Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.8 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài:
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG
ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO

Giáo viên hướng dẫn

: T.S Nguyễn Hiệp

Sinh viên thực hiện

: VƯƠNG TIẾN LÊN

Lớp

K31.KPT.ĐN

:

Đà Nẵng, tháng 06 năm 2016


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Một số nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại đa biên
II. Khái niệm và vai trò của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
1. Khái niệm:
2. Vai trò của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường EU
IV. Những thuận lợi trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG ĐIỀU KIỆN
THAM GIA VÀO WTO ...
I. Chính sách mặt hàng xuất khẩu
II. Chính sách thị trường
III. Các công cụ thực thi chính sách
1. Chính sách khuyến khích thu hút FDI cho xuất khẩu
2. Chính sách thuế quan
IV. Đánh giá thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

sang thị trường EU
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG EU

KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang trở thành một xu thế khách
quan; Các quốc gia, dân tộc không còn cách lựa chọn nào khác là hội nhập để cùng
tồn tại và phát triển. Là một quốc gia đi lên từ xuất phát điểm thấp, Việt Nam sớm

nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam đã thể hiện quyết tâm thực hiện tự do hoá thương mại và coi đây là ưu
tiên hàng đầu trong chương trình cải cách của mình. Việt Nam đã đạt được nhiều
thỏa thuận trong đàm phán thương mại song phương, đa phương với các đối tác
chiến lược như Hoa Kỳ, EU... và đặc biệt là sự kiện Việt Nam đã kết thúc thành
công tốt đẹp trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới - WTO và trở
thành thành viên của tổ chức này năm 2007. Tham gia WTO, Việt Nam đã ký kết
các thỏa thuận trong điều chỉnh chính sách thương mại với lộ trình được xác định.
Trong bối cảnh mới của quốc tế và điều kiện kinh tế trong nước cần phải có chính
sách thúc đẩy xuất khẩu hợp lý để tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
vào thị trường quốc tế nói chung và đặc biệt là thị trường xuất khẩu trọng điểm và
chủ lực của Việt Nam - thị trường EU nói riêng.
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU
đang được chi phối bởi quá trình đàm phán về Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và EU (VE FTA) đang diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện
các cam kết với WTO đã và đang có những tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU
nói riêng.
Liên minh Châu Âu là một đối tác truyền thống lớn nhất và tiềm năng đối với
hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Với 28 quốc gia thành viên, dân số trên 500 triệu
người, GDP đạt khoảng 15 nghìn tỷ USD (chiếm 27% GDP thế giới), chiếm 45%
thương mại và 47% đầu tư trực tiếp ra toàn cầu1. Trong những năm qua, trước khi
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
vào EU luôn có những bước phát triển qua từng giai đoạn. Tuy nhiên, trong thời
gian qua các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức, đặc biệt là những rào cản kỹ thuật ngày càng gay gắt từ thị trường
này. Hơn nữa, từ khi là thành viên của WTO, Việt Nam phải thực hiện những cam
kết gia nhập như mở cửa thị trường hàng hoá, cắt giảm thuế xuất nhập khẩu, làm



cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giảm đi khả năng cạnh tranh về giá với các
đối thủ khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… đối với thị trường EU. Một số
mặt hàng như da giày của Việt Nam không còn được hưởng hệ thống ưu đãi thuế
quan phổ cập GSP của EU. Cùng với đó là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu khiến cho nhiều nền kinh tế của các thành viên EU rơi vào tình trạng suy
thoái, làm suy giảm cầu đối với hàng nhập khẩu của EU, dẫn tới hệ quả là thị trường
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tại EU bị ảnh hưởng trong khi các yêu cầu đối
với hàng hoá nhập khẩu vào EU ngày càng được nâng lên.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, hệ quả tất yếu dẫn đến
thu nhập của người dân các nước bị suy giảm, thất nghiệp gia tăng, đầu tư đình trệ…
khiến cho thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam bị thu hẹp, trong khi cạnh tranh
thì ngày càng gay gắt.
Trước bối cảnh quốc tế và quốc gia hiện tại Việt Nam đã nhanh chóng đẩy
nhanh tiến trình cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương,
định hướng của Ðảng và Nhà nước; chủ động xây dựng các quan hệ đối tác mới,
tham gia vào các vòng đàm phán mới, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế song
phương, khu vực và đa phương. Tuy nhiên, một trong những vấn đề cấp bách đặt ra
hiện nay là sau gần tám năm Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam cần phải nghiên
cứu, tổng kết một cách khoa học và có hệ thống về chính sách xuất khẩu sang EU một trong những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam đã và đang
thực thi trên cả hai phương diện: những điểm hợp lý, những bất cập và nguyên nhân.
Hơn nữa, Việt Nam và EU đã và đang trong quá trình đàm phán để ký Hiệp định
thương mại tự do, đang cùng nhau tìm ra một hướng đi nhằm giải quyết bế tắc trong
vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại thế giới.
Một trong các vấn đề đang nổi lên là làm thế nào để có một hệ thống chính
sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU trong
điều kiện tham gia vào WTO một cách hữu hiệu. Góp phần giải quyết các vấn đề
này cả về phương diện lý luận và thực tiễn, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề
“Chính sách thúc đẩy hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong điều
kiện gia nhập WTO” làm đề tài bài tập nhóm 5 – Lớp K31.KPT.ĐN.



