Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Giáo án môn GDCD lớp 6 cả năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 78 trang )

Tuần:1

Tiết: 1

BÀI 1:

TỰ CHĂM SÓC RÈN LUYỆN THÂNTHỂ
1. MỤC TIÊU:
1.1/Kiến thức: - Hiểu được thân thể,sức khỏe là tài sản quí nhất của mỗi người, cần phải tự
chăm sóc ,rèn luyện để phát triển tốt .
- Hiểu ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
-Nêu được các tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân.
1.2/Kĩ năng:
-Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác .
-Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
-Biết đặc kế hoạch tự chăm sóc rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó .
1.3/Thái độ: Có ý thức tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Hiểu được thân thể,sức khỏe là tài sản quí nhất của mỗi người.
-Hiểu ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
-Nêu được các tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
3. CHUẨN BỊ:
3.1/Giáo viên: -Tranh ở chiến khu Việt Bắc
3.2/ Học sinh: -Tục ngữ, ca dao về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe.
- Tìm hiểu về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh
4.2/ Kiểm tra miệng : Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của HS.
4.3/Tiến trình bài học:
Giới thiệu bài:
Khám phá: Cha ông ta thường nói: " Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng...." Vậy


sức khoẻ là gì?
GV: Giả sử được ước một trong 3 điều sau, em sẽ chọn điều uớc nào? Vì sao?.
- Giàu có nhưng sức khỏe yếu, ăn không ngon ngũ không yên. ( Thà vô sự mà ăn cơm hẩm,
còn hơn đeo bệnh mà uống sâm nhung ).
- Quyền sang chức trọng nhưng bệnh tật ốm yếu luôn.
- Cơ thể cường tráng, không bệnh tật, lao động hăng say, ăn ngon ngũ kỉ.
? Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện việc đó bằng cách nào?
HS:Trả lời.
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài.
GV: Chuyển ý.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG BÀI HỌC

1


HOẠT ĐỘNG 1: ( 10 PHÚT).
Mục tiêu: Giúp học sinh biết sức khoẻ là rất quan
trọng đối với mỗi người.Rèn luyện thân thể thường
xuyên sẽ giúp chúng ta có được một sức khỏe tốt và
đem lại những điều thật kỳ diệu .
HS: Đọc truyện SGK
GV:Nhắc HS lắng nghe bài.
GV: Em cho biết điều kì diệu nào đã đến với Minh
trong mùa hè vừa qua?
HS: Minh được đi bơi và biết bơi
GV: Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
HS: Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn và kiên

trì luyện tập.
*Giáo dục môi trường:Môi trường có ảnh hưởng
như thế nào đến sức khoẻ?Chúng ta phải làm gì
để bảo
vệ môi trường?
HS:Không vứt rác bừa bãi ..giữ gìn vệ sinh cá
nhân,làm trong sạch môi trường sống ở gia
đình,trường học và khu dân cư
GV: Theo em sức khỏe có cần cho mỗi người hay
không? Vì sao?
HS: Rất cần.Vì có sức khỏe là có tất cả. - >Con
người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt
động như: Học tập, lao động, giải trí...
GV: Nhận xét và bổ sung .
* GV : Sức khoẻ là rất quan trọng trong mỗi chúng
ta , “ Sức khoẻ là vàng” , sức khoẻ là thứ chúng ta
không thể bỏ tiền ra mua được mà nó là kết quả của
quá trình tự rèn luyện , chăm sóc bản thân . Chúng
ta sang phần nội dung bài học sẽ tìm hiểu kĩ vấn đề
này .
HOẠT ĐỘNG 2: ( 20 PHÚT)
Mục tiêu:Giúp HS hiểu sức khỏe có vai trò như
thế nào.Muốn có sức khỏe tốt chúng ta cần làm gì?
? Theo em thế nào là tự chăm sóc sức khỏe?
(Câu hỏi dành cho HS trung bình )
HS: Nghĩa là biết giữ vệ sinh cá nhân ,ăn uống
điều độ, không hút thuốc là và chất gây nghiện
khác,phải biết phòng bệnh,khi có bệnh phải điến
thầy thuốc khám và điều trị.
? Cha ông ta thường nhấn mạnh vai trò quan trọng

của sức khỏe con người như thế nào?
HS: Ông cha ta thường nói: “Có sức khỏe là có tất
cả”, “Sức khỏe quý hơn vàng”
? Vì sao nói :“Sức khỏe là vốn quý của con
người” (Câu hỏi dành cho HS giỏi)
HS: Sức khỏe là tài sản vô giá ,không có gì quý

I/TRUYỆN ĐỌC:
“Mùa hè kì diệu”.

II/NỘI DUNG BÀI HỌC:
1.Khái niệm :Tự chăm sóc
rèn luyện thân thể là biết giữ gìn
vệ sinh cá nhân,ăn uống điều độ,
thường xuyên luyện tập thể dục,
năng chơi thể thao, tích cực phòng
và chữa bệnh, không hút thuốc lá
và dùng các chất kích thích khác.


2


hơn sức khỏe .Chúng ta có sức khỏe thì có tất cả
.Cho nên mỗi người chúng ta cần biết tự chăm sóc
sức khỏe cho bản thân ,giữ gìn vệ sinh các nhân
,ăn uống điều độ ,tích cực phòng bệnh và chữa
bệnh ,hàng ngày luyện tập thể dục,siêng chơi thể
thao để sức khỏe ngày một tốt hơn.
? Sức khoẻ có vai trò như thế nào?

HS: Trả lời
? Theo em sức khỏe có ý nghĩa gì đối với học tập?
Lao động? Vui chơi giải trí?
*GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
HS:Thảo luận và trình bày kết qủa.
Nhóm 1, 2: Chủ đề “Nếu sức khỏe không tốt dẫn
đến hậu quả như thế nào đối với học tập ”?
HS: Sức khỏe không tốt trong lớp học uể oải,mệt
mỏi,không tiếp thu bài giảng,về nhà không học
được bài thì kết quả học tập sẽ kém ……
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 3,4: Chủ đề “Nếu sức khỏe không tốt dẫn
đến hậu quả như thế nào đối với công việc lao
động ”?
HS: Khi làm việc mà sức khỏe không đảm bảo thì
công việc khó hoàn thành,có thể phải nghỉ việc
làm ảnh hưởng tới tập thể,thu nhập sẽ giảm đi…
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
-Nhóm 5, 6:Chủ đề “Khi sức khỏe kém thì thì ảnh
hưởng như thế nào đến sự vui chơi giải trí”
HS-Tinh thần bực bội, khó chịu, chán nản…không
hứng thú khi tham gia các hoạt động tập thể.
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý.
? Hãy cho biết ý nghĩa việc tự chăm sóc rèn luyện
thân thể ?
Trò chơi :”Tiếp sức”:Hãy nêu những hậu quả của
việc không rèn luyện tố sức khỏe?
HS: Tinh thần buồn bực, khó chịu, chán nãn, không

hứng thú tham gia các hoạt động tập thể, tiếp thu
bài học kém hiệu quả, công việc khó hoàn thành.
? Em cho biết những hoạt động cụ thể ở địa phương
em về rèn luyện sức khoẻ.
? Tìm nhưng câu ca dao, tục ngữ nói về sức khoẻ
- Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
- Cơm không rau như đau không thuốc.
- Rượu vào lời ra
? Để có kết quả học tập tốt,lao động tốt,duy trì
cuộc sống vui vẻ,hạnh phúc mỗi chúng ta cần phải
làm gì?

2.Ý nghĩa:
- Sức khỏe là vốn qúy của con
người.
- Sức khỏe tốt giúp chúng ta
học tập tốt, lao động có hiệu quả,
sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.

