Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư 2000 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.76 KB, 10 trang )

UBND XÃ IA RBOL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TD ĐKXD ĐSVH
Ia Rbol, ngày 30 tháng 6 năm 2016
Soá: /BC-BCĐ

BÁO CÁO
Tổng kết 15 năm thực hiện Cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” (2000 - 2015)
I. TÌNH HÌNH CHUNG:
Xã Ia Rbol nằm Phía nam của thị xã Ayun Pa, cách trung tâm thị
xã 3km, phía Đông giáp xã Ia Sao, Phía Tây giáp xã Chư Băh, phía
Nam giáp huyện Ia Hleo tỉnh Đăk Lăk, phía Bắc giáp phường Sông
Bờ; có 7 thôn nằm rải rác theo dọc đường liên xã.
Sau khi chia tách xã theo Nghị định 50 của Chính phủ ngày
30/3/2007 hiện nay diện tích đất tự nhiên của xã có 8.456,52 ha, trong
đó đất lâm nghiệp 427,81 ha, đất nông nghiệp 1.934,16 ha, đất phi
nông nghiệp 194,28 ha, đất chưa sử dụng 894,28 ha; có 7 thôn với 838
hộ, 4.479 khẩu, DTTS chiến 99,7%. Đại đa số sống chủ yếu bằng
nghề nông.
- Tình hình đời sống của nhân dân có bước phát triển ổn định
mọi mặt, tình hình kinh tế xã hộ từng bước nâng cao. Quốc phòng an
ninh được giữ vững; trong những năm qua tình hình thời tiết, dịch
bệnh diễn ra phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản thường xuyên
biến động đã tác động một phần không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó các thế lực thù địch vãn tiếp
tục chỉ đạo “Diễn biến hoà bình”, một số đối tượng còn chưa thực sự
chuyển biến cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai, cuộc
vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân


cư”
II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRIỂN KHAI CUỘC
VẬN ĐỘNG
1. Công tác quán triệt, hướng dẫn, tuyên truyền về Cuộc vận
động:
Hàng năm, hội nghị sơ kết 6 tháng, tổng kết năm, Ban chỉ đạo xã
đã lồng ghép quán triệt, hướng dẫn Ban công tác Mặt trận các Bôn,
1


làng về triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá ở khu dân cư”, xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, ban hành
kế hoạch thực hiện Cuộc vận động đến việc khảo sát chọn làng triển
khai xây dựng mô hình điểm tại các Bôn, làng; trực tiếp kiểm tra công
tác triển khai làm điểm của xã, tại các Bôn, làng, từ đó đánh giá rút
kinh nghiệm điều chỉnh kịp thời. Qua đó lồng ghép việc tuyên truyền,
phổ biến chủ trương, Đường lối của Đảng, Chính sách - Pháp luật của
Nhà nước với việc tuyên truyền Cuộc vận động “Toàn đân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và Chương trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn xã, giúp cho việc triển khai Cuôc vận động
có hiệu quả, sát với tình hình thực tế của xã.
Cuộc vận động đã được Ban chỉ đạo xã tổ chức quán triệt và
hướng dẫn cụ thể các bước triển khai thực hiện đến Ban công tác Mặt
trận các Bôn, làng đồng thời triển khai 1.965 buổi tuyên truyền, vận
động với trên 189.356 lượt người tham gia, bằng hình thức tuyên
truyền như: tuyên truyền trực tiếp tại các buổi sinh hoạt khu dân cư,
thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết Bôn, làng, phối hợp chặt chẽ
với già làng, người có uy tín, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc; chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào lao động

sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền vững.
2. Kết quả đạt được
Thực hiện kế hoạch và hướng dẫn của Ban chỉ đạo Thị xã về
việc triển khai Cuộc vận động, Thường trực Ban chỉ đạo xã - Uỷ ban
Mặt trận Tổ quốc xã và hệ thống chính trị xã hội đã cụ thể hóa vào nội
dung, chương trình công tác cuả tổ chức mình; triển khai vận động,
tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động trong cán
bộ đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Ban công tác Mặt
trận các bôn, làng có kế hoạch cụ thể phối hợp với các ngành liên
quan và các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện Cuộc vận động có
434 hộ công nhận gia đình văn hóa năm 2007, đến năm 2015 là 597
hộ công nhận gia đình văn hóa.
Cuộc vận động đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người
dân, nhiều làng thực hiện tốt nếp sống văn minh trong cưới, việc tang
và lễ hội, bỏ dần những hủ tục lạc hậu và các hoạt động lợi dụng tôn
giáo - tín ngưỡng làm ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe và môi trường;
nhiều hộ gia đình đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc nuôi
con, dạy con cháu, tự nguyện đưa con,em trong độ tuổi đến trường,
thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, không sinh con
2


