Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Hệ thống đảm bảo an ninh an toàn trong khách sạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.23 KB, 22 trang )

Bộ môn: An ninh an toàn trong khách sạn

Danh sách nhóm
1. Trần Thu Trang

6. Nguyễn Phúc Nguyên Khanh

2. Nguyễn Minh Trang

7. Đào Tiến Minh

3. Nguyễn Huyền Trang

8. Phạm Minh Châu

4. Lương Khánh Ninh

9. Nguyễn Hương Nga

5. Dương Mai Ly

1


Các trang thiết bị đảm bảo an ninh an toàn trong khách sạn
I .Hệ thống Camera ............................................................................................................... 3
1. Phân loại camera quan sát theo kỹ thuật hình ảnh.........................................................3
2. Phân loại Camera quan sát theo kỹ thuật đường truyền.................................................5
3. Phân loại Camera qua sát theo tính năng sử dụng.........................................................7
3.1. Camera quan sát dạng Dome (Camera áp trần)...................................................7
3.2. Camera quan sát bí mật (camera ngụy trang).......................................................8


3.3. Camera quan sát hình hộp...................................................................................8
3.4. Camera quan sát hồng ngoại ( IR Camera)...........................................................9
3.6. Camera quan sát PTZ..............................................................................................9
II. Hệ thống phòng cháy , chữa cháy ...................................................................................10
1.Phòng cháy chữa cháy tự động ....................................................................................10
1.1.Vỉ phun nước từ vách tường...................................................................................11
1.2.FIRE HOSEREEL....................................................................................................11
2.Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler..........................................................................12
2.1.Kết cấu hệ thống sprinkler.......................................................................................13
3. Bình bột chữa cháy.......................................................................................................16
3.1. Cấu tạo.................................................................................................................. 16
3.2. Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bình..........................................................................16
3.3. Tính năng tác dụng................................................................................................16
3.4. Nguyên lý chữa cháy..............................................................................................17
3.5. Cách sử dụng.........................................................................................................17
3.6. Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng......................................................................18
4. Một vài lưu ý tự phòng cháy chữa cháy ......................................................................18
III.Các loại biển báo trong khách sạn....................................................................................19
IV. An ninh an toàn trong phòng khách và hệ thống thông tin về an ninh an toàn trong phòng
khách ................................................................................................................................... 22
1. An ninh an toàn trong phòng khách.............................................................................22
2


2. Hệ thống thông tin về an ninh an toàn trong phòng khách ...........................................22

I .Hệ thống Camera
1. Phân loại camera quan sát theo kỹ thuật hình ảnh
Camera quan sát Analog:


3


Ghi hình băng từ xử lý tín hiệu analog, xử lý tín hiệu màu vector màu
Loại Camera này có chất lượng hình ảnh kém , và có rất ít khách hàng sử dụng
Camera quan sát CCD (Charge Couple Device) (100% số):

Camera quan sát CCD sử dụng kĩ thuật CCD để nhận biết hình ảnh. CCD là tập
hợp những ô tích điện có thể cảm nhận ánh sáng sau đó chuyển tín hiệu ánh
sáng sang tín hiệu số để đưa vào các bộ xử lý. Nguyên tắc hoạt động của CCD
có thể mô tả dưới đây:
CCD thu nhận những hình ảnh thông qua các hệ thống thấu kính của Camera
quan sát. CCD có hàng ngàn những điểm ảnh sẽ chuyển đổi ánh sáng thành
những hạt điện tích và được số hoá. Đây là một qúa trình chuyển đổi tương tự
số.
Các thông số kỹ thuật của Camera quan sát CCD là đường chéo màn hình cảm
biến (tính bằng inch ). Kích thước màn hình cảm biến càng lớn thì chất lượng
càng tốt. (màn hình 1/3 inch Sony CCD sẽ có chất lượng tốt hơn 1/4 inch CCD,
vì 1/3 inch > 1/4 inch). Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất cảm biến hình ảnh
nhưng chỉ có cảm biến hình của Sony và Sharp hình ảnh đẹp và trung thực. Chất
lượng của Sharp kém hơn chất lượng của Sony và giá thành rẻ hơn.
Camera quan sát CMOS (complementary metal oxide semiconductor).