2/Biện pháp:
- Ăn uống điều độ đủ chất dinh
dưỡng…
3


HS: Chúng ta phải chăm sóc sức khỏe ,tự rèn - Hằng ngày luyện tập thể dục thể
luyện sức khỏe để có sức khỏe tốt.
thao.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
?Hãy kể những việc em tự chăm sóc, giữ gìn sức - Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh

khỏe, rèn luyện thân thể? ( Câu hỏi dành cho triệt để.
HS yếu)
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
? Việc chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thể thao
được biểu hiện như thế nào ?
HS: Chọn môn thể thao mình yêu thích ,phù hợp
với điều kiện ,khả năng,hoàn cảnh để tập luyện .
? Theo em làm thế nào để tăng chiều cao? Muốn
thon thả hơn ngoài tập thể dục thể thao cần có chế
độ ăn ưống như thế nào? ?( Rèn kĩ năng )
HS:-Để tăng trưởng chiều cao phải chú ý đến chế
độ dinh dưỡng ăn thức ăn có chứa:Đạm( thịt
,sửa,trứng…)Sắt(gan,lòng đỏ trứng gà,,)Can
xi(tép ,cua tôm,cá…)
-Thể dục thể thao….
Trực quan:Cho HS quan sát tranh Bác Hồ tập thể
dục.
GV: Quan sát tranh em có suy nghĩ gì?
GV:Phải rèn luyện sức khỏe như thế nào?
?Hiện nay đang có căn bệnh gì lây lan rất nhanh
ảnh hưởng tới tính mạng con người ,chúng ta phải
làm gì để tránh căn bệnh này ?(Giáo dục tình
cảm)
HS:Bệnh H1N1 lây lan rất nhanh.Chúng ta phải
phòng bệnh và chữa bệnh khi mắc phải (rửa tay
bằng xà phòng sát khuẩn,mang khẩu trang…)
Bài tập c SGK/4 :Nêu tác hại của việc nghiện
thuốc lá, rượu bia đến sức khỏe con người ?
( Giáo dục tình cảm )

HS: Hút thuốc là dẫn đến ung thư phổi,và các bệnh III/ BÀI TẬP:
đường hô hấp,làm ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng
đến người xung quanh , Nêu uống rượu bia sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe,khi điều khiển phương tiện
giao thông sẽ không làm chủ được dể gây tai nạn...
HOẠT ĐỘNG 3:Làm bài tập ( 10 phút)
GV cung cấp :
-Ngày thế giới chống hút thuốc lá là ngày :31/5
-Ngày thế giới vì sức khỏe là ngày : 7/4
-Ca dao tục ngữ:
*Bài tập a SGK/ 4.
+Ăn kĩ no lâu ,cày sâu tốt lúa.
Việc làm biểu hiện biết tự chăm
+Cơm không rau như đau không thuốc ....
sóc sức khỏe: 1,2,3,5.
-Bài tập a SGK/ 4.
*Bài b SGK/ 4: Sáng tập thể
- Bài b SGK/ 4:Hãy kế một việc làm chứng tỏ em dục,rửa tay sạch sẽ... trước khi
4


biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân ?

ăn....

* GV :Khẩu hiệu để kêu gọi mọi người bẻo vệ sức
khỏe “Mọi người mọi nhà đều thực hiện ăn chín
uống sôi”, “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm”......
4.4/ Tổng kết:

*Hãy khoanh tròn vào ý kiến đúng trong những câu dưới đây:
1. Ăn uống điều độ, đầy đủ.(x)
2. Ăn ít để giảm cân.
3. Nên ăn cơm ít,ăn vặt nhiều.
4. Hàng ngày luyện tập thể dục thể thao.(x)
5. Phòng bệnh hơn chữa bệnh.(x)
6. Vệ sinh cá nhân không liên quan đếnn sức khỏe.
7. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
* Hãy lựa chọn ý kiến đúng:
1. Bố mẹ sáng nào cũng tập thể dục.( *)
2.Vì sợ muộn học nên Hà ăn cơm vội vàng.
3. Tuấn thích mùa đông vì ít phải tắm.
4. Mai hay đau bụng nhưng ngại đi khám
4.5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết này :
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 4.
+ Làm các bài tập còn lại ở sách giáo khoa trang 5.
+ Tìm ca dao, tục ngữ về sức khỏe.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài 2: “Siêng năng kiên trì”
+ Đọc và trả lời các câu hỏi trong truyện “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
+ Những biểu hiện của siêng năng , kiên trì .
+ Sưu tầm một số câu ca dao , tục ngữ về siêng năng , kiên trì .
5/PHỤ LỤC :
Tư liệu tham khảo: “Chúc sức khỏe”



5



Tuần:2 Tiết: 2
Ngày dạy:28/8/2014
Bài 2:

SIÊNG NĂNG ,KIÊN TRÌ

1. MỤC TIÊU:
1.1/Kiến thức: -Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì .
-Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì .
1.2/Kĩ năng:
- Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập
lao động ..
- Biết siêng năng kiên trì trong học tập lao động và các hoạt động sống hằng ngày .
1.3/Thái độ:Quý trọng những người siêng năng ,siêng năng kiên trì , không đồng tình với những
biểu hiện của sự lười biếng ,hay nản lòng .
2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì .
3. CHUẨN BỊ:
3.1/Giáo viên:
-Hình ảnh Lương Đình Của.
3.2/ Học sinh: - Ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh
4.2 Kiểm tra miệng :
Câu 1. Việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào ? Ví dụ (10đ)
HS: Sức khỏe tốt giúp học tập lao động tốt….
Câu 2. Bản thân em đã rèn luyện như thế nào để có sức khỏe tốt ? (10 điểm)
HS: Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng…Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh ,khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để.
4.3/Tiến trình bài học:

Giới thiệu bài:
GV:Sử dụng tranh cho HS quan sát và yêu cầu HS nói rõ nội dung bức tranh đó
nói lên điều gì?
HS:Nói lên đức tính siêng năng .
GV: ) Một người luôn thành công trong các lĩnh vực của cuộc sống thì không thể thiếu được đức
tính siêng năng kiên trì. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tác dụng của đức tính siêng
năng kiên trì .Vậy siêng năng được biểu hiện như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài
học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
-HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu truyện đọc (
10 phút)
HS: Đọc truyện.
GV: Cho HS thảo luận nhóm đôi.
?Bác Hồ của chúng ta sử dụng được bao nhiêu thứ
tiếng nước ngoài.
?Bác Hồ tự học ngoại ngữ trong hoàn cảnh nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC
I.TRUYỆN ĐỌC :
“Bác Hồ tự học ngoại ngữ”.
- Tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng
Trung Quốc...
Ngoài ra Bác còn biết tiếng Đức, Ý,
Nhật
-Khó khăn ,không được học ở
trường lớp,Bác học ngoại ngữ
trong lúc vừa kiếm sống,vừa tìm
hiểu cuộc sống, tìm đường cứu
nước .
6



? Bác đã tự học ngoại ngữ như thế nào ?

?Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập ?

Bác học thêm vào 2 giờ nghĩ
( trong đêm), nhờ thuỷ thủ giảng
bài, viết 10 từ mới ra tay, vừa làm
vừa học
- Bác không được học ở trường ,
lớp.
- Vừa học vừa lao động kiếm sống,
vừa tìm hiểu cuộc sống các nước,
tìm hiểu đường lối cách mạng.

