Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đánh giá hiệu quả của việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt ở thị xã sơn tây, tỉnh hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.25 KB, 61 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong xu thế phát triển nền kinh tế thế giới là hướng tới
phát triển bền vững. Để đạt được điêù đó thì phải bảo đảm ba yếu
tố Kinh tế – Xã hội – Môi trường, trong đó yếu tố môi trường
hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của các quốc gia trên thế giới
và Việt Nam cũng vậy. Để đảm bảo duy trì môi trường trong sạch
thì mỗi chúng ta là một thành viên trong cộng đồng loài người
phải có ý thức bảo vệ duy trì không những cho hiện tại chúng ta
mà còn cho thế hệ mai sau. Trong những năm gần đây nền kinh
tế nước ta có sự chuyển đổi mạnh mẽ, thu nhập của người dân
được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng càng ngày càng cao, do đó khối
lượng chất thải cũng gia tăng theo, đặc biệt ở các thành phố lớn
như: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… Tại các
thành phố này, lượng rác thải trung bình mỗi ngày phát sinh 1,1
kg chất thải/người/ngày. Do tính chất của các loại chất thải cho
đến nay lượng chất thải rắn trong cả nước bình quân mới thu gom
để tập trung xử lý chỉ mới đạt khoảng 60-70% lượng rác thải tổng
lượng rác thải thải ra hàng ngày, có nghĩa là có khoảng 30-40%
lượng rác thải còn tồn đọng trong môi trường sống của chúng ta.
Đây là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng trong môi trường, khả năng


gây ô nhiễm các nguồn nước đất và không khí là rất lớn. Nhiều
nơi ở nhiều địa phương rác thải rắn đã làm ô nhiễm và suy thoái
môi trường. Không nằm ngoài tình trạng đó số lượng rác thải thị
xã Sơn Tây càng ngày càng tăng theo mức đô thị hoá của nó.
Hiện nay, một vấn đề mà lâu nay chưa được nhiều người
quan tâm giải quyết, đó là công tác quản lý, thu gom và xử lý rác
thải rắn vùng ranh giới giữa đô thị và nông thôn, giữa các xã và
thôn bản với nhau. Khu vực ranh giới này đã trở thành bãi đổ


chất thải rắn chung của khu vực. Có nhiều nơi môi trường nước,
môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề đã ảnh hưởng tới hoạt động
sản xuất và đời sống của nhân dân. Trước tình hình đó đòi hỏi
chúng ta phải có phương pháp tối ưu để nâng cao ý thức trách
nhiệm của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường tại
gia đình, cộng đồng dân cư,… Do đó, em đã chọn đề tài: “Đánh
giá hiệu quả của việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh
hoạt ở thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài :
Đánh giá hiệu quả của hoạt động thu gom vận chuyển xử lý
rác thải sinh hoạt ở thị xã Sơn Tây-Hà Tây.
3. Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp chuyên gia


• Phương pháp CBA
• Sử dụng kỹ thuật trong thống kê
4. Giới hạn nghiên cứu
• Về không gian: Chỉ nghiên cứu việc thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải cuả thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây
• Về thời gian: Nghiên cứu phân tích các biến số xảy ra tại
thời điểm hiện tại và một vài năm trước. (Từ năm 2002 đến
2005)
• Về khoa học: Giới hạn trong những cơ sở lý luận thuộc lĩnh
vực kinh tế học môi trường và kinh tế chất thải, là phương
pháp đánh giá hiệu quả đối với vấn đề thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải sinh hoạt.
5. Kết cấu nội dung
• Chương I: Đánh giá hiệu quả đối với việc xử lý rác thải
sinh hoạt.

• Chương II: Tổng quan về tình hình thu gom xử lý rác thải
sinh hoạt của thị xã Sơn Tây.
• Chương III: Đánh giá hiệu quả của hoạt động thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải của thị xã Sơn Tây.