4


Camera quan sát CMOS có nghĩa là chất bán dẫn có bổ sung oxit kim loại. Các
loại Camera số sử dụng công nghệ CMOS. Các Camera số thương mại sử dụng
công nghệ CMOS thì chưa đủ khả năng cung cấp trong thời điểm này khi so
sánh chất lượng hình ảnh với Camera CCD. Các Camera thương mại dùng công

nghệ CMOS có giá thành khoảng 1000 USD đến 20000 USD.
Các Camera quan sát số sử dụng công nghệ CMOS và CCD có ưu điểm rất rõ
rệt so với Camera camera analog về độ rõ nét và chất lượng hình ảnh
2. Phân loại Camera quan sát theo kỹ thuật đường truyền
(Có 3 loại: Camera quan sát có dây, Camera quan sát không dây, IP Camera
(Camera quan sát mạng)
Camera quan sát có dây.

Camera quan sát có dây có ưu điểm đó là khả năng an toàn cao, tính bảo mật tốt
được sử dụng, truyền tín hiệu trên dây cáp đồng trục khoảng 75ohm -1Vpp, dây
C5. Đây là giải pháp được đánh giá là an toàn, chúng tôi cũng khuyến khích các
bạn nên dùng loại Camera quan sát có dây, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt
khác.Chú ý rằng khi truyền với khoảng cách xa thì cần có bộ khuyếch đại để
tránh việc tín hiệu đường truyền suy hao, dẫn đến chất lượng hình ảnh không
tốt.
5


Camera quan sát không dây.

Giống như tên gọi, các Camera quan sát này đều không có dây. Nhưng rất tiếc
là cũng không hoàn toàn như vậy.Các Camera này vẫn cần thiết phải có dây
nguồn. Các loại Camera quan sát không dây có ưu điểm đó là dễ thi công lắp
đặt do không cần đi dây, tuy nhiên Camera quan sát có hệ số an toàn không cao
Có 1 số vấn đề cần quan tâm đối với thiết bị không dây. Đó là tần số bạn sử
dụng.Camera quan sát không dây sử dụng sóng vô tuyến RF để truyền tín hiệu
thường tần số dao động từ 1,2 đến 2,4MHZ. Camera quan sát không dây được
sử dụng khi lắp đặt tại các khu vực địa hình phức tạp khó đi dây từ Camera
quan sát đến các thiết bị quan sát, ví dụ như các ngôi nhà có nhiều tường chắn.
Đối với khoảng cách xa hàng ngàn mét chúng ta cần phải sử dụng những thiết bị

đặc biệt hoạt động ở tần số cao và giá thành khá đắt.
Việc sử dụng Camera quan sát không dây được đánh giá là không an toàn dễ bị
bắt sóng hoặc bị ảnh hưởng nhiễu trước các nguồn sóng khác như điện thoại di
động và thời tiết …
IP Camera (Camera quan sát mạng – người Việt thường gọi là camera ip)

6


IP Camera được kết nối trực tiếp vào mạng thông qua Swich hoặc router, tín
hiệu hình ảnh và điều khiển được truyền qua mạng. Tất cả các camera muốn
hiển thị hoặc ghi hình được đều phải thông qua phần mền được cài đặt trên máy
vi tính.
Hiện nay hệ thống camera IP có rất ít mẫu mã để lựa chọn và giá thành khá cao
(Có một số loại rẻ tiền thì dùng cảm biến hình không tốt) nên nó chỉ phù hợp
với những nơi có khuôn viên nhỏ như nhà riêng hoặc các cửa hàng nhỏ.
3. Phân loại Camera qua sát theo tính năng sử dụng
3.1. Camera quan sát dạng Dome (Camera áp trần).