GV:Nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt lại: Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết
tâm và sự kiên trì. Đức tính siêng năng đã giúp Bác
thành công trong sự nghiệp.
HOẠT ĐỘNG 2: -Nêu được thế nào là siêng năng, II.NỘI DUNG BÀI HỌC :
kiên trì .( 20 phút)
Qua truyện đọc trên, em hãy cho biết cách học của Bác
thể hiện đức tính gì?
1/Khái niệm:
HS: Trả lời
- Siêng năng: là phẩm chất đạo
Gv: Thế nào là siêng năng?
đức của con người. Là sự cần cù,
tự giác, miệt mài thường xuyên

? Thế nào là siêng năng ?
đều đặn.
HS: Cần cù tự giác miệt mài trong công việc ,làm một
cách thường xuyên ,đều đặn không tiếc công sức.
?Theo em, người siêng năng là người như thế nào ?(
Câu hỏi dành cho học sinh trung bình )
HS: Người siêng năng là người yêu lao động.
-Là người miệt mài trong công việc.
-Là người làm việc thường xuyên đều đặn.
-là người làm tốt trong công việc ,không cần khen
thưởng ….
-Là người lấy cần cù đẩ bù cho khả năng của mình.
? Nêu một số biểu hiện siêng năng ?( Kĩ năng sống )
HS:Chăm chỉ phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập :Đi
học đều, học bài làm bài đầy đủ , tích cực tham gia xây
dựng bài ở lớp …
- Kiên trì: là sự quyết tâm làm đến
? Hãy phân biệt siêng năng với lười biếng? (Câu hỏi cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
dành cho học sinh giỏi )
HS: Trái với siêng năng là lười biếng , không muốn
làm việc , trốn tránh công việc ,ỷ lại vào người khác
hoặc đùn đẩy việc cho người khác .
?Thế nào là kiên trì ?
HS: Quyết tâm làm đến làm đến đến cùng , không bỏ ỡ *Biểu hiện trái với siêng năng
giữa chừng mặc dù có khó khăn ,gian khổ hoặc trở ,kiên trì:
ngại .
?Trái với kiên trì?(Câu hỏi dành cho học sinh TB )
-Lười biếng, ngại khó, ngại khổ,
HS: Là hay nản lòng ,chóng chán,làm được đến đâu mau chán nản, ỉ lại.
hay đến đó , không quyết tâm và thường không đạt

-Kiên trì :Hay nản lòng ,chống
mục đích nào cả . Làm theo ý thích, gian khổ không chán,làm được đến dâu hay đến
7


làm.
?Tìm những biểu hiện của siêng năng kiên trì trong
học tập ,lao động, các hoạt động khác ?
HS:-Học tập :Đi học chuyên cần,chăm chỉ làm bài ,có
kế hoạch học tập,bài khó không nản,tự giác học,không
chơi la cà,đạt kết quả cao ..
-Lao động :Chăm làm việc nhà ,làm tốt công việc
được giao ,không ngại khó,miệt mài với công việc,tiết
kiêm, tìm tòi sáng tạo …
-Hoạt động khác :Kiên trì luyện tập TDTT,Kiên trì
đấu tranh phòng chống tội phạm ,Bảo vệ môi trường,
tham gia các hoạt động xã hội …
GV: Nhận xét chốt ý.
HOẠT ĐỘNG 3: - Tự đánh giá hành vi của bản
thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong
học tập lao động ..( 5 phút)
Phương pháp trực quan :Cho học sinh quan sát tranh
và giới thiệu về Nguyễn Ngọc Ký và Lương Đình Của.
GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ
có tính siêng năng kiền trì đã thành công xuất sắc trong
sự nghiệp của mình ?( Câu hỏi dành cho học sinh
giỏi)
HS: Nhà Bác học Lê Quý Đôn, giáo sư Bác sĩ Tôn
Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà
bác học Niutơn...

? Liên hệ trong lớp chúng ta bạn nào nào có đức tính
siêng năng, kiên trì trong học tập?Kết quả như thế nào ?
( Nghiên cứu điển hình )
GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương
binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình
nhờ đức tính siêng năng, kiên trì.
? Bản thân em thể hiện siêng năng, kiên trì như thế nào
?
?Có người cho rằng thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật
phát triển máy móc làm theo con người ,vì vậy không
cần phải siêng năng nữa.Em có đồng ý không?Vì sao?(
Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
HOẠT ĐỘNG 4: Làm bài tập :
Làm bài tập a SGK/6

đó,không quyết tâm.

III/ BÀI TẬP :
Bài tập a SGK/6 : Những câu
thể hiện tính siêng năng, kiên trì:
- Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét
nhà.
- Hà muốn học giỏi môn toán nên
ngày nào cũng làm thêm bài tập.

HS: Theo dõi và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
GV: Kết luận bài học.
4.4/ Tổng kết:
Tổ chức trò chơi: Chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội lần lượt đọc ca dao tục ngữ về siêng

năng, kiên trì.
GV: Kết luận tòan bài.
4.5/ Hướng dẫn học tập :
8


* Đối với bài học ở tiết này :
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 6.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 6.
+ Tìm ca dao, tục ngữ siêng năng, kiên trì .
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+Chuẩn bị bài 2: “ Siêng năng, kiên trì” ( tiếp theo)
+ Xem trước bài học, bài tập SGK/6.
+Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng kiên trì .
5/PHỤ LỤC:


Tuần:3 Tiết: 3
Ngày dạy:4/9/2014
Bài 2:

SIÊNG NĂNG ,KIÊN TRÌ (tt)

1. MỤC TIÊU:
1.1/Kiến thức:Giúp học sinh hiểu :Được ý nghĩa của siêng năng kiên trì .
1.2/Kĩ năng:
- Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập lao
động ..
- Biết siêng năng kiên trì trong học tập lao động và các hoạt động sống hằng ngày .
1.3/Thái độ:Quý trọng những người siêng năng ,siêng năng kiên trì ,không đồng tình với những

biểu hiện của sự lười biếng ,hay nản lòng .
2/NỘI DUNG HỌC TẬP: Hiểu được ý nghĩa của siêng năng kiên trì .
3. CHUẨN BỊ:
3.1/Giáo viên:
3.2/ Học sinh: - Ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì
4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : - Kiểm diện học sinh, kiểm tra bài tập về nhà,SGK .
4.2 Kiểm tra miệng :
Câu 1.Thế nào là siêng năng, kiên trì ?Hãy kể 1 tấm gương có tính siêng năng, kiên trì?(10
điểm)
HS: - Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài
thường xuyên đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
Câu 2:Có người cho rằng thời đại ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển máy móc làm theo
con người ,vì vậy không cần phải siêng năng nữa.Em có đồng ý không?Vì sao?(10đ)( Câu hỏi
dành cho học sinh giỏi)
HS:Dù phát triển đến đâu cũng không thể thiếu con người .Nếu không có con người siêng
năng ,máy móc sẽ không thể hoạt động được.
4.3/Tiến trình bài học:
Giới thiệu bài: Chúng ta đã nghiên cứu ở tiết 1 về khái niệm của đức tính siêng năng, kiên trì.

9


Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu đức tính siêng năng , kiên trì có ý nghĩa như thế nào
và cách rèn luyện ra sao nhé.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
-HOẠT ĐỘNG 1:.( 15 PHÚT)
Mục tiêu:Giúp hs hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên
trì .

?Em đồng ý với ý kiến nào sau đây
1.Người siêng năng là người yêu lao động
2. Người siêng năng là người không thích lao động
nhưng bị bắt buộc làm nhiều.
3.Người siêng năng chỉ vì nghèo nên phải cố làm .
4.Siêng năng chưa đủ phải có cách làm tốt .
Hs:Câu đúng:1,4;Câu sai:2,3
?Tìm câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng ,kiên trì
-Tay làm hàm nhai
-Siêng làm thì có
-Miệng nói tay làm
-Có công mài sắt có ngày nên kim
-Kiến tha lâu đầy tổ
-Cần cù bù thông minh
?Câu nói nào phê phán kẻ lười biếng
HS:-Há miệng chờ sung.
-Nói mười làm chín.
-Tay quai miệng trễ.
HOẠT ĐỘNG 2: 20 PHÚT
Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của siêng năng kiên
trì .
Thảo luận nhóm (3 phút)
Nhóm 1: Nêu biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong
học tập?
Nhóm 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao
động ?
Nhóm 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lĩnh
vực khác.
Học tập
Lao động

Hoạt động khác
-Đi học chuyên -Chăm
chỉ -Kiên trì luyện
cần, tự giác học làm việc nhà
tập thể dục thể
bài…
-Không bỏ dở thao
-Có kế hoạch công việc
-Kiên trì đấu
học tập
-Không ngại tranh
phòng
-Bài khó không khó
,miệt chống tệ nạn xã
nản chí
mài với công hội
-Tự giác học tập việc
-Bảo vệ môi
-Không chơi la -Tiết kiệm
trường

-Tìm tòi , -Đến với đồng
-Đạt kết quả cao sáng tạo
bào vùng sâu

NỘI DUNG BÀI HỌC
I.TRUYỆN ĐỌC :
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
1.


