Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh thuốc của công ty cổ phần dược phẩm TV PHARM – chi nhánh trà vinh năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 75 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TÔ VĂN VŨ

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
TV.PHARM CHI NHÁNH TRÀ VINH
NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI NĂM 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TÔ VĂN VŨ

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
PHẨM TV.PHARM CHI NHÁNH TRÀ VINH
NĂM 2015

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60720412 CK

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà

HÀ NỘI NĂM 2016




LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
tới: PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà ,Trưởng Phòng Sau đại học Trường đại
học Dược Hà Nội, cô đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã
giảng dạy, cho tôi niềm đam mê với môn học này và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt nhất luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban giám đốc, các cán bộ công nhân viên
công ty Cổ phần Dược phẩm TV.PHARM nói chung và chi nhánh Trà Vinh
nói riêng, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc, thu
thập tài liệu cho đề tài này.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
yêu, gia đình và bạn bè đã luôn chăm lo, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, Ngày 29 tháng 02 năm 2016
Học viên

T Ô VĂN V Ũ


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................3
1.1.Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ................................ 3

1.1.1.Khái niệm........................................................................................... 3
1.1.2.Vai trò, yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh.......................... 4
1.1.3.Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh ......................................... 5
1.1.4.Các chỉ tiêu thường dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp............................................................................................... 5
1.2.Vài nét về thị trường dược phẩm trên thế giới và nước ta hiện nay ............7
1.2.1.Vài nét về thị trường thuốc thế giới hiện nay:..................................... 7
1.2.2.Thị trường thuốc Việt Nam................................................................. 8
1.3. Hệ thống kinh doanh thuốc tại Việt Nam..........................................................11
1.3.1. Các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm chuyên nghiệp: .............. 11
1.3.2. Các kênh phân phối chính................................................................ 11
1.4. Khái quát về Công ty cổ phần Dược Phẩm TV.PHARM - Chi nhánh
Trà Vinh...............................................................................................................................13
1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Dược phẩm
TV.PHARM .............................................................................................. 13
1.4.2. Sơ lược về chi nhánh Trà vinh ......................................................... 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........18
2.1.Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 18
2.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................ 18
2.3.Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 18
2.4. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 21
2.5. Phương pháp phân tích số liệu............................................................ 22
2.6.Phương pháp trình bày và xử lý số liệu................................................ 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................24
3.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM - CHI NHÁNH TRÀ VINH NĂM


2015 .......................................................................................................... 24
3.1.1. Kết cấu nguồn vốn........................................................................... 24

3.1.2. Tình hình phân bổ vốn..................................................................... 27
3.1.3.Nhóm hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn...................................... 30
3.2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM - CHI NHÁNH TRÀ VINH NĂM
2015 ......................................................................................................................................35
3.2.1. Cơ cấu nguồn hàng, doanh số bán và tỷ lệ bán ................................ 35
3.2.2. Tình hình sử dụng phí của chi nhánh trong năm 2015 ..................... 37
3.2.3. Phân tích biến động chi phí và lợi nhuận năm 2015........................ 38
3.2.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận........................................................ 39
3.2.5. Chỉ tiêu năng suất lao động và thu nhập bình quân của CBCNV năm
2015 .......................................................................................................... 48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ..............................................................................................51
4.1.Về hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần dược phẩm TV.PHAM-chi
nhánh Trà vinh năm 2015 ..............................................................................................51
4.2. Về kết quả hoạt động kinh doanh

..........................................................................52

4.2.1.Về doanh thu .................................................................................... 53
4.2.2.Về chi phí ......................................................................................... 53
4.2.3. Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận .................................................... 54
4.2.4.Về năng suất lao động và thu nhập bình quân................................... 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...........................................................................................56
1. KẾT LUẬN........................................................................................... 56
2. ĐỀ XUẤT ............................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................59
CÁC WEBSITE THAM KHẢO .....................................................................................60


