Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

LỖ tấn Tổng hợp tất cả vấn đề về Lỗ Tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.01 KB, 46 trang )

75 ngày mất (3/7/1888-3/7/1963) – Có thể xem bài viết này như một nén tâm nhang được
Phạm Văn Ðồng thắp lên trong ngày giỗ Ðồ Chiểu.
THUỐC – LỖ TẤN
I. Tác giả, tác phẩm
I. Tác giả
– Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết
Giang, miền Ðông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc
thế kỉ XX.– “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách
Mạt Nhược).
– Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho
dân tộc: từ nghề khai mỏ đến hăng hái rỗi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh
quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để lựa chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang
đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con
ưu tú của dân tộc.
– Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ
sáng tác của ông; phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thỏa
mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có của sổ”.
-Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế
giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có
giá trị phê phán, tính chiến đấu cao.
2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc
Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Ðây là
thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Ðức, Nhật xâu xé. Xã hội
Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu
nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ
Tấn). Ðó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng
dân tộc. Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời này là Tôn Trung Sơn Cũng nói: “Trung Quốc
ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng”.
Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp cần suy nghĩ nghiêm khắc về
một phương thuốc để cứu dân tộc.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN


1. Bố cục
+ Phần I: Truyện mắc bệnh lao: M ẹ Thuyên đưa tiền cho chồng ra chỗ hành hình
người cộng sản mua bánh bao tẩm máu về chữa bệnh cho con (Mua thuốc).
+ Phần II: Thuyên ăn cái bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho Thuyên nghe tim
mình đập mạnh không sao cầm nổi, đưa tay vuốt ngực, lại một cơn ho (Uống thuốc).
+ Phần III: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên “giặc”
Hạ Du(Bàn về thuốc).
+ Phần IV: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanh minh Hai người mẹ trước hai nắm mồ:
một của người chết bệnh, một của người vì nghĩa ở hai khu vực, ngăn cách bởi một con đ


ường máu (Hậu quả của thuốc).
2. Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu
Nhan đề “Thuốc”
+ Thuốc, nguyên văn là “ Dược” (trong từ ghép Dược phẩm) phản ánh một quá
trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn (động cơ và mục đích đổi nghề của Lỗ Tấn). Nhận thức rõ
thực trạng nhận thức của người dân Trung Quốc thời bấy giờ “ngu muội và hèn nhát”,nhà
văn không có ý định và cũng không đặt ra vấn đề bốc thuốc cho xã hội mà chỉ muốn “lôi
hết bệnh tật của quốc dân, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa”. Tên truyện chỉ
có thể dịch là Thuốc (Trương Chính) hoặc Vị thuốc (Nguyễn Tuân) chứ không thể dịch là
Ðơn thuốc (Phan Khải) . Nhan đề truyện có nhiều nghĩa.
+Tầng nghĩa ngoài cùng, nghĩa đen là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao.
Một phương thuốc u mê ngu muội giống hệt phương thuốc mà ông thầy lang bốc cho bố
Lỗ Tấn bị bệnh phù thũng với hai vị “không thể thiếu” là rễ cây nứa kinh sương ba năm và
một đôi dế đủ con đực, con cái dẫn đến cái chết oan uổng của ông cụ.
+ Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu.
“Bánh bao tẩm máu người”, nghe như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra
ở nước Trung Hoa trí tuệ. Tầng nghĩa thứ nhất – nghĩa đen của tên truyện là: thuốc chữa
bệnh lao. Thứ mà bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con “mười đời
độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó – đó là thứ thuốc mê tín.

+ Trong truyện bố mẹ thằng Thuyên đã đặt cho nó một phương thuốc quái gờ.
Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như vây, tên truyện
còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đây là thứ thuốc độc, mọi người cần phải
giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao được sùng bái là một thứ thuốc độc.
Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp
bằng sắt không có cửa sổ.
+ Chiếc bánh bao – liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu của người cách
mạng – một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng lòng dân. Những
người dân ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba,Cả Khang….) lại dửng dưng, mua máu người
cách mạng để chữa bệnh,… Với hiện tượng chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt
ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa của hi sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa
thứ ba: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho
cách mạng gắn bó với quần chúng.
3. Ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du
+ Chủ đề bàn luận của những người trong quán trà của lão Hoa trước hết là công
hiệu của “thứ thuốc đặc biệt” – chiếc bánh bao tẩm máu người.
+ Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu H ạ Du chuyển sang
bàn về bản thân nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên hợp lý.
+Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đồng song phát ngôn chủ yếu vẫn là
tên đao phủ Cả Khang, ngoài ra còn một người có tên kèm theo đặc điểm (cậu Năm gù) và
hai người chỉ có đặc điểm (“Người trâu hoa răm”, “anh chàng hai mươi tuổi”)
+Những lời bàn luận ấy, Lỗ Tấn đã cho ta thấy:
–Bộ mặt tàn bạo, thô lỗ của Cả Khang


–Bộ mặt lạc hậu của dân chúng Trung Quốc đương thời
–Lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du
4. Không gian, thời gian nghệ thuật và ý nghĩa của chi tiết vòng hoa trên mộ
Hạ Du
+ Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm vào mùa thu, mùa xuân có ý nghĩa không

tượng trưng. Buổi sáng đầu tiên ó 3 cảnh: cảnh tinh mơ đi mua bánh bao chấm máu
người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà…. Ba cảnh gần như liên
tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố nơi tụ tập của nhiều
loại người do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. Buổi sáng cuối cùng là vào dịp
tết Thanh minh – mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo
mầm.
+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du: có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh
bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm
kiếm một vị thuốc mới - chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều
kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ "ý nghĩa của sự hi
sinh" của những người cách mạng.
+ Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện
trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa
đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan.
Với cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng. Thuốc
của Lỗ Tấn thể hiện một nội dung sâu sắc; một dân tộc chưa ý thức được "bệnh tật" của
chính mình và chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng, dân tộc đó vẫn chìm đắm trong
mê muội.
Ðề 202: Trình bày những nét cơ bản về Tác giả Lỗ Tấn.
Bài làm:
- Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết
Giang, miền Ðông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc
thế ki XX. "Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn" (Quách Mạt
Nhược).
- Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho
dân tôc; từ nghề khía mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh
quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm
dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú
của dân tộc.
-Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn

bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự
thỏa mãn ”ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
-Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt t ác của văn học hiện đại Trung Quốc
và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp
văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao.


