Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Luận án nghiên cứu điều chỉnh sản lượng rừng trồng làm cơ sở lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của hội đồng quản trị rừng thế giới tại công ty lâm nghiệp hòa bình tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 238 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Quản lý rừng (QLR) bền vững là một trong những xu thế phát triển chung
của ngành Lâm nghiệp trên toàn Thế giới. Trong xu thế này, QLR bền vững đã
được nghiên cứu cụ thể hóa và đánh giá bằng các tiêu chuẩn, tiêu chí chung của Thế
giới thông qua Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) và Chương trình phê duyệt
các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC).
Trong quá trình QLR hiện nay, các chủ rừng đều mong muốn tối đa hóa lợi
nhuận một cách bền vững, đảm bảo lợi ích về kinh tế do các sản phẩm từ gỗ/lâm sản
đem lại, đồng thời duy trì được một số dịch vụ khác từ rừng và đảm bảo giá trị bền
vững về môi trường, xã hội mà không tác động nhiều đến cấu trúc rừng. Với các
mục tiêu đặt ra như vậy, việc giảm thiểu tác động xấu về diện tích, cấu trúc cũng
như năng suất của rừng mà không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế là một trong những
điều kiện tiên quyết trong QLR.
Bộ tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững của FSC là hành lang pháp lý cũng
như một công cụ đang được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận và tuân thủ.
Việc các chủ rừng phải làm để từng bước đáp ứng bộ tiêu chuẩn đó và nâng cao giá
trị của rừng là một trong những thách thức lớn cần đảm bảo để hướng tới mục
tiêu QLR bền vững. Trong đó, việc xây dựng kế hoạch quản lý rừng là cần thiết
đối với cả khu rừng đã được cấp và chưa được cấp chứng chỉ. Khi được FSC cấp
chứng chỉ, giá trị về sản phẩm được nâng cao và được chấp nhận rộng rãi trên thị
trường thế giới.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã và đang
đóng góp ngày càng nhiều và có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngành
đã xây dựng chiến lược và các kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn nhất định nhằm
định hướng phát triển ngành lâu dài. Trong những năm qua, ngành Lâm nghiệp
nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể: Diện tích rừng trồng mới tăng từ
50.000 ha/năm lên 200.000 ha/năm; Diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo
vệ phục hồi nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh


học của rừng; Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng khoảng 2.000.000 m3/năm,


2

cung cấp một phần nguyên liệu cho công nghiệp giấy, mỏ, dăm gỗ xuất khẩu và củi
đun, góp phần giảm sức ép vào rừng tự nhiên; Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản
xuất khẩu phát triển rất mạnh trong những năm gần đây (sản phẩm gỗ xuất khẩu
tăng từ 1,57 tỷ USD năm 2005 lên 7,1 tỷ USD năm 2015, ngành Lâm nghiệp tăng
trưởng đột phá với giá trị sản xuất ước đạt 7,92%) (Bộ Nông nghiệp và PTNT,
2015) đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tạo cơ hội cho
phát triển rừng trồng nguyên liệu công nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình (Sau đây
gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình) thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt
Nam là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập năm 2008 trên cơ sở chuyển đổi từ
Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình. Cùng với sự nỗ lực trong công tác trồng rừng, quản
lý rừng và khai thác bền vững Công ty đã được Tổ chức Woodmark cấp Chứng chỉ
rừng (CCR) FSC-FM/CoC năm 2013. Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình là một trong
những công ty đi đầu trong việc chuyển đổi mục đích kinh doanh, từ khâu sản xuất
tiêu thụ nhỏ lẻ manh mún với thị trường tiêu thụ hạn chế sang cơ chế sản xuất ổn
định, bền vững phù hợp với nhu cầu gỗ nguyên liệu trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, sản lượng hiện tại của Công ty khá thấp và không đồng đều giữa các Lâm
trường, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt 9.52 m3 /ha/ năm. Vấn đề đặt
ra là làm thế nào để có thể tăng được sản lượng tạo thu nhập ổn định về kinh tế của
khu rừng thông qua việc điều chỉnh diện tích cho phù hợp và sản lượng rừng trồng
ổn định cân bằng, đây chính là một trong những thách thức lớn đối với Công ty. Để
giải quyết vấn đề này việc nghiên cứu điều chỉnh sản lượng rừng làm cơ sở cho việc
lập kế hoạch QLR bền vững là cần thiết.
Để góp phần giải quyết các vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của Công ty
nói riêng và việc QLR bền vững ở Việt Nam nói chung, luận án “Nghiên cứu điều

chỉnh sản lượng rừng trồng làm cơ sở lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn
của Hội đồng quản trị rừng thế giới tại Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình, tỉnh Hòa
Bình” là cần thiết. Nghiên cứu này đã được triển khai nhằm xác định thực trạng sản
xuất và kinh doanh của Công ty làm cơ sở cho việc điều chỉnh sản lượng rừng trồng
Keo tai tượng về trạng thái cân bằng, ổn định về diện tích và trữ lượng; đồng thời


3

đánh giá tác động môi trường, xã hội nhằm khắc phục các lỗi, từ đó lập kế hoạch
QLR rừng trồng Keo tai tượng theo tiêu chuẩn QLR bền vững của FSC.
2.

nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

2.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung một số dẫn liệu khoa học cho việc điều chỉnh sản lượng rừng trồng
theo hướng ổn định về diện tích và trữ lượng.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hỗ trợ Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình (CTLNHB) trong việc lập kế hoạch
quản lý rừng trồng Keo tai tượng trên cơ sở đảm bảo sản lượng khai thác ổn định
hàng năm và duy trì CCR một cách bền vững.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần thực hiện quản lý bền vững rừng trồng ở CTLN Hòa Bình trên cơ
sở sản lượng rừng ổn định.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiện trạng rừng trồng và một số cơ sở khoa học cho việc
điều chỉnh sản lượng rừng.
- Đề xuất phương án điều chỉnh sản lượng và kế hoạch quản lý bền vững

rừng trồng Keo tai tượng tại CTLN Hòa Bình.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các chính sách và tài liệu có liên quan đến Bộ tiêu chuẩn Quản lý rừng bền
vững (QLRBV) của FSC áp dụng vào Việt Nam.
- Rừng trồng sản xuất loài Keo tai tượng (Acacia mangium).
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh tác động đến kinh tế, môi trường, xã
hội và đa dạng sinh học trong QLR Keo tai tượng của Công ty.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Diện tích rừng trồng Keo tai tượng thuộc địa phận quản lý của 3
Lâm trường trong CTLNHB gồm: Lâm trường Kỳ Sơn - Huyện Kỳ Sơn, Lâm
trường Lương Sơn - Huyện Lương Sơn và Lâm trường Tu Lý - Huyện Đà Bắc.
- Lĩnh vực:


4

+ Sản lượng rừng: Đánh giá hiện trạng, năng suất rừng và cấu trúc rừng trồng
Keo tai tượng.
+ Quản lý rừng bền vững của Việt Nam kết hợp với bộ tiêu chuẩn của FSC;
+ Đánh giá tác động môi trường, tác động xã hội áp dụng phương pháp đánh
giá theo quy mô nhỏ (Đánh giá nội bộ).
6. Những đóng góp mới của luận án
- Xác định được một số cơ sở khoa học trong điều chỉnh sản lượng rừng trồng
Keo tai tượng về trạng thái ổn định theo diện tích và theo trữ lượng phục vụ công tác
quản lý rừng bền vững tại CTLNHB, tỉnh Hòa Bình.
- Lập được kế hoạch điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo tai tượng cho 3
Lâm trường đại diện của CTLNHB trên cơ sở đảm bảo sản lượng rừng (SLR) cân
bằng, ổn định, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội góp phần quản lý
rừng bền vững tại CTLNHB, tỉnh Hòa Bình.
7. Cấu trúc luận án