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

3C

Company, Competitor, Customer

CPDP

Cổ phần dược phẩm

DSĐH

Dược sỹ đại học

ETC

( Ethical drugs = Prescription drugs ) Thuốc bán theo đơn

bác sĩ
GPP

(Good Pharmacyc Practice ) Thực hành tốt nhà thuốc

KD

Kinh doanh

OTC

Over the counter (Thuốc không cần kê đơn) PEST
Political, Economic, Social - Culture, Technical


TW

Trung ương Triệu

TRĐ

đồng

TSCĐ
VLĐ
VNĐ

Tài sản cố định
Vốn lưu động
Việt Nam đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng1.1.Nhân sự của chi nhánh Trà Vinh năm 2015………………… …..17
Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu……………………………….…...…….21
Bảng 3.3. Tổng hợp các nguồn vốn của chi nhánh năm 2015 ....................... 24
Bảng 3.4.Tổng hợp phân tích VLĐ thường xuyên năm 2015....................... 25 Bảng
3.5.Tổng hợp phân tích nhu cầu VLĐ thường xuyên năm 2015 ......... 26 Bảng 3.6.
Tổng hợp phân tích biến động tài sản năm 2015.......................... 27 Bảng 3.7. Tổng
hợp phân tích biến động các dòng tiền năm 2015 ................ 28 Bảng 3.8.Tổng hợp
phân tích chỉ số luân chuyển hàng tồn kho năm 2015.... 30 Bảng 3.9.Tổng hợp phân
tích chỉ số luân chuyển VLĐ năm 2015 ............... 31 Bảng 3.10.Tổng hợp phân tích
luân chuyển nợ phải thu năm 2015.............. 32 Bảng 3.11.Tổng hợp phân tích luân
chuyển tài sản cố định năm 2015.......... 33 Bảng 3.12.Tổng hợp phân tích chỉ số luân

chuyển tổng tài sản năm 2015 .... 34 Bảng 3.13.Tổng hợp doanh số bán theo cơ cấu
nguồn hàng năm 2015 ......... 35 Bảng 3.14.Tổng hợp doanh số bán theo tỷ lệ kênh
ETC và OTC.................. 36 Bảng 3.15.Tổng hợp các loại chi phí của chi nhánh
năm 2015 ..................... 37 Bảng 3.16.Tổng hợp phân tích biến động chi phí và lợi
nhuận năm 2015.... 38 Bảng 3.17.Phân tích cơ cấu lợi nhuận năm
2015 ......................................... 39 Bảng 3.18. Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu năm 2015 ...................... 41 Bảng 3.19. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn
năm 2015 ...................... 41 Bảng 3.20. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định năm
2015 ............................ 42 Bảng 3.21. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động năm
2015........................... 43 Bảng 3.22. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm
2015 ............................. 44 Bảng 3.23. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
(ROA) năm 2015.......... 45 Bảng 3.24.Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
(ROE) năm 2015 ..... 46 Bảng 3.25.Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
năm 2015.............. 46 Bảng 3.26.Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng chi phí năm
2015..................... 47 Bảng 3.28.Thu nhập bình quân của CBCNV trong năm
2015 ...................... 49 Đơn vị tính:Triệu
VNĐ ................................................................................ 49


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam và mức chi tiêu
bình quân đầu người cho dược phẩm [6] ..................................................... 10
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức công ty CPDP TV.Pharm năm 2015...................... 15
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức chi nhánh Trà vinh năm 2015................................ 16
Hình 2.4. Mô hình ứng dụng thiết kế nghiên cứu ........................................ 18
Hình 3.5 Biểu đồ doanh số bán theo nguồn hàng của chi nhánh .................. 36
Hình 3.6. Biểu đồ doanh số bán theo kênh bán hàng ................................... 37