Ðề 207: Hoàn cảnh ra đời, tóm tắt, chủ đề truyện Thuốc.
Bài làm:
-Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Ðây là
thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga,Pháp, Ðức, Nhật xâu xé. Xã hội
Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu
nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ
Tấn). Ðó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghi êm trọng con đường giải phóng
dân tộc. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc
về một phương thuốc để cứu dân tộc. Thuốc được đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số
tháng 5-1919, sau đó in trong tập Gào thét xuất bản 1923.
-Tóm tắt
+Vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lão (căn bệnh nan y
thời bấy giờ). Nhờ người giúp, lão Hoa Thuyên đi mua chiếc bánh bao tẩm máu người tử
tù về cho con ăn, vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh. Lao Thuyên dành dụm tiền mua bánh
bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn.
+Sáng hôm sau, trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù vừa
bị chém sáng nay. Ðó là Hạ Du, một nhà cách mạng kiên cường, nhưng chẳng ai hiểu gì về
anh, nhiều người cho anh điên. Thế rồi, thằng thuyên cũng chết vì chiếc bánh bao ấy không
trị được lao.
+ Năm sau vào tiết Thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng
mộ con. Gặp nhau, hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi
thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng xen lẫn nhau. Ðây là điểm sáng để kết thúc
câu chuyện bi thảm, bày tỏ quyết tâm tiếp bước người đã khuất.

– Chủ đề:
Truyện Thuốc phản ánh sự u mê của nhân dân TQ trước cách mạng Tân Hợi, sự lạc
hậu về chính trị của quần chúng đối với người làm cách mạng và bi kịch của người cách
mạng tiên phong Hạ Du.

Ðề 203: Ý nghĩa nhan đề truyện và bình tượng chiếc bánh bao tẩm máu.
Bài làm:
– Thuốc, nguyên văn là “ Dược” phản ánh một quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn
(động cơ và mục đích đổi nghề của Lỗ Tấn). Nhận thức rõ thực trạng nhận thức của người
dân Trung Quốc thời bấy giờ “ngu muội và hèn nhát”,nhà văn không có ý định và cũng
không đặt ra vấn đề bốc thuốc cho xã hội mà chỉ muốn “lôi hết bệnh tật của quốc dân, làm
cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa”. Tên truyện chỉ có thể dịch là thuốc hoặc Vị
thuốc chứ không thể dịch là Ðơn thuốc. Nhan đề truyện có nhiều nghĩa.
-Tầng nghĩa ngoài cùng, nghĩa đen là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao
bằng bánh bao tẩm máu người. Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu
mạng thằng con “mười đời độc đinh” đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó đó là thứ thuốc mê tín, u mê, ngu muội.


-Tầng nghĩa thứ hai của thuốc là nghĩa hàm ẩn, đó là phương thuốc để chữa căn
bệnh tinh thần: căn bệnh gia trưởng, căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân
Trung Quốc, Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương
thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó. Rồi tất cả đám người trong
quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô kia đã trở thành một thứ thuốc
độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác. Người dân Trung Quốc
phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
- Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc, của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc
nhằm chữa căn bệnh u mê lac hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh
rời xa quần chúng của người cách mạng Trung Quốc lúc bấy giờ. Máu để tẩm chiếc bánh
bao là máu người chiến sĩ cách mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân. Thế
mà nhân dân lại u mê cho anh làm giặc, là thằng điên và mua máu của anh để tẩm bánh

bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước, cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân
dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cung không hiểu ( đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con
gặp bà Hoa), còn chú anh thì tố cáo chấu để lấy tiền thưởng.
- Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện
chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại:
nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà bằng hộp sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba
trong chốn quạnh hiu”.
Đề 204: Ý nghĩa của một số chi tiết quan trọng.
Bài làm:
*Ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du.
- Chủ đề bàn luận của những người trong quán trà của lão Hoa trướt hết là về
công dụng của “thứ thuốc đặc biệt” – chiếc bánh bao tẩm máu người.
- Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu của Hạ Du chuyển
sang bàn về bản than nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên, hợp lí.
- Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đông song phát ngôn chủ yếu vẫn là
tên đap phủ Cả Khang, ngoài ra còn một người có tên kèm theo đặc điểm (Cậu năm
gù) và hai người chỉ có đặc điểm (“Người tram hoa râm”, “anh chàng hai mươi
tuổi”).
Những lời bàn luận ấy, Lỗ Tấn đã cho ta thấy:
Bộ mặt tàn bạo, thô lỗ của Cả Khang.
Bộ mặt lạc hậu của dân chúng Trung Quốc đương thời.
Lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du
*Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du:
- Cả hai bà mẹ đều thấy rất kinh ngạc khi thấy rên mộ Hạ Du có một vòng
hoa: “hoa trắng, hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”. Bà mẹ Hạ Du cứ lấm
bấm câu hỏi “thế này là thế nào?”. Câu hởi vừa hàm chứa sự sửng sốt, vừa ẩn giấu niềm
vui vì có người đã hiểu con mình. Đồng thời đã là câu hỏi thì đòi hỏi có câu trả lời. Việc
làm của Hạ Du đã khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc. Với vòng hoa, Lỗ
Tấn đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương với người chiến sĩ cách mạng tiên phong.



- Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc
bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm
kiếm một vị thuốc mới – chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với
điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi
sinh” của những người chiến sĩ cách mạng.
Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể
hiện trọn vẹn, nhờ đó mà mà không khí của chuyện vốn rất u buồn, tăm tối song điều mà
tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan.
*Hình ảnh con đường mòn trong nghĩa địa có ý nghĩa:
Nghĩa địa của làng mộ dày khít như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ, có
một con đường mòn ở giữa chia làm hai: Nghĩa địa người chết chém bên cahnj nghĩa địa
người nghèo.
Đề 205: Trong chuyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách trong quán trà của lão
Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều mà nhà văn muốn nói qua chuyện
ấy.
Bài làm:
Khách trong quán trà của Lão Hoa đã bàn về những chuyện:
- Chuyện bánh bao tẩm máu tử tù
- Chyện người tù họ Hạ bị chém
Điều nhà văn muốn nói:
- Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc
đương thời về cách của bệnh lao.
- Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc
đương thời về cách mạng.
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
(Sô-lô-khốp)
I. Tác giả:
- Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga được liệt vào hang các nhà văn lớn nhất
thế kỉ XX

- Quê quán: Tỉnh Rôx – tôp trên vùng thảo nguyên sông Đông.
- Ông tham gia cách mạng khá sớm.
- Cuối năm 1992, ông đến Mát-xơ-va, làm nhiều nghề để kiếm sống. Thời gian rảnh,
ông tự học và tự đọc văn học để tích lũy kiến thức
- Năm 1925, ông chở về quê và bắt đầu viết tiểu thuyết Sông Đông êm đềm.
- Năm 1939, ông được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô
- Trong thời gian chiến tranh vệ quốc, với tu cách là phóng viên, ông xông pha trên
nhiều mặt trận.


- Đề tài sáng tác: cuộc sống và cách mạng sông Đông sau cách mạng tháng Mười và
trong thời kì nội chiến. Ông còn nổi tiếng khi viết về số phận con người sau chiến tranh.
- Năm 1965, ông vinh dự được nhận giải thưởng Nô-ben về Văn học. tác phẩm của
ông được dịch ra nhiều thứ tiến trên thế giới.
II. Tác phẩm “Số phận con người”:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Truyện ngắn này được in lần đầu ở Liên-xô trên hai số báo “sự thật” ra ngày 3112- 1956 và ngày 1-1-1957. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ ông đã viết xong tác phẩm vì ý đồ
sang tác đã được ấp ủ từ lâu.
- Tác phẩm thể hiện những tư tưởng và tình cảm lớn mà nhà văn nung nấu trong
nhiều năm.
2. Tóm tắt tác phẩm
- Người kể chuyện (tác giả) tình cơ gặp anh lái xe An-đrây Sô-lô-khốp và cậu bé
Va-ni-a trên vùng sông Đông. An-đrây đã kể lại cho tá giả nghe về cuộc đời của mình:
- Cả nhà anh chết trong một nạn đói 1922, chỉ mình anh làm thuê nên sống sót. Sau
đó anh lấy vợ và có một tổ ấm gia đình.
- Khi chiến tranh bùng nổ Sô-lô-khốp lên đường ra mặt trận, chiến đấu được một
năm thì bị bắt làm tù binh.
- Sau hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh của phát xít Đức, anh vượt trại tù, trở
về với Hồng quân và tiếp tục chiến đấu. thời gian sau anh nhận được tin vợ và hai con gái
của mình bị bom của quân Đức giết hại. Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh,

bất hạnh lại ập đến với Sô-lô-khốp khi anh nhận được tin con trai của mình đã hi sinh.
Niềm hi vọng cuối cùng tan vỡ.
- Chiến tranh kết thúc, vượt lên trên nỗi bất hạnh, Sô-lô-khốp đã nhận nuôi cậu bé
mồ côi Va-ni-a với hi vọng hai tâm hồn cô dơn sẽ nương tựa vào nhau, sưởi ấm cho nhau
để chiến thắng số phận.
3. Nội dung:
a. Số phận con người qua hình tượng Sô-lô-khốp:
- Sô-lô-khốp phải gánh chịu những mất mát tưở như quá sức chịu đựng của con
người.
- Kết thúc chiến tranh, người lính Xô viết trở về với cuộc đời thường trong sự cô
độc. Sô-lô-khốp rơi vào tâm trạng đau đớn tột cùng.
- Tai họa không chỉ đến với gia đình Sô-lô-khốp, thảm cảnh của bé Va-ni-a cũng
không thua kém.
- Trong cuộc sống thường, Sô-lô-khốp tiếp tục đối mặt với éo le, trắc trở(câu chuyện
anh đụng phải con bò và bị tước bằng lái)
* Những đau thương, mất mát của Sô-lô-khốp Va-ni-a không phải là các biệt mà là
khá tiêu biểu cho những gì người dân Nga phải chịu đựng trong chiến tranh và sau chiến
tranh.
b. Phẩm chất người lính Nga Sô-lô-khốp:


