọng Hòa và nnk.,
2008). Đới cắt trượt Jinshajiang – Ailao Shan được định tuổi Palogene (Schärer và
nnk., 1990; 1994) và được gây nên bởi sự va chạm của hai mảng Ấn Độ và Âu Á
(Tapponnier nnk., 1990; Leloup nnk., 1995). Miền Bắc Việt Nam được chia thành
hai đới kiến tạo bởi đới cắt trượt Ailao Shan – Sông Hồng (Trần Trọng Hòa., 2007;
Krobicki và nnk., 2008; Khương Thế Hùng, 2009; Trần Thanh Hải và nnk., 2011)
(Hình 1.1). Phía Tây Bắc (được giới hạn bởi vùng uốn nếp Lào – Việt Nam), gồm
một phần của mảng Đông Dương, mảng Nam Trung Hoa và mảng Sibumasu. Các
đá trong khu vực này đã chịu sự biến dạng mạnh mẽ trong suốt quá trình tạo núi
Indosini cho đến thời kì va chạm giữa hai mảng Ấn Độ và Âu Á. Phía Đông Bắc
(được giới hạn bởi phần một phần uốn nếp Việt Nam – Trung Quốc) thuộc ở phía
Nam địa mảng Nam Trung Hoa và bị dịch chuyển yếu trong Paleozoi giữa –
Mesozoi sớm [0].

16
16
16
16
16
16
16
16

16


Đồ án tốt nghiệp

17
17
17
17
17
17
17
17
17

Bộ môn Địa chất


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc vùng nghiên cứu, theo Ngô Thi Phương và nnk (2015) [0]
(Vị trí các đới cấu trúc chính của phần phía Bắc Việt Nam trên Sơ đồ kiến
tạo vùng Đông Nam Á: (I): Nậm Cô; (II): Tú Lệ; (III): Phan Si Pan; (IV): Sông
Chảy; (V): Lô Gâm và Phú Ngữ; (VI): Hạ Lang; (VII): An Châu; (VIII): Quảng
Ninh; Q: Trầm tích đệ tứ; (1): Sông Mã; (2): Sông Đà; (3): Sông Hồng; (4): Sông
Chảy; (5): Yên Minh – Ngân Sơn; (6): Cao Bằng – Tiên Yên; (7): Sông Thương).

18

18
18
18
18
18
18
18
18


Đồ án tốt nghiệp
1.1.

Đặc điểm địa chất khu vực Sông Hiến

19
19
19
19
19
19
19
19
19

Bộ môn Địa chất


Đồ án tốt nghiệp


20
20
20
20
20
20
20
20
20

Bộ môn Địa chất


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất

Hình 1.2. A: Vị trí kiến tạo của đới Sông Hiến trên Sơ đồ kiến tạo vùng Đông Bắc
Việt Nam và diện phân bố của đới Sông Hiến và Hạ Lang (theo Trần Văn Trị,
1977); B: Sơ đồ địa chất khái quát vùng Cao Bằng – Thất Khê cho thấy quan hệ của
các thành tạo địa chất chủ yếu và vùng xuất lộ các thể bazan cầu gối được đề cập
trong đồ án (theo Trần Thanh Hải và nnk., 2007) [0].

21
21
21
21
21
21
21

21
21


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất

Đới Sông Hiến nằm ở phần phía Đông Bắc Việt Nam (Hình 1.2). Đới kiến
tạo này kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam 200km, có thành phần chủ yếu
là các đá trầm tích phun trào tuổi Permi – Trias và các trầm tích lục nguyên –
cacbonat tuổi Paleozoi giữa – muộn của hệ tầng Sông Hiến. Hoạt động của đới rift
nội lục Sông Hiến trong Paleozoi sớm – giữa có thể liên quan đến Emeishan (Izokh
và nnk., 2005; Trần Trọng Hòa và nnk., 2008a; Polyakov và nnk., 2009; Vadimrio
và nnk., 2012) hoặc bồn sau cung Paleozoi muộn – Mesozoi sớm được thành tạo bởi
quá trình tách giãn rìa mảng phía Bắc mảng khớp nối Đông Dương và Nam Trung
Hoa do sự phát triển của mảng Sibumasu (Trần Thanh Hải và nnk., 2011) [0].
Các đá magma đới Sông Hiến thuộc phức hệ Cao Bằng, bao gồm: (1) các đá
phun trào ryodacit – ryolit cùng với các đá xâm nhập tương ứng là granit –
granophyr; (2) các đá phun trào andesit – bazan và đá xâm nhập mafic gabrodolerit
– diaba; (3) các đá xâm nhập mafic – siêu mafic lherzolit – gabronorit. Phần lớn các
khối xâm nhập nhỏ lherzolit – gabronorit trong đới Sông Hiến đều có quan hệ chặt
chẽ với các đá phun trào núi lửa phân bố thành từng chuỗi chạy dọc theo đới đứt
gãy Cao Bằng – Tiên Yên, từ Bảo Lạc (Hà Giang) đến Văn Lãng (Lạng Sơn). Dựa
theo các đặc điểm thành phần và khoáng hóa Cu – Ni – PGE của các thành tạo xâm
nhập cho thấy chúng khá gần gũi với xâm nhập Ni – Cu – Pt thuộc tổ hợp picrit –
dolerit Limakhe, Zang Baoshan ở Nam Trung Hoa (Trần Trọng Hòa, 2005, 2007;
Izokh nnk., 2005). Trong rift Sông Hiến, các xâm nhập siêu mafic này chủ yếu mới
gặp ở vùng Cao Bằng, thuộc phần trung tâm của cánh phía Đông của cấu trúc này
[0].