Luận án dài 126 trang đánh máy A4 được cấu trúc thành 4 chương (ngoài
phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục) như sau:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu;
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3: Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu;
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Ngoài ra còn có hệ thống 47 bảng biểu, 12 hình minh họa, 50 tài liệu tham
khảo trong đó 32 tài liệu tiếng Việt, 13 tài liệu tiếng nước ngoài, 5 trang website có
liên quan đến chủ đề nghiên cứu và phần phụ lục gồm các bảng biểu minh họa kết
quả điều tra và tính toán.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ở ngoài nƣớc
1.1.1. Điều chỉnh sản lượng rừng
1.1.1.1. Giới thiệu chung về điều chế rừng
Điều chế rừng (forest management) xuất hiện và hình thành từ cuối thế kỷ 18
ở phương Tây. Tùy theo quan điểm, góc độ kinh doanh lợi dụng rừng và trình độ kỹ
thuật nên định nghĩa, hiểu biết về điều chế rừng một cách khác nhau.
Điều chế rừng mang tính ứng dụng của việc tổ chức rừng dựa trên cơ sở quy
luật phát triển sinh học của quần thể rừng để khai thác, nuôi dưỡng, bảo vệ, phục
hồi tái sinh rừng… tác động theo hướng tích cực để phát triển rừng đến trạng thái
cân bằng đảm bảo vốn rừng ổn định năng suất cao, phát huy tối đa tác dụng tổng
hợp của rừng.
Với quan điểm này, Rucareanu (1965) [43] đã định nghĩa điều chế rừng
là khoa học và thực tiễn về tổ chức rừng, phù hợp với nhiệm vụ quản lý kinh
doanh rừng.

Theo Jideich (Đức): “Điều chế rừng là sự sắp xếp theo thời gian và không
gian tất cả các hoạt động sản xuất trong một khu rừng, sao cho có thể đạt được mục
đích quản lý kinh doanh rừng” (dẫn theo Rucareanu, N, 1965 [43]). Thực chất thời
gian và không gian là sự sắp xếp chủ yếu mà qua đó những công việc khai thác và
nuôi dưỡng rừng được ấn định để đưa rừng về trạng thái phù hợp nhất với mục tiêu
kinh tế.
Quan điểm của các nhà Lâm nghiệp Pháp cho rằng: “Điều chế rừng là nghệ
thuật thu hoạch sản phẩm và tái tạo lại rừng theo một nhịp điệu, nhằm đạt đến mục
tiêu xác định đối với rừng” (Coliet, J. 1975) [37], một quan điểm khác cho rằng
điều chế rừng là một nghệ thuật quy định việc khai thác rừng, tính chất, thứ tự theo
lô khai thác để thỏa mãn nhu cầu hay cung cấp tài nguyên hàng năm. Thực chất, thu
hoạch hay khai thác là thuộc phạm vi sản xuất, nó phải được thực hiện theo những
kế hoạch đã được lập hay nói cách khác là điều chỉnh sản lượng rừng theo nhu cầu
của con người.


6

Hiện nay có nhiều phương pháp điều chỉnh sản lượng rừng, theo đó phương
pháp điều chỉnh lượng khai thác được sử dụng khá phổ biến.
 Lƣợng khai thác
Lượng khai thác là khối lượng gỗ có thể thu hoạch đối với một đơn vị
thời gian.
Khối lượng khai thác hàng năm được gọi là lượng khai thác hàng năm. Khối
lượng khai thác trong một giai đoạn gọi là lượng khai thác giai đoạn.
Độ lớn của lượng khai thác là kết quả của hai nhân tố: Tăng trưởng rừng và
nuôi dưỡng cải thiện không ngừng trạng thái rừng, theo nguyên tắc điều chế. Cho
nên lượng khai thác biểu thị năng suất rừng, đồng thời biểu thị biện pháp đưa rừng
về trạng thái chuẩn. Vì vậy, nó có thể lớn hoặc nhỏ hơn hay bằng lượng tăng trưởng
của rừng (Biolley, H 1920) [36].

a) Lượng khai thác hàng năm theo diện tích Ls
Lượng khai thác theo diện tích chủ yếu được sử dụng với tính chất để kiểm
tra hay trong trường hợp kinh doanh ở trình độ thấp, không yêu cầu độ chính xác
cao hoặc trong trường hợp điều kiện lập địa của công ty tương đối đồng đều (rừng
có năng suất tương đối bằng nhau) (FSC, 2010) [39]. Trong trường hợp này, lượng
khai thác được tính theo công thức:

Ls =

(1-1)

(FSC, 2010) [39]

Trong đó: S là diện tích rừng (ha);
r là chu kỳ hay luân kỳ tương ứng (năm)
Tỷ lệ này biểu thị độ lớn của diện tích chặt hàng năm.
Một trong những mục đích chính của ấn định khai thác là bảo đảm thu hoạch
một khối lượng gỗ hàng năm bằng nhau. Điều kiện này chỉ được thỏa mãn khi:
- Rừng đồng tuổi, khai thác trắng, có điều kiện hoàn cảnh/cấp đất đồng nhất
trên toàn bộ diện tích, nghĩa là năng suất rừng như nhau và đạt đến thành thục ở
cùng tuổi.
- Rừng chặt chọn, đòi hỏi rừng có trữ lượng như nhau ở tuổi khai thác và
điều kiện địa hình cho phép khai thác với cường độ như nhau.


7

Trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu trên, cần xác định diện tích
chặt hàng năm không bằng nhau, lượng khai thác được xác định theo diện tích và
kiểm chứng lại bằng lượng khai thác theo thể tích.

b) Lượng khai thác hàng năm theo thể tích Lv
Lượng khai thác hàng năm theo thể tích biểu thị trực tiếp khối lượng sản
phẩm thu hoạch. Việc xác định nó khó hơn lượng khai thác theo diện tích, bởi vì
các nhân tố dùng để xác định nó là tăng trưởng luôn biến đổi và khó xác định
(Nguyễn Hồng Quân, Phạm Văn Điển, 2013) [22], (FSC, 2004) [40].
Theo nguyên lý chung thì lượng khai thác bằng lượng tăng trưởng, nhưng
trong thực tế không hoàn toàn như vậy. Đó cũng là điều mà nhà điều chế cần phải
tính toán để xác định cho phù hợp và phải luôn coi nó như một công cụ để đưa rừng
về trạng thái chuẩn.
Nếu vốn rừng có độ lớn chuẩn, độ lớn này cần được duy trì, lượng khai thác
cần tương ứng với tăng trưởng của vốn rừng. Ký hiệu Lv là lượng khai thác theo thể
tích, C là lượng tăng trưởng hàng năm của rừng, có thể viết:

Lv = C

(1-2)

[22]

Nhưng nếu vốn rừng thực hiện khác với vốn rừng chuẩn, để chuẩn hóa nó
lượng khai thác cần lớn hơn lượng tăng trưởng, khi vốn thực sự lớn hơn vốn chuẩn,
để loại trừ dần sự dư thừa, hoặc nhỏ hơn tăng trưởng để tích lũy vốn, khi vốn thực
sự nhỏ hơn vốn chuẩn. Công thức chung của lượng khai thác theo thể tích là:

Lv = C + Q

(1-3)

[22]