- Tấm lòng nhân ái đã giúp con người vượt lên trên nỗi cô đơn, đồng thời xoa dịu
nỗi đau của con người.
+ Sô-lô-khốp nhận Va-ni-a làm con nuôi để hai trái tim đau khổ sưởi ấm cho nhau.
+ Tấm lòng nhân hậu, tình thương mộc mạc, bộc trực dành cho Va-ni-a đã đem lại
niêm vui cho anh.
- Sô-lô-khốp còn là một người có ý chí kiên cường, cứng cỏi trong cuộc sống đời
thường đầy khó khan:
+ Anh cố nến đau thương, chịu đựng một mình để không làm u ám tâm hồn đứa trẻ.
+ ban ngày anh bao giờ cũng trấn tĩnh được, không hở ra một tiếng thở dài dù ban

đem gối đầm nước mắt.
+ Con người có ý chí kiên cường ấy sẽ vượt qua mọi thử thách trên con đường vươn
tới hạnh phúc.
*Truyện đã khám phá và ca ngợi tính cách Nga: kiên cường và nhân hậu.
4. Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện: truyện lồng trong truyện làm cho câu chuyện chân thật, sinh
động, lôi cuốn người đọc.
- Lời trữ tình ngoại đề: thể hiện sự ngưỡng mộ và cảm thông của nhà văn
- Khắc họa chân dung và theo dõi tính cách nhân vật.
- Chọn lọc chi tiết .
Đề 206: Hãy trình bày những nét cơ bản về nhà văn Sô-lô-khốp
Bài làm:
- Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc. Ông sinh ra và lớn lên ở tỉnh
Rôxtôp thuộc vùng thảo nguyên sông Đông và gắn bó với vùng đất trù phú đậm bản sắc
văn hóa người cô dắc này trong bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử. Chưa
được 17 tuổi nhưng trong nội chiến Sô-lô-khốp đã làm thư kí ủy ban xã, xóa nạn mù chữ,
trưng thu lương thực chống đói… . Năm 17 tuổi, ông lên Mat-xcơ-va làm nhiều nghề vất
vả như đập đá, khuân vác, kết toán để thực hiện giấc mơ viết văn. Năm 21 tuổi, Sô-lôkhốp đã có hai tập truyện ngắn viết về vùng sông Đông là Truyện sông Đông và Thảo
nguyên xanh. Năm 22 tuổi, Sô-lô-khốp trở về quê và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết sử thi 4
tập Sông Đông êm đềm. Bộ tiểu thuyết hoàn thành năm 1940 lúc Sô-lô-khốp 35 tuổi và
ngay lập tức được tặng giải thưởng quốc gia.
- Chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức bùng nổ, Sô-lô-khốp tham gia với tư cách
là phóng viên chiến tranh theo sát Hồng quân trên nhiều mặt trận. Sau chiến tranh ông lại
lăn mình vào những hoạt động xã hội ở địa phương, vốn sống ấy giúp ông viết thành công
tác phẩm số phận con người thể hiện cách nhìn về cuộc sống và chiến tranh một cách chân
thực và toàn diện.
- Nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Sô-lô-khốp là viết đúng sự thật dù đôi
khi sự thật đó khắc nghiệt, cay đắng. Ông coi sứ mạng cao cả nhất của nghệ thuật là ca
ngợi nhân dân. Ông không né tránh sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức
tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sang



tác của ông, chất bi và chất hung, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kêt hợp nhuần
nhuyễn.
- Do những cống hiến nghệ thuật to lớn, năm 1965, Sô-lô-khốp được nhận giải
Noben về văn học.
Đề 207: Hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt cốt truyện và chủ đề tác phẩm số phận
con người?
Bài làm:
1.Hoàn cảnh ra đời:
Truyện ngắn số phận con người của Sô-lô-khốp hoàn thành năm 1957 mở ra một
chân trời mới cho văn học Nga, thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn
diện, chân thực.
2. Tóm tắt tác phẩm
- Sô-lô-khốp là một chiến sĩ Hồng quân Liên xô từng tham gia nội chiến. Cha mẹ,
anh chị của anh đều chết trong nạn đói . Sô-lô-khốp trải qua nhiều nghề để kiếm sống –Rồi
anh có vợ, có ba con và xây được một ngôi nhà, sống hạnh phúc.
- Khi chiến tranh vệ quốc chống phát xít bùng nổ, anh ra trận. Chiến đấu chừng một
năm, anh bị thương hai lần rồi bị bắt làm tù binh, bị đọa đày trong các trại tập trung của
phát xít Đức. Năm 1944, bọn phát xít Đức thua to, phải dùng cả tù binh làm lái xe. Sô-lôkhốp đã cướp xe, bắt sống tên thiếu tá phát xít, trốn thoát về tới đơn vị, anh mới hay tin
ngôi nhà anh bị bom phát xít nổ tan tành, vợ và hai con gái bị bom giết hại. Niềm hi vọng
cuối cùng của anh là đứa con trai bây giờ đã là một đại úy pháo binh nhưng rồi nó cũng hi
sinh ngay trong ngày chiến thắng.
- Chiến tranh kết thúc, Sô-lô-khốp giải ngũ. Anh không về que hương mà đến nhờ
nhà một người bạn và làm nghề lái xe để kiếm sống, ở đây, anh đã nhận bé Vania, một đứa
bé mồ côi năm tuổi làm con nuôi. Việc chăm sóc bé tuy vất vả nhưng có nó anh mới thấy
hạnh phúc. Trái tim rệu rã của anh dường như êm dịu lại. Còn bé Vania tưởng tìm được bố
ruột của mình nên quấn quýt bên bố không rời. Trong một lần lái xe, anh va phải một con
bò và bị tước bằng lái. Hai bố con lại dắt nhau đi nơi khác kiếm sống. Bé Vania hồn nhiên
vô tư còn anh phải gượng chống chọi với nỗi đau buồn và bệnh tim để sống và làm chỗ

dựa cho chú bé.
3. Chủ đề
Qua tác phẩm, với một dung lượng không lớn, Sô-lô-khốp đã khám phá chiều sâu
chiến công hiển hách của nhân dân Xô viết trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại với tất
cả những khó khan tưởng chừng như không thể vượt qua được. Và trong hoàn cảnh ấy, tác
giả ca ngợi bản lĩnh kiên cường và nhân hậu của con người Xô viết. Đó cũng là lời nhắc
nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân sau chiến tranh.
Đề 208: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Sô-lô-khốp trong đoạn trích?
Bài làm:


- Nhân vật chính trong tác phẩm là Sô-lô-khốp có cuộc đời gặp nhiều bất hạnh
Nhưng anh vẫn thể hiện được nét tính cách Nga kiên cường và nhân hậu.
- Tính cách kiên cường: Trong chiến tranh, anh chịu quá nhiều bất hạnh. Sau chiến
tranh a lại sống trong cô đơn, đau khổ, phiêu bạt nhiều nơi để kiếm sống. Nhưng anh vẫn
không thốt một lời than vãn, không suy sụp tinh thần, không sa ngã, không roi vào bế tắc,
tuyệt vọng. Với bản lĩnh cao đẹp, với tấm long nhân hậu thắm thiết, anh trở thành chỗ dựa
vững chắc cho bé Vania (bố mẹ đã chết tỏng chiến tranh).
- Tấm lòng nhân hậu: Sô-lô-khốp nhận nuôi bé Vania từ tình thương “Với niềm vui
không lời tả xiết” không tính toán, vụ lợi. Anh yêu thương, chăm sóc chu đáo cho Vania
hơn cả người cha đối với con. Những mất mát, đau thương, anh âm thầm chịu đựng “nhiều
đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt”, không cho bé Vania biết, vì sợ em buồn. Hai số
phận bất hạnh đặt cạnh nhau, đã kết hợp với nhau để vươn lên và không ngừng hi vọng
vào cuộc sống là phẩm chất tuyệt vời của những con người chân chính.
Đề 209: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sống nhân vật Anđrây Sô-lô-khốp (trong
truyện ngắn số phân con người) sau chiến tranh.
Bài làm:
- Sau chiến tranh, Sô-lô-khốp trở về với nỗi đau mất mát lớn: gia đình thân yêu của
anh bị chiến tranh cướp đi tất cả, anh trở nên trơ trọi, cô độc và luôn phải sống trong dày
vò đau đớn về tinh thần cũng như những khó khan về cuộc sống hiện tại ( không nhà cửa,

không người thân thích, ….).
- Vượt lên cảnh ngộ đó, Sô-lô-khốp vẫn làm việc để kiếm sống, để vơi đi nỗi đau
tinh thần và không trở thành gánh nặng cho xã hội.
Đề 210: Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn số phận con
người của Sô-lô-khốp.
Bài làm:
a. Ý nghĩa tư tưởng:
- Đoạn trích khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến của nhân dân Nga
nói chung trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời thể hiện lòng khâm
phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường và nhân hậu, đồng cảm trước vô vàn khó
khăn trở ngại mà con người vượt qua trên con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc.
- Nhân vật trung tâm của tác phẩm là một người lính dũng cảm trong chiến đấu
trước kẻ thù, một người lao động có trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường trong cuộc
sống đời thường. Đặt nhân vật vào nhiều mối quan hệ với dân tộc, nhân dân, thời đại, gia
đình…nhà văn đã nâng nhân vật lên tầm vóc sử thi. Nhân vật chính vừa là biểu tượng của
nhân dân Nga, vừa là một số phận cá nhân với những cảnh ngộ, sự từng trải và bước
đường rất riêng.
b. Đặc sắc nghệ thuật:
- Tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất, kết cấu theo trình tự thời gian, số phận con
người mang âm hưởng anh hùng ca về long dũng cảm, về tinh thần chịu đựng và sức mạnh
tinh thần của con người Nga, tính cách Nga.


- Truyện được viết theo kiểu truyện lồng truyện; nhân vật tôi (tác giả) thuật lại câu
chuyện anh được nghe từ Sô-lô-khốp. Tác phẩm có hai người kể chuyện: tác giả và nhân
vật; nhà văn tạo được nhiều tình huống nghệ thuật đặc sắc để thử thách, khám phá chiều
sâu tính cách Nga, con người Nga.
Đề 211: Lòng nhân hậu của nhân vật Anđrây Sô-lô-khốp được thể hiện thế nào
tong truyện ngắn?
Bài làm:

- Anđrây Sô-lô-khốp đau khổ vô hạn vì những mất mát trong chiến tranh.
- Anh nhận bé Vania mồ côi làm con, anh yêu thương, chăm sóc chú bé như con đẻ
của mình
- Anh giấu chưa cho chú bé biết nhiều về sự thật vì không muốn chú bé buồn.
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
Hê - minh - uê
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. O-nit Hê-minh-uê (1899-1961)
+ Nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần
đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.
+ Những tiểu thuyết nổi tiếng của Hê - minh - uê : Mặt trời vẫn mọc(1926), Giã từ
vũ khí(1929), Chuông nguyện hồn ai(1940).
+ Truyện ngắn của Hê - minh - uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị
độc dáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung
thực về con người”.
2. Ông già và biển cả( The old man and the sea)
+ Được xuất bản lần đầu tiên trên tạp chí Đời sống
+ Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê - minh - uê được trao giả
Nooben.
+ Tóm tắt tác phẩm (SGK)
+ Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “Tảng băng trôi”: dung lượng câu chữ ít nhưng
“khoảng trống” được tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò to lớn trong việc tăng các lớp
nghĩa cho văn bản (Tác giả nói rằng tác phẩm có lẽ dài cả nghìn trang nhưng ông đã rút
xuống chi9r còn bấy nhiêu thôi).
3. Đoạn trích
+ Đoạn trích nằm ở cuối truyện
+ Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xa-ti-a-gô. Qua đó
người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt là vẻ đẹp con người trong việc theo
đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu tượng của hình tượng
con cá kiếm.