2.Ý nghĩa:
Siêng năng kiên trí giúp con
người thành công trong mọi lĩnh vực
của cuộc sống.

10


vùng xa,xoá mù
chữ,xoá
đói
giảm nghèo
HS: Các nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét, bổ sung,chốt ý.
GV:Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào ?
Phương pháp phân tích :Con người muốn tồn tại
phải siêng năng kiên trì lao động để làm ra của cải
,xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc . Ngược lại
Nếu không chịu khó kiên trì trong lao động thì sẽ đói
nghèo và không đạt được mục đích gì cả , trở thành kẻ
ăn bám gia đình và xã hội ,cuộc sống sẽ trở nên vô
nghĩa.( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi _)
?Nêu ví dụ về sự thành đạt do siêng năng ,kiên trì?
Kết luận : Vì vậy có thể nói siêng năng kiên trì giúp
con người thành công trong công việc và trong cuộc
sống .
? Nếu không siêng năng, kiên trì thì hậu quả sẽ ra
sao?( Kĩ năng phát hiện )
HS: Không hoàn thành công việc, kết quả học tập yếu
kém…

? Em có thái độ gì đối với những người siêng năng
kiên trì? Còn với những người lười biếng thì sao ?
Gợi ý để HS nêu những biểu hiện trái với siêng
năng,kiên trì qua bài tập sau. Đánh dấu x vào cột
tương ứng ( Bài tập dành cho học sinh yếu)
Hành vi
-Cần cù chịu khó
-L ười biếng ỉ lại
-Tự giác làm việc
-Việc hôm nay chớ để ngày mai
-Cẩu thả,hời hợt
- Đùn đẩy ,trốn tránh
-Nói ít làm nhiều
-Uể oải ,chểnh mảng.

không


X
X
X
X

?Theo em siêng năng và kiên trì có liên quan với nhau
không?Vì sao?(dành cho HS giỏi)
HS:Có,Vì người siêng kiên trì năng thường là người
có nghị lực vượt qua khó khăn gian khổ ,quyết tâm
thực hiện mục đích .Còn người lười biếng thường
không kiên trì làm được đến đâu hay đến đó hoặc bỏ
dở.

HOẠT ĐỘNG 3: (5 PHÚT)
Mục tiêu:Thảo luận phân tích .
*Tình huống:Hôm nay trời lạnh bạn em rủ em bỏ
buổi lao động ở trường,em sẽ làm gì?Vì sao?
11


HS:khuyên can bạn ,trốn cùng bạn….
*Kết luận:Là HS phải siêng năng ,kiên trì trong học
tập và rèn luyện
*Thảo luận(Xây dựng đề án)
?Theo em rèn luyện để có tính siêng năng kiên trì phải
làm bằng cách nào?
HS:-Chăm chỉ học tập tham gia các hoạt động ở
trường và gia đình
-Phải luôn cố gắng đều đặn làm việc đến nơi đến chốn
-Phải quí thời gian,tranh thủ tận dụng thời gian làm
những việc có ích.
-Khi gặp khó khăn không nản ,quyết tâm làm đến
cùng.
4.4/Tổng kết:
HS: Lập bảng tự đánh giá mình đã siêng năng, kiên trì hay chưa.
Biểu hiện
Siêng năng
Kiên trì
Đã
Chưa Đã Chưa
-Học bài cũ.
-Làm bài mới.
- Chuyên cần.

- Giúp mẹ
-Rèn luyện thân thể
*Tổ chức trò chơi: *Bài tập b sgk/6. Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau câu nào nói về sự
siêng năng, kiên trì.
a- Miệng nói tay làm
b- Năng nhặt, chặt bị
c- Đổ mồ hôi sôi nước mắt
d- Liệu cơm, gắp mắm
e- Làm ruộng ..., nuôi tằm ăn cơm đứng
g- Siêng làm thì có, siêng học thì hay
Đáp án: a, b, d, e, g.
GV: Kết luận bài học.
4.5/ Hướng dẫn học tập :
* Đối với bài học ở tiết này :
-Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 6.
-Em tự đánh giá tiếp mình đã siêng năng kiên trì hay chưa qua những biểu hiện như trên.
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
-Chuẩn bị bài 3: “ Tiết kiệm”
- Đọc truyện , trả lời câu hỏi gợi ý SGK/8
- Xem trước bài học, bài tập SGK/9,10.
- Tìm ca dao, tục ngữ về tiết kiệm.
5/PHỤ LỤC :
Ca dao tục ngữ nói về siêng năng kiên trì :
- Cần cù bù thông minh.
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
- Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.


12



Tuần:4 Tiết: 4
Ngày dạy:13/9/2014
Bài 3 :

TIẾT KIỆM

1. MỤC TIÊU:
1.1/Kiến thức:
* Học sinh biết: Hs biết được thế nào là tiết kiệm .
* Học sinh hiểu:Hs hiểu ý nghĩa của sống tiết kiệm.
1.2/Kĩ năng:
* HS thực hiện được:
- Có thói quen biết nhận xét đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản
thân và của người khác .
- Tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thực hiện tiết kiệm và những hành vi phung
phí của cải vật chất, sức lực, thời gian và những hành vi keo kiệt, bủn xỉn.
* HS thực hiện thành thạo:
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp ,thể hiện tiết kiệm đồ dùng tiền bạc, thời gian ,công sức trong
các tình huống.
-Biết sử dụng sách vỡ ,đồ dùng ,tiền bạc,thời gian một cách hợp lí ,tiết kiệm .
1.3/Thái độ:
* Thói quen:Biết sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa ,lãng phí.
* Tính cách: Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ về thực hành tiết kiệm.
-Giáo dục môi trường.
-Tích hợp tư tưởng HCM.
2/NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Nêu được thế nào là tiết kiệm .
-Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm .
3. CHUẨN BỊ:

3.1/Giáo viên: Tình huống ,ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm.
3.2/ Học sinh: -: Tranh ảnh, tục ngữ, ca dao về tiết kiệm.
4./TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, kiểm tra bài tập về nhà , SGK trên lớp .
4.2 Kiểm tra miệng :
Câu 1: Tính siêng năng, kiên trì giúp chúng ta được gì? Nêu những biểu hiện của tính siêng
năng, kiên trì. (10đ) (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
Hs: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. (3đ)
- Biểu hiện: cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, không bỏ dở công việc giữa chừng, tự giác, miệt
mài,…. (3đ)
Câu 2:a/ Tìm câu tục ngữ thể hiện tính lười nhác. (7đ)
• Tay làm hàm nhai.
• Tay quai miệng trễ.
• Miệng nói tay làm.
• Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
b/ Sau năm học qua vở của em còn nhiều trang giấy trắng em sẽ làm gì? ( 3đ)
Hs trả lời.
4.3/Tiến trình bài học:
Giới thiệu bài:
13