PHẦN MỞ ĐẦU

Với chủ trương đổi mới kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường
đã tạo ra vô vàn cơ hội cũng như thách thức lớn cho các Doanh nghiệp Việt
Nam. Sự mở rộng lĩnh vực hoạt động của hầu hết các Doanh nghiệp hiện nay kéo
theo nhiều chủng loại hàng hóa trên thị trường với vô số nhãn hiệu, kiểu
dáng công dụng và hình thức khuyến mãi, là một minh chứng sinh động nhất
cho sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
WTO và gần đây là thành viên hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
TPP. Trong môi trường như vậy thì việc quyết định xu hướng hoạt
động và phát triển cho Doanh nghiệp là hết sức quan trọng và khó khăn.
Để duy trì và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của nước ta
trên thị trường thế giới, chúng ta không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
và cần tạo ra một thương hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" để tăng khả năng
cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong nước.
Một Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải có các hoạt
động nghiên cứu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế, của
chính Doanh nghiệp, từ đó vạch ra các chiến lược ngắn hạn và dài hạn,
nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Một trong
những hoạt động quan trọng đó là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Với sứ mệnh là đơn vị doanh nghiệp vừa sản xuất, vùa kinh doanh, nên
công ty cổ phần dược phẩm TV.Pharm phải luôn vận động không ngừng để tồn
tại, phát triển và xây dựng thương hiệu TV.Pharm "Chăm sóc sức khỏe
cộng đồng'' . Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Công ty cũng gặp không ít
khó khănvề sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành. Đặc biệt
với sự cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu đối với thuốc có nguồn gốc từ
1


các nước như Trung Quốc, Ấn Độ...về chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Nắm bắt và hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động
kinh doanh đối với doanh nghiệp,với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt
động kinh doanh của công ty, xác định những nguyên nhân tác động đến quá
trình và kết quả hoạt động kinh doanh để từ đó đề xuất những chiến lược,
chính sách kinh doanh nhằm khai thác hết được năng lực của công ty giúp
công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm - Chi nhánh Trà Vinh phát triển nhanh
và mạnh hơn.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh tôi quyết định chọn đề tài "Phân tích hoạt động kinh doanh
thuốc của công ty Cổ phần Dược Phẩm TV.PHARM - chi nhánh Trà
Vinh năm 2015". Đề tài thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần dược phẩm
TV.PHARM - Chi nhánh Trà vinh năm 2015.
2. Phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận,
năng suất lao động, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên năm 2015.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.Khái niệm
"Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật hiện tượng
đó" [2].
"Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá
toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng
cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp" [3].
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động của sản

xuất kinh doanh của con người. Ban đầu, trong điều kiện sản xuất chưa
phát triển, yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, công việc
phân tích chỉ là những phép tính cộng trừ đơn giản. Khi nền kinh tế càng
phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế không ngừng tăng lên. Để đáp ứng
nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích
hoạt động kinh doanh được hình thành ngày càng hoàn thiện với hệ thống lý
luận độc lập [7].
Phân tích kinh doanh như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một
cách có hệ thống toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp để đề ra những giải pháp
hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp[9].
Như vậy: " Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức cải
tạo hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với
điều kiện cụ thể và với quy luật khách quan, nhằm đem lại hiệu quả
kinh doanh cao hơn".

3


1.1.2.Vai trò, yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh
- Vai trò
+ Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu
quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định
kinh doanh.
+ Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những
chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
+ Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp phòng ngừa rủi ro.
+ Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên
ngoài khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, thông qua

phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc đầu tư, hợp tác,
với doanh nghiệp nữa hay không [3],[9].
- Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh
Muốn phân tích hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa thiết thực, làm cơ
sở tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của mình thì công tác phân tích phải đáp ứng được
các yêu cầu sau đây.
+ Tính đầy đủ: Đầy đủ về nguồn tài liệu và đảm bảo tính toán tất cả các
chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng được đối tượng phân tích.
+ Tính chính xác: Thể hiện ở sự chính xác về nguồn số liệu, sự chính xác
trong lựa chọn phương pháp phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích.
+ Tính kịp thời: Sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời tổ
chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả đạt được,
4