Trong đó Q biểu hiện sự chênh lệch giữa vốn thực và vốn chuẩn, nó có thể là
dương hay âm, tùy thuộc vào trạng thái vốn rừng. trong trường hợp giá trị tuyệt đối
của Q quá lớn, việc loại trừ hay tích lũy không thể thực hiện ngay trong một năm
mà phải trong một thời gian nào đó. Gọi a là thời gian cần thiết để loại trừ sự chênh
lệch, mà không ảnh hưởng đến việc bảo đảm nguyên tắc sản xuất liên tục và không
làm giảm năng suất của rừng, gọi Vc là vốn rừng chuẩn, Vt là vốn rừng thực thì
lượng khai thác Lv có thể biểu thị bằng công thức:

Lv = C +

(1-4)

[22]


8

Công thức này được đề nghị từ thời kỳ đầu của điều chế rừng và được trình
bày trong sách khoa học kỹ thuật dưới dạng công thức cameraliste, theo tên của
phương pháp điều chế đầu tiên sử dụng. Nó là tiền đề và cơ sở để suy ra nhiều công
thức khác tương ứng với các phương pháp điều chế rừng.
Hiện nay, đối với rừng đồng tuổi lượng khai thác không chỉ xác định theo thể
tích hay theo diện tích mà theo cả diện tích và thể tích hay nói cách khác là dùng
theo diện tích và kiểm tra theo thể tích.
Chúng được kết hợp như vậy là vì việc xác định vốn rừng và tăng trưởng của
rừng là rất khó và dễ mắc sai số, cho nên người ta thường xuất phát từ cách đơn
giản là xác định lượng khai thác giai đoạn theo diện tích và sau đó tính lượng khai
thác hàng năm theo thể tích. Lượng khai thác hàng năm theo thể tích phụ thuộc hay
bị khống chế bởi lượng khai thác giai đoạn theo diện tích và lượng khai thác theo
giai đoạn là một phương tiện kiểm tra sự lên tục trong suốt thời gian của chu kỳ.

Ngoài ra còn có phương pháp vốn rừng dự phòng cũng được sử dụng trong
điều chế rừng trong trường hợp vốn rừng đạt đến trạng thái chuẩn.
 Vốn rừng dự phòng
Trong rừng được điều chế, khi vốn rừng đạt đến trạng thái chuẩn thì có thể
thu hoạch hàng năm một khối lượng gỗ không thay đổi và sự khai thác vượt quá
khối lượng này đều dẫn đến giảm vốn rừng và năng suất rừng, mặt khác làm giảm
tỷ lệ các loại gỗ có giá trị, ngăn cản việc thỏa mãn nhu cầu thường xuyên và ổn định
về gỗ, hay phần nào làm rạn nứt mắt xích liên tục. Qua tổ chức sản xuất cần phải dự
phòng trước tình trạng này. Biện pháp sử dụng ở đây là duy trì vốn rừng dự phòng.
Vốn rừng dự phòng là một phần trong vốn rừng, không được đưa vào
tính toán lượng khai thác và dùng để bù đắp sự mất mát đột xuất vốn rừng,
trong trường hợp thiên tai, hay khi nhu cầu gỗ tăng, đòi hỏi phải khai thác lớn
hơn lượng khai thác.
Theo nhận định này, vốn rừng dự phòng có thể chia ra: Vốn dự phòng cố
định và vốn dự phòng di động.
a) Vốn dự phòng cố định:


9

Được xây dựng trong một số lâm phần thành thục và xác định rõ ràng trên
thực địa. Những lâm phần này không được dự kiến trong kế hoạch khai thác mà để
dành khai thác trong những trường hợp cần thiết.
Đứng về mặt sản xuất, vốn dự phòng cố định không có lợi, vì trong trường
hợp không có yêu cầu đột xuất về gỗ, vốn dự phòng không được khai thác, trong
khi nó đã quá thành thục, năng suất rừng bị giảm, chất lượng rừng xấu. Có thể giải
quyết nhược điểm này bằng cách qua các định kì phúc tra sau từng giai đoạn, nếu
rừng dự phòng không được khai thác, thì thay những lâm phần quá già bằng các lâm
phần còn non hơn hoặc áp dụng vốn dự trữ linh động.
b) Vốn dự phòng linh động:

Được xác định bằng cách ấn định một lượng khai thác nhỏ hơn mức chuẩn.
Cách tính toán có thể khác nhau, thường là xác định lượng khai thác hàng năm số %
nhỏ hơn mức tăng trưởng rừng.
Vốn dự phòng linh động có thể hình thành qua chấp nhận một chu kì dài
hơn, chẳng hạn đối với một đơn vị sản xuất được xây dựng chuẩn, người ta xác định
vốn dự trữ gấp 3 lần lượng khai thác hàng năm, trong trường hợp này khối lượng gỗ
có trong rừng ở 1 thời điểm là Vc + 3Lv, trong đó Vc là vốn rừng chuẩn, còn Lv là
lượng khai thác hàng năm. Tất nhiên vốn này có thể tương ứng với vốn rừng chuẩn
của chính khu rừng ấy với một chu kì dài hơn. (Nguyễn Hồng Quân, Phạm Văn
Điển, 2013) [22].
1.1.1.2. Phân loại phương pháp điều chỉnh sản lượng
Phương pháp điều chỉnh sản lượng là cách ấn định khai thác gỗ trong một
khu rừng, cụ thể là xác định lượng khai thác và kế hoạch hóa khai thác, nhằm thực
hiện và duy trì khai thác chuẩn.
Các phương pháp điều chỉnh sản lượng đã được hình thành theo ba quan
điểm cơ bản:
- Quan điểm coi rừng là khối lượng gỗ được tích lũy qua tăng trưởng cây hay
lâm phần. Khối lượng này có đặc điểm là được tái tạo sau khai thác trong một thời
gian nhất định. Do đó đảm bảo được tính liên tục thông qua việc phân chia rừng
theo năm hay giai đoạn để có thể khai thác hàng năm một lượng như nhau. Còn thời


10

gian để tất cả các diện tích trải qua khai thác có độ lớn đủ cho lâm phần có thể tái
tạo và đạt lượng khai thác. Những phương pháp dựa trên quan điểm này gọi
chung là phương pháp phân chia.
- Quan điểm dựa trên vai trò kinh tế của rừng. Rừng không được coi là
một kho dự trữ gỗ (như hầm mỏ) mà là một tư liệu sản xuất cho nên cần nuôi
dưỡng, bảo vệ cải thiện nó, trên cơ sở đó mới có sản phẩm khai thác thường

xuyên, ổn định.
- Quan điểm coi rừng là tạo ra lợi nhuận đặc trưng cho sản xuất. Điều chế
rừng là đảm bảo rừng sản xuất ra nhiều lợi nhuận liên tục và cao nhất. Những
phương pháp dựa trên quan điểm này mang nặng tính chủ quan, việc áp dụng nó
không mang lại hiệu quả và gây tổn thất đối với rừng, cho nên nó ít được quan
tâm ngay cả đối với thế giới tư bản (Nguyễn Hồng Quân, Phạm Văn Điển, 2013)
[22].
1.1.1.3. Các phương pháp điều chỉnh sản lượng
a) Phương pháp phân chia theo năm-phương pháp phân cúp:
Phân chia diện tích rừng thành diện tích hàng năm nhằm thỏa mãn không
ngừng các nhu cầu về gỗ, đây là hình thức khai thác rừng được đề xuất lâu đời
nhất và áp dụng ở Trung Âu từ thế kỉ XIV và đến năm 1600 nó trở thành nguyên
tắc kinh doanh rừng ở nhiều nơi, thông qua các sắc lệnh và quy trình chính thức.
Phương pháp này còn tồn tại đến cuối thế kỉ XVIII như một hình thức duy nhất
về ấn định khai thác, cho cả rừng chặt trắng và rừng chặt chọn. Sau đó phạm vi
áp dụng của phương pháp này bị thu hẹp dần, chỉ còn giá trị đối với rừng chồi là
loại rừng hiện nay ít được áp dụng.
b) Phương pháp phân chia theo giai đoạn - phương pháp phân khu:
- Phương pháp phân khu theo thể tích
Phương pháp này được hình thành vào cuối thế kỷ XVIII và thịnh hành ở
Đức với nội dung được cụ thể hóa trong phương pháp điều chế cơ bản của
G.L.Hartig. Mục đích của phương pháp này là chuẩn hóa vốn rừng qua việc chia
diện tích cấp rừng theo tuổi. Khối lượng khai thác được xác định trong một giai
đoạn nhất định hay trong một chu kỳ (J.L.F Batista và H.T.Z Docouto,1990) [35].