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Một số nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại đa biên
(1) Thương mại không có sự phân biệt đối xử: Nguyên tắc này thể hiện ở hai
nguyên tắc: đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia.
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN): "Tối huệ quốc" có nghĩa là "nước
(được) ưu đãi nhất", "nước (được) ưu tiên nhất". Nội dung của nguyên tắc này thực chất
là việc WTO quy định rằng, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác
thương mại của mình.
Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): "Ðối xử quốc gia" nghĩa là đối xử bình
đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa. Nội dung của nguyên tắc này là
hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước phải được đối xử công
bằng, bình đẳng như nhau.
(2) Thương mại ngày càng tự do hơn (từng bước và bằng con đường đàm phán):
Ðể thực thi được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa thị
trường, thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá, việc tất nhiên là phải cắt
giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế, hạn ngạch, giấy
phép...).
Trên thực tế, lịch sử của GATT và sau này là WTO đã cho thấy đó chính là lịch
sử của quá trình đàm phán cắt giảm thuế quan, rồi bao trùm cả đàm phán dỡ bỏ các hàng
rào phi thuế quan, rồi dần dần mở rộng sang đàm phán cả những lĩnh vực mới như
thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, mở cửa thị trường, do trình độ phát triển của
mỗi nền kinh tế của mỗi nước khác nhau, "sức chịu đựng" của mỗi nền kinh tế trước
sức ép của hàng hoá nước ngoài tràn vào do mở cửa thị trường là khác nhau, nói cách
khác, đối với nhiều nước, khi mở cửa thị trường không chỉ có thuận lợi mà cũng đưa lại
những khó khăn, đòi hỏi phải điều chỉnh từng bước nền sản xuất trong nước.
Vì thế, các hiệp định của WTO đã được thông qua với quy định cho phép các
nước thành viên từng bước thay đổi chính sách thông qua lộ trình tự do hoá từng
bước. Sự nhượng bộ trong cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan

được thực hiện thông qua đàm phán, rồi trở thành các cam kết để thực hiện.


(3) Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch: Ðây là nguyên tắc
quan trọng của WTO
Mục tiêu của nguyên tắc này là các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính
ổn định và có thể dự báo trước được về các cơ chế, chính sách, quy định thương
mại của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài
có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi
thuế của nước chủ nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định kế hoạch kinh
doanh, đầu tư của mình mà không bị đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế
hoạch kinh doanh của họ.
Nói cách khác, các doanh nghiệp nước ngoài tin chắc rằng hàng rào thuế quan,
phi thuế quan của một nước sẽ không bị tăng hay thay đổi một cách tuỳ tiện. Ðây là nỗ
lực của hệ thống thương mại đa biên nhằm yêu cầu các thành viên của WTO tạo ra
một môi trường thương mại ổn định, minh bạch và dễ dự đoán
Về các thoả thuận cắt giảm thuế quan:
Bản chất của thương mại thời WTO là các thành viên dành ưu đãi, nhân
nhượng thuế quan cho nhau. Song để chắc chắn là các mức thuế quan đã đàm phán phải
được cam kết và không thay đổi theo hướng tăng thuế suất, gây bất lợi cho đối tác của
mình, sau khi đàm phán, mức thuế suất đã thoả thuận sẽ được ghi vào một bản danh
mục thuế quan. Ðây gọi là các mức thuế suất ràng buộc.
Về các biện pháp phi thuế quan:
Biện pháp phi thuế quan là biện pháp sử dụng hạn ngạch hoặc hạn chế định
lượng khác như quản lý hạn ngạch. Các biện pháp này dễ làm nảy sinh tệ nhũng
nhiễu, tham nhũng, lạm dụng quyền hạn, bóp méo thương mại, gây khó khăn cho
doanh nghiệp, làm cho thương mại thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch, cản trở tự do
thương mại. Do đó, WTO chủ trương các biện pháp này sẽ bị buộc phải loại bỏ hoặc
chấm dứt.
(4) Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn:

Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hoá thương mại
song trong rất nhiều trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì những quy định về bảo
hộ. Do vậy, WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các biện


pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp...hoặc các biện pháp bảo hộ
khác.
(5) Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu đãi hơn cho các
nước kém phát triển nhất:
Các nước thành viên, trong đó có các nước đang phát triển, thừa nhận rằng tự
do hoá thương mại và hệ thống thương mại đa biên trong khuôn khổ của WTO đóng góp
vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Song các thành viên cũng thừa nhận rằng, các nước
đang phát triển phải thi hành những nghĩa vụ của các nước phát triển.
Trong khi đó, hiện số thành viên của WTO là các nước đang phát triển và các nước
đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế chiếm hơn 3/4 số nước thành viên của WTO.
Do đó, WTO đã đưa ra nguyên tắc này nhằm khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế
ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bằng cách dành cho những
nước này những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt để đảm bảo sự tham gia sâu rộng
hơn của các nước này vào hệ thống