để nắm bắt được những mặt mạnh, những tồn tại trong hoạt động kinh
doanh.
Thông qua đó đề xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động kinh
doanh tiếp theo có kết quả và hiệu quả cao hơn [9],[11].
1.1.3.Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh
- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các
chỉ tiêu kinh tế. Thông qua quá trình kiểm tra đánh giá, ta có được cơ sở định
hướng để nghiên cứu sâu hơn các bước tiếp theo, làm rõ vấn đề cần quan
tâm[7].
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên
nhân gây nên ảnh hưởng của các nhân tố đó.
- Đề xuất các giải pháp khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục
những tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả, không chỉ

dừng lại ở việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và các nguyên nhân mà trên cơ
sở đó phát hiện ra các tiềm năng cần khai thác và những khâu còn
yếu kém để tồn tại, nhằm đề ra các giải pháp, biện pháp để phát huy hết thế
mạnh, khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp[11].
- Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào các mục tiêu đã định. Nếu
kiểm tra và đánh giá đúng sẽ giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch kịp thời
phù hợp, đưa ra các giải pháp trong tương lai [10].
1.1.4.Các chỉ tiêu thường dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.1.4.1.Doanh số mua và bán
- Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh

5


nghiệp.Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng thời
tìm ra được dòng "hàng nóng" mang lại nhiều lợi nhuận (doanh số mua bao gồm
cả doanh số sản xuất) và thể hiện được cái nhìn sắc bén nhạy cảm của
những người làm công tác kinh doanh. Doanh số mua gồm có tổng doanh số
mua của doanh nghiệp, các nguồn mua, giá vốn trong sản xuất, giá mua sản
phẩm...
Doanh số bán có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, xem xét doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ để hiểu thực trạng
doanh nghiệp để từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị trường,
đảm bảo lợi nhuận cao. Doanh số bán bao gồm tổng doanh số bán, doanh số bán
theo cơ cấu nhóm hàng, doanh số bán buôn, doanh số bán lẻ... So sánh tỷ
trọng từng phần với tổng doanh số bán xem doanh nghiệp đó chủ yếu là bán
buôn hay bán lẻ[12].
1.1.4.2.Phân tích tình hình sử dụng phí
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với thị trường và

cách ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra nhằm đạt được mức tối đa lợi
nhuận trong kinh doanh.
Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp nhận
diện các hoạt động sinh ra chi phí và triển khai các khoản chi phí dựa trên
hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phi để lập kế hoạch
và đưa ra các quyết định kinh doanh cho tương lai[7],[8].
1.1.4.3.Phân tích vốn
Qua phân tích sử dụng vốn, doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng sẵn
có, biết mình đang ở cung đoạn nào trong quá trình phát triển (thịnh vượng
hay suy thoái) hay đang ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh với đơn vị
khác, nhằm có biện pháp tăng cường quản lý hợp lý.

6


Phân tích vốn nhằm xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của
doanh nghiệp như thế nào. Với số vốn đã có, doanh nghiệp phân bổ cho các loại
tài sản có hợp lý không, sự thay đổi két cấu vốn có ảnh hường đến quá
trình kinh doanh và phục vụ của doanh nghiệp hay không[8].
1.1.4.4.Lợi nhuận vả tỷ suất lợi nhuận
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp Dược trong nền kinh tế thị trường.
Khi phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Dược, chỉ tiêu
này đánh giá mục đích đầu tư của mình có đạt hay không[7].
1.1.4.5.Năng suất lao động và thu nhập bình quân của CBCNV
Năng suất lao động bình quân của CBCNV được thể hiện bằng chỉ tiêu
doanh số bán ra chia cho tổng số CBCNV trong sản xuất và kinh doanh. Năng
suất lao động bình quân thể hiện hoạt động của doanh nghiệp Dược có hiệu
quả hay không và ngược lại.
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dược không phải chỉ

tính đến lợi nhuận thu được mà còn phải tính đến việc đảm bảo đời sống
CBCNVthông qua thu nhập bình quân của họ. Thu nhập bình quân của
CBCNV là lươngvà các khoản thu nhập khác, ví dụ các khoản tiền thưởng
quý, năm, lễ, tết...Thu nhập bình quân của CBCNV thể hiện lợi ích, sự gắn bó
của người lao động với doanh nghiệp và chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ổn định
hay không[10],[11].
1.2.Vài nét về thị trường dược phẩm trên thế giới và nước ta hiện nay
1.2.1.Vài nét về thị trường thuốc thế giới hiện nay
Theo sự phát triển hiện nay thì thị trường Dược phẩm trên Thế Giới có
sự phân hóa lớn giữa nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển.