11

Các lâm phần được gộp theo cấp tuổi, còn chu kỳ được chia thành các giai
đoạn tương ứng với thời gian của cấp tuổi này. Sau đó khối lượng thu hoạch được

phân chia theo các giai đoạn sao cho đảm bảo tính liên tục.
- Phương pháp phân chia khu theo diện tích - Phương pháp Cotta
Cotta cho rằng, xác định chính xác thể tích rừng để làm cơ sở tính lượng khai
thác hàng năm là rất khó khăn và kết quả tốt chỉ có thể thu được khi chú ý đồng thời
cả diện tích (có ưu điểm là dễ đo tính) và cả thể tích (có ưu điểm là bảo đảm yêu
cầu lâm sinh).
Theo quan điểm này, đầu tiên chia đều diện tích của lâm phần cho các giai
đoạn, nếu điều kiện hoàn cảnh đồng nhất thì diện tích rừng của các giai đoạn bằng
nhau, nếu không đồng nhất thì diện tích của các giai đoạn tỷ lệ nghịch với năng suất
rừng. Đây chính là kế hoạch chung về khai thác.
Phương pháp Cotta gần giống với phương pháp phân chia giai đoạn theo thể
tích, nhưng ở đây tiêu chuẩn để phân chia giai đoạn là diện tích, còn lượng khai thác
hàng năm cũng được xác định theo thể tích, nhưng chỉ tính toán cho giai đoạn đầu
và công việc được lặp lại và cuối mỗi giai đoạn (dẫn theo Zieger; Erich,1928) [45].
Ngoài việc chú ý đến tuổi, đặc tính và trạng thái của lâm phần, giống như
phương pháp phân khu theo thể tích, phương pháp này còn chú ý đến vị trí các lâm
phần trong không gian (để bảo đảm liền khu, liền khoảnh) và chuẩn hóa rừng ngay
trong chu kỳ đầu.
- Phương pháp phân khu vĩnh viễn
Xuất pháp từ yêu cầu thấp về bảo vệ phòng chống gió hại, Parade đã đề nghị
phương pháp đơn giản hơn, qua phân chia rừng thành phần bằng nhau, bằng số giai
đoạn của chu kỳ và giới hạn của các giai đoạn duy trì mãi mãi.
Việc lập kế hoạch chung về khai thác rất đơn giản.
+ Chia chu kỳ theo giai đoạn.
+ Chia rừng thành các khu.
+ Chia các khu theo giai đoạn.


12


Phương pháp này nhằm chuẩn hóa vốn rừng, nhưng không chỉ áp dụng trong
một chu kỳ. Để tránh sự lãng phí, lâm phần có thể được chuyển từ khu này sang khu
khác tương ứng với các giai đoạn trong các kế hoạch chung.
Khác với phương pháp Cotta, kế hoạch chung nhằm đảm bảo áp dụng các
biện pháp thích hợp để sắp xếp rừng theo thứ tự trong không gian. Kế hoạch chung
nhằm phân chia lâm phần theo giai đoạn thích hợp hơn so với sự phân chia trong
các khu trên thực địa, để tránh lãng phí trong khai thác. Khi phân chia các lâm phần
theo giai đoạn, đòi hỏi diện tích các giai đoạn phải gần bằng nhau, tương ứng gần
bằng độ lớn của khu tác nghiệp trên thực địa (dẫn theo Zieger; Erich, 1928) [45].
- Phương pháp phân khu linh động
Phương pháp này được hình thành từ phương pháp phân khu vĩnh viễn, qua
thay đổi điều kiện xây dựng diện tích giai đoạn. Diện tích giai đoạn không còn tính
chất cố định, nó không cần phải xây dựng trong một lâm phần duy nhất, mà nó có
thể cấu tạo bới các lâm phần từ nhiều phần rừng khác nhau (không cần liền khu,
liền khoảnh). Xây dựng khu tác nghiệp được tiến hành qua kế hoạch chung về với
tuổi và trạng thái lâm phần sao cho mỗi lâm phần được khai thác đúng tuổi thành
thục của nó và bảo đảm một tỷ lệ không thay đổi giữa các giai đoạn. Ở cuối mỗi
giai đoạn, khu tác nghiệp được phúc tra lại và có thể thay đổi nếu cần theo tình
trạng thực tế ở thời điểm đó (Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh 1966) [12].
- Phương pháp phân khu duy nhất
Khi không chú ý đến việc tạo ra một vị trí nhất định của các cấp tuổi trong
không gian và nguyên tắc liên tục có thể được thực hiện trong một khu rừng trong
giai đoạn n người ta khai thác một diện tích s, tính toán theo biểu thức:
S=

(1-5)

(FSC, 2004) [40]

Phương pháp chỉ chú ý đến xây dựng một khu độc nhất để khai thác và tái

sinh trong giai đoạn đầu.
- Phương pháp phân khu hỗn hợp
Phương pháp này đã kết hợp ưu điểm của phương pháp phân khu theo thể
tích (là bảo đảm liên tục chặt chẽ) với việc bố trí các cấp tuổi theo không gian của


13

các phương pháp phân khu theo diện tích. Tính liên tục được đảm bảo qua việc ấn
định khai thác diện tích và thể tích rừng trong các giai đoạn càng bằng nhau càng tốt
(Biolley, H. 1920) [36].
Trên quan điểm như vậy, phương pháp đã giảm bớt tính bằng nhau chặt chẽ
về thể tích cũng như về diện tích, nó giải quyết hài hòa giữa nhu cầu kinh tế và nhu
cầu đưa rừng về trạng thái chuẩn.
Đầu tiên lâm phần được chia theo giai đoạn với diện tích bằng nhau. Sau đó
tính toán khối lượng sản phẩm của 2 - 3 giai đoạn đầu, trong tính toán chú ý đến khả
năng của các lâm phần non.
Nếu khối lượng tương ứng của các giai đoạn không chênh nhau nhiều (không
quá 20%) thì coi như có thể chấp nhận kế hoạch chung. Trong trường hợp ngược lại
phải chuyển đổi các lâm phần từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, cho đến khi thu
được một tình trạng thích hợp cả về khối lượng và về diện tích.
c) Phương pháp chuẩn hóa vốn rừng:
- Phương pháp chuẩn hóa vốn cấu trúc rừng
Quan điểm phân chia để đảm bảo tính liên tục đã tồn tại trong một thời gian
dài và sau này, coi lâm phần không chỉ biểu thị gỗ khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu
xã hội mà còn là một tư liệu sản xuất ra gỗ. Vậy nên muốn sử dụng hợp lý rừng cần
xuất phát từ tái tạo và nuôi dưỡng rừng (dẫn theo Nguyễn Hồng Quân, Phạm Văn
Điển, 2013 [22]).
Phương pháp tăng trưởng chỉ thị là tăng trưởng thường xuyên hàng năm của
một khu rừng được cấu tạo từ các lâm phần có cùng tổ thành, cùng cấp đất và độ