CHƯƠNG I
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI VIỆC XỬ LÝ RÁC SINH
HOẠT
I. Khái niệm về rác thải sinh hoạt
Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, một
bộ phận vật liệu không có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa gọi
chung là chất thải.
Người ta phân biệt chất thải từ nguồn gốc tạo ra nó. Đó là
chất thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Chất thải từ quá
trình sinh hoạt của con người gọi là rác thải nhiều trường hợp
chất thải dịch vụ cũng là rác thải.
Khái niệm trên mới nhấn mạnh đến một quá trình sản xuất
với một công nghệ xác định. Khi có thay đổi công nghệ thì lượng
thay đổi, hoặc lượng thải của dây truyền này thành nguyên liệu
của dây truyền khác hứa hẹn tạo ra một chu trình sản xuất khép
kín sinh ra rất ít hoặc không có chất thải cuối cùng; đó chính là
nguyện vọng và là mục đích của công nghệ ngày nay.
Xét về mặt môi trường người ta quan tâm chủ yếu vào
nguồn gốc chất thải gây ra ô nhiễm môi trường và cách thức gây
ra ô nhiễm môi trường của chất thải đó. Đặc biệt người ta quan
tâm đến những chất thải gây ra hậu quả lâu dài hoặc mất một thời



gian dài sau khi thì mới gây ô nhiễm. Ta gọi tắt là chất gây ô
nhiễm.
II. Đặc điểm rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là một bộ phận của chất thải nói chung
nên nó có đầy đủ các thuộc tính của chất thải.
a. Thuộc tính lý học, hoá học, sinh học
Chất thải sinh hoạt tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn lỏng
khí ta có thể xác định nhờ nhiệt phóng xạ, bức xạ. Dù tồn tại dưới
dạng nào đó thì tác động gây ô nhiễm của chất thải là do các
thuộc tính về lý học, hoá học, sinh học trong đó thuộc tính hoá
học là quan trọng nhất.
b. Thuộc tính tích luỹ dần
Nguyên nhân là do các hoá chất bền vững và sự bảo tồn vật
chất nên một lượng nhỏ vô hại qua thời gian chúng tích luỹ thành
lượng đủ làm gây tác hại nguy hiểm.Ví dụ như các kim loại nặng
Hg, Zn, chúng có thuộc tính tích luỹ nên ban đầu với một lượng
nhỏ ảnh hưởng không đáng kể qua thời gian chúng tích luỹ dần
trong cơ thể sống. Dần dần do đặc tính khó phân huỷ nên nó tích
luỹ nhiều lần và đã ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể sống.
c. Thuộc tính sinh lý
Một số chất thải rắn lỏng và khí còn có đặc thù sinh học
nên thông qua các quá trình biến đổi sinh học trong các cơ thể


sống hoặc các chất thải khác mà biến đổi tạo ra các ổ dịch bệnh
nhất là ở các vùng có điều kiện khí hậu nhiệt ẩm thích hợp.
III. Thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
1. Thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt:
Lựa chọn các phương pháp lưu giữ thu gom cần phải được
xem xét như điều kiện cơ bản về kinh tế xã hội cũng như vai trò

và các mối liên quan mật thiết của khu vực không chính thức
tham gia vào quá trình thu nhặt như các điều kiện định lượng và
đặc tính của chất thải trong các nước đang phát triển. Hơn nữa
công nghệ lưu giữ thu gom và vận chuyển phải tương hợp với
nhau; các bước khác nhau trong việc chôn lấp các chất thải rắn
phải được liên kết với nhau và tính hiệu quả của một công nghệ
phải liên quan mật thiết với các công nghệ khác.
Việc quản lý rác thải phải bắt đầu từ việc lưu giữ tại nguồn.
Yếu tố chủ yếu trong việc phân loại các thiết bị lưu giữ là tính
tương hợp của thiết bị với nguồn phát sinh tính nguy hại đối với
sức khoẻ tính sửa đổi đối với thu gom hiệu quả và chi phí. Khối
lượng lưu giữ chất thải dựa vào dung lượng và tần xuất thu gom
rác. Việc cung cấp các thiết bị lưu giữ rác trong các gia đình ở
các vùng đô thị trong các nước đang phát triển thường đắt và
không thuận lợi. Tuy nhiên các nhà lập chính sách phải xem xét
phạm vụ sử dụng các thùng chứa công cộng ơ bất kỳ chỗ nào