7


- Mỹ, Nhật Bản và Canada là 3 quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lớn nhất
trên thế giới, khoảng 800 USD/người/năm.
- Tăng trưởng tiền sử dụng thuốc của các quốc gia phát triển đang có xu
hướng chậm lại, bình quân 1% - 4%/năm.
- Thuốc điều trị ung thư, tiểu đường, hô hấp, béo phì, hệ miễn dịch… sẽ
là trọng điểm sản xuất hiện nay.
- Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm 17 nước có ngành công nghiệp dược
đang phát triển (pharmerging countries), dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga
và Brazil. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm này từ 11% - 14%/năm.
- Thuốc Generic vẫn là sự lựa chọn tối ưu cho các nước đang phát triển,
tuy nhiên, trong dài hạn, nhóm thuốc này chỉ có thể chiếm tỷ trọng bình quân
10% tổng tiền sử dụng thuốc toàn cầu.
- Trung Quốc và Ấn Độ trở thành hai quốc gia sản xuất nguyên liệu và
thuốc thành phầm lớn nhất thế giới[13].
1.2.2.Thị trường thuốc tại Việt Nam
Qua tiềm hiểu chúng tôi nhận thấy thị trường Dược phẩm ở Việt Nam

có tiềm năng tăng trưởng lớn, nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn.
- Tổng tiền thuốc chi tiêu bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2013
đạt 33 USD/người.
- Việt Nam chỉ mới đạt trình độ sản xuất được thuốc thành phẩm từ
nguyên liệu nhập khẩu, chưa tự sản xuất được nguyên liệu Hóa dược và chưa
tự phát minh được thuốc.
- Tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2008 - 2012 đạt 23%/năm,
dự đoán giai đoạn 2013 - 2018 đạt 17.5%/năm.

8


- Hơn 51% nguyên liệu sản xuất thuốc tại Việt Nam đang được nhập
khẩu từ Trung Quốc, 18% nhập từ Ấn Độ.
- Chưa được quy hoạch bài bản, chỉ tập trung vào các dòng phổ thông,
bỏ ngõ phân khúc thuốc đặc trị cho nước ngoài.
- Chính sách quản lý đang được điều chỉnh theo hướng phù hợp nhằm
thúc đẩy ngành Dược nội địa phát triển.
- Các doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm trong nước đang có xu hướng
nâng cấp nhà máy sản xuất lên các tiêu chuẩn quốc tế như PIC/S - GMP, EU
- GMP để sản xuất thuốc Generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng trúng
thầu kênh ETC và khai thông thị trường xuất khẩu[6].
- Gia công thuốc và sản xuất nhượng quyền là con đường ngắn và hiệu
quả nhất để học hỏi và theo kịp trình độ phát triển của nghành dược thế giới.
Hiện nay theo phân loại và xếp hạng cho ngành công nghiệp dược: Tổ
chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) chia công nghiệp
dược theo 5 mức phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thương
mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) xác định mức độ phát
triển công nghiệp dược của các quốc gia theo 4 cấp độ:
* Cấp độ 1: Nước đó hoàn toàn phải nhập khẩu thuốc.

* Cấp độ 2: Sản xuất được một số thuốc Generic; đa số thuốc phải nhập
khẩu.
* Cấp độ 3: Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc generic; xuất
khẩu được một số dược phẩm.
* Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.
Theo cách đánh giá này, hiện nay công nghiệp dược Việt Nam đang ở
gần cấp độ 3 theo thang phân loại của WHO. Còn nếu theo thang phân loại 5