thứ ba để có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn. Nhiều hộ gia
đình đã thay đổi dần cách thức lao động sản xuất, mạnh dạn đổi mới
cách làm ăn; biết tiếp thu, học hỏi cái mới, tiến bộ, biết áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, chuyên đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù
hợp với điều kiện đất đai và năng lực tổ chức sản xuất của gia đình.
- Nội dung quán triệt ý nghĩa, mục đích của Cuộc vận động “
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đồng
thời bàn biện pháp thực hiện thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động xã

Ia Rbol.
Tiến hành tổ chức họp phát động phong trào quần chúng trong
toàn xã, Đồng thời tập trung xây dựng 3 khu dân cư làm điểm Bôn
Rưng Ma Nin, Bôn Rưng Ma nhiu, Bôn Sar năm 2005 đến nay đạt kết
quả như sau:
2.1. Làng làm điểm Bôn Rưng Ma Nin đã được Tỉnh công nhận
làng văn hoá và duy trì thành tích đạt chuẩn Làng văn Hóa từ năm
2005 đến nay. Công tác định canh, định cư được ổn định 100%, xây
dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh tế vườn từng bước
phát triển đi lên.
Qua Cuộc vận động lần này cho thấy tinh thần đoàn kết các tầng
lớp nhân dân được củng cố trên cơ sở, phát huy dân chủ của nhân dân.
2.1. Kết quả Cuộc vận động 5 nội dung 25 tiêu chuẩn:
a. Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước
phát triển, chung sức xây dựng nông mới.
Giúp đỡ nhau phát triển kinh tế trước khi triển khai Cuộc vận
động đời sống văn hoá của nhân dân các bôn, làng đồng bào DTTS
nói riêng toàn xã Ia Rbol nói chung còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ
đói, hộ nghèo còn cao. Sau cuộc vận động thực hiện theo quy ước,
hương ước nhân dân tập trung phát triển sản xuất, được hỗ trợ của
Nhà nước, chi nhánh ngân hàng cho nhân dân vay vốn xoá đói giảm
nghèo trung hạn và dài hạn. Đầu tư sản xuất và chăn nuôi bò hàng
năm được thu nhập có hiệu quả cao.
- Bình quân mức tăng trưởng kinh tế đạt 20-30%.
- Bình quân lương thực đầu người 45kg/người; giá trị thu nhập
bình quân đầu người bằng tiền là: 1.350.000/ người/ tháng.
- Toàn xã có 320 nhà kiên cố, 350 nhà bán kiên cố, 14 nhà tạm
bợ, 90% hộ dân có phương tiện nghe nhìn; 70% số hộ có phương tiện
đi lại; Tỷ lệ hộ gia đình có máy móc phục vụ sản xuất: 65%.
3



b. Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh,
phong phú, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chăm lo
sự nghiệp giáo dục; chăm lo sức khỏe, thực hiện dân số kế hoạch
hóa gia đình.
- Duy trì phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo tồn các lễ cúng
lúa mới; các dịp lễ lớn của ông bà, cha, mẹ, chú, bác; thực hiện nếp
sống văn minh, con cháu hiếu thảo, tôn trọng, lễ phép với cha mẹ, cha
mẹ biết cách nuôi dưỡng con; quan hệ bà con làng xóm đoàn kết
không chia rẽ, quan tâm giúp đỡ nhau ở khu dân cư.
- Sự nghiệp giáo dục: Mọi gia đình trong khu dân cư đều có
trách nhiệm đưa con cháu trong độ tuổi đến trường đạt 100%. Không
có học sinh bỏ học.
- Phối hợp với nhà trường thực hiện công tác xoá mù chữ, mở
lớp dạy thêm trong thời gian 3 tháng, thu hút thanh niên hăng hái tham
gia và thi đua học tập.
- Quan tâm đầu tư giúp đỡ đối với học sinh nghèo DTTS về sách
vở.
- Công tác Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, Dân số - KHHGĐ: Mỗi
cặp vợ chồng sinh đẻ có kế hoạch, không sinh quá 3 con; mỗi đợt vận
động đại đa số nhân dân tự giác tham gia áp dụng các biện pháp tránh
thai như: đặt vòng, dùng bao cao su, tiêm thuốc, uống thuốc ngừa thai
và các biện pháp. Thực hiện tốt việc tiêm phòng vacxin đúng thời gian
quy định của ngành y tế; định kỳ trẻ em và phụ nữ có thai đều đến
tiêm phòng đầy đủ, không có trẻ em hoặc phụ nữ không đến tiêm.
c. Đoàn kết xây dựng Môi trường cảnh quanh sạch đẹp.
- Vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh, quét dọn đường làng, ngõ
xóm. Đảm bảo môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp, các gia đình
hưởng ứng tham gia nhiệt tình.