22
22
22
22
22
22
22
22
22


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất

Các khối xâm nhập gabbrodolerit – diaba phân bố ở vùng Cao Bằng, từ đèo
Khau Khoang (Thạch An) đến Bản Giềm (Bảo Lạc), gồm: Bản Giềm, Nguyên Bình,
Lũng Luông, Tà Sa, Bản Lũng, Khau Khoang, Lũng Bát, Khuổi Piong. Hầu hết
chúng có kích thước nhỏ, dạng thấu kính kéo dài phương TB – ĐN, trùng với
phương cấu trúc chung của vùng. Các khối này có quan hệ xuyên cắt các trầm tích
lục nguyên Devon, chỗ tiếp xúc với đá vây quanh gabbro (khối Khau Khoang),
hoặc xuyên cắt rõ rệt đá vôi C – P gây skarn hóa ở nhiều chỗ với sự thành tạo skarn
granat – pyroxen – epidot (khối Bản Giềm). Thành phần đá của các khối chủ yếu là
gabbro kiến trúc ophit, dolerit, congadiaba, đôi khi gặp granophyr (khối Bản Lũng)
hoặc gabbro dạng pegmatit (khối Nguyên Bình). Trong các xâm nhập Bản Giềm và
Khau Khoang gặp gabbro có các tinh thể pyroxen và plagiocla kéo dài, còn các đá
sẫm màu nhất của các xâm nhập này là gabbro giàu pyroxen (khối Lũng Bát) (Trần
Trọng Hòa, 2005, 2007). Gabbro – dolerit thường có kiến trúc hạt nhỏ, dạng
porphyr với ban tinh là pyroxen hoặc plagiocla trong nền kiến trúc dolerit có chứa
hạnh nhân được chlorit và epidot lấp đầy. Thành phần khoáng vật của các đá khá ổn

định, chủ yếu gồm plagiocla (55 ÷ 60%), pyroxen (35 ÷ 40%), thường có amphibol
và biotit phát triển thay thế pyroxen và khoáng vật quặng (ilmenit, magnetit và ít
hơn có sulfur). Kiến trúc của gabbro – dolerit thường là khảm ophit hoặc dolerit.
Dolerit khác biệt với gabbro có kiến trúc hạt nhỏ hơn, còn trong diaba gặp thạch
anh đến 7 ÷ 10% [10].

23
23
23
23
23
23
23
23
23


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất

Hình 1.3. Mặt cắt địa chất khái quát một phần của sườn Tây Bắc đèo Khau
Khoang (điểm MC1 trên Hình 1.2.B) (theo Trần Thanh Hải và nnk., 2007) [0].
Mặt cắt trên thể hiện mối quan hệ giữa tập đá phun trào bazan cầu gối với
các loại đá khác quan sát được tại vết lộ. Tập đá phiến ở bên trái mặt cắt (có thể
thuộc hệ tầng Thần Sa) bị biến dạng uốn nếp và dập vỡ mạnh, kèm theo là một đới
biến dạng cao ở gần ranh giới với đá bazan. Tập đá phiến silic bao gồm các lớp
mỏng giàu silic, có thể là các thành tạo tướng biển sâu. Tập đá mafic có cấu tạo đặc
xít, đôi chỗ có các tinh thể amphibol và plagiocla hạt lớn, có thể là một phần của
thành tạo xâm nhập gabro – diaba (theo Trần Thanh Hải và nnk., 2007) [0].

Các khối xâm nhập lherzolit – gabbronorit phức hệ Cao Bằng: Các xâm nhập
nhỏ lherzolit – gabbronorit phức hệ Cao Bằng phân bố tập trung ở phần trung tâm
của rift Sông Hiến (vùng Cao Bằng); Suối Củn, Khuổi Giàng, Khau Mìa, Khắc
Thiệu, Bó Ninh, trong đó được nghiên cứu chi tiết hơn cả là các khối Suối Củn và
Khuổi Giàng (Polyakov, 1996; Trần Trọng Hòa, 2005). Thành phần đá của các khối
giống nhau, chủ yếu gồm plagioperidotit, lherzolit, picrit tướng ven rìa, picrodolerit
gabbro olivin, gabbronorit, đôi khi gặp gabbro – dolerit tương tự các đá trong các
24
24
24
24
24
24
24
24
24


Đồ án tốt nghiệp

Bộ môn Địa chất

xâm nhập mafic mô tả trên. Trong lherzolit thường gặp các đai mạch có thành phần
gabbronorit. Trong lherzolii và gabbronorit khối Suối Củn gặp xâm tán dày khoáng
hóa sulfur, đôi khi biểu hiện sulfur dạng giọt. Ngoài ra, trong các đới cà nát của
lherzolit quan sát được khoáng hóa sulfur dạng nhiệt dịch kèm theo các quá trình
listvenit hóa. Ở rìa Đông của khối Suối Củn còn bắt gặp các biến loại có kiến trúc
porphyr với ban tinh olivin và pyroxen trên nền thủy tinh tương tự các đá núi lửa
siêu mafic picrit núi lửa. Không loại trừ khả năng các đá này là đá núi lửa tương
ứng của các xâm nhập siêu mafic vùng Cao Bằng. Thành phần thạch học của các đá

lherzolit – gabbro – norit phức hệ Cao Bằng khá đồng nhất và chủ yếu bao gồm
plagioperidotit, lherzolit, picrit và gabbronorit. Thành phần khoáng vật chủ yếu của
các đá là olivin, pyroxen thoi, pyroxen xiên và khá phổ biến phlogopit. Kiến trúc
của các đá siêu mafic phần lớn là gần toàn tinh, cấu tạo đồng nhất (dạng khối). Khá
phổ biến kiến trúc dạng porphyr [10].

25
25
25
25
25
25
25
25
25


×