9


mức phát triển của UNIDO thì công nghiệp dược của Việt Nam mới chỉ ở
mức 3, nghĩa là "công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên
liệu nhập khẩu"[6],[17].
Ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam vẫn chưa phát triển do thiếu
sự đồng bộ trong quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ… Vì vậy, tính
đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có một nhà máy sản xuất nguyên
liệu kháng sinh bán tổng hợp của Mekophar và chủ yếu chỉ đủ phục vụ nhu cầu
của doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh từ nguyên liệu giá rẻ của các
quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ[13 ].
Tổng hợp số liệu thống kê cho ước lượng cho thấy mức chi tiêu một số
chỉ tiêu tăng trưởng trọng yếu trong giai đoạn 2014 - 2028 như sau:
- Tăng trưởng dân số Việt Nam: Bình quân 2%/năm và dự đoán có thể
vượt mốc 120 triệu người vào năm 2028.
- Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam: Bình quân 17%/năm
(bao gồm hai yếu tố cốt lõi là nhu cầu và mức tăng giá thuốc bình quân 8,6% mỗi
năm).
- Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam: 14,3%.

Hình 1.1. Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam và


10


mức chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm [6]
1.3. Hệ thống kinh doanh thuốc tại Việt Nam
Khác với thị trường dược phẩm thế giới, nơi nhà sản xuất và nhà phân
phối thường là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn, hệ thống
phân phối dược phẩm tại Việt Nam lại khá đặc thù với cấu trúc phức tạp và sự
tham gia của nhiều bên liên quan. Cụ thể, hệ thống kinh doanh thuốc tại Việt
Nam bao gồm các thành phần tham gia chính như sau:
1.3.1. Các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm chuyên nghiệp:
+ Doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm nhà nước.
+ Doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm tư nhân
+ Doanh nghiệp cổ phần không có vốn nhà nước
+ Doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm nước ngoài.
+ Doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước
+ Các công ty dược phẩm vừa sản xuất vừa kinh doanh vừa phân phối
+ Hệ thống chợ sỉ
Tuy nhiên, trên thực tế, nắm quyền lực chi phối lớn nhất trong mạng lưới
phân phối dược phẩm tại Việt Nam là hệ thống chợ sỉ tại TP.HCM và Hà Nội.
Đây là một mô hình tổ chức độc đáo nhất trên thế giới và chỉ có thể tìm thấy
tại Việt Nam[12],[18].
1.3.2. Các kênh phân phối chính
1.3.2.1.Kênh phân phối cho Bệnh viện (ETC)
Đây là kênh chủ lực mà tất cả các nhà sản xuất dược phẩm cũng như nhà
phân phối nhắm đến. Nguyên nhân chủ yếu do:
- Số lượng tiêu thụ lớn nhất trong tất cả các kênh.
11



- Bệnh nhân không có quyền và không đủ kiến thức để mặc cả giá thuốc,
chủng loại và hoàn toàn phụ thuộc cũng như chấp nhận phác đồ điều trị và toa
thuốc của Bác sĩ.
- Là kênh quảng bá hiệu quả, nhanh chóng và mức độ lan tỏa nhanh nhất
nếu được các Bác sĩ tin tưởng kê toa.
- Đối với các bệnh viện Trung ương tuyến cuối tập trung tại Hà Nội và
TP.HCM, đây là hi vọng cuối cùng của đa số các bệnh nhân khi mắc các bệnh
hiểm nghèo và nghiêm trọng như ung thư, máu huyết, nhi, đa chấn thương,
tim mạch, thần kinh… và đòi hỏi sử dụng một lượng lớn các thuốc đặc trị có
giá thành rất cao[5],[13].
1.3.2.2. Kênh bán buôn, bán lẻ ( OTC )
Đây là kênh phân phối phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay do tính thuận
tiện trong mua bán và do thói quen sử dụng các loại thuốc phổ thông của đại
bộ phận dân cư Việt Nam. Tương tự như tại các quốc gia đang phát triển
khác, đến hiệu Thuốc tây là lựa chọn đầu tiên của đa phần người dân khi mắc bệnh.
Tại các vùng nông thôn hoặc vùng xa xôi hẻo lánh tại Việt Nam, đây
gần như là sự lựa chọn duy nhất của họ[5],[13].
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2012, cả nước có ít nhất khoảng
42.302 cơ sở bán lẻ thuốc (số liệu thực tế năm 2015 có thể cao hơn), phục vụ
gần 90,3 triệu dân Việt Nam[17].
Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng chuỗi nhà thuốc theo chuẩn
thế giới trước khi thị trường phân phối thuốc sắp mở cửa cho khối ngoại,
nhiều đơn vị doanh nghiệp trong nước đã đầu tư xây dựng các chuỗi nhà
thuốc theo tiêu chuẩn GPP với các ưu điểm như sau:
- Đảm bảo về chất lượng do dược phẩm có xuất xứ nguồn gốc và hóa
đơn rõ ràng.
12