7


Đây là loại Camera quan sát thường được đặt trong nhà, kiểu dáng hình bán
nguyệt rất trang nhã và thường được gắn ốp lên trần nhà. Camera này có tính
năng bảo mật cao và thẩm mỹ phù hợp để gắn trong các văn phòng, khách sạn,
nhà hàng, quầy tiếp tân …
3.2. Camera quan sát bí mật (camera ngụy trang)

Giống như tên gọi, Camera quan sát này không thể nhận biết được. Nó có nhiều
hình dạng và kích thước khác nhau, có thể ngụy trang và tránh bị phát hiện.

Camera quan sát có thể ngụy trang trong ố cắm điện, bức tranh hay bình hoa …
Ngoài ra nó còn có những mẫu mã khác dạng đầu báo khói. Có những loại
camera quan sát gắn chỉ âm tường hoặc giấu vào vật gì đó chỉ chừa lại 1 lỗ ống
kính bằng bằng đầu tăm mà thôi.
3.3. Camera quan sát hình hộp.

Đây là loại Camera quan sát truyền thống thường được dùng trong các nhà
xưởng, khu vực ngoài trời hoặc có khuôn viên rộng …. Tuỳ thuộc vào nhu cầu
quan sát của khách hàng mà Camera quan sát này có thể thiết kế để nhìn xa hay
8


nhìn gần khi thay đổi ống kính. Loại camera quan sát này rất đa dụng nên
thường được sử dụng rất nhiều, có thể gắn thêm đế xoay để camera xoay, cũng
có thể gắn thêm hộp bảo vệ để chống mưa, nắng, chống phá hoại ..
3.4. Camera quan sát hồng ngoại ( IR Camera)

Camera quan sát hồng ngoại này có khả năng quan sát ban đêm khi tắt hết đèn
(0 Lux) Khoảng cách quan sát của Camera quan sát phụ thuộc vào công suất
của đèn hồng ngoại. Khoảng cách quan sát trong bóng tối của Camera quan sát
hồng ngoại thông thường sẽ quan sát trong phạm vi dao động khoảng 10m đến
60m. Một số loại đặc biệt thì có khả năng quan sát xa hơn, thậm chí khoảng 300
m.
Trong điều kiện môi trường ánh sáng ban ngày thì Camera quan sát hồng ngoại
cũng quan sát bình thường như tất cả các loại camera quan sátkhác.
Camera quan sát hồng ngoại có thể quan sát được trong điều kiện tối 100% v à
hình ảnh s ẽ chuyển sang chế độ trắng đen
3.5. Camera quan sát Day & Night (Camera ngày và đêm)

Màn hình tự động khuếch đại ánh sáng làm rõ hình ảnh khi ánh sáng tối, tuy

nhiên tối 100% sẽ không quay được mà cần phải gắn thêm ống kính hồng ngoại.
3.6. Camera quan sát PTZ

P: Pan – Quay ngang (trái/phái)
T: Tilt – Quay dọc (l ên/xu ống)
Z: Zoom – (Phóng to)

9


Pan/Tilt/Zoom hay những họ tương tự được biết đến với cái tên thương mại là
PTZ Camera. Camera quan sát hỗ trợ khả năng quay 4 chiều, phóng to thu nhỏ
hình ảnh. Camera quan sát này có thể kết nối và điều khiển thông qua bàn điều
khiển chuyên dụng, máy vi tính hoặc đầu ghi hình kỹ thuật số. Hơn nữa Camera
quan sát có thể được lập trình các vị trí tuần tra để hoạt động, nên nó có thể làm
tất cả các công việc cho bạn.

II. Hệ thống phòng cháy , chữa cháy
Ngày nay, cùng với những hiểm họa có thể xảy ra với con người th́ì hỏa
hoạn cũng là một trong những mối nguy hiểm mà con người cần phải đề phòng
nhất. Hậu quả mà nó gây ra cho chúng ta là rât lớn, rất khó có thể lường được.
Do đó vấn đề mà chúng tôi đề cập ở đây là chúng ta cần có cảnh giác cao về
pḥng cháy, chữa cháy. Chúng ta cần trang bị đầy đủ những phương tiện pḥng
cháy chữa cháy để kịp thời xử lí nhanh khi có sự cố xảy ra. Chỉ có những hệ
thống báo cháy, chữa cháy được thiết kế đúng đắn, đầy đủ chức năng, ổn định
và đạt tiêu chuẩn mới có thể đảm bảo cho khách sạn một cách chắc chắn khỏi
những rủi ro do hỏa hoạn gây ra.
1. Phòng cháy chữa cháy tự động
Sơ đồ cơ bản hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động


10


1.1.