- Vận động nhân dân di dời chuồng trại nuôi gia súc ra xa khu
vực nhà ở, chủ động phòng chống các bệnh dịch như sốt rét, sôt xuất
huyết, dịch cúm … Thực hiện nuôi nhốt gia súc, không thả rông gây
ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
-Thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý
tập trung theo quy định; nhiều gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh:
nước sạch, nhà tắm, hố xí; nhà ở khu dân cư, các công trình công
cộng, nghĩa trang được xây dựng từng bước theo quy hoạch; thường
xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân về bảo vệ môi trường sinh
4


thái; vận động nhân dân cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước; cải tạo
các ao, hồ sinh thái; trồng cây xanh.
d. Đoàn kết phát huy phát huy dân chủ, chấp hành tốt
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà
nước; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh.
- Quy chế dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Do vậy quần chúng nhân dân nâng cao tốt nhận thức và nghĩa vụ
của công dân, họ phát huy mọi khả năng trí tuệ tham gia rộng rãi trong
việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội văn hoá ở địa phương
và ở mỗi cộng đồng dân cư. Những thiếu sót trong hoạt động công tác
của Chính quyền được nhân dân mạnh dạn tham gia góp ý; xây dựng
HĐND - UBND thật sự là Chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Đấu tranh, kiểm điểm các cá nhân có tính xấu, trộm cắp tài sản
của người khác, trường hợp nếu có trong khu dân cư có cán bộ đảng
viên, già làng, trưởng thôn, các ban ngành đoàn thể đến khuyên răn,
giáo dục. Hoà giải các xích mích phát sinh giữa các hộ dân, người
dân. Trong quá trình hòa giải chủ yếu sử dụng hiến pháp, pháp luật và

một số luật tục phù hợp với Pháp luật hiện nay.
Tình hình an ninh chính trị, mặc dù có sự kiện xảy ra những năm
2001, năm 2004, có một số người dân bị lừa phỉnh, đi theo đạo tin
lành Đêga; Đảng, Chính quyền, UBMTTQ cùng các đoàn thể kịp thời
giáo dục tư tưởng họ từ đó trở lại bình thường hoà nhập với cộng đồng
tập trung lao động sản xuất, .
- Xã Ia Rbol có 3 tôn giáo đang hoạt động bình thường là Tin
lành, Công giáo, Cơ đốc. Các giáo dân nghiêm túc chấp hành pháp
luật, thực hiện kính chúa yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo.
e. Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng;
phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp
nghĩa”, “Tương thân, tương ái”.
- Hàng năm nhân dân rất tích cực quyên góp ủng hộ các loại quỹ
như: chiến sỹ mùa đông, quỹ quốc phòng toàn dân, quỹ công ích và
quỹ vì người nghèo hàng năm đạt kết quả tốt.
- Các hộ chính sách của xã có mức sống trung bình trở lên, vận
động nhân dân toàn xã ủng hộ quỹ vì người nghèo từ 2-3 triệu đồng.
Hỗ trợ giúp đỡ cho hộ chính sách có công với cách mạng, mồ côi,
5


người già cô đơn. Ngoài ra nhân dân tự vận động, khi có hoạn nạn
giúp đỡ, giúp nhau ngày công sửa chửa nhà cửa, bò rào, chuồn trại...
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp với chinh
quyền và các ban, ngành, đoàn thể sự chủ động vào cuộc của Ban chỉ
đạo xã, sự phối hợp chặt chẽ của các Ban công tác Mặt trận Bôn, làng
trong xã, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” đã được quán triệt, hướng dẫn, tuyên truyền đến
đông đảo các tầng lớp nhân dân; đã thu hút được sự quan tâm, hưởng

