Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tầm quan trọng và nội dung của việc bù nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy - Trần Ngọc Thiện - Đại học Y Dược Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.86 KB, 11 trang )

I.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC BÙ
NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY.

Tiêu chảy là bệnh thường gặp đứng thứ 2 mà trẻ mắc phải sau
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 2
sau trẻ suy dinh dưỡng.
Người ta ước tính ở
những nước đang phát
triển hàng năm có 1.3
ngàn triệu trẻ em <5 tuổi
mắc bệnh tiêu chảy và 4
triệu trẻ chết vì bệnh
này. Trên toàn thế giới,
hằng năm, mỗi trẻ mắc
3.3 lượt tiêu chảy.
Ở Việt Nam có khí hậu nóng ẩm nên tiêu chảy cũng có vị trí
quan trọng trong các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.
Theo thống kê của Viện Nhi Việt Nam- Thụy Điển: các bệnh
nhi bị bệnh về tiêu hóa chiếm 18.08% tổng số bệnh nhi vào
viện, trong đó số tiêu chảy chiếm 72.39%. Việt Nam đứng thứ
3 ở Châu Á về số trẻ em nhập viện vì tiêu chảy cấp với tỷ lệ
54%, chỉ sau Hàn Quốc (73%) và Myanmar (56%). Khảo sát
tại các bệnh viện nhi cho thấy tình hình trẻ em tiêu chảy cấp
điều trị nội trú mỗi năm mỗi tăng. Trẻ từ 6-24 tháng tuổi nhập
viện do tiêu chảy cấp đạt tỷ lệ cao nhất: 70%.
Phải làm gì để làm giảm thiểu những con số đã nêu ??


Vấn đề được ưu tiên hàng đầu được đặt ra trong tiêu chảy


cấp ở trẻ em không phải là tìm được thuốc làm dứt ngay tiêu
chảy (việc này sẽ làm sau) mà là bù kịp thời lượng nước và
chất điện giải bị mất đi.
Theo thống kê nếu ta bù nước và điện giải kịp thời cho trẻ bị
tiêu chảy như dùng Oresol và nước cháo, muối đường v.v…
có thể làm giảm tỷ lệ tử vong đến 93% (2010).
Qua những thống kê đưa ra trên đây đã cho ta thấy được mối
nguy hiểm rất lớn do tiêu chảy gây ra và hiệu quả của việc bù
nước và điện giải kịp thời cho trẻ mang lại. Sau đây tôi sẽ
phân tích kỹ hơn để thấy rõ tầm quan trọng của việc bù nước
và điện giải.
1. Bệnh tiêu chảy:
a. ĐỊnh nghĩa:
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều
hơn mỗi ngày, lượng phân: >20g/ngày (ở trẻ em)
*Lưu ý: chúng ta cần phân biệt tiêu chảy với:
- Giả tiêu chảy: đi cầu nhiều lần, nhưng mỗi lần đi chỉ được
chút ít phân, đi kèm với triệu chứng buốt mót.
- Tiêu không tự chủ: Trẻ không kiểm soát được tình trạng
thoát phân.
b. Cơ chế sinh bệnh:
Khi tiêu hóa bình thường, chất lỏng chứa thức ăn và các dịch
tiêu hóa đến hồi tràng chủ yếu dưới dạng một dung dịch muối
đẳng trương giống huyết tương về hàm lượng ion Natri và


Kali. Hồi tràng hấp thu khoảng 10% dung dịch này bằng các
cơ chế vận chuyện tích cực khác nhau. Phần còn lại được bài
tiết vào phân để giữ cho phân không bị khô. Các tế bào ruột
non có chức năng vừa hấp thu vừa xuất tiết dịch và các chất

điện giải, nhưng chủ yếu là hấp thu. Trong trường hợp ỉa chảy
cấp, nhiều tác nhân gây nhiễm làm thay đổi hoạt động ở niêm
mạc ruột non, ức chế hấp thu hay kích thích xuất tiết. Lượng
lớn dịch xuất tiết ra không được đại tràng hấp thu hết và bị
tống ra ngoài dưới dạng phân lỏng nhiều nước.
Có 4 cơ chế sinh bệnh chính của tiêu chảy:

Tiêu chảy do
tổn thương
niêm mạc
ruột

Tiêu chảy
thẩm thấu

Tiêu chảy do
rối loạn nhu
động ruột

Tiêu chảy
tiết dịch

Tiêu chảy thẩm thấu:


- Do sự hiện diện trong lòng ruột một chất tan, có hoạt tính
thẩm thấu nhưng được hấp thu kém.
-> Nước vào lòng ruột theo khuynh độ thẩm thấu
-> Na+ và Cl- cũng bị kéo vào lòng ruột theo khuynh độ
nồng độ

-> Nước mất nhiều hơn Na nên có khuynh hướng làm tăng
Na máu
VD: Các thuốc nhuận trường MgSO4, thuốc antacid
Mg(OH)2
Trẻ thiếu men lactase tiêu chảy khi uống sữa.
Tiêu chảy tiết dịch:
 Do sự bài tiết nước và điện giải bất thường vào lòng ruột.
 Áp lực thẩm thấu của dịch ruột bằng với áp lực thẩm
thấu của huyết tương.
 Các nguyên nhân gây tiêu chảy tiết dịch thông qua các
chất trung gian nội bào:
+ AMP vòng nội bào: Tăng tính thấm của màng tế bào
hẻm tuyến đối với icon Cl
Ức chế hấp thu NaCl trung tính.
+ GMP vòng nội bào: cơ chế giống như tăng AMP vòng
+ Nồng độ Canxi nội bào: tỷ lệ nghịch với sự gia tăng
hay giảm hấp thu NaCl.
Tiêu chảy do tăng nhu động ruột:
Nhu động ruột tăng làm giảm thời gian tiếp xúc giữa tế
bào niêm mạc ruột và dịch ruột.
VD: hội chứng đại tràng chức năng.


Tiêu chảy do tổn thương niêm mạc ruột
 Sự hấp thu các chất giảm sút do tế bào niêm mạc bị tổn
thương
 Sự bài tiết ion gia tăng do tăng số lượng tế bào hẻm
tuyến.
VD: bệnh celiac, nhiếm salmonella,…


c, Rối loạn nước và điện giải trong tiêu chảy:









Mất nước:
Mất nước ưu trương (tiêu chảy thẩm thấu)
Mất nước đẳng trương ( tiêu chảy tiết dịch)
Mất nước là điều nguy hiểm nhất trong tiêu chảy vì gây
giảm lưu lượng tuần hoàn, trụy tim mạch, tử vong
nếu không điều trị ngay.
Mất điện giải:
Na+, K+, Mg2+, Ca2+, Cl-, HCO3-,….
Na+ máu giảm sẽ kéo theo nước ra ngoài=> mất nước.
Na+ là cation ngoài bào chính trong cơ thể và có tác động
đáng kể đến độ thẩm thấu huyết thanh. Cùng với K+, Na
đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát điện thế
màng trong tim và hoạt động của tim.
Giảm Kali huyết có thể ảnh hưởng đến sự dẫn truyền của
điện thế hoạt động, điện thế này khi đạt đến cực trị có thể
gây nhịp nhanh trên thất.
Canxi có tác dụng đáng kể trên các tế bào cơ tim, ảnh
hưởng đến quá trình dẫn truyền tín hiệu nội bào và sự co
cơ. Đặc biệt, nồng độ Canxi có thể làm thay đổi thời gian



pha bình nguyên (pha 2) của điện thế hoạt động cơ tim
và ảnh hưởng đến sự dẫn truyền tim.
Giảm canxi huyết gấy kéo dài quãng QT, có thể dẫn đến
block tim và làm tim ngừng đập.
 …..
Rối loạn thăng bằng kiềm toan: chủ yếu do mất HCO3-…