II. TÌM HIỂU VĂN BẢN ĐOẠN TRÍCH
1. Hình ảnh ông lão và con cá kiếm
+ Xan-ti-a-gô là một ông già đánh cá ở vùng nhiệt lưu. Đã ba ngày hai đêm ông ra
khơi đánh cá. Khung cảnh trời biển mênh mông chỉ một mình ông lão. Khi trò chuyện với
mây nước, khi theo đuổi con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập xông vào xâu xé con
cá. Cuối cùng kiệt sức vào đến bờ con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Câu chuyện đã
mở ra nhiều tầng ý nghĩa. Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời, hành trình
nhọc nhằn, dũng cảm của người lao động trong một xã hội mơ ước sáng tạo rồi trình bày
nó trước mắt người đời…..
+ Đoạn trích có hai hình tượng: ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một
vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập:
- Con cá kiếm mắc câu bắt đầu những vòng lượn “vòng tròn rất lớn”, “con cá đã
quay tròn”, “nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vòng”. Những vòng lượn được nhắc lại
nhiều lần gợi ra vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu ấy.
- Ông lão ở trong hoàn cảnh đơn độc, “mệt thấu xương” “hoa mắt” vẫn kiên nhẫn,
vừa cảm thong với con cá, vừa phải khuất phục nó.
- Cuộc chiến đấu đã tới chặng cuối, hết sức căng thẳng nhưng cũng hết sức đẹp đẽ.
Hia đối thủ đều dốc sức tấn công và dốc sức chống trả. Cảm thấy chóng mặt và choáng
váng nhưng ông lão vẫn ngoan cường “ Ta không thể tự chơi xỏ mình va chết trước mặt
một con cá như thế này được: lão nói. Ông lão cảm thấy “một cú quật đột ngột và cú nảy
mạnh ở sợi dây mà lão dang níu bằng cả hai tay”. Lão hiểu con cá cũng đang ngoan cường
chống trả. Lão biết con cá sẽ nhảy lên, lão mong cho điều đó đừng xảy ra “đừng nhảy”,
nhưng lão cũng hiểu “những cú nhảy để nó hít thở không khí”. Ông lão nương vào giở chó
“lượt tói nó nhảy ra ta sẽ nghỉ”. “Đến vòng thứ ba, lần đầu tiên lão thấy con cá”. Lão
không thể tin nổi độ dài của nó “không” lão nói, “Nó không thể lớn như thế được”. Những
vòng lượn của con cá hẹp dần. Nó đã yếu đi nhưng nó vẫn không khuất phục, “lão nghĩ:
tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày”.
Ông lão cũng đã rất mệt có thể đổ sụp xuống bất kì lúc nào. Nhưng ông lão luôn nhủ

“mình sẽ cố thêm lần nữa”. Dồn hết mọi đau đớn và những gì còn lại của sức lực và lòng
kiêu hãnh, lão mang ra để dương đầu với cơ hấp hối của con cá. Ông lão nhắc ngọn lao
phóng xuống sườn con cá “cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người lên, ấn sâu rồi dồn
hết trọng lực lên cán dao”. Đây là đòn đánh quyết định cuối cùng để tiêu diệt con cá. Lão
rất tiếc khi phải giết nó nhưng vẫn phải giết nó.
- “Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước
phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó”. Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ
đẹp kiêu dũng hiếm thấy. Cả ông lão và con cá đều là kì phùng địch thủ. Họ xứng đáng là
đối thủ của nhau.
- Nhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đề cao vẻ đẹp của con người. Đối
tượng trinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì người đi trinh phục ccangf được tôn lên. Cuộc
chiến đấu gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh vẻ ddeppj của người lao
động: giản dị và ngoan cường thực hiện bằng được ước mơ của mình.
2. Nội dung tư tưởng của đoạn trích
Hình tượng con cá kiếm được phát biểu trực tiếp qua ngôn từ của người kể chuyện,
đặc biệt là qua lời trò truyện của ông lão với con cá ta thấy ông lão coi nó như một con


người. Chính thái độ đặc biệt khác thường này đã biến con cá thành nhân vật chính thứ hai
bên cạnh ông lão, ngang hang với ông. Con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng. Nó là đại
diện cho hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu cho vẻ đẹp, tính chất kiên hùng vĩ đại của tự nhiên.
Trong mối quan hệ phúc tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên
cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là
biểu tượng của ước mơ vừa bình thường, giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường
cao cả mà con người ít nhất từng hteo duổi một lần trong đời
3. Nghệ thuật đoạn trích
Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hê - minh uê có ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của ông già được thể hiện
bằng: “lão nghĩ…”, “lão nói…”.
+ Ngôn ngữ của người kể chuyện tường thuật khách quan sự việc.
+Lời phát biểu trực tiếp của ông lão. Đây là ngôn ngữ trục tiếp của nhân vật. Có lúc