thuận tiện. Ngành công nghiệp đa phương sản xuất các thùng
chứa lẫn cần phải được khuyến khích.
Đảng ta đó đưa ra một số văn bản pháp luật, ví dụ như chỉ
thi số 36/TW ngày 25/ 5/1998 của bộ chính trị về tăng cường
cụng tỏc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và chỉ thị 43/CT
- UB ngày 25/10 năm 1996 của UBND tỉnh Hà Tây về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường.Trên tinh thần đó dó cú nhiều
mụ hỡnh quản lý thu gom rỏc thải ra đời và dó đạt được những
hiệu quả nhất định và trong số các mô hỡnh đó phải kể đến mô
hỡnh thu gom và vận chuyển rỏc thải tại thị xó Sơn Tây-Tỉnh Hà
Tây, đây cũng là một mô hỡnh tiờu biểu vỡ nú đó giải quyết
được mâu thuẫn mà rất nhiều khu vực ven đô các thành phố lớn

đang mắc phải và thị xó Sơn Tây cũng nằm trong tỡnh trạng đó.
Em xin được đưa ra một số mô hình sau:
1.1. Mô hình quản lý tư nhân. (mô hình này đã được áp dụng tại
xã Sơn Lộc thuộc thị xã Sơn Tây).
Do xu thế của cơ chế thị trường khi chúng ta có thể nhận
thấy hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải là rất cần thiết khi
càng ngày lượng rác thải càng nhiều và khi quy mô của các nhà
cung cấp dịch vụ này còn ít tất yếu nó đòi hỏi thêm các nhà cung
ứng khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về
chất lượng dịch vụ. Chính vì lẽ đó đã xuất hiện một số mô hình


tư nhân, vậy những đơn vị nào được gọi là tư nhân? Đó là tổ thu
gom dân lập, hợp tác xã thu gom, vận chuyển,…
● Ưu điểm của mô hình.
- Huy động được lượng vốn nhàn rỗi trong dân, tạo thêm công ăn
việc làm cho những người lao động, từ đó sẽ giảm bớt gánh nặng
trợ cấp của nhà nước và tất yếu nó tạo ra một cơ chế cạnh tranh
lành mạnh với phương châm cung cấp chất lượng tốt nhất.
- Tăng tỷ lệ thu gom trong các ngõ xóm, hạn chế rác thải xuống
các ao hồ, sông suối,…
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân và từ đó
khuyến khích người dân có những hành động thân thiện với môi
trường hơn.
- Thực hiện nguyên tắc người được hưởng dịch vụ phải trả tiền
cho chi phí hoạt động thu gom.
- Giảm bớt chi phí cho quản lý bộ máy cồng kềnh thiếu linh hoạt,
rút ngắn quy trình thực hiện và giảm bớt chi phí trung gian.
● Nhược điểm của mô hình.
- Trong cơ chế thị trường, do chạy theo lợi nhuận nên các doanh

nghiệp tư nhân này lại không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu mà nhà
nước quy định.


- Không cập nhật được những quy định của nhà nước đối với các
chính sách quy hoạch phát triển của đất nước, nhất là những quy
chế trong lĩnh vực môi trường.
- Đôi khi thiếu trách nhiệm chung, đề cao lợi ích cá nhân.
1.2. Mô hình quản lý nhà nước.( Đang được áp dụng tại
CTMT&CTĐT Sơn Tây )
Trong nền kinh tế nước ta, mô hình quản lý nhà nước được
áp dụng khá phổ biến. Việc quản lý nó chịu sự quản lý theo
ngành, UBND địa phương. Trong lĩnh vực môi trường cũng vậy,
phương thức hoạt động của mô hình nhà nước này chủ yếu là tối
ưu hoá lợi ích xã hội.
UBND tỉnh

UBND phường

Sở KHĐT - TCVG

Sở GTCC

Sở TNMT

Ban quản lý vốn

Cty MTĐT

Đơn vị thu gom


Dân cư tổ dân phố

Hình: Mô hình quản lý rác thải tỉnh Hà Tây.
● Ưu điểm của mô hình.