đầy giống với các lâm phần thực và các cấp tuổi có diện tích bằng nhau. Chính xác
hơn là tăng trưởng của một khu rừng tương ứng với một khu rừng thực về độ lớn
của phân bố diện tích theo loài và theo cấp sản xuất, nhưng khác về cấu trúc theo
tuổi.
- Phương pháp chuẩn hóa độ lớn vốn rừng
Phương pháp Cameraliste (Áo): Quan điểm đảm bảo tính liên tục bằng việc
đưa rừng về trạng thái chuẩn, lần đầu tiên được cụ thể hóa trong một sắc lệnh năm
1788 của Triều đình quốc tế ở Viên. Sắc lệnh đã nêu lên những quy tắc xác định giá


14

trị một khu rừng trên cơ sở thu hoạch những sản phẩm một cách liên tục. Sau này,
dựa trên ý tưởng chuẩn hóa vốn rừng, năm 1811 Andre’ đã xây dựng phương pháp
điều chế với tên gọi là phương pháp Cameraliste (IUCN, 1980) [33].
- Phương pháp chuẩn hóa độ lớn vốn rừng theo cấp tuổi hay cấp đường kính
Phương pháp này đầu tiên được xây dựng cho rừng chặt chọn sau đó được
phát triển, áp dụng cho cả rừng đồng tuổi, phương pháp này là dựa vào độ lớn vốn
rừng chuẩn theo cấp tuổi dể tính toán lượng khai thác.
- Phương pháp chuẩn hóa tăng trưởng vốn rừng
Bất cứ sự chặt tỉa nào cũng gây ra sự thay đổi trong mối quan hệ giữa
cây với cây, giữa cây với điều kiện hoàn cảnh. Dựa vào biến đổi này con người
có thể tác động vào rừng qua chặt tỉa để cải thiện các điều kiện nói trên nhằm
kích thích sự phát triển của rừng, làm tăng độ lớn và cải thiện sản xuất rừng
(Biolley, H. 1920) [36].
Khi các biện pháp can thiệp lâm sinh vào một lâm phần được đánh giá bằng
hiệu quả của nó đối với mục đích sản xuất đã được xác định theo kế hoạch. Trên
thực tế trong cùng một cách thức tác động ở mỗi nơi, mỗi điều kiện hoàn cảnh thu
được các kết quả khác nhau. Vậy nên, để đánh giá cần biện pháp đánh giá chất
lượng của các biện pháp lâm sinh thông qua tăng trưởng và năng suất của rừng.

1.1.1.4. Cấu trúc rừng
Nghiên cứu về cấu trúc phục vụ cho điều chỉnh sản lượng rừng trồng đã được
nhiều tác giả đề cập đến, nhìn chung, những nghiên cứu này đều có cùng một hướng
là xây dựng cơ sở có tính khoa học và lý luận phục vụ công tác kinh doanh rừng
hiệu quả đáp ứng mục tiêu ngày càng đa dạng.
a) Quy luật phân bố số cây theo đường kính:
Qui luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D) là một trong các chỉ tiêu quan
trọng nhất của cấu trúc rừng và đã được nghiên cứu khá đầy đủ từ cuối thế kỷ trước.
Qui luật phân bố số cây theo cỡ đường kính được biểu thị khác nhau như phân bố
thực nghiệm N/D, phân bố số cây theo cỡ tự nhiên,... và bằng phương pháp biểu đồ
hay bằng phương pháp giải tích... Để nghiên cứu và mô tả quy luật cấu trúc đường


15

kính thân cây hầu hết các tác giả tìm các phương trình toán học dưới nhiều dạng
phân bố xác suất khác nhau.
Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của Meyer (1934), (Prodan,
1965) [42]. Các tác giả này đã mô tả phân bố số cây theo cỡ đường kính của rừng tự
nhiên bằng phương trình Meyer có dạng:

N = k.e-αdi

(1.6) (Prodan, 1965) [42]

J.L.F Batista và H.T.Z Docuto (J.L.F Batista và H.T.Z Docouto 1990) [35]
trong khi nghiên cứu rừng nhiệt đới ở Maranhoo - Brazin đã dùng hàm Weibull mô
phỏng phân bố N/D. Hàm có dạng:

F(x)= ..x-1.e-.x^


(1.7)

Qua nghiên cứu thấy được là phân bố N/D ban đầu thường có dạng lệch trái,
phạm vi phân bố hẹp, đường cong phân bố nhọn.
Tóm lại, nghiên cứu định lượng cấu trúc N/D, các tác giả có xu hướng dựa
vào dãy tần số lý thuyết để mô tả phân bố N/D và ứng dụng của nó. Đồng thời, bằng
phương pháp giải tích, các tác giả đã lựa chọn được nhiều hàm toán học để mô
phỏng qui luật cấu trúc thích hợp.
b) Quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính tại vị trí 1,3m
Tán cây rừng là một bộ phận quyết định đến sinh trưởng cũng như tăng
trưởng của cây rừng. Qua nghiên cứu nhiều tác giả đã đi đến kết luận giữa đường
kính tán và đường kính thân cây có mối quan hệ mật thiết như nghiên cứu của
Zieger; Erich (1928), Comer, O.A.N (Zieger; Erich 1928) [45]; Tuỳ theo loài cây và
các điều kiện khác nhau, mối liên hệ này được thể hiện khác nhau nhưng phổ biến
nhất là dạng phương trình đường thẳng:
DT = a + b.D1.3

(1.8)

[45]

c) Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính:
Đây cũng là quy luật cơ bản và quan trọng trong hệ thống các quy luật cấu
trúc lâm phần. Qua nghiên cứu nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với mỗi
cỡ đường kính luôn tăng theo tuổi.


16


Curtis.R.O [35] đã mô phỏng quan hệ chiều cao với đường kính và tuổi theo
dạng phương trình:
Logh = d + b1.1/d + b2.1/A + b3.1/dA

(1.9)

Tại từng tuổi nhất định dùng phương trình:
Logh = b0 + b1.1/d

(1.10)

Các tác giả như: Hohenadl; Krenn; Michailoff; Naslund, M; Anoutchin, NP;
Eckert, Munller và V.Soest, J (dẫn theo Lê Khắc Côi, 2009) [9] đã đề xuất dùng các
phương trình dưới đây:
h = a.bd; logh = a + b.logd

(1.11)

h = a.(1 – e-bd)

(1.12)

h = a + b.logd

(1.13)

Hai dạng phương trình được sử dụng nhiều nhất để biểu thị đường cong
chiều cao là phương trình Parabol và Logarit.
1.1.2. Quản lý rừng bền vững
1.1.2.1. Khái niệm về Quản lý rừng bền vững

Trong những năm gần đây, QLRBV đã trở thành một nguyên tắc đối với
quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà quản lý kinh doanh
rừng cần đạt được.
Nhiều định nghĩa QLRBV được đưa ra, tuy nhiên hai định nghĩa phổ biến và
được công nhận rộng rãi nhất đó là của ITTO và trong tiến trình Hensinki.
Theo ITTO (2004) “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm
phần ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ
ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn
mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của
rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự
nhiên và xã hội” (FSC, 2010) [39].
Theo tiến trình Hensinki (1995) “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng
và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học,
năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng trong quá trình thực hiện và trong
tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương,


17

cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác”
(FSC, 2004) [40].
Các định nghĩa đều tập trung vào các vấn đề chính là: QLR ổn định bằng các
biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra, bảo đảm bền vững về kinh tế, môi
trường và xã hội. Các yếu tố của QLRBV là: (i) Có khuôn khổ chính sách và pháp
lý; (ii) Sản xuất lâm sản bền vững; (iii) Bảo vệ được môi trường; (iv) Đảm bảo lợi
ích con người; (v) Đối với rừng trồng, có các cân nhắc áp dụng cụ thể phù hợp.
Tổ chức Lâm nghiệp Hoa Kỳ đã xây dựng được một chương trình của Trung
tâm rừng hộ gia đình được cam kết duy trì các khu rừng, khu vực đầu nguồn và nơi
cư trú phù hợp thông qua năng lực của đơn vị quản lý tư nhân đã thành lập hệ thống
rừng trang trại tại Hoa Kỳ (ATFS) năm 1941 [46].