- Giá cả dược phẩm thống nhất và cạnh tranh do không phải thông qua
nhiều tầng nấc phân phối và có thể được mua với số lượng lớn từ các nhà phân
phối sỉ hoặc trực tiếp mua từ nhà sản xuất dược phẩm.
- Người tiêu dùng (người bệnh) được tư vấn dùng thuốc có hiệu quả nhờ
trình độ của các Dược sĩ thống nhất theo chuẩn GPP chung của chuỗi nhà
thuốc[18].
1.4. Khái quát về công ty Cổ phần Dược Phẩm TV.PHARM - Chi nhánh
Trà Vinh
1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần Dược phẩm
TV.PHARM
Năm 1992 tỉnh Trà vinh được tái lập từ tỉnh Cửu Long, ngày 22 tháng
10 năm 1992 , UBND tỉnh Trà vinh có quyết định thành lập Công ty Dược và
vật tư Y tế tỉnh Trà vinh với số cán bộ công nhân viên ban đầu là 80 người, có
chức năng nhập khẩu kinh doanh thuốc và vật tư y tế theo kế hoạch trên địa
bàn tỉnh Trà vinh
Đến năm 1999 công ty đã xây dựng được nhà máy sản xuất thuốc đạt
tiêu chuẩn " GMP"
Đến năm 2003 thực hiện theo chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước, công ty Dược và Vật tư Y tế Trà vinh được thực hiện cổ phần hóa
và có tên gọi là công ty Cổ phần Dược phẩm TV.PHARM, nhà nước chiếm 51%
cổ phần chi phối, số cán bộ công nhân viên tại thời điểm cổ phần hóa là
500 người.
Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.PHARM có trụ sở chính tại số 27,
đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 09, Thành phố Trà vinh, tỉnh Trà vinh.
Hiện tại công ty có 02 nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn
GMP - WHO ( 01 nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh họ Betalactam và 01
13


nhà máy sản xuất thuốc Non Betalactam ) và 01 nhà máy sản xuất thực phẩm

chức năng.
Công ty có đầy đủ chức năng xuất, nhập khẩu thuốc, thị trường xuất
khẩu chủ yếu là các nước thuộc khối ASEAN như Lào, Camphuchia…..
Công ty là đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, doanh số bán hàng
năm đều tăng so với năm trước, lợi nhuận tăng,.
Mẫu mã và chất lượng hàng hóa luân ổn định và cải tiến, gía cả hợp lý
từ đó tạo được niềm tin với các đối tác, các khách hàng tiềm năng và khách
hàng thân thiết.
Là đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh nên ít nhiều củng bị ảnh hưởng
biến động theo cơ chế của nền kinh tế thị trường trong những năm gần đây
nhưng công ty luôn cố gắng thực hiện theo sứ mệnh đã đề ra là TV.PHARM
"chăm sóc sức khỏe cộng đồng'', kết hợp với việc xây dựng môi trường làm
việc cởi mở, hợp tác, luôn khuyến khích đổi mới và tạo cơ hội thăng tiến đối
với mọi nhân viên, đem lại mức doanh thu, lợi nhuận cao cho công ty, thu nhập
tốt cho người lao động, đồng thời hài hòa lợi ích xã hội.
Hiện nay công ty có 09 chi nhánh kinh doanh trãi rộng trên địa bàn cả
nước, số lượng công nhân viên toàn công ty hiện tại là 680 người.
- Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần dược phẩm TV.PHARM năm 2015