nó là độc thoại nội tâp. Nhưng trong đoạn vă trích nó là đối thoại. Lời đối thoại hướng tới
con cá kiếm:
“Đừng nhảy, cá”, lão nói “Đừng nhảy”
“Cá ơi”. Ông lão nói “dẫu sao thì mày cũng sẽ chết, mày muồn tao cùng chết nữa
à?”
“Mày đừng giết tao cá à” ông lão nghĩ “mà có quyền làm thế”. “Tao chưa từng thấy
bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày,người anh em”.
+ Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
- Đưa người đọc như đang trực tiếp chứng kiến sự việc.
- Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a gô coi con cá kiếm như một con người
- Nội dung đối thoại cho thấy ông lão chiêm ngưỡng nó, thông cảm với nó và cảm
thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó.
- Môi quan hệ con người với thiên nhiên.
- Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm
- Vẻ đẹp con người trong hành trình thoe đuổi và đạt được ước mơ của mình
III. TỔNG KẾT
- Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê - minh - uê : luôn đặt con
người đơn độc trước thử thách. Con người vượt qua thử thách qua giới hạn của chính mình
để luôn vươn tới đạt được ước mơ, khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá
kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu
biểu cho nguyên lí “Tảng băng trôi” của Hê - minh - uê .
Đề 212: Hãy trình bày những nét cơ bản về tác giả Hê - minh - uê ?
Bài làm:
- Ơ-nít Hê - minh - uê (1899-1961 sinh tại bang Ilinoi, Mĩ trong một gia đình tri
thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên. Ông tham gia chiến tranh thế
giới thứ nhất ở chiến trường Italia sau đó bị thương và trở về Hoa Kì. Ông thất vọng về xã


hooij đương thời, tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hòa nhập vào cuộc ssongd
đương thời

- Hê - minh - uê sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. Ông viết tiểu thuyết
lên án chiến tranh đế quốc. Năm 1937 tình nguyện sang Tây Ban Nha chiến đấu chống tên
Độc tài Phăng cô. Từ năm 1939-1945 là phóng viên chiến trường rôi ra nhập du kích
chống phát xít ở ngoại ô Pari.
- Hê - minh - uê là nhà văn Mĩ để lại ấn tượng sâu sắc trong văn xuôi hiện đại
phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên
thế giới nói chung với lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc,… Ông đề ra nguyên lí sang tác: coi
tác phẩm nghệ thuật như một tảng băng trôi, một phần nổi, bảy phần chìm, tác phẩm hàm
chứa nhiều tầng ý nghĩa kín đáo. Nhân vật thường tự thể hiện hành động ngôn ngữ riêng
theo quy luật khách quan. Tác giả không trực tiếp bộc lộ tái độ chủ quan mà chỉ gợi lên
suy nghĩ, liên tưởng để người đọc tự kết luận, biện pháp chủ yếu là đối thoại và độc thoại
nội tâm người đọc tự khám phá phần chìm để thấy được ý nghĩa và giá trị của tác phẩm.
Hê - minh - uê dù viết về đề tài gì, châu Phi hay châu Mĩ, ông đều nhăm mục đích “viết
một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
- Ông để lại một số lượng tác phẩm khá đồ sộ gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, hồi
kí, ghi chép…Nối tiếng nhất là các tác phẩm: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông
già và biển cả…
- Hê - minh - uê được nhạn giả Noben văn học năm 1954
Đề 213: Trình bày hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, nêu chủ đề tác phẩm Ông già
và biển cả?
Bài làm:
- Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu ba, Hê - minh - uê cho ra đời tác phẩm
Ông già và biển cả - Trước khi được in thành sách, truyện đã được đăng trên tạp chí Đời
sống
- Tóm tắt tác phẩm:
Truyện kể lại bai ngày hai đêm ra khơi của ông lão Xantiago. Một con cá kiếm ớn
đã cắn câu và lôi thuyền của ông lão ra biển khơi xa. Chỉ một mình ông lão trong khung
cảnh mênh mông trời biển , ông trò chuyện với mây nước, chim cá, ghì chặt sợi dây câu,
theo đuổi con cá lớn và chiến thắng được nó. Rồi ông lại phải chiến đấu với đàn cá mập
xông vào xâu xé con cá kiếm. Rốt cuộc ông vào bờ đau đớn, mệt mỏi rã rời còn con cá

kiếm chỉ là một bộ xương to tướng và trơ trụi. Ông mệt lả nhưng vẫn mơ về con sư tử.
- Chủ đề:
Câu chuyện cự kì đơn giản về cuộc hành trình theo đuổi con cá của ông lão
Xantiago gợi nhiều tần ý nghĩa cho người đọc: một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp
nhất đời; hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người nông dân trong một xã hội vô
hình; thể nghiệm thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ
sáng tạo rồi trình bày nó ra trước mắt người đời; mối liên hệ giữa con người với thiên
nhiên … Tác phẩm viết theo nguyên lí coi tác phẩm như một “tảng băng trôi”.


Đề 214: Hãy trình bày xuất xứ đoạn trích và ý nghĩa hình ảnh con cá kiếm
trong Đoạn trích Ông già và biển cả?
Bài làm:
- Đoạn trích nằm ở cuối truyện kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão
Xantiago. Qua đó người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt là vẻ đẹp của con
người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và ý nghĩa biểu
tượng của hình ảnh con cá kiếm.
- Hình tượng con cá kiếm được phát biểu trực tiếp qua ngôn từ của người kể
chuyện, đặc biệt là qua lời trò chuyện của ông lão với con cá ta thấy ông lão có nó như
một con người. Chính thía độ đặc biệt, khác thường này đã biến con cá thành nhân vật
chính thứ hai bên cạnh ông lão, ngang hang với ông. Con cá kiếm mang ý nghĩa biểu
tượng. Nó là đại diện của hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu cho vẻ đẹp, tính chất kiên hùng vĩ
đại của thiên nhiên. Trong mối quan hệ phúc tạp của thiên nhiên với con người không phải
lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối
thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường, giản dị nhưng đồng thời
cũng rất khác thường cao cả mà con người ít nhất từng hteo duổi một lần trong đời
Đề 215: Anh(chị) hiểu như thế nào về nguyên lí tảng băng trôi của Hê-minh-uê
nhà văn muốn gửi đến người đọc điều gì?
Bài làm:
“Tảng băng trôi”, dựa vào tự nhiên trong thực tế, tảng băng trên mặt nước chỉ có ba