GV: Theo em 1 người chỉ biết chăm chỉ, bền bĩ làm việc để có thu nhập cao thì có đủ để tồn tại
không?
Gv: Em nghĩ gì khi thấy mọi người ra khỏi lớp mà đèn quạt vẫn chạy hoặc 1 vòi nước không
người sử dụng đang chảy tràn ra ngoài?
Chúng ta thường nghe nói thành ngữ “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”Có
nghĩa là làm ra nhiều mà phung phí thì không bằng nghèo mà tiết kiệm.Vậy tiết kiệm là
gì,chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: .( 10 PHÚT)
Mục tiêu:Tìm hiểu truyện . Rèn kĩ năng tư duy phê
phán, đánh giá những hành vi thực hành tiết kiệm)
I.TRUYỆN ĐỌC :
Gv:Theo em 1 người chỉ biết chăm chỉ, bền bĩ làm việc “Thảo và Hà”.
để có thu nhập cao thì có đủ để tồn tại không?
Gv: Em nghĩ gì khi thấy mọi người ra khỏi lớp mà đèn
quạt vẫn chạy hoặc 1 vòi nước không người sử dụng
đang chảy tràn ra ngoài?
HS: Đọc truyện Phân vai cho HS đọc(Người dẫn
truyện,Thảo ,mẹ Thảo, Hà,mẹ Hà)
? Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không?
HS: Thảo và Hà xứng đáng được mẹ thưởng.vì cả hai
đều có kết quả học tập tốt .
? Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?
HS:Thảo từ chối mẹ đề nghị thưởng tiền để Thảo đi
chơi với các bạn .Vì Thảo thương mẹ ,hiểu sự khó
khăn của gia đình nhà nghèo mẹ phải tần tảo vất vả
nuôi 3 chị em Thảo.Thảo hiểu và thông cảm cho mẹ
nên không đòi hỏi gì .
? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
HS: Việc làm của Thảo thể hiện đức tính tiết kiệm.
? Em hãy phân tích suy nghĩ của Hà trước và sau khi
đến nhà Thảo?
HS:-Trước khi đế nhà Thảo :Hà vô tư nhận tiền thưởng
của mẹ đưa cho không một chút suy nghĩ gì .-Sau khi
đến nhà Thảo : Qua những gì Thảo nói với mẹ Hà đã
ân hận về việc làm của mình , Hà càng thương mẹ hơn,
hứa sẽ tiết kiệm.

? Suy nghĩ của Hà thế nào ?Thể hiện điều gì ?
HS: -Hà hối hận ,Hà càng thương mẹ hơn, tự hứa từ
nay không đòi tiền mẹ nữa mà phải biết tiết kiệm trong
tiêu dùng hằng ngày để đỡ đần bố mẹ.
? Em hãy cho biết ý kiến của mình về hai nhân vật
Thảo và Hà ?
HS: Thảo và Hà cả 2 đều học giỏi ,đạt kết quả cao
trong học tập Thảo đại diện cho các bạn lao động chăm
chỉ để kiếm tiền phụ giúp gia đình và để có tiền ăn học.

- Thảo là người có tính tiết kiệm vì biết
chia sẽ khó khăn với gia đình.
- Hà thiếu suy nghĩ, chỉ nghĩ đến bản
thân mình nên phải ân hận về sau. (Hà
14


-Hà đại diện cho các bạn có những đòi hỏi vượt quá
khả năng của gia đình mình .song Hà sớm nhận ra
khuyết điểm của mình và quyết tâm sữa chữa để thành
người con hiếu thảo .
GV: Qua truyện đọc trên đôi lúc em thấy mình giống
Hà hay Thảo?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
-HOẠT ĐỘNG 2: ( 25 phút)
Mục tiêu:Nêu được thế nào là tiết kiệm .
-Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm .
? Vậy theo em Thảo tiết kiệm về cái gì?
HS:Tiết kiệm về tiền bạc do sức lực của mình và gia

đình làm ra .
Theo em ngoài tiết kiệm về tiền bạc trong cuộc sống
,chúng ta cần tiết kiện những gì ?
GV: Giới thiệu một số tình huống tiết kiệm về thời
gian, công sức, tiêu dùng vật chất.
Tiết kiệm thời gian, công sức ,tiêu dùng ,HS chưa
làm ra của cải cần tiết kiệm để thể hiện sự biết quý
trọng thành quả lao động của cha mẹ và người khác.
(giáo dục tư tưởng tình cảm )
?Tiết kiệm là gì? Nêu ví dụ?
HS:Trả lời.
Ví dụ:Chi tiêu đúng mức, sử dụng đúng thời gian.
Em hãy nêu các hình thức tiết kiệm có tác dụng
bảo vệ môi trường?(Giáo dục môi trường)
HS:hạn chế sử dụng đồ dùng làm bằng các chất khó
phân huỷ (ni lông, đồ nhựa)Trong sản xuất :Tận dụng
và tái chế đồ dùng bằng vật liệu cũ ,thừa,hỏng…Làm
giảm lượng rác thải ra môi trường .Không khai thác
bừa bãi đất đai rừng núi, không làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên và ảnh hưởng môi trường mất cân bằng sinh
thái….vv.
?Kể về tấm gương người biết tiết kiệm :(Tích hợp
HCM):Bác Hồ luôn sử dụng của cải vật chất, sử dụng
tiết kiệm trong tiêu dùng quí trọng kết quả lao động .
GV:Tiết kiệm của cải vật chất và tài nguyên thiên
nhiên là góp phần giữ gìn ,cải thiện môi trường.
?Hãy phân biệt giữa tiết kiệm với hà tiện , keo kiệt và
xa hoa lãng phí ?(Câu hỏi dành cho học sinh trung
bình)
HS: -Hà tiện ,keo kiệt là sử dụng của cải ,tiền bạc một

cách hạn chế quá đáng dưới mức cần thiết .
-Xa hoa lãng phí là tiêu phí của cải, tiền bạc ,sức
lực,thời gian quá mức cần thiết .
-Hoang phí dễ dẫn đến con người bị sa ngã .
GV: Nhận xét, chuyển ý.

không biết tiết kiệm).

II.NỘI DUNG BÀI HỌC :

1/Khái niệm:
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp
lý đúng mức của cải vật chât, thời gian,
sức lực của mình và của người khác.

15


Liên hệ:Em đã thực hiện phong trào tiết kiệm gì ở
trường?
HS:Kế hoạch nhỏ.
Gv: Em hãy nêu một vài biểu hiện của các bạn trong
lớp, trong trường hoặc những biểu hiện ngoài xã hội
thể hiện tính tiết kiệm.
Minh hoạ:Cái bàn là công sức của người thợ mộc
làm ra.Nếu HS biết giữ gìn nó đều thể hiện tínhtiết
kiệm, đồng thời biết tôn trọng người khác
GV:Trái với tiết kiệm là gì?
HS:Lãng phí
GV:Việc làm nào nói lên lãng phí?

HS:Cán bộ tiêu xài tiền nhà nước,tham ô các công
trình xây dựng.
GV:Gây hậu quả gì?
HS: Ảnh hưởng đến công sức tiền của của nhân dân.
Đảng và nhà nước kêu gọi “tiết kiệm là quốc sách hàng
đầu”
GV mở rộng: Ngay sau khi nước ta độc lập
1945,Bác Hồ ra lời kêu gọi mọi người tiết kiệm bằng
biện pháp :Hũ gạo cứu đói,Bác gương mẫu thực hiện
trước…..
Thảo luận nhóm đôi 2 phút: “Em đã tiết kiệm được
gì lúc ở nhà ,trường , xã hội” ?
HS; Ăn mặc giản dị không phô trương lãng phí điện
nước,không làm hỏng tài sản chung,thu gom giấy
vụn…
? Em hiểu gì về câu “vắt cổ chày ra nước” đã nói lên
tính xấu gì?
HS:Keo kiệt.
? Vậy tiết kiệm có phải là bủn xỉn keo kiệt ,hà tiện
không ?Ví dụ ?
GV kể chuyện về sự hà tiện.
? Tiết kiệm thì bản thân ,gia đình , xã hội có lợi ích
gì?
HS: Về đạo đức : Là một phẩm chất tốt đẹp , thể hiện
sự quí trọng kết quả lao động của mình và xã hội , quí
trọng mồ hôi công sức , trí tuệ cuả con người.
-Về kinh tế:Tiết kiệm giúp ta tích lũy vốn để phát triển
kinh tế gia đình, kinh tế đất nước .
-Về văn hóa :Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa.
HS: Trả lời.

GV: * Sống hoang phí dễ dẫn con người đến chỗ hư
hỏng, sa ngã.
 Liên hệ;Người không biết tiết kiệm thời gian để
lãng phí không làm được việc gì cuộc sống sẽ khó
khăn.

2.Ý nghĩa:
-Đây là phẩm chất đạo đức tốt đẹp thể
hiện sự quý trọng kết quả lao động của
mình và xã hội(Mồ hôi, công sức ,trí
tuệ..)
-Tích lũy vốn để phát triển kinh tế .
-Thể hiện lối sống có văn hóa .