1. Bình chữa cháy

6. Bộ phận kích hoạt hệ
thống bằng tay

2. Hệ thống ống dẫn

7. Đồng hồ chỉ thị chế độ
hoạt động

3. Đầu phun sprinkler

8. Đầu ḍ, đầu báo

4. Màn hình hiển thị

9. Màn chắn lửa

5. Chuông báo

10.Tủ trung tâm

Vỉ phun nước từ vách tường

Chữa cháy dung vỉ phun nước từ vách tường

1.2.

FIRE HOSEREEL

11


Trạm bơm cung cấp nước chữa cháy được kết nối với hệ thống họng lấy
nước vách tường. Do đó khi sử dụng hệ thống họng nước chữa cháy vách
tường, chúng ta chỉ cần mở van chặn ngay lập tức ḍng nước áp lực cao sẽ
phun ra chữa cháy, khi đó áp lực bơm nước sẽ giảm, hệ thống bơm nước sẽ
tự động làm việc để cung cấp nước chữa cháy.
2. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất
hịện nay. Nó dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực
đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đă
được xác định trước. "Hệ Thống Sprinkler là một hệ thống liên kết các
đường ống chạy ngầm dưới đất và trên mặt đất, được thiết kế theo những
tiêu chuẩn của công nghệ chữa cháy. Có thể bố trí một hoặc nhiều nguồn cấp
nước tự động. Phần hệ thống nằm trên mặt đất là một mạng đường ống được
thiết kế theo nguyên tắc "tính toán thủy lực" hoặc nguyên tắc "định cỡ đường
ống", và được lắp đặt bên trong một building, một công tŕnh kiến trúc, hoặc
một khu vực, mà nh́n chung, nó nằm cao qúa đầu, và trên đường ống ấy,
những đầu sprinklers được bố trí sao cho khi phun nước ra, nó bao trùm một
vùng không gian được tính toán trước. Van điều khiển mỗi riser của hệ thống
được đặt trên riser hoặc trên đường ống cấp nước cho nó. Mỗi riser của hệ
thống sprinkler gồm có một thiết bị kích hoạt báo động khi hệ thống khởi
động vận hành chữa cháy. Thường th́ hệ thống được kích hoạt bằng nhiệt
phát ra từ đám cháy, và nó phun nước ra phủ trên khu vực có cháy.
Có nhiều loại hệ thống sprinkler:


12


2.1.

Kết cấu hệ thống sprinkler

Wet Pipe System (Hệ Thống Có Nước). Là hệ thống sprinkler có các
đầu sprinklers tự động được gắn vào hệ thốngĐƯỜNG ỐNG CÓ
CHỨA SẴN NƯỚC, và nối kết với nguồn nước, nhờ đó, nước sẽ
phun ra ngay lập tức qua các sprinklers đă mở do nhiệt từ đám cháy
phát ra kích hoạt.

13


2.2.

Dry Pipe System (Hệ Thống Khô).

Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động được gắn vào hệ
thống ĐƯỜNG ỐNG CÓ CHỨA không khí hoặc nitrogen được duy tŕ
bởi áp lực, và khi sprinklers đă mở do nhiệt từ đám cháy phát ra kích
hoạt, khí bên trong đường ống thoát ra, cho phép áp lực nước làm mở
dry pipe valve. Nhờ đó, nước chảy vào hệ thống đường ống, và rồi
phun nước ra qua các sprinkler đă mở.

2.3.


Preaction System (Hệ Thống Kích Hoạt Trước).

Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động được gắn vào hệ
thống đường ống có chứa không khí, có thể có hoặc không có áp lực,
và có một hệ thống báo cháy bổ sung được lắp đặt tại cùng những vị
trí có đặt đầu sprinkler. Khi hệ thống báo cháy kích hoạt, nó sẽ mở
van cho phép nước chảy vào hệ thống đường ống, và rồi phun nước ra
qua các sprinkler đă mở.
14


2.4.

Deluge System (Hệ Thống Hồng Thủy).

Là hệ thống sprinkler dùng các đầu sprinklers mở sẵn được gắn vào
một nguồn nước, qua một van mà van đó sẽ được mở do sự kích hoạt
của một hệ thống báo cháy được lắp đặt tại cùng những vị trí có đặt
đầu sprinkler. Khi van này mở, nước sẽ chảy vào hệ thống đường ống,
và rồi phun nước ra qua tất cả các sprinklers đă lắp đặt.

2.5.

Combined Dry Pipe-Preaction System (Hệ Thống Kết Hợp Hồng
Thủy-Kích Hoạt Trước)

Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động được gắn vào hệ
thống đường ống có chứa không khí, có áp lực, và có một hệ thống ḍ
cháy bổ sung được lắp đặt tại cùng những vị trí có đặt đầu sprinkler.
Khi hệ thống ḍ cháy kích hoạt, nó sẽ kích các thiết bị nhả và rồi thiết

bịi nhả này sẽ mở các dry pipe valves cùng lúc mà không mất áp lực
không khí trong hệ thống. Việc kích hoạt hệ thống báo cháy cũng làm
mở các van xả khí đặt ở điểm cuối của feed main. Các van xả khí,
thông thường, sẽ được mở trước khi các đầu sprinkler mở. Hệ thống ḍ
cháy đồng thời cũng hoạt động như một hệ thống báo động....

15


3. Bình bột chữa cháy
3.1. Cấu tạo

Vỏ bình làm bằng thép, có dạng hình trụ, thường sơn màu đỏ, có gắn nhãn mác
của nhà sản xuất và thông số kỹ thuật của bình. Bên trong chứa bột khô. Khí
đẩy được nén trực tiếp trong bình hoặc nén vào chai gắn trên bên trong bình.
Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả cùng với khoá van và đồng hồ đo áp
lực. Vòi và loa phun liền với cụm van xả.
3.2. Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bình

Bình bột chữa cháy thường được sử dụng là loại bình có ký hiệu ABC-2; ABC4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8.
- Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy
đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:
+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…
+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…
+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…
- Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng
kilôgam.
3.3. Tính năng tác dụng

Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn,

lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ bình chữa
cháy ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn,
chất lỏng, chất khí dễ cháy... Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu
quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những
đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

16


3.4. Nguyên lý chữa cháy

Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác
nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực
tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám
cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy
không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám
cháy bị dập tắt.
3.5. Cách sử dụng

* Đối với loại xách tay:
- Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.
- Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
- Giật chốt hãm kẹp chì.
- Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.
- Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình.
- Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám
cháy.
* Đối với bình xe đẩy
- Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột

vào gốc lửa.
- Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt
đất.
- Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
Chú ý:
- Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập
các đám cháy cho phù hợp.
- Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy
trong).
- Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh
phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
- Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà
chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
- Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
17


- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng
3.6. Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng

- Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.
- Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt
mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C.
- Nếu để ngoài nhà phải có mái che.
- Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị
rung động.
- Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3
tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải nạp lại khí.
- Bình chữa cháy sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp

tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.
- Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho
khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng "xì xì", phải lập
tức ngừng và kiểm tra lại.
- Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra
thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30
MPa.
- Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lợng ban đầu.
- Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.
- Kiểm tra vòi, loa phun
4. Một vài lưu ý tự phòng cháy chữa cháy
4.1. Lắp chuông báo khói và kiểm tra thường xuyên

