Tải bản đầy đủ (.ppt) (4 trang)

Phát triển bền vững ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.22 KB, 4 trang )

Một số điểm cần chú ý về phát triển bền vững
• Bền vững: là sự vững chắc bền lâu
• Phát triển: là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều,
từ thấp lên cao, hẹp đến rộng. Là cái mà chúng ta phấn đấu
làm cho ngày càng tốt hơn bên trong môi truờng đó
• Phát triển bền vững là sự phát triển theo đường hướng tích
cực, hữu ích có độ kết nối vững chắc bền lâu.
• Môi trường và phát triển không thể tách rời nhau
• Cần chú ý định nghĩa quan trọng của hội đồng thế giới về môi
trường và phát triển:
• “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những yêu cầu
của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ mai sau”


Những nội dung cơ bản phát triển kinh tế bền
vững của Việt Nam
• Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng
cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng KHCN và sử dụng
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường
• Thay đổi mô hình sản xuất và mô hình tiêu dùng theo hướng
thân thiện với môi trường, tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu
chất thải, giữ môi trường trong lành, duy trì lối sống con nguời
và xã hội, hài hòa với thiên nhiên
• Thực hiện CN hóa sạch, bảo đảm thiết bị công nghệ thân thiện
với môi trường, xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền CN
sạch
• Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững


Những nội dung cơ bản phát triển xã hội bền


vững của Việt Nam
• Tiếp tục hạ thấp mức tăng dân số và tạo thêm việc làm người
lao động
• Xóa đói giảm nghèo, tạo bình đẳng cho mọi người theo các
hoạt động kinh tế - xã hội
• Định hướng quá trình đô thị hóa, di dân phù hợp phát triển bền
vững thành thị và nông thôn, tạo môi trường bền vững giữa
các địa phương
• Nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, trình độ nghề
nghiệp phù hợp với phát triển đất nước
• Phát triển và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, cải thiện
điều kiện lao động và môi trường sống


Những nội dung phát triển môi trường bền vững
của Việt Nam
• Chống tình trạng thoái hóa chất lượng của tài nguyên đất, tài
nguyên khoáng sản.
• Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên
nước.
• Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo.
• Bảo vệ và phát triển rừng.
• Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị, khu công nghiệp
• Quản lý chất thải rắn.
• Bảo tồn đa dạng sinh vật



×