16


? Đảng ,Nhà nước đã có lời kêu gọi tiết kiệm như thế
nào ? (dành cho HS giỏi )
HS: “Tiết kiệm là quốc sách”Cấm sử dụng phương
tiện nhà nước như: xe ô tô vào mục đích riêng , Cấm
sử dụng tiền bạc của nhà nước tổ chức tiệc tùng liên
hoan.
*GV: Chia nhóm thảo luận: HS:Thảo luận và trình
bày kết qủa.
Nhóm 1, 2: Rèn luyện tiết kiệm trong gia đình ?
HS: Ăn mặc giản dị, tiêu dùng đúng mức.…
Nhóm 3,4: Rèn luyện tiết kiệm ở lớp, trường ?
HS: Giữ gìn bàn ghế, sách vở…
Nhóm 5, 6: Rèn luyện tiết kiệm trong xã hội?

HS: Giữ gìn tài nguyên, không la cà nghiện ngập.
GV: Bản thân em có việc làm nào thể hiện tiết kiệm?
HS: Trả lời.
Gv: Theo em là một người con trong gia đình hay là
một học sinh ở trường có cần tiết kiệm hay không?
Nếu có đó là tiết kiệm những gì?
Hs: thu gom giấy vở cũ, sách báo cũ của gia đình, các
đồ nhựa, sắt vụn trong nhà để bán cho người mua phế
liệu, phế phẩm góp phần tái sử dụng vật dụng, tiết
kiệm cho xã hội lại vừa sạch nhà. Ở lứa tuổi các em
chưa làm ra của cải vật chất, cần tiết kiệm để thể hiện
sự quý trọng thành quả lao động của cha mẹ và người
khác.
GV: Nhận xét, chốt ý.
III/ BÀI TẬP:
HOẠT ĐỘNG 3: (5 phút)
-Ý kiến sai
Kĩ năng làm bài tập :
-HS giữ gìn sách vở để sử dụng được
? Có ý kiến cho rằng “HS không cần phải tiết kiệm lâu.Tiết kiệm thời gian để vừa học tốt vừa
tiền bạc thời gian .Vậy em có nhận xét gì về ý kiến giúp được bố mẹ.
đó”(Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
4.4/Tổng kết :
*Trò chơi:Tìm câu ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm?
-Tích tiểu thành đại.
-Ăn phải dành ,có phải kiệm.
-Năng nhặt chặt bị.
-Thắt lưng,buộc bụng .
-Ăn có chừng chơi có độ.
-Chẳng lo trước,ắt lụi sau .

-Góp gió thành bão.
-Của bền tại người .
4.5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết này :
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 8,8
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 8.
+ Tìm ca dao, tục ngữ về tiết kiệm.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+Chuẩn bị bài 4: “Lễ độ”
+ Đọc truyện , trả lời câu hỏi gợi ý SGK/10
+ Xem trước bài học, bài tập SGK/10,11
+ Tìm ca dao, tục ngữ về lễ độ.
17


5/PHỤ LỤC :
Ca dao :
“Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”
Danh ngôn :“Người ta làm giàu bằng mồ hôi nước mắt
Mà hơn nữa bằng sự tiết kiệm”
Tư liệu tham khảo :Câu chuyện “ Một que điêm”


Tuần:5 Tiết: 5
Ngày dạy:18/9/2014
Bài 4:

LỄ ĐỘ


1. MỤC TIÊU:
1.1/Kiến thức:
* Học sinh biết:Hs biết khái niệm lễ độ. Những biểu hiện của lễ độ.
* Học sinh hiểu: Hs hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người.
1.2/ Ki năng:
* HS thực hiện được:
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của mọi người về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.
- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.
- Biết cư xử lễ độ với người xung quanh.
* HS thực hiện thành thạo: Thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác.
1.3/ Thái độ:
* Thói quen:Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người
* Tính cách: Không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nêu được thế nào là lễ độ. Biểu hiện của lễ độ
3. CHUẨN BỊ:
3.1/Giáo viên: - Câu chuyện kể về tính lễ độ, tình huống.
3.2/ Học sinh: - Ca dao, tục ngữ về lễ độ.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh, vỡ ghi chép ,SGK.
4.2/ Kiểm tra miệng :
Câu 1: Thế nào là tiết kiệm? Nêu biểu hiện của tính tiết kiệm. Tiết kiệm thể hiện điều gì? Câu tục
ngữ nói lên tính tiết kiệm. (10đ)( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
Tl:Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình
và của xã hội.(5đ)
- Biểu hiện là không xa hoa, lãng phí.( 2đ)
- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của người khác.( 2đ).
- Câu tục ngữ :Tích tiểu thành đại.( 1đ)
Câu 2. Nêu những biểu hiện trái với tiết kiệm ? Khi cô giáo vào lớp các em cần phải làm gì? (
10 điểm)

HS: -Chi tiêu không đúng mức,lãng phí…( 5đ).
-Biểu hiện lễ độ. ( 5đ).
18


GV: Nhận xét, cho điểm.
4.3/Tiến trình bài học:
Giới thiệu bài: * Em hiểu thế nào là câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”.
− Học sinh trả lời .
GV: Lễ ở đây có nghĩa rộng là đạo đức, đạo làm người và học đạo làm người trước rồi mới học văn
hóa, học kiến thức khoa học sau, để nói lên sự cần thiết phải học lễ nghĩa, phép tắc.
Đặt tình huống : Bạn vào của hàng mua một chiếc cặp. Cô bán hàng nhận tiền trao cặp và cảm ơn
bạn. Em có suy nghĩ gì khi cô bán hàng cảm ơn mình?
HS: Trả lời
GV Kết luận: Cô bán hàng là người lịch sự, mến khách, tôn trọng khách hàng. Đó là biểu hiện của
tính lễ độ. Vậy lễ độ là gì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: 15 phút
Mục tiêu: Rèn kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá I.TRUYỆN ĐỌC :
những hành vi lễ độ và thiếu lễ độ .(SGK/9)
“Em Thủy”.
HS: Đọc truyện sắm vai.
GV:Nhắc HS lưu ý câu hội thọai giữa Thủy và khách.
GV: Em hãy kể lại những việc làm của Thủy khi
khách đến nhà?
HS: -Giới thiệu khách với bà.:
-Nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi.
-Đi pha trà .
-Rót nước mời bà và mời khách uống nước ( đưa

bằng 2 tay )…
-Xin phép bà nói chuyện với khách.
- Giới thiệu về bố ,mẹ mình cho khách .
-Vui vẻ kể lại chuyện học hành ,động Đoàn ,Đội , ở
lớp, trường .
-Thủy tiễn khách và hẹn gặp lại.
GV: Em nhận xét gì về cách ứng xử của Thủy?
HS:-Nhanh nhẹn,lịch sự,khéo léo khi tiếp khách ..
-Tôn trọng bà và khách.
-Làm vui lòng khách, để lại ấn tượng tốt.
? Những hành vi, việc làm của Thủy thể hiện đức tính
gì?
HS: Thể hiện một học sinh ngoan lễ phép.
? Em học tập ở bạn Thủy điều gì ?
HS: Lịch sự,khéo léo ,sự ân cần vui vẻ trong khi tiếp
khách ,sự lễ phép, sự tôn trọng quí mến của mình đối
với mọi người .
GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
? Hãy kể những việc em hoặc các bạn em đã làm thể
hiện lễ độ?
II/NỘI DUNG BÀI HỌC:
HOẠT ĐỘNG 3: ( 20 phút)
-Mục tiêu:Nêu được thế nào là lễ độ .
-Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với
mọi người.
1/Khái niệm:
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của
19