FSC được thành lập năm 1993 từ 25 quốc gia khác nhau trên thế giới bao
gồm 130 thành viên (đại diện của các cơ quan môi trường, các thương gia, các cộng
đồng dân bản, các ngành công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ). Nhiệm vụ của
FSC là thúc đẩy việc QLR trên thế giới một cách hợp lý về mặt môi trường, có ích
về mặt xã hội và có thể thực hiện được về mặt kinh tế [46].
1.1.2.2. Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của FSC
Bộ tiêu chuẩn (bao gồm cả các nguyên tắc và tiêu chí) của FSC về QLRBV
(FSC P&C) được xây dựng bởi các tổ chức phi chính phủ có tham vấn với các cơ
quan chuyên môn và nhà sản xuất. Chúng được xây dựng để đưa ra cơ sở cho việc
xây dựng các tiêu chuẩn sử dụng chứng chỉ rừng một cách tự nguyện. Bộ tiêu chuẩn
được phát triển để áp dụng cho tất cả các loại rừng và được thể hiện thông qua
những tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn vùng.
Bộ tiêu chuẩn FSC gồm 10 nguyên tắc: 9 nguyên tắc áp dụng cho toàn bộ các
loại rừng, trong khi nguyên tắc 10 cụ thể cho QLR trồng (FSC, 2012) [14].
Tầm quan trọng của Bộ tiêu chuẩn này là giảm thiểu những tác động tiêu cực
của tất cả các hoạt động Lâm nghiệp đối với môi trường, phát huy tối đa các lợi ích
về mặt xã hội và duy trì các giá trị bảo tồn quan trọng của rừng (SFMI, 2007) [32].
Thực hiện QLRBV trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của FSC và
được FSC chấp nhận, cấp CCR QLRBV sẽ đảm bảo được các lợi ích sau:


18

- Một là, sản phẩm gỗ sẽ được lưu thông trên toàn thế giới và bán với giá cao.
- Hai là, rừng cùng với môi trường sinh thái và xã hội có liên quan đến rừng
sẽ được giữ gìn, bảo vệ và phát triển tốt hơn.
Hiện nay FSC đang tiến hành điều chỉnh lại các tiêu chuẩn QLRBV đề phù
hợp với tình hình mới và yêu cầu mới trong QLR (chủ yếu thống nhất các chỉ số
trong tiêu chuẩn QLRBV và thay đổi tiêu chuẩn 10 từ quy định dành riêng cho
“rừng trồng” thành tiêu chuẩn về “Tổ chức thực hiện QLRBV”) (RainForest

Alliance, 2009) [25].
1.1.2.3. Chứng chỉ rừng
Theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO, 1991) chứng chỉ là sự cấp giấy
xác nhận một sản phẩm, một quá trình hay một dịch vụ đã đáp ứng các yêu cầu nhất
định. CCR có 2 phần là chứng chỉ quản lý rừng (FM) và chứng chỉ chuỗi hành trình
sản phẩm (CoC). Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về CCR, nhưng đều bao hàm
hai nội dung cơ bản: Đánh giá độc lập chất lượng QLR theo một bộ tiêu chuẩn quy
định; Cấp giấy chứng chỉ có thời hạn (Theo Nguyễn Ngọc Lung, 2009) [17].
Năm 1999, Hội đồng PEFC (Programme for the Endorsement of Forest
Certification - Chương trình phê duyệt các quy trình CCR). PEFC là một tổ chức
độc lập, phi Chính phủ, phi lợi nhuận. Các hoạt động của PEFC là thúc đẩy quản lý
rừng bền vững thông qua việc chứng nhận độc lập bởi bên thứ ba. PEFC đưa ra cơ
chế đảm bảo với những người thu mua sản phẩm gỗ và giấy rằng họ đang xúc tiến
công tác QLRBV [47].
Một trong những động lực quan trọng của CCR là thâm nhập thị trường tiêu
thụ sản phẩm rừng đòi hỏi có chứng chỉ, vì vậy CCR thường gắn với chứng chỉ CoC
- xác nhận sản phẩm có nguồn gốc từ rừng được chứng chỉ. Chủ rừng được chứng
chỉ theo quy trình nào thì được cấp giấy chứng chỉ và các sản phẩm làm ra được
mang nhãn mác của quy trình đó. Hiện nay trên thế giới có 2 quy trình CCR quốc tế
lớn là Hội đồng quản trị rừng (FSC) và Chương trình phê duyệt các quy trình CCR
(PEFC), chiếm trên 60% diện tích rừng được chứng chỉ của thế giới (GFA
consulting Group, 2013) [41].


19

FSC là tổ chức uy tín nhất và chứng chỉ FSC được mọi thị trường chấp
nhận, kể các Bắc Mỹ, và Tây Âu. FSC được thành lập vào tháng 10/1993 tại
Toronto - Canada bởi một nhóm gồm 130 thành viên khác nhau từ 26 quốc gia,
bao gồm đại diện của các cơ quan môi trường, các thương gia, các cộng đồng dân

bản xứ, đại diện các ngành công nghiệp và các cơ quan cấp chứng chỉ. FSC cấp
chứng chỉ QLRBV cho rừng ôn đới, nhiệt đới, rừng tự nhiên, rừng trồng và đang
mở rộng ra rừng sản xuất lâm sản ngoài gỗ (IUCN, 1980) [33], (Ngọc Thị Mến
(dịch), (2008) [18]).
FSC xây dựng 10 tiêu chuẩn cho QLRBV. Từ các tiêu chuẩn đó, các quốc
gia, khu vực tham gia vào tiến trình QLRBV và CCR sẽ xây dựng các bộ tiêu chuẩn
quốc gia riêng để đánh giá sao cho phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình. Các
bộ tiêu chuẩn này cần phải được sự phê chuẩn của FSC trước khi được sử dụng để
đánh giá cấp CCR tại quốc gia hoặc khu vực đó (FSC, 2010) [39].
1.1.3. Lập kế hoạch quản lý rừng
Kế hoạch QLR thuộc nguyên tắc 7 trong 10 nguyên tắc QLR của FSC, là
nguyên tắc có liên quan tới các nguyên tắc khác và gần như xuyên suốt trong tất cả
các hoạt động QLR của đơn vị xin cấp CCR.
1.1.3.1. Các vấn đề liên quan khi lập kế hoạch quản lý rừng
Hướng tới các mục tiêu thực hiện QLRBV cần xác định các vấn đề liên quan
trong lập kế hoạch, triển khai và thực hiện các hoạt động quản lý rừng: Kế hoạch
khai thác gỗ và lâm sản; Kế hoạch các công việc liên quan đến phục hồi rừng; Kế
hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và các khu vực có giá trị bảo tồn cao.
- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; Kế hoạch về tài chính; Kế hoạch phụ khác.
- Những yêu cầu mới phù hợp với tình hình thực tế để thực hiện kế hoạch
QLR; Phân tích, đánh giá hiệu quả kế hoạch QLR và điều chỉnh.
1.1.3.2. Các chỉ số cần đạt được trong kế hoạch quản lý rừng
- Trong kế hoạch QLR cần linh hoạt và sẽ được điều chỉnh nhằm kết hợp các
kết quả giám sát hoặc các thông tin khoa học kỹ thuật mới, cũng như đáp ứng
những thay đổi về môi trường và kinh tế - xã hội nhằm từng bước hoàn thiện cho
phù hợp với tình hình thực tế.