- Lắp chuông báo khói ở nhiều vị trí trong nhà bạn - đó là cách đơn giản nhất
bạn có thể làm để loại trừ nguy cơ chết cháy trong nhà.
- Kiểm tra pin ở chuông báo khói hàng tuần và mỗi năm nên thay một lần đừng bao giờ vứt chúng đi.
4.2. Lưu ý khi nấu ăn

- Hơn một nửa các vụ cháy tình cờ trong nhà bắt nguồn từ khu vực nấu nướng.
- Chú ý nhiều hơn khi đun với dầu nóng và đừng để trẻ một mình trong bếp khi
đang bật lò sưởi, lò nướng...
4.3. Dự trù đường đi nếu có hỏa hoạn và kiểm tra nguy cơ cháy nổ trong
nhà trước khi đi ngủ

- Luôn xác định trước đường chạy khỏi nhà nếu có hỏa hoạn và đảm bảo rằng
mọi người trong gia đình đều biết kế hoạch này.
18


- Khi có cháy, đừng xử lý một mình - hãy thoát ra ngoài và gọi cứu hỏa.

- Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để định vị vụ cháy nếu đã ngủ rồi. Vì thế, hãy
kiểm tra khắp nhà trước khi lên giường ngủ.
4.4. Đừng nhét quá nhiều thứ vào một ổ điện

- Cố gắng để mỗi ổ điện chỉ có một phích cắm - quá nhiều thiết bị điện cắm vào
một ổ có thể gây quá tải, và gây nóng lên, chập điện, cháy dây...(nhất là đối với
dây hoặc ổ điện cũ).
4.5. Thuốc lá - tắt đúng cách, đúng chỗ

- Nhiều người đã chết trong các đám cháy bắt nguồn từ thuốc lá hơn bất cứ từ
các nguyên nhân gây hỏa hoạn nào khác.
- Luôn dụi tàn thuốc lá đúng cách và vứt chúng cẩn thận.
4.6. Cẩn thận khi dùng nến

- Nến, đèn trang trí đang gây ra ngày càng nhiều vụ cháy. Hãy đảm bảo rằng
nến được đặt trong các đế cứng, ổn định, và tránh xa rèm cửa, giấy và các vật
liệu vụn.
- Luôn tắt nến khi bạn ra khỏi phòng hoặc đi ngủ

III.Các loại biển báo trong khách sạn
Biển báo hướng
dẫn

Biển báo nguy
hiểm

Có nhiều hình
dạng và màu sắc
khác nhau tùy
vào thông tin

biểu thị

Thường có màu
đỏ, nổi bật ,có
hình vẽ gây chú ý
tơi người xem

Thông báo, thông Thông báo thông
tin cho mọi
tin giúp mọi ng
người
biết những định
hướng cần thiết
hoặc những điều
có ích cho bản
thân và khách
sạn

nhằm báo điều
cấm hoặc hạn chế
mà khách và
nhân viên phải
tuyệt đối tuân
theo

Biển báo lưu ý
Thường có màu
vàng,xanh da trời
có hiình miêu tả
Đặc điểm chung

hành động để
thông tin cho mọi
người

Công dụng

19


Biển đang sửa
chữa
Biển trơn trượt

Biển số phòng

Biển báo hướng
Biển báo nguy
dẫn đường, sơ đồ hiểm
Bảng menu

Ứng dụng trong
ksạn

Biển cấm lửa

Biển báo phòng
vệ sinh

Biển cấm hút
thuốc


Biển báo các
phòng, các bộ
phận
Biển bao khu vực
Sơ đồ

20


21


IV. An ninh an toàn trong phòng khách và hệ thống thông tin
về an ninh an toàn trong phòng khách
1. An ninh an toàn trong phòng khách
- Các loại khóa an toàn
- Hệ thống nhận dạng sinh trắc học
- Mắt thần trên cửa
- Hệ thống thông tin liên lạc trong phòng khách
2. Hệ thống thông tin về an ninh an toàn trong phòng khách
- Khóa cửa 2 lần
- Cách mở cửa sổ
- Trang thiết bị an ninh an toàn đặc biệt
- Két an toàn tại phòng khách và lễ tân
- Thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

22




×