ứng của nhân dân. Qua 15 năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động đã
mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần cùng với Đảng, chính
quyền địa phương đẩy mạnh tốc độ trên địa bàn xã.
Nhiều Bôn, làng đã có những cách làm hay, hiệu quả trong việc
triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm. Cùng với các
phong trào, các cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, “Làm thay đổi
nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn
lên thoát nghèo bền vững”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam” đã trở thành một trong những hoạt động trọng tâm trong công
tác hàng năm của xã, Các đoàn thể chính trị - xã hôi trong xã
Việc triển khai Cuộc vận động đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo
sát sao của cấp ủy Đảng; sự phối hợp của chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và các Đoàn thể xã; sự chung tay của các tổ chức, cá nhân trong
việc hỗ trợ, giúp đỡ, hướng đẫn hộ gia đình. Kết quả của Cuộc vận
động đã góp phần quan trọng, thiết thực trong nội dung hoạt động của
chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã.
Kết luận:
- Qua 15 năm thực hiện cuộc vận đông “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” xã Ia Rbol bước đầu tuy còn
khó khăn. Song qua từng bước thực hiện, được sự chỉ đạo trực tiếp
của Đảng uỷ, các khu dân cư có chuyển biến tiến bộ. Qua 15 năm
phấn đấu, đến nay đã có 7/7 Bôn được công nhận Danh hiệu Làng văn
hóa
IV. KHUYẾT ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
KHUYẾT ĐIỂM, HẠN CHẾ:
1. Khuyết điểm, hạn chế:
6



Trong 15 năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn
những mặt yếu kém và hạn chế như sau:
Vai trò chủ trì của Ban chỉ đạo phong trào trong việc thống nhất
hành động với các tổ chức thành viên có mặt còn hạn chế. Mặt trận và
các tổ chức thành viên chưa có nhiều phương thức thích hợp để tập
hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào hành
động cách mạng ở khu dân cư.
Một số cán bộ ban công tác Mặt trận bôn, làng hạn chế về trình
độ chuyên môn, năng lực còn yếu, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ do đó hiệu quả công tác và hoạt động
phong trào còn nhiều hạn chế, kỹ năng tuyên truyền vận động quần
chúng của một số cán bộ còn yếu.
Sự phối hợp thống nhất hành động, lồng ghép các phong trào,
các cuộc vận động của Mặt trận và các tổ chức thành viên để hỗ trợ
nhau là rất cần thiết, nhưng nhìn chung sự phối hợp ở Mặt trận bôn,
làng còn hạn chế. Chưa có sự phối hợp giữa các bôn với nhau.
Về điều kiện cơ sở vật chất, nơi làm việc cho hoạt động Mặt trận
và các đoàn thể bôn, làng còn khó khăn, thiếu thốn.
2. Nguyên nhân khuyết điểm, hạn chế:
+Về khách quan:
- Xã Ia Rbol có điểm xuất phát thấp về phát triển kinh tế, mặt
bằng dân trí của các tầng lớp nhân dân không đồng đều, việc tiếp cận
các tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh tế thị trường còn hạn chế.
- Về khí hậu thời tiết thất thường, sâu bệnh và dịch thường
xuyên xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất, giá cả vật tư thiết yếu phục vụ
sản xuất và đời sống tăng cao ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
- Tình hình an ninh chính trị và an ninh nông thôn cơ bản ổn
định, song vẫn còn những yếu tố phức tạp tiềm ẩn bên trong và sự tác
động của bên ngoài, đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã và
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc.

+Về chủ quan:
Việc nhận thức về vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của Mặt
trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị và trong phong trào chưa được
đầy đủ, do đó chưa phát huy hết vai trò của MTTQVN xã trong công
tác vận động.
7