phần nổi, bày phần chìm. Nhà văn sáng tạo theo nguyên lí đó :
- Nhà văn nhấn mạnh vào yếu tố hàm xúc, ngụ ý trong mạch ngầm văn bản, tạo ra
được “ý tại ngôn ngoại” và khẳng định hiệu quả của cách viết ấy. Tác giả phải hiểu biết
cặn cẽ những điều mình muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết , giữ lại
phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc khi tiếp xúc với chúng vẫn có thể hiểu được những
gì đã lược đi..
- Nhiệm vụ của người đọc là phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được bảy “phần
chìm”, những hình tượng, hình ảnh,… giàu tính tượng trưng đa tầng nghĩa; phải vận dụng
kinh nghiệm và những hiểu biết để lấp đầy những khoảng trống mà nhà văn cố tính tạo ra
trong tác phẩm.
- Thông qua hình ảnh ông già quật cường, bằng kĩ thuật điêu luyện, đã chiến thãng
con cá kiếm to lớn và hung dữ trong truyện Ông già và biển cả, nhà văn muốn gửi đến
người đọc thong điệp: hãy tin vào con người, “con người có thể bị hủy diệt chứ không thể
bị đánh bại”, “con người được sinh ra không phải dành cho thất bại”.
Đề 216: Hãy tìm trong đoạn trích một vài câu văn có nhiều “khoảng trống” để
chứng minh cho lối viết văn kiệm lời, kiệm cảm xúc của nhà văn Hê-minh-uê.
Bài làm:
- Sau ba ngày đêm ròng rã chiến đáu với con cá kiếm trên biển, nhà văn để nhân vật
thốt lên: “ta đã di chuyển được nó”, ông lão nói “Ta đã di chuyển được nó rồi”. Không
một lời dẫn rõ ràng, không một cụm từ giả thích về thái độ như mừng rỡ, phấn khởi,…
Tuy nhiên người đọc vẫn thấy được sắc thái hào hứng, sự vui mừng được toát lên từ cách


nói, kết quả hành động của ông lão. Nếu cần lấp đầy khoảng trống, người đọc có thể them
những từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất,… vào câu văn đó.
- Hay như câu độc thoại: “Con cá là vận may của ta” đã tạo khoảng trống cho độc
giả. Người đọc phải hiểu được ông lão đã 84 ngày chưa câu được một con cá nào, và mọi
người xung quanh cho rằng ông đang bị vận đen đeo bám. Ngay cả Ma-nô-lin, cậu bé thân
thiết nhất của Xantiago cũng bị cha mẹ cấm không cho theo ông nữa. Nếu hiểu đày đủ, câu
văn này phải là: con cá là vận may của ta và việc ta bắt được nó đã chứng minh rằng ta đã

vượt qua được vận rủi.
Đề 217: Đoạn trích truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê kể lại sự việc gì?
Nhân vật Xantiago là người như thế nào qua sự việc:
Bài làm:
- Sự việc: Ông lão đánh cá Xantiago vất vả săn bắt con cá kiếm.
- Xantiago là một ngư phu lành nghề, là người dũng cảm, mưu trí, kiên
cường, giàu ý chí, nghị lực, giàu khát vọng,…
Đề 218: Hình ảnh con cá kiếm trong Ông già và biển cả của Hê-minh-uê gợi
cho anh chị suy nghĩ gì?
Bài làm:
- Hình ảnh con cá kiếm trong đoạn trích miêu tả là hình ảnh đẹp, cao quý; quan hệ
của nó đối với ông lão cũng là một quan hệ khác thường( ông lão xem con cá như một con
người thậm chí là một đối thủ hay một người bạn tâm tình).
- Chính điều này đã gợi ra cho người đọc nhiều suy nghĩ: nó là hình ảnh của ước
mơ,của lí tuongr mà mỗi con người thường theo đuổi trong đời.
Đề 219: CẢm nhận của ông lão về con cá kiếm trong Ông già và biển cả của
Hê-minh-uê được miêu tả như thế nào?
Bài làm:
- Diễn tả sự cảm nhận của ông lão và con cá kiến đúng như sự việc xảy ra trong
cuộc sống. Đầu tiên chỉ nhìn thấy từng bộ phận, rồi nhìn thấy toàn thể tiếp theo cảm nhận
nó bằng xúc giác, thị giác (sợi dây, những vòng lượn….)
- Cảm nhận về con cá kiếm càng lúc cành mãnh liệt


CÁC BÀI THƠ ÐÃ HỌC 12,11
TÂY TIẾN
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới


Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
(Phù Lưu Chanh 1948)
VIỆT BẮC
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh


Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...

Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình


Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà...
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Ðiều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu...



Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.
(10.1954)

ĐẤT NƯỚC
Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó..
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ


Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ra cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời..
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi


Chẳng mang một dánh hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...

Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con củi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Cỏ ngoại xâm thì chống giặc ngoại xâm
Cỏ nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết "yêu em từ thuở trong nôi"
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội


Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
( Trích trường ca "Mặt đường khát vọng"

Sóng
Dữ dội và êm diu
ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nòa ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ


Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.
(29-12-1967)
Tiếng hát con tàu
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu
Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?
Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng
Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia
Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân


×