20


- Bản kế hoạch bao gồm các giải pháp khắc phục những yếu kém đã được
phát hiện qua các cuộc khảo sát, chi tiết hàng năm sẽ điều chỉnh cho phù hợp.
- Bản báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm phải được lưu
trữ song song với bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Cập nhật thường xuyên hệ thống cơ sở dữ liệu, áp dụng những ứng dụng
công nghệ mới liên quan đến QLR. Danh sách những công nghệ mới đã được áp
dụng trong quá trình QLR.
- Nâng cao năng lực của cán bộ, công nhân và người lao động thông qua đào
tạo định kỳ theo nhu cầu sử dụng của chủ rừng. Xây dựng kế hoạch đào tạo, lưu trữ
danh mục lớp, số lượng người tham gia đào tạo, tập huấn.
- Tổ chức giám sát, kiểm tra chéo công việc của các bên liên quan tham gia
vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch QLR tại địa phương.
- Thông báo rộng rãi và công khai những nội dung cơ bản của kế hoạch QLR
tại đơn vị mình quản lý [50].
1.2. Ở trong nƣớc
1.2.1. Điều chỉnh sản lượng rừng
Rừng Việt Nam tồn tại hai loại chủ yếu khác nhau về nguồn gốc, trạng thái
cấu trúc cũng như các sản phẩm hình thành, đó là rừng trồng (thường là thuần loài,
đồng tuổi) và rừng tự nhiên (thường là hỗn loài, khác tuổi). Tương ứng với nó là các
phương thức khai thác khác nhau: Rừng trồng thuần loài, đều tuổi thường áp dụng
phương thức khai thác trắng; Rừng tự nhiên hỗn loài, khác tuổi thường áp dụng
phương thức khai thác chọn theo cấp kính hay khai thác chọn thô.
1.2.1.1. Các phương pháp điều chỉnh sản lượng rừng áp dụng cho rừng thuần loài,
đều tuổi.
 Phương pháp tăng trưởng:
Sản lượng rừng hàng năm tính theo trữ lượng sẽ bằng tổng lượng tăng trưởng
bình quân của rừng.
Sản lượng rừng hàng năm tính theo diện tích sẽ bằng sản lượng hàng năm
tính theo diện tích chia cho trữ lượng lợi dụng bình quân/ha.



21

Trong phương pháp này sản lượng tính toán không được vượt quá lượng tăng
trưởng của rừng. Khi rừng có cấu trúc không đều theo cấp tuổi nếu chúng ta căn cứ
vào lượng tăng trưởng để khống chế SLR sẽ rất bất hợp lý, để hạn chế cần tích lũy
cây rừng thành thục không cần thiết hoặc khai thác sớm vào các cây rừng chưa đạt
thành thục.
 Phương pháp độ thành thục:
Sản lượng rừng hàng năm tính theo diện tích và tính theo trữ lượng bằng diện
tích và trữ lượng rừng thành thục và rừng quá thành thục chia cho số năm của một
cấp tuổi. Trong phương pháp này sản lượng hàng năm chỉ tính cho những lô rừng
thành thục nhưng sản lượng khai thác chỉ ổn định trong một cấp tuổi.
 Phương pháp tuổi rừng:
Sản lượng rừng khai thác hàng năm tính theo diện tích và tính theo trữ lượng
bằng diện tích và trữ lượng rừng gần thành thục, rừng thành thục và rừng quá thành
thục chia cho số năm 2 cấp tuổi. Phương pháp này sẽ tính toán cho sản lượng hàng
năm ổn định dài hơn 2 cấp tuổi.
 Phương pháp tính tình trạng rừng:
Sản lượng khai thác hàng năm tính theo diện tích và tính theo trữ lượng bằng
tổng diện tích và tổng trữ lượng của rừng tính theo tình trạng rừng (bị sâu bệnh, bị
nguy hại..) chia cho số năm cần khai thác hết diện tích và trữ lượng này. Trong
phương pháp này là sản lượng khai thác thường được dùng để tính cho rừng sinh
trưởng kém.
1.2.1.2. Các phương pháp điều chỉnh sản lượng rừng áp dụng cho rừng tự nhiên
hỗn loài, khác tuổi
 Tính theo lượng tăng trưởng bình quân: Sản lượng khai thác hàng năm tính
theo trữ lượng bằng tổng lượng tăng trưởng bình quân của rừng. Trong phương
pháp này sản lượng khai thác chỉ được tính bằng lượng tăng trưởng của rừng.
 Tính theo năm hồi quy: Sản lượng khai thác hàng năm tính theo trữ lượng

bằng tổng trữ lượng cây thành thục và cây quá thành thục chia cho năm hồi quy,


22

hoặc cộng với tổng trữ lượng cây quá thành thục chia cho định kỳ chặt. Trong
phương pháp này thường ưu tiên khai thác cho những cây quá thành thục.
1.2.1.3. Cấu trúc rừng
a) Quy luật phân bố số cây theo đường kính (N-D):
Vũ Tiến Hinh (1990, 2012) [11] cho thấy, có thể dùng phân bố Weibull với
hai tham số để biểu thị phân bố N-D cho những lâm phần thuần loài, đều tuổi như
Thông đuôi ngựa, Thông nhựa, Mỡ và Bồ đề.
Nguyễn Ngọc Lung (1999), Nguyễn Hồng Quân (2008) [21] khi nghiên cứu
phân bố số cây theo cỡ đường kính đã thử nghiệm 3 hàm phân bố: Poisson,
Charlier, Weibull cho rừng Thông ba lá ở Việt Nam và rút ra kết luận: Hàm
Charlier kiểu A là hàm phù hợp nhất.
b) Quy luật tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực:
Vũ Đình Phương (1985) (dẫn theo Vũ Tiến Hinh, 2012) [11] đã khẳng định
mối liên hệ mật thiết giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực; mối liên hệ
mật thiết giữa đường kính tán và chiều cao ngang ngực được thể hiện qua phương
trình: DT = a+b D1,3.
c) Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính:
Khi sắp xếp cây rừng cùng một lúc theo hai đại lượng đường kính ngang
ngực (D1.3) và chiều cao cây (H) sẽ được quy luật phân bố hai chiều và có thể định
lượng thành quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây, quy luật
kết cấu căn bản này cũng được nhiều tác giả nghiên cứu.
Vũ Tiến Hinh (1990, 2012) [11] dùng phương trình h = a + b.logd, xác lập
quan hệ H/D cho các loài Mỡ, Sa mộc, Thông đuôi ngựa.
1.2.2. Quản lý rừng bền vững
Trong quá trình phát triển lâm nghiệp, quan niệm “Quản lý rừng bền vững” ở

Việt Nam mới được hình thành từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20. Từ
đó đến nay, vấn đề QLRBV luôn là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến
lược và kế hoạch hành động của Việt Nam. Mặt khác, việc chuyển đổi từ QLR
truyền thống sang QLRBV hiện nay đang được thúc đẩy bởi một công cụ thị trường
là “Chứng chỉ rừng”.