Một số bôn, làng chưa thực hiện việc xây dựng quy chế phối hợp
giữa chính quyền và Mặt trận, đã làm ảnh hưởng đến công tác phối
hợp và mở rộng mặt trận đoàn kết toàn dân thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Mặt trận và các tổ chức thành viên chưa có nhiều phương thức
thích hợp để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các
phong trào hành động cách mạng ở khu dân cư.
Một số cán bộ ban công tác Mặt trận bôn, làng hạn chế về trình
độ chuyên môn, năng lực còn yếu, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ do đó hiệu quả công tác và hoạt động
phong trào, kỹ năng tuyên truyền vận động quần chúng của một số cán
bộ còn yếu.
Về điều kiện cơ sở vật chất, nơi làm việc cho hoạt động Mặt trận
và các đoàn thể bôn, làng còn khó khăn, thiếu thốn.
IV. Những bài học kinh nghiệm:
Bài học thứ nhất: Sự quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân,
đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và thực hiện cơ
chế, chính sách của chính quyền mang tính quyết định hiệu quả của
công tác trong thời kỳ mới. Ở bôn, làng nào có sự quan tâm của cấp
ủy, Chi bộ về lãnh đạo Mặt trận sâu sát đồng thời quan tâm cử cán bộ

Ban công tác Mặt trận có năng lực, trách nhiệm, nhiệt tình thì ở đó
phong trào có hiệu quả, thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.
Bài học thứ hai, Niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào thực
hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước vào phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực, hiệu quả hoạt
động của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị để xây dựng đồng
thuận xã hội và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân ở địa
phương đạt kết quả.
Bài học thứ ba: Việc thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa
Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND với Ban Thường trực Uỷ ban
MTTQVN xã là những điều kiện quan trọng để Mặt trận hoàn thành
chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Trong cơ chế thị trường hiện nay,
các phong trào, các cuộc vận động ngoài việc tập trung tuyên truyền,
vận động nhân dân thực hiện còn phải có sự phối hợp quản lý, cung
cấp phương tiện, điều kiện thực hiện của chính quyền. Thực tiễn cho
thấy rằng khi nào có sự phối hợp đầy trách nhiệm giữa chính quyền
8


với Mặt trận thì hiệu quả công tác của Mặt trận mới được phát huy
đúng mức.
Bài học thứ tư: Bản thân Ban chỉ đạo và các thành viên phải
không ngừng chủ động, sáng tạo trong hoạt động, bám sát nhiệm vụ
chính trị của địa phương cũng như hướng dẫn của cấp trên để triển
khai công việc; loại bỏ cách làm việc chung chung, đại khái mà phải
đi vào những vấn đề, lĩnh vực cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền lợi
chính đáng thiết thực của người dân.
Bài học thứ năm: Đội ngũ làm công tác Phong trào phải tự mình
trau dồi đạo đức cách mạng, nhiệt tình và tâm huyết với nhiệm vụ,
thường xuyên thực hiện việc tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, nghiệp

vụ công tác Phong trào mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong
thời kỳ mới.
VI. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN
TỚI
1. Nhiệm vụ và giải pháp
1.1. Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động của Ban chỉ đạo và các thành viên, xây dựng đội ngũ cán bộ có
trình độ chính trị và chuyên môn, đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ.
Cán bộ phải được tuyển chọn đúng quy trình và được đào tạo, bồi
dưỡng thường xuyên để nâng cao chất lượng hoạt động.
1.2. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, tăng cường sự
đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện các chủ trương của Đảng, chính sách - pháp luật của Nhà nước,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện chính
sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo trong tình hình mới.
1.3. Tiếp tục phát huy vai trò của các nhân sỹ trí thức, người tiêu
biểu có uy tín trong cộng đồng dân cư, trong đồng bào các dân tộc
thiểu số, trong chức sắc các tôn giáo vận động nhân dân hưởng ứng
các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do chính quyền
và Mặt trận phát động.
1.4. Tiếp tục mở rộng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc
vận động. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tập
trung giảm nghèo nhanh và bền vững, cải thiện đời sống nhân dân,
đảm bảo an sinh xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tiếp tục triển
9



khai việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
1.5. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa HĐND-UBNDMặt trận và các cơ quan Nhà nước theo quy chế phối hợp; Tăng
cường công tác phối hợp với các tổ chức thành viên, tạo sức mạnh
chung trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
VII. Kiến nghị:
- Tăng kinh phí cho công tác thi đua, khen thưởng đối với những
cá nhân, tập thể co thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào.
- Nghiên cứu, xuất bản nhiều ấn phẩm phục vụ tuyên truyền về
phong trào.
Nơi nhận:
- TTr BCĐ thịxã(BC);
- TT Đảng ủy, HĐND,
UBNDxã(BC);
-Lưu.

T/M BAN CHỈ ĐẠO
TRƯỞNG BAN

10



×