- Phổ biến kịp thời các quy định của nhà nước do có hệ thống
quản lý từ trên xuống.
- Có sự phân bổ chặt chẽ giữa các khâu thu gom.
- Hạn chế được các yếu tố rủi ro bất thường.
- Việc sửa chữa bảo dưỡng các phương tiện được đảm bảo.
● Nhược điểm của mô hình.
- Mô hình quản lý cồng kềnh chồng chéo lên nhau.
- Hạn chế tính tích cực của công nhân thông qua chế độ đãi ngộ
nhận lương và thưởng.
- Tồn đọng tình trạng ỷ lại, uỷ thác trách nhiệm cho các đơn vị
liên đới khác.
2. Xử lý rác thải sinh hoạt
Chọn phương pháp chôn lấp rác thải trước hết dựa vào đặc
tính của chất thải.Thành phần; cấu tạo chất thải phát sinh trong
các nước phát triển cho thấy cần phải có cách tiếp cận thích hợp.
Dành sẵn các khu đát là điều kiện kiên quyết đối với tất cả
các hình thức chôn lấp chát thải rắn. Do vẫn còn chất cặn thừa
trong mọi loại hình xử lý; cho nên đối với đất đai cần phải giảm
đáng kể các chất cặn thừa bằng các phương pháp xử lý dùng năng
lượng và các phương pháp xử lý có chi phí lớn.


Hầu hết các phương pháp xử lý và chôn lấp chất thải ở các

nước đang phát triển là chôn lấp hợp vệ sinh làm phân ủ thiêu đốt
(nhiệt phân).
a. Chôn lấp hợp vệ sinh:
- Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát phân
huỷ chất thải trong đắt bằng cách nén chặt và phủ lấp bề mặt.
Chất thải rắn trong chôn lắp bị tan rữa ra về mặt hoá học và sinh
học rồi tạo ra các chất thải rắn lỏng khí. Các chất tiêu biểu đựơc
tạo ra trong quá trình phân huỷ bởi vi khuẩn bao gồm nước, axit,
hữu cơ, metan, nitơ, NH3… chất thải thực phẩm đã bị phân huỷ
trong các loại khác nhau như chất dẻo cao su và một số chất thải
có độ kháng phân huỷ cao. Sự lắng đọng và phân huỷ chất thải
trong chôn lấp có thể gây ra một số nguy hại cho môi trường như
sau:
- Tạo ra một số vật chủ trung gian gây bệnh như muỗi các
loại côn trùng có cánh và loại gặm nhấm.
- Mang rác thải bẩn thỉu theo gió làm ô nhiễm không khí.
- Cháy.
- Gây ra mùi khó chịu và khí độc.
- Rò rỉ chất thải bằng cách nước kết quả; do vậy làm ô
nhiễm nước mặt và nước ngầm.


Chôn nén và lấp đất hợp vệ sinh hàng ngày kiểm tra độ
nguy hại từ 1 đến 4 lần. Việc kiểm tra rò rỉ khí đòi hỏi các biên
pháp chuyên môn.
Có thể kiểm soát rò rỉ bằng hai cách là chọn nơi có đặc
điểm bảo vệ tự nhiên hoặc xây dựng hệ thống chống rò rỉ hoàn
hảo khi địa điểm không có đặc điểm thích hợp. Việc kiểm soát rò
rỉ ở bãi chôn lấp hợp vệ sinh đòi hỏi bãi chôn có đáy kín và hệ
thống thoát nước: nồng độ chất hữu cơ ở thiết bị lọc chỉ ở mức