GV: Đưa ra tình huống: Mai và Hòa cùng học một mỗi người trong khi giao tiếp với
cô giáo, nhưng khi gặp cô Mai lễ phép chào cô còn người khác.
Hòa không chào mà chỉ đứng sau lưng Mai.
GV: Em có nhận xét gì về cách cư xử,và đức tính của
Hòa?
HS: Chưa lễ độ.
GV:Thế nào là lễ độ? Nêu ví dụ?
*Thảo luận nhóm:2 phút.
Nhóm 1:Chủ đề lựa chọn mức độ biểu hiện sự lễ
độ với các lứa tuổi.
Đối tượng
Biểu hiện thái độ
-Ông bà ,cha mẹ
-Tôn kính,biết ơn vâng
-Anh chị em trong gia lời
đình
-Quý trọng đoàn kết
-Chú bác cô gì
hoà thuận
-Người già cả,lớn tuổi
-Quý trọng gần gũi
-Kính trọng lễ phép
Nhóm 2:
Thái độ
-Vô lễ
-Lời ăn tiếng nói
thiếu văn hoá
-Ngông nghênh

Hành vi

-Cãi lại bố mẹ.
-Lời nói, hành động cộc
lốc,xấc xược ,xúc phạm
đến mọi người
-Cậy học giỏi,tiền
nhiều có địa vị xã hội
,học làm sang

HS:-Đối với ông bà:Tôn kính ,biết ơn, vâng lời.
-Đối với anh chị em :quý trọng đoàn kết hào thuận .
-Đối với thầy cô giáo :Kính trọng lễ phép ,vâng lời.
-Đối với người già , lớn tuổi:Kính trọng ,lễ phép ,vâng
lời.
-Đối với cô ,bác chú dì họ hàng ruột thịt:Quý trọng
gần giũ, chào hỏi đúng phép..
?Theo em những biểu hiện như thế nào là người lễ
độ ?( Kĩ năng thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp )
HS: -Thể hiện ở sự tôn trọng hòa nhã quý mến đối với
mọi người.
-Biểu hiện người có văn hóa , có đạo đức ..
? Biểu hiện của lễ độ?
HS:Lời nói cử chỉ,dáng điệu ,nét mặt ..(Chào hỏi
,thưa gửi,biết cám ơn, biết xin lỗi,biết nhường
bước, biết giữ thái độ đúng mức ,khiêm tốn ở
những nơi công cộng) ( Câu hỏi dành cho học
sinh trung bình)
GV mở rộng khái niệm, hướng dẫn HS tìm những
hành vi thể hiện lễ độ(gặp người lớn biết chào hỏi, 2/ Biểu hiện:
20



người lớn đưa cho vật gì biết cầm hai tay, biết cảm ơn
khi người khác giúp mình một việc gì đó...) và giải
thích:
+ Lễ phép.
+ Lịch sự.
- Tìm những hành vi trái với lễ độ (không biết dạ thưa
khi tiếp xúc với người lớn; khách tới nhà không biết
chào hỏi; đi chơi không xin phép bố mẹ ...) và giải
thích.
+ Vô lễ.
+ Hỗn láo.
+ Láo xược. (Kĩ năng phê phán.)
HS: Trái với lễ độ là thái độ vô lễ:Cãi lại ông bà cha
mẹ, thầy cô giáo ,người lớn tuổi..
-Trái với lễ độ :lời ăn tiếng nói thiếu văn hóa , cộc
lốc,xấc ngược ,xúc phạm mọi người.
- Trái với lễ độ :Thái độ ngông nghênh cậy học giỏi,
cậy có tiền, có địa vị xã hội ,coi thường người khác .
?Giải thích câu thành ngữ: “Kính trên nhường
dưới”?(Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
HS: Đối với bề trên phải kính trọng ,đối với người
dưới phải nhường nhịn.
Gv: Người lễ độ là người thế nào?
+ Người có lễ độ là người sống có văn hóa, đạo đức,
góp phần làm cho xã hội văn minh, làm cho quan hệ
giữa người và người trở nên tốt đẹp.
?Sống lễ độ giúp ta điều gì:đánh dấu X vào ý kiến
đúng :
-Lễ độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn

-Lễ độ thể hiện người có đạo đức tốt
-Lễ độ là việc riêng của cá nhân
-Không lễ độ với xấu
-Sống có văn hoá là phải có lễ độ.
? Ý nghĩa của lễ độ ?
? Giải thích câu sau :
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
HS: Lời ăn tiếng nói là biểu hiện có văn hóa trong
giao tiếp biết lựa chọn mức độ biểu lộ sự lễ độ ,tôn
kính ,quan tâm đối với người giao tiếp trong những
hoàn cảnh khác nhau .Dù trong quá trình \giao tiếp
không vừa lòng nhau thì phải ứng xử như thế nào để
chứng tỏ mình là người có văn hóa .
Gv: Theo em cần phải làm gì để trở thành người sống
có lễ độ? ? Phải rèn luyện lễ độ như thế nào?
HS:- Rèn luyện thường xuyên.
- Học hỏi các quy tắc, cách ứng xử có văn hóa
-Tự kiểm tra hành vi, thái độ cá nhân.

- Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở
đối với người khác. Biết chào hỏi, thưa
gửi, biết cám ơn, xin lỗi, biết nhường
bước, biết giữ thái độ đúng mức, khiêm
tốn ở những nơi công cộng,...

3. Ý nghĩa:
- Thể hiện sự tôn trọng , sự quan tâm
đối
- Biểu hiện của người có văn hóa ,có

đạo đức ,có lòng tự trọng , mọi ngưới
quý mến.
- Quan hệ giữa mọi người trở nên tốt
đẹp,xã hội văn minh tiến bộ.

21


-Tránh hành vi, thái độ vô lễ.
*Hs thảo luận :Em có suy nghĩ gì về câu nói này:
“Có ĐỨC mà không có TÀI làm việc gì cũng khó.
Có TÀI mà không có ĐỨC thì vô dụng”
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
GV: Kết luận bài học.
HOẠT ĐỘNG 4: 5 phút
Kĩ năng làm bài tập :
1/Cho HS làm bài tập a SGK/11.

III/ BÀI TẬP:
Bài tập a SGK/11
-Có lễ độ:1,3,5,6
2/Trò chơi:3 phút:Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về 2/Ca dao tục ngữ nói về lễ độ:
lễ độ ?
-Lời nói gói vàng
-Lời chào cao hơn mâm cỗ
-Kính lão đắc thọ
-Đi thưa về gửi
.
-Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời
mà nói cho vừa lòng nhau.

-Học ăn học nói học gói học mở .
-Gọi dạ bảo vâng .
4.4/Tổng kết:
- Theo em lễ độ giúp gì cho ta trong cuộc sống?
GV: Em hãy sắp xếp các từ sau thành câu thành ngữ hoàn chỉnh nói về tính lễ độ: gởi, nhường, đi,
trên, thưa, về, dưới, kính
* Đối với bài học ở tiết này :
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 10
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 11
+ Tìm ca dao, tục ngữ về lễ độ.
-Rèn luyện tính lễ độ trong cuộc sống hằng ngày ở trường , lớp, gia đình …
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài 5: “Tôn trọng kỉ luật”.
Tìm tranh ảnh về tôn trọng kỉ luật. Chuẩn bị tiểu phẩm sắm vai.
- Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/13
5/PHỤ LỤC :
Tư liệu tham khảo :Câu chuyện “Giá trị của lời chào”.