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về tiêu chảy và biết
được vi sao bị tiêu chảy và vì sao tiêu chảy lại gây hậu quả
nghiêm trọng ở trẻ em.
Qua đây chũng ta cũng hiểu thêm về tầm quan trọng của việc
giáo dục bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy.
Vậy những bà mẹ hay ông bố ở nhà có thể bù nước và điện
giải cho con em mình như thế nào, chúng ta hãy cùng bước
sang mục 2 để tìm hiểu!
2. Nội dung của việc giáo dục bù nước và điện giải khi
trẻ bị tiêu chảy:
Có nhiều dung dịch có thể dùng để bù nước và điện giải
cho trẻ khi bị tiêu chảy, trong đó phổ biến và hiệu quả nhất
là Oresol!
a) Oresol (Oral rehydration solution).
Oresol là thuốc uống bù nước – điện giải được hấp thu tốt từ
đường tiêu hóa. Sự hấp thu Natri và nước của ruột được tăng
lên bởi glucose và cacbohydrat.
Thành phần của oresol


Cơ chế tác dụng:
Đối với trẻ bị tiêu chảy, chỉ định đầu tiên và quan trọng nhất

là bù nước và các chất điện giải. Nước và các chất điện giải bị
mất do ỉa chảy có thể bù lại bằng cách uống dung dịch có
chứa Natri, Kali, và glucose hoặc carbohydrat như bột gạo.
Bắt buộc cần phối hợp
glucose với natri.
Duy trì hệ thống đồng
vận chuyển glucosenatri trong niêm mạc
ruột non là cơ sở điều trị
bù nước và điện giải
dạng uống. Glucose
được hấp thu tích cực ở ruột bình thường và kéo theo natri
được hấp thu theo tỷ lệ khoảng cân bằng phân tử. Do vậy, sự
hấp thu dung dịch muối đẳng trương có glucose tốt hơn là
không có glucose. Tuy vậy, dùng quá nhiều glucose hoặc
saccarose để dễ uống và tăng giá trị dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có


thể làm tăng ỉa chảy, do tác dụng thẩm thấu của glucose chưa
hấp thu còn trong ruột.
Dung dịch uống bù nước – điện giải có tinh bột gạp tốt hơn có
glucose. Tinh bột khi vào cơ thể sẽ thủy phân dần thành
glucose và duy trì hệ thống vận chuyển glucose – natri. Công
thức dùng tinh bột gạo còn có ưu điểm hơn do ít gây tác dụng
thẩm thấu và cung cấp nhiều năng lượng hơn một chút so với
dung dịch điện giải có glucose.
Bù kali trong ỉa chảy cấp đặc biệt quan trọng ở trẻ em, vì thế
mất kali trong phân cao hơn người lớn. Bicarbonat hoặc citrat
được thêm vào dung dịch uống bù nước-điện giải và có tác
dụng ngang nhau trong việc khắc phục nhiễm toan chuyển hóa
do mất nước. Nếu điều trị được bắt đầu sớm, trước khi chức

năng thận bị tổn hại, thận có khả năng bù bất kỳ mức đồ toan
chuyển hóa và thiếu hụt Kali nào. Nếu bồi phụ nước và điện
giải ngay từ dấu hiệu ỉa chảy đầu tiền, các tổn hại sau này sẽ
bị ngăn chặn và các biện pháp mạnh như truyền dịch tính
mạch trở nên không cần thiết.
Cách sử dụng:
 Cách pha ORS:
+ Pha đúng tỷ lệ in trên hướng dẫn sử dụng ở bao bì.
Thông thường, mỗi gói oresol phải pha đúng 1 lít nước
(có thể dùng vỏ chai đựng nước khoáng loại 250ml để
đong và cần 4 lần như thế).
+ Pha nguyên gói cho mỗi lần sử dụng, dù bé có thể
không uống hết. Không chia nửa gói, sau đó tiết kiệm để
dành, vi khuẩn rất dễ xâm nhập.