BOD5 từ 3000-5000 mg/l và vì vậy cần cung cấp thiết bị xử lý
đầy đủ cho việc này.
Việc khử khí ở bãi chôn lấp có thể sử dụng những tháp vòm
có những lỗ khoan thủng và lọc bằng sỏi. Khí có thể dẫn tới
phương tiện hữu dụng.
Ở hầu hết các nước đang phát triển hàng đống rác thải lộ
thiên lan tràn. Việc chuyển những đống chất thải đầu tiên thành
bãi chôn lấp hợp vệ sinh không đòi hỏi chi phí lớn nhưng là điều
ảnh hưởng với sức khoẻ và môi trường. Chôn lấp hợp vệ sinh nói
chung là biện pháp chôn lấp chất thải tương đối rẻ có thể chấp
nhận về khía cạnh môi trường. Bởi vậy, tổ chức và hoạt động của
bãi chôn lấp có kiểm soát và thiết kế chuẩn mực sẽ tạo ra cơ sở


cho chiến lược quản lý chất thải rắn ở các nước đang phát triển
và tạo ra tiền lệ đối với các giải pháp xử lý hoặc thu hồi rác thải.
b. Ủ làm phân hữu cơ
Ủ là một quá trình mà trong đó các chất thải chưa chuyển
hoá về mặt sinh học trong chất thải rắn; biến chúng thành phân
hữu cơ gọi là Compost. Quá trình này đòi hỏi phải đảm bảo vệ
sinh tốt; triệt để ngăn ngừa các vi sinh vật gây bệnh bằng cách sử
dụng nhiệt phân hủy sinh học và chất kháng sinh do nấm tạo ra.
Tuy hiên cần phải huỷ bỏ chất cặn bã ở thể rắn và thể khí còn lại
Điều kiện thích hợp để ủ phân như là một phương pháp
chôn lấp chất thải phụ thuộc vào ba yếu tố: đặc tính của chất thải
điều kiện có thể áp dụng và tiềm năng thị trường địa phương đối
với phân Compost.
Các thành phần chất thải thích hợp để ủ bao gồm các chất
hữu cơ từ bếp, vườn tược giấy loại rác thải trên đường phố, chất
thải ở chợ búa, rác thải bùn cống, các loại chất hữu cơ từ công

nghiệp thực phẩm, các chất thải từ công nghiệp gỗ và giấy, phân
chuồng động vât nuôi. Việc ủ phân không được thuận lợi nếu các
thành phần này dưới 30% tổng số chất thải hoặc nếu độ ẩm cao
hơn 40-50%.


Chất thải ở các nước đang phát triển chứa tới 70-80% chất
thực vật rễ thối rữa, lại có tiểm năng đáng kể đối với Compost
nhờ các phương pháp canh tác nông nghiệp phong phú và giá cả
phân bón hữu cơ cao; có sức lao động tương đối rẻ thuận tiện và
tiết kiệm trong việc ủ phân. Bởi vậy biện pháp chôn lấp và sử
dụng chất thải giữ vai trò quan trọng đối với việc quản lý chất
thải rắn ở các nước đang phát triển.
c. Ủ tạo khí gas
Làm tiêu hủy bằng lượng khí cho quá trình chuyển hoá sinh
học của chất hữu cơ thành hỗn hợp metan và cacbon dioxit gọi là
sinh khí; cùng với chất cặn bã thể lỏng và rắn khác. Chất khí
cung cấp nhiên liệu có lượng calo thấp khi đó các chất rắn ổn
định sẽ giữ lại giá trị phân bón của chất nền nguyên thủy.
Chỉ có các thành phần hữu cơ của đồ thải và có tính chất
suy thoái về mặt sinh học. Việc chế biến thức ăn động vật từ rác
thải rắn phải tiến hành trước quá trình tiêu huỷ lượng khí.
d. Thiêu đốt
Thiêu đốt là quá trình chất thải dễ cháy bị chuyển hoá thành
cặn bã chứa các chất hầu như không cháy đựơc và các chất khí
phát tán vào khí quyển. Chất bã còn lại và khí thải ra thường phải
được tiếp tục xử lý. Nhiệt phát sinh trong quá trình này được thu