Tuần:6 Tiết: 6
Ngày dạy: 24/9/2014
Bài 5:

TÔN TRỌNG KỈ LUẬT

1. MỤC TIÊU:
1.1/Kiến thức:
- Hs biết được: Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội.
- Hs hiểu :thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.
1.2/Kĩ năng:

22


*HS thực hiện được:
- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè.
- Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường và những quy định chung của đời
sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
- Biết phê phán, đánh giá những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng kỉ luật.
* HS thực hiện thành thạo: Phân tích, so sánh hành vi tôn trọng kỉ luật và không tôn trọng kỉ luật.
1.3/Thái độ:
* Thói quen: Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.
* Tính cách: Học tập theo tấm gương tôn trọng kỉ luật của Bác Hồ và có ý thức rèn luyện tính đó.
2/NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Phân biệt được hành vi, thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi, thái độ vô kỉ luật. Ý nghĩa đối với
bản thân, gia đình và xã hội.
3. CHUẨN BỊ:
3.1/Giáo viên:
3.2/ Học sinh: - Giấy khổ lớn, bút dạ,xem bài trước ở nhà.
- Ca dao, tục ngữ về tôn trọng kỉ luật.
4./TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện :- Kiểm diện học sinh , vỡ ghi chép, SGK.
4.2 Kiểm tra miệng :
Câu 1. Thế nào là lễ độ ?Bản thân em có những hành và cử chỉ gì về lễ độ đã thể hiện?(10đ)
HS: + Lễ độ là cách cư xử đúng mức của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
+ Biểu hiện lễ độ:đi xin phép về chào hỏi người lớn,gật đầu chào thầy cô,nhận bằng 2 tay.
(2đ).
Câu 2:Em hiểu thế nào là “Tiên học lễ, hậu học văn”(10 đ)
HS:Chữ “lễ “ở đây theo nghĩa rộng là đạo đức, học đạo làm người trước rồi mới học kiến
thức văn hóa, kiến thức khoa học sau ..
Câu 3:Em hiểu gì về câu thành ngữ:”Kính trên nhướng dưới”? ( 10 đ)( Câu hỏi dành cho HS giỏi)

HS: Đối với bề trên phải kính trọng, đối với người dưới phải nhường nhịn…
Câu 4: Em chấp hành nội qui của trường thế nào? Nêu một vài biểu hiện cụ thể. ( 10đ)
4.3/Tiến trình bài học:
Giới thiệu bài
GV: Cho HS xem hình ảnh trong SGK- 15.
GV: Em hãy giải thích nội dung bức tranh?
HS: Tại ngã tư đèn đỏ, chú công an đứng nghiêm để chỉ huy và chiếc ô tô đỗ đúng vạch.
GV: Chú lái xe có đức tính gì?
HS: Chú lái xe tôn trọng luật lệ giao thông.
GV: Nhận xét dẫn vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu truyện .( 10 phút)
Mục tiêu:Hướng dẫn học sinh khai thác những chi I.TRUYỆN ĐỌC :
tiết trong truyện
“Giữ luật lệ chung”.
HS: Đọc truyện SGK/12
GV: Em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quy đinh
chung như thế nào?
HS: Những việc làm của Bác:
-Bỏ dép trước khi bước vào chùa.
- Đi theo sự hướng dẫn của vị sư.
23


- Đến mỗi gian thờ thắp hương.
-Qua ngã tư đèn đỏ dừng lại.
GV:Em hãy nhận xét việc làm của Bác Hồ qua câu
truyện trên?
HS:Nhận xét: Mặc dù là chủ tịch nước, Bác vẫn giữ

luật lệ chung được đặt ra cho tất cả mọi người. ( Tích
hợp HCM)
Gv: Em học tập gì ở Bác?
Gv: Dù ở cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn luôn
tôn trọng nội qui, qui định chung.
GV:Trong nhà trường có quy định luật lệ chung
không ?Nêu ví dụ?
HS:Có 10 điều nội quy
GV:Ngoài nhà trường ra có luật lệ quy định chung
không không?Nêu ví dụ.
HS:Có ,giữ vệ sinh công cộng …
*Kết luận: Ở đâu cũng có những quy định chung
,luật lệ chung đó là kỉ luật.Thực hiện đúng và tự giác
các quy định chung ở mọi nơi mọi lúc là tôn trọng kỉ
luật
GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 25 phút)
Kiến thức:- Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật .
- Nêu được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật .
-Biết được :Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm
của mỗi thành viên của gia đình, tập thể ,xã hội .
 Tìm hiểu, phân tích nội dung của tính tôn trọng
kỉ luật đối với học sinh.( Kĩ năng phân tích so sánh)
(10p)
Gv: Nếu 1 hs khi đi đến trường không xuống xe dắt bộ
mà lại chạy thẳng vào trường, vậy bạn đó có vi phạm
không? Vi phạm gì?
Hs: Co, vi phạm đó là vi phạm nội quy nhà trường hay
còn gọi là không tôn trọng kỷ luật.
? Thế nào là tôn trọng kỉ luật là gì?


Qua câu chuyện cho thấy Bác Hồ là
người biết tôn trọng kỷ luật và biết giữ
luật lệ chung.
II.NỘI DUNG BÀI HỌC:

1.- Tôn trọng kỉ luật:
Là biết chấp hành những qui định
chung của tập thể ,của các tổ chức xã
hội ở mọi nơi mọi lúc , chấp hành sự
mọi phân công của tập thể như :lớp
học ,cơ quan ,doanh nghiệp …

? Nêu ví dụ ?
HS: Thực hiện đúng nội quy trường học( đi học đúng
giờ,xếp hàng lớp có trật tự ..)Tôn trọng nội quy nơi
công cộng (giữ trật tự trong hội họp,đỗ rác đúng nơi
quy định ..)
? Nêu biểu hiện của tôn trọng kỉ luật ?
HS:là sự tự giác chấp hành mọi sự phân công của tập
thể,chấp hành những qui định chung dù người đó là ai.
?Em hãy tìm thêm những tấm gương tôn trọng kỉ luật
ở trong lớp, trong trường, ở nh.
24


Hs: Thực hiện tốt nội qui của lớp: đi học đúng giờ, giữ
trật tự trong lớp, chú ý nghe thầy cô giảng bài, nhanh
chóng xếp hàng vào lớp khi có trống báo hiệu, không
đánh bạn...

Gv: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật như thế nào khi
ở trường, trong gia đình và ngoài xã hội?
*Mở rộng : Kỉ luật là phương tiện kiểm soát hành
vi của con người là yêu cầu có tính bắt buộc còn nhu
cầu bên trong là sự tự nguyện. thực hiện những yêu
cầu kỉ luật , đó là kỉ luật tự giác .
Phương pháp cứu điển hình :Em hãy Phân biệt hành
vi thái độ tôn trọng kỉ luật với hành vi thái độ vô kỉ
luật? ( Kĩ năng phê phán) ( Câu dành cho học sinh
giỏi )
HS:nói chuyện hoặc làm việc riêng trong giờ
học,làm ồn nơi công cộng,đi xe vượt đèn đỏ..
*Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
Nhóm 1, 2:Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở gia
đình như thế nào?
HS: - Ngủ dậy đúng giờ.
- Hoàn thành công việc được giao.
- Đồ đạc để ngăn nắp đúng quy định…
Nhóm 3,4: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở nhà
trường như thế nào?
HS: Vào lớp đúng giờ, mặc đồng phục, không vứt
rác bừa bãi.
-Nhóm 5, 6: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở
ngoài xã hội như thế nào?
HS: Giữ gìn trật tự chung,bảo vệ môi trường,không
hút thuốc lá,đảm bảo nội qui khi đến tham quan ,học
tập vui chơi ở những nơi:Viện bảo tàng,thư viện, công
viên ,rạp hát …
? Nêu ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật?
? Em có nhận xét gì qua những việc làm cụ thể thực

hiện tôn trọng kỉ luật ?(GD kĩ năng Tự đánh giá ý
thức tôn trọng kỉ luật của học sinh).
HS: Tự mình thực hiện những qui định chung,thực
hiện ở mọi nơi ,mọi lúc .
Nhấn mạnh :Việc tôn trọng kỉ luật là tự mình thực
hiện quy định chung. Ở đâu cũng có kỉ luật ,mọi người
dù ở cương vị nào,lức tuổi nào cũng phải tuân theo kỉ
luật , không chỉ có kỉ luật ở cơ quan hay trong nhà
trường.
? Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của ai ?

2/Ý nghĩa:
-Bản thân :Tôn trọng và tự giác tuân
theo kỉ luật con người sẽ cảm thấy thanh
thản ,vui vẻ sáng tạo trong học tập ,lao
động .
-Gia đình –xã hội :gia đình –xã hội có
nề nếp kỉ cương, mới có thể duy trì và
phát triển .
*Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của
mỗi thành viên,gia đình ,tập thể ,xã hội .

Tôn trọng kỉ luật mở rộng trong phạm vi toàn xã hội
nghĩa là tôn trọng kỉ cương phép nước .Người biết tôn
25


×