23

1.2.2.1. Các hoạt động về quản lý rừng bền vững
 Hoạt động của Tổ công tác quốc gia (NWG) về QLRBV:
Tổ công tác quốc gia bước đầu tiến hành tuyên truyền tập huấn đào tạo về
QLR bền vững với sự hỗ trợ và cộng tác của Quỹ rừng nhiệt đới (TFT), GIZ thông
qua các hội nghị cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp vùng. Tiếp đó hỗ trợ xây dựng kế hoạch
hoạt động và lộ trình thực hiện QLR bền vững trong Chiến lược phát triển Lâm
nghiệp.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực tiễn, NWG tiến hành các khảo sát nhằm
xem xét tính khả thi của bộ tiêu chuẩn quốc gia đang dự thảo, đồng thời đánh giá
trình độ quản lý của các đơn vị.
 Một số hoạt động về CCR đang triển khai:
Tính đến năm 2015, toàn quốc đã có 169.704,3 ha rừng đạt chứng chỉ quản
lý rừng bền vững, trong đó diện tích rừng tự nhiên đạt chứng chỉ là 102.249,6 ha,
diện tích rừng trồng đạt chứng chỉ là 67.280,4 ha. Trong giai đoạn vừa qua có nhiều
Tổ chức quốc tế hỗ trợ các Chương trình Dự án triển khai các hoạt động liên quan
đến CCR: Điều tra xây dựng kế hoạch QLRBV tại huyện Kon Plong (Kontum) 2000
- 2002 do JICA tài trợ; Hỗ trợ công ty Hà Nừng, Công ty Sơ pai (Gia Lai) do WWF
Đông Dương tài trợ; Chương trình Lâm nghiệp của GTZ (nay là GIZ) hỗ trợ 5 công
ty quốc doanh quản lý rừng tự nhiên là Ma Đrak và Nam Nung (Đắc Lắk) kết quả
đã lan rộng ra 3 công ty khác tại Quảng Bình, Ninh Thuận, Yên Bái; Kế hoạch hỗ
trợ CCR và tiếp thị của TFT tại Việt Nam hỗ trợ từng phần và cho từng đơn vị quản

lý rừng như tại Công ty Trường Sơn (Long Đại, Quảng Bình), Công ty TNHH MTV
Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn (Hà Tĩnh), hành lang vùng đệm 2 Vườn quốc
gia Kôn Kai Kinh và Kông Cha Răng; Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp hỗ trợ
cấp CCR theo nhóm hộ (Lê Khắc Côi, 2009) [8].
 CCR đang là cơ hội và thách thức cho ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong
việc xuất khẩu các mặt hàng gỗ:
Công ty TNHH rừng trồng Quy Nhơn (QPFT) với 9.781 ha đất lâm nghiệp
phân bố tại 8 huyện của tỉnh Bình Định. Hiện tại Công ty QPFT khai thác gỗ từ
rừng trồng mỗi năm 60.000 m3, chủ yếu là gỗ Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai


24

và Bạch đàn trắng. Trong tương lai, dự kiến khối lượng gỗ khai thác ổn định vào
khoảng 120.000 m3, chủ yếu là gỗ Keo lai (FSC, 2009) [13]. Bên cạnh việc bán gỗ
với giá cao doanh nghiệp cũng đã thay đổi thái độ với rừng và môi trường.
Tổng công ty Giấy Việt Nam, với sự hỗ trợ của Viện QLRBV&CCR, cùng
với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên, trong 4 năm từ 2008-2012 Tổng
công ty đã được tổ chức Rainforest Alliance đến đánh giá và cấp Chứng chỉ rừng
FM - CoC theo nhóm cho 7 Công ty: Xuân Đài, Đoan Hùng, Sông Thao, Yên Lập,
Thanh Hòa, Cầu Ham và Tam Thắng (Đỗ Thị Ngọc Bích, 2009) [5].
Năm 2011, Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị đã ký kết hợp đồng hợp
tác đầu tư trồng rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững với Công ty Tài chính Lâm
nghiệp - Đức. Theo đó, hai bên cùng nhau hợp tác đầu tư trồng rừng thâm canh kỹ
thuật cao, khoanh nuôi xúc tiến làm giàu rừng tự nhiên nghèo kiệt với diện tích hợp
tác đầu tư lên đến 1.000 ha; phát triển Lâm nghiệp theo hướng bền vững, tạo sản
phẩm lâm nghiệp chất lượng cao, sản xuất chế biến gỗ đạt tiêu chuẩn Quốc tế cung
cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, việc hợp tác này sẽ tạo thêm
nhiều việc làm ổn định và tăng thu nhập cho lao động địa phương, tăng nhanh độ
che phủ của rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng

khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học. Đây cũng là doanh
nghiệp đầu tiên của ngành Lâm nghiệp miền Trung thực hiện liên doanh liên kết với
nước ngoài trong phát triển sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp theo hướng bền vững
về kinh tế, xã hội, môi trường, hướng đến chứng chỉ CO2 để được tham gia thị
trường Carbon (GFA consulting Group, 2013) [41].
Tính đến nay số doanh nghiệp Việt Nam được cấp chứng chỉ theo các dạng
khác nhau tăng dần (Chứng chỉ FM, CoC, CW- Control Wood) cả nước đã có trên
200 doanh nghiệp, đã chứng tỏ rằng các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan
trọng của CCR và đang chủ động thích ứng với những đạo luật mới về xuất khẩu gỗ
vào thị trường Mỹ và EU (FSC, 2009 [13]).
Hiện tại, Việt Nam đã đàm phán thành công FLEGT-VPA (Forest Law
Enforcement, Governance and Trade - Tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp, quản
lý và thương mại lâm sản; VPA (Voluntary Partnership Agreement - Thỏa thuận đối


25

tác tự nguyện). Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong
việc chứng minh nguồn gốc gỗ từ nguồn nguyên liệu trong nước và nguồn nguyên
liệu nhập khẩu. Ngoài ra, khi yêu cầu các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp
pháp khi thu mua gỗ trong dân một phần do nhận thức của người dân, một phần do
thói quen lưu trữ hồ sơ hạn chế của người dân và sự thiếu thống nhất về các yêu cầu
giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ. Đây là một trong những thách thức
cần quan tâm trong thời kỳ hội nhập vào thị trường gỗ chứng chỉ.
1.2.2.2. Một số công trình nghiên cứu về quản lý rừng bền vững
Công trình nghiên cứu về Xây dựng các bước đánh giá QLRBV để cấp CCR
theo tiêu chuẩn của FSC. Công trình nghiên cứu cấp Bộ NN&PTNT quản lý,
Trường Đại học Lâm nghiệp là cơ quan chủ trì. Đề tài tiến hành nghiên cứu từ sau
những năm 2000 (Vũ Nhâm, 2007) [20].
Đã có nhiều nghiên cứu về Xây dựng các bước đánh giá QLRBV để cấp

CCR theo tiêu chuẩn của FSC trên cơ sở thực tế QLRBV ở Việt Nam nói chung và
Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình nói riêng; Vũ Nhâm (2007) [20] đã thực hiện đề tài
nghiên cứu và xây dựng được “Hướng dẫn tổ chức đánh giá rừng theo tiêu chuẩn
quản lý rừng bền vững quốc gia” nhằm hỗ trợ cho 10 Lâm trường thuộc Bộ Nông
nghiệp và PTNT ký cam kết thực hiện phương án QLRBV: Đánh giá QLR, chuỗi
hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tại Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang; Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch
quản lý tại Công ty Lâm nghiệp Di Linh, tỉnh Lâm Đồng; Lập kế hoạch QLR theo
nguyên tắc QLRBV của FSC tại Công ty Lâm nghiệp Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa;
Lập kế hoạch QLR theo nguyên tắc QLRBV của FSC tại Công ty Lâm nghiệp Tam
Sơn, tỉnh Phú Thọ. Lại Hữu Hoàn (2003): Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững tại xã Hương Lộc, huyện Nam Động,
tỉnh Thừa Thiên Huế; Lê Văn Hùng (2004): Nghiên cứu cơ sở và thực tiễn làm căn
cứ đề xuất các giải pháp quy hoạch quản lý rừng bền vững tại Lâm trường Ba Rền,
Công ty lâm nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình; Nguyễn Tiến Thành (2007): Quy
hoạch kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn QLRBV tại Lâm trường Yên Sơn, huyện
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu có liên quan đến


×