Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Doanh nhân khởi nghiệp học được gì từ vđv olympic 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.72 KB, 2 trang )

Doanh nhân khởi nghiệp học được gì từ
VĐV Olympic 2012

Những VĐV ưu tú cũng gặp phải nhiều thách thức tinh thần mà doanh nhân muốn
thành công đều phải đối mặt hàng ngày, họ vẫn vượt qua và mang về vinh quang
cho cả dân tộc. - Đây là nhận định của JoAnn Dahlkoetter, một nhà tâm lý học cho
các vận động viên thể thao và doanh nhân ở San Carlo, California.
Ngoài ra các nhà lãnh đạo trong kinh doanh, trong danh sách khách hàng của
Dahlkoetter hiện có năm VĐV từng đoạt huy chương vàng Olympic. Cô thấy rằng
nhiều VĐV cũng sử dụng cùng một chiến lược để vượt qua những trở ngại tinh thần
cũng giống như trong kinh doanh vậy.
Dưới đây là lời khuyên để vượt qua ba thách thức tâm lý gây nhiều tranh cãi nhất,
cho dù bạn là một doanh nhân khởi nghiệp hay công ty của bạn đang tìm phát triển
mới đi chăng nữa.
Thách thức số 1 – Suy nghĩ tiêu cực
Sụt trì trệ xảy ra thường xuyên trong thể thao, kinh doanh, và cuộc sống. Hãy tự đặt
câu hỏi tích cực cho chính mình thay vì ngồi nghĩ: Tôi chẳng giỏi đến mức ấy. Tôi
không thể làm điều này. Chẳng có điều tốt đẹp nào xảy ra với tôi cả.
Hãy thử hỏi: Mặt tích cực của chuyện này là gì? Tôi cần công cụ nào, nguồn lực nào
để điều khiển mọi việc theo hướng tôi muốn? Tự hỏi mình về những điều tốt hơn có
thể giúp bạn tiến về phía trước.
Có lẽ khách hàng lớn mà bạn vừa mất không phải là người phù hợp nhất cho việc
kinh doanh của bạn, và bây giờ bạn có khả năng đi tìm để phục vụ một khách hàng
lớn hơn, tốt hơn.


Bạn càng tích cực xoay ngược tình thế trong tiêu cực bao nhiêu thì bạn càng dễ dàng
được nhìn thấy cơ hội trong nghịch cảnh bấy nhiêu, Dahlkoetter nói.
Thách thức số 2 – Kiệt sức
Cũng giống như vận động viên phải trải qua chấn thương và kiệt sức, ngay cả các
chủ doanh nghiệp linh hoạt nhất cũng có thể thấy mệt mỏi khi đặt quá nhiều tâm sức


vào doanh nghiệp của họ.
Ngoài những lời khuyên về ăn đủ bữa và ngủ đủ giấc, Dahlkoetter khuyên bạn nên
sắp xếp những khoảng giải lao từ một vài giờ đến một vài ngày không dính vào công
việc nữa cho sức khỏe.
Nếu không thể, hãy cho mình một "kỳ nghỉ tinh thần."
Hãy tìm một nơi mà bạn sẽ không bị làm phiền trong 5 hoặc 10 phút. Hít thở sâu và
hình dung mình đang thư giãn trong một khung cảnh đẹp, giống như bãi biển chẳng
hạn.
Nghiên cứu đã cho thấy những tác động tích cực của thiền định lên căng thẳng thần
kinh và sức khỏe con người. Trong thực tế, một nghiên cứu mới từ Đại học
Washington cho thấy rằng thường xuyên thiền định có thể làm tăng việc tập trung
cao độ và làm cho bạn hoạt bát hơn.
Thách thức thứ 3 – Nỗi sợ hãi
Trong các kỳ Olympic, hơn một thập kỷ chuẩn bị và đào tạo có thể chỉ để cho một
cuộc cạnh tranh duy nhất.
Khi trở nên tê liệt vì sợ hãi, bạn phải trở về căn nguyên của nỗi sợ, Dahlkoetter nói.
"Nhắc nhở bản thân về các kỹ năng và tài năng mà bạn có trên bước đường thành
công của bạn, bạn đang ở đâu trên con đường ấy" cô cũng khuyên. "Hãy hình dung
mình đã đạt được cái mà mình muốn thật nhiều lần trong đầu."
Sau đó, tập trung vào thời điểm quyết định. Đừng nghĩ về quá khứ hay lo lắng về
tương lai, lúc ấy chỉ có khoảng khắc hiện tại mới là quan trọng nhất.
Thay vì lo lắng, hãy nghĩ xem điều tiếp theo mình nên làm là gì để có được kết quả
bạn mong muốn. Nếu bạn đang lo lắng về một thương vụ lớn, hãy liệt ra một danh
sách các việc tạo cho bạn lợi thế tốt nhất có thể như nghiên cứu các đối thủ cạnh
tranh về điểm mạnh và điểm yếu của họ, viết một bản kế hoạch xuất chúng , đánh
bóng lại bản thuyết trình của mình và sau đó giải quyết từng mục tiêu một.
Hành động tích cực là một cách mạnh mẽ để đánh tan nỗi sợ hãi, chuyên gia tâm lý
cho hay.




×