+ Dùng nước đun sôi để nguội pha với oresol. Tuyệt đối
không dùng nước khoáng, nước đóng chai, vì các ion
kim loại trong loại nước này sẽ làm mất cân bằng điện
giải của oresol.
+ Phải đảm bảo bột oresol được khuấy tan hẳn trước khi
cho bé uống. Nếu bé uống không hết, trong vòng 24 giờ,
mẹ nên đổ đi, pha gói mới.
+ Không thêm muối, đường hay bát cứ chất làm ngọt, tạo
hương vị nào khác vào dung dịch oresol pha cho bé
uống.
 Cách cho trẻ uống:
+ Trẻ dưới 2 tuổi cứ 1-2 phút cho uống một thìa. Những
trẻ lớn cho uống từng ngụm một.
+ Nếu trẻ bị nôn khi uống thì nên ngừng cho trẻ uống

trong vòng 10 phút, sau đó mới tiếp tục cho bé uống trở
lại, với tốc độ chậm hơn cứ 2-3 phút/thìa.
+ Trường hợp sau khi uống oresol, trẻ có dấu hiệu sưng
nề ở mắt thì nên ngừng cho trẻ uống thay vào đó nên cho
tăng cường cho bé bú sữa mẹ, uống nhiều nước. Khi trẻ
hết sưng phù mới tiếp tục cho trẻ uống oresol trở lại.
 Liều lượng uống:
+ Đối với trẻ mất nước nhẹ:
Trẻ dưới 2 tuổi: cho uống 50 ml sau mỗi lần tiêu chảy.
Trẻ từ 2-10 tuổi cho uống từ 100-200ml sau mỗi lần
tiêu chảy.
Trẻ trên 10 tuổi cho uống đến khi bé hết khát.
+ Đối với trẻ mất nước vừa:


Trẻ dưới 5kg cho uống 200-400ml sau mỗi lần tiêu
chảy.
Trẻ từ 5-7.9kg cho uống từ 400-600ml sau mỗi lần tiêu
chảy.
Trẻ từ 8-10.9kg cho uống từ 600-800ml sau mỗi lần
tiêu chảy.
Trẻ từ 11-15.9kg cho uống từ 800-1200ml sau mỗi lần
tiêu chảy.
Trẻ từ 16-29.9kg cho uống từ 1200-2200ml sau mỗi
lần tiêu chảy.
 Những lưu ý khi cho trẻ uống oresol:
- Pha thuốc đúng tỷ lệ quy định ghi rõ trên bao bì của
nhà sản xuất. Ví dụ 1 gói pha với một lít nước hoặc
một gói pha với 250ml nước. Nếu pha quá loãng hoặc
quá đặc sẽ làm thay đổi áp lực thẩm thấu của oresol

khiến ruột không thể hấp thu được, không những
không có tác dụng bù mất nước mà còn khiến trẻ đi
ngoài nhiều hơn và dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác.
- Không dùng 1/2 gói để pha với 50ml nước hoặc
100ml nước. Vì rất khó để bạn có thể chia đều thuốc
với tỷ lệ nước phù hợp. Điều này khiến trẻ dễ bị ngộ
độc muối, rất nguy hiểm.
- Sau khi pha dung dịch với nước phải uống hết trong
vòng 24h. Sau 24h thì nên bỏ đi và pha vào gói mới.
Tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh cho trẻ uống
dần.
b) Các dung dịch khác dùng để bù nước và điện giải cho
trẻ:


Nhiều gia đình ở miền quê xa nơi bán thuốc, hoặc trẻ bị tiêu
chảy lúc đêm hôm…, không có sẵn gói oresol, các bà mẹ có
thể tự chế lấy dung dịch bù
nước bằng cách:
- Pha vào trong một lít
nước đun sôi để nguội
hoặc nước cháo, một
muỗng cà phê gạt muối
ăn với 8 muỗng cà phê
gạt đường cát.
- Nếu trong nhà có sẵn mật
ong thì có thể thay đường cát bằng 8 muỗng cà phê gạt
mật ong và có thể thêm nước cam hay nước chanh vào
dung dịch này. Mật ong chứa lượng đường glucose
nên cơ thể sẽ hấp thu dễ hơn đường cát (saccarose).

Sau mỗi lần đi tiêu chảy thì lại cho uống một tách
dung dịch đã pha.
- Nước dừa pha với muối cũng có giá trị bù nước như
oresol.
- Ngoài oresol, trên thị trường còn có bán thuốc viên
Hydrit có công thức giống như oresol (10 viên
hydrit=1 gói oresol). Tiện lợi của viên Hydrit là có thể
pha từng viên phù hợp với nhu cầu bù nước, mỗi viên
pha với 100ml nước sôi để nguội.



×