14


Hội Đồng Quản Trị

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓTỔNG
GIÁM ĐỐC
SÀN XUẤT


PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
CHẤT LƯỢNG

Nhà máy SX
thuốc viên
Non
Betalactam
Nhà Máy
SX kháng
sinh họ Beta
lactam

TRƯỞNG
PHÒNG TỔ
CHỨC

Phòng
BĐCL

PHÓTỔNG
GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

KẾ TOÀN
TRƯỞNG

PHÒNG
KINH
DOANH


Phòng
KTCL

PHÒNG
MAKETING

Nhà Máy
SX TPCN

CÁC CHI
NHÁNH
KINH
DOANH

TỔNG KHO

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức công ty CPDP TV.Pharm năm 2015
1.4.2. Sơ lược về chi nhánh Trà vinh
Chi nhánh Trà vinh hiện có trụ sở đặt tại số: 1/8, Trần Phú, Phường 07,
Tp.Trà vinh, tỉnh Trà vinh
Tổng số cán bộ công nhân viên thời điểm hiện tại là: 20

15

PHÒNG
TC-KT
KẾ
TOÁN
CÁC CHI

NHÁNH


Bảng 1.1. Nhân sự của chi nhánh Trà Vinh năm 2015
Cơ cấu nhân sự

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Dược sỹ đại học

2

10

Cao đẳng dược

2

10

Trung cấp dược

10

50

Cao đẳng và trung cấp khác 3


15

Cử nhân kinh tế

2

10

Tài xế

1

5

Tổng

20

100

- Sơ đồ tổ chức chi nhánh Trà Vinh năm 2015
BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

BỘ PHẬN KẾ
HOẠCH TỔNG
HỢP

TỔ
KHO


GIAO
NHẬN
HÀNG

BỘ PHẬN KẾ
TOÁN - TÀI VỤ

TỔ
HÀNH
CHÁNHXUẤT
HÓA
ĐƠN

BỘ PHẬN KINH
DOANH

NHÓM
BÁN
HÀNG
OTC

NHÓM
BÁN
HÀNG
ETC

Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức chi nhánh Trà vinh năm 2015
Chi nhánh có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo điều lệ của công
ty Cổ phần dược phẩm TV.Phram và theo các qui định của pháp luật


16


hiện hành, hạch toán tài chánh phụ thuộc Công ty cổ phần dược phẩm
TV.Pharm
Chi nhánh có chức năng kinh doanh, phân phối thành phẩm thuốc Tân
dược, thành phẩm thuốc Y học cổ truyền, thực phẩm chức năng, nguồn hàng
từ công ty CPDP TV.Pharm và chi nhánh tự khai thác mua từ các công ty
khác
Chi nhánh phụ trách kinh doanh trên toàn địa bàn tỉnh Trà vinh, có 06
hiệu thuốc trực thuộc nằm trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Trà vinh, có
mạng lưới lưu thông phân phối rộng khắp và phủ đều trên địa bàn.
Chi nhánh có lượng khách hàng ổn định là các Bệnh viện, trung tâm Y tế
trên địa bàn, ngoài ra còn có khoảng 500 khách hàng là khách hàng thân
thiết lâu năm của chi nhánh, doanh số bán hàng năm đều tăng.
Hơn 23 hình thành và phát triển từ doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi
thành công ty cổ phần có vốn nhà nước, từng bước công ty Cổ phần Dược
phẩm TV.PHARM đã dần khẳng định vị thế của mình trong thị trường dược
phẩm Việt Nam và không ngừng vươn lên với mong muốn đóng góp
nhiều hơn nữa cho thị trường Dược phẩm Việt Nam.
Tuy nhiên trong suốt thời gian hình thành và phát triển công ty đến nay
chưa có một đề tài nào nghiên cứu về hoạt động kinh doanh thuốc của công
ty, chính vì vậy tôi đã chọn đề tài phân tích hoạt động kinh doanh thuốc của
công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm - chi nhánh Trà Vinh năm
2015 để nghiên cứu nhằm hiểu rõ về công ty một cách cụ thể hơn, biết
được điểm mạnh điểm yếu, từ đó đề ra các phương hướng, hoạt động kinh
doanh được hiệu quả.

17



×