hồi và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Thiêu đốt không

phải là một giải pháp quan trọng về kinh tế và phù hợp về kỹ
thuật đối với các thành phố ở các nước đang phát triển; xét về
khía cạnh giá trị calo thấp và nồng độ nước cao trong chất thải.
Trong nhiều trường hợp công đoạn cuối cùng của quá trình thiêu
đốt cần phải thêm nhiên liệu bổ xung. Hơn nữa thiêu đốt là quá
trình cần phải có vốn cũng như chi phí vận hành dễ vượt qua khả
năng của hầu hết các thành phố ở các nước đang phát triển.
Giá cả cao trong thiêu đốt được chấp nhận ở các nước công
nghiệp hoá vì sẽ giảm bớt nhu cầu về mặt bằng đất đai và vì vậy
sẽ bảo tồn đất đai ven đường tuỳ theo thời gian vận chuyển chất
thải hoặc chất cặn bã sau xử lý đến nơi chôn lấp xa hơn.
e. Thu hồi tài nguyên
Tất cả các dạng xử lý và chôn lấp chất thải tạo ra các cơ hội
để chiết và tái chế chất thải. Tái chế có thể thực hiện tại nguồn
phát sinh chất thải tại điểm thu gom và trên các xe thu gom
chuyên chở lại các trạm chuyển hoặc tại nơi chôn lấp cuối cùng.
Các thành phần chất thải thường được thu nhặt có thể được
dùng cho công nghiệp bao gồm giấy kim loại thuỷ tinh cao su
chất dẻo; ở các nước quá nghèo dẫn đến khai thác cả các nhiên


liệu như than sỉ than vụn, vỏ hộp kim loại chất thải thực vật và
hầu hết tất cả câc thứ giấy lộn linh tinh có giá trị khác nhau.
IV. Đánh giá hiệu quả đối với việc thu gom vận chuyển và xử
lý rác sinh hoạt
E=B-C
= B - (Ctgom+ Cvc + Cxlý + Chchính+ Cxlync+ chi phí khác).
Trong đó:
E : Hiệu quả về mặt xã hội.
B: Lợi ích thu được từ hoạt động.

C: Chi phí phát sinh gồm.
Ctgom : Chi phí thu gom.
Cvd: Chi phí vận chuyển.
Cxlý

Chí phí xử lý.

Chchinh

Chí phí hành chính.

Cxlync

Chí phí xử lý nước rác .

EC

Chi phí thiệt hại môi trường.

1. Khái niệm về đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
của dự án.
a)khái niêm:
Để có thể triển khai một dự án trong thực tế thì đối với mỗi
dự án thì chúng ta cần phải đánh giá, phân tích hiệu quả của một


dự án trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Tuỳ vào mỗi dự
án cụ thể thì chúng ta có thể nhấn mạnh và quan tâm chủ yếu đến
một mặt nào đó của dự án. Đối với một dự án môi trường thì hiệu
quả về mặt kinh tế (lợi nhuận) không phải là quan trọng nhất, mà

ở đây chúng ta cần quan tâm đến môi trường và những lợi ích về
môi trường đem lại cho xã hội.
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự ánlà
chúng ta xem xét những tác động và kêt quả thu được trên cả ba
phương diện kinh tế, xã hội môi trường của dự án.Trên cơ sở đó
chúng ta đưa ra những quết định cụ thể cho dự an trong thực tế.
Đối với mỗi dự án nói chung và đăc biệt đối với những dự
án môi trường thì viêc đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi
trường là hết sức quan trọng, nó đem đến cho chúng ta cái nhìn
tổng thể về dự án khi triển khai trên thưc tế.
b)sự cần thiết của đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi
trường của dự án.
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự
án giúp cho nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư nhìn nhận vấn
đề một cách toàn diện, để từ đó đưa ra những quết định chính
xác, hiệu quả.


Trước kia đối với mỗi dự án thì người ta chủ yếu chú trọng
đến lợi ích về mặt kinh tế như đem lại lợi nhuận bao nhiêu mà
không chú ý đến các vấn đề môi trường, xã hội, chính sự đánh
giá này là o mang tính bền vững , nó có thể đem lại hiệu quả
trước mắt nhưng xét về lâu dài thì có thể nó xẽ gây thiêt hại cho
môi trường và gây tổn thất cho những lợi ích của xã hội.Vì vậy
hiện nay theo quan điểm phát triển bền vững thì khi xem xét một
dự án thì phải đánh giá trên cả ba mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
Đây là một xu hướng tất yếu bởi vì bất cứ một dự án nào dù ít
hay nhiều đều tác động đến môi trường, mà chúng ta chỉ có thể
quản lý tốt khi nhận biết đươc những tác động đó.
Mặt khác hiện nay với xu thế toàn cầu hoá thì những vấn đề

môi trường ngày càng được quan tâm hơn, để có thể hội nhập với
nền kinh tế toàn cầu thì yêu cầu các dự án không thể không tính
tới yếu tố môi trường vì vậy việc đánh giá hiệu quả kinh tế, xã
hội, môi trường của dự án là hết sưc cần thiết.
2. Phương pháp đánh giá hiệu quả.
2.1. Đánh giá lợi ích (B).
B = B1 + B2 + B3 + B4 + B5
2.1.1. Doanh thu từ phí vệ sinh môi trường: B1


B1=12.K.N.R
K: mức phí 1 người / tháng
N: Số dân trên địa bàn
R:Tỷ lệ thu phí vệ sinh môi trường
2.1.2. Lợi ích trong việc thu gom phế liệu: B2
B2= B21 + B22
B21: lợi ích do giảm khối lượng vỏ đến bãi rác.
B22: Tạo thu nhập cho người thu gom rác.
Ta có:
B21 =M.K
M: khối lượng không phải vận chuyển do hoạt động thu
góm phế liệu.
K: Cước vận chuyển 1 tấn rác dến bãi rác
B22=12.N.W4 – 12.N.W5=12.N.(W4 – W5)
N: số người tham gia thu mua phế liệu
W4: Thu nhập trung bình / người /tháng do thu mua phế
liệu
W5: Thu nhập trung bình của nông dân
2.1.3. Lợi ích tiềm năng của việc thu phí gas :B3
B3=M.P.V

V:Thể tích gas/1 tấn rác chôn cho 3 năm đầu.


H:Khối lượng rác được chôn
P: giá/1m3 gas.
2.1.4. Lợi ích từ việc tiết kiệm tài nguyên: B4
B4= ∑ PiMi
Pi : Đơn giá nguyên vật liệu tái chế loại i
Mi : khối lượng vật liệu tái chế loại i (i=1..4)
2.1.5. Lợi ích sau khi đóng bãi:
Sau khi đóng bãi có thể có những tác động tích cực tới các
hoạt động kinh tế, điều kiện sống, đất đai...
Các căn cứ trong tính toán:
1) Không tính tới giá trị biến đổi của tiền
D=Số Lượng tài sản(GTBĐ-GTCL)/số ngày sinh hoạt
2) Có tính tới giá trị của tiền
A=M(1+e)n-1 * n/(1+e)n-1
M:Giá trị ban đầu
N: số năm dự kiến khấu hao hết.
e: tỉ lệ chiết khấu
2.2. Đánh giá chi phí.
2.2.1. Chi phí thu gom
Ctgom=
Trong đó:

∑ Pi*Mi + W


W: lượng công nhân trong lĩnh vực thu gom.
Pi: chi phí cho dụng cụ i.

Mi : khối lượng dụng cụ i dùng trong một năm.
W =12.W1.N1
Trong đó:
W1: mức lương trung bình cửa công nhân thu gom/1 tháng
N1: số lương công nhân thu gom
2.2.2. Chi phí vận chuyển.
Cv c= FC + VC
2.2.2.1. Tính FC chi phí khấu hao TSCĐ/năm.
r
FC =

r-1

M (1+r ) x
(r+1)r -1

M: giá trị ban đầu
r: số năm khấu hao
2.2.2.2. Tính VC chi phí biến đổi cửa hoạt động vận chuyển
VC = VC1 + VC2 + VC3 + VC4
VC1: chi phí lương và bảo hiêm xã hội .
VC2: chi phí bảo hộ lao động .
VC3: chi phí nhiên liệu vận chuyển .
VC4: chi phí khác
Ta có: VC1 = 12 . W2 . N2 ( 1 +20% )


W2: mức lương trung bình cưa công nhân vân chuyển / 1
tháng .
N2: số lượng công nhân vận chuyển .

20%:mức bảo hiểm xã hội công nhân đựơc hưởng .
VC2 = W2 x 425500 (đồng).
425500 : mức chi phí cho một công nhân (theo sô’ liêu của
phòng kế toán)
VC3 = N . P. V
N: số chuyến vận chuyển trong một năm .
P: giá 1 ( lít ) nhiên liệu
V: lượng tiêu hao nhiên liệu trung bình cho một chuyến .
VC4 = 10% khấu hao cơ bản = 10% FC (khấu hao tài sản
cố định theo quy định của Công ty Môi trường và Công trình đô
thị thị xã Sơn Tây)
2.2.3. Chi phí xử lý : CxL= M . K
M: khối lượng rác cần xử lý .
K: chi phí trung bình cho xử lý một tấn rác .
2.2.4. Chi phí hành chính
C hc = 12. N3 .W3 ( 1+ 200 /0 )
W3: mức lương trung bình của cán bộ quản lý /1tháng .
N3: số cán bộ quản lý .


2.2.5. Chi phí xử lý nước rác: CxL nước .
CxLnước = P . 365 .V
V: thể tích nước rác tính ra trong ngày.
P: chi phí xử lý 1 m3 nước rác .
2.2.6. Chi phí môi trường :
EC = EC1+ EC2 + EC3 + …..
2.2.6.1. Chi phí thiệt hại mùa màng do bãĩ chôn lấp gây ra: EC1
EC1 = 2 .S . P ( Q1 - Q2 ) + AS .
Q1: sản lượng lương thực trung bình trước khi hình thành
bãi.

Q2: sản lượng lương thực khi bãi vận hành .
P: giá lương thực .
S: diện tích bị ảnh hưởng .
A: mức chi phí khác do bãi chôn lấp gây ra (thuốc chuột, ni
lông ).
2.2.6.2. Chi phí MT tính thông qua bệnh tật của người dân, người
lao động: EC2 .
EC2 = EC21 + EC22
EC21: cho người lao động .
EC21 = 55 0 /0 lương = 550 /0 ( N1 W1 + N2 W2 ) .
55% mức lượng độc hại.
- EC22: chi phí cho dân cư.


EC22=( ∑ K1iPi + ∑ K2iPi)
K1i: số người mắc bệnh ở vùng bị ảnh hưởng = số dân bị ảnh
hưởng x mức chênh lệch.
K2i: số người mức bệnh I ở vùng không bị ảnh hưởng.
Pi: chi phí khám i/1lần.
Chi khác: khi phí do phảI ngỉ việc của người nhà người bệnh và
người bệnh (chi phí có hại)
2.2.6.3. Chi phí đền bù do ô nhiễm: EC3
Mức đền bụ được xác định theo hệ số K (theo phạm vi và mức độ
ảnh hưởng)
2.2.7. Chi phí khác:
2.2.7.1. Chi phí của việc sử dụng đất: DC
DC =Q.S .P
Q: năng suất trung bình
P: Giá lg thực
S: Diện tích bị mất

2.2.7.2. Chi phí khác chưa lượng hoá:
- Mất cảnh quan tự nhiên
- Gây xói mòn, bồi lắng đất
- Ảnh hưởng tiềm năng tới môi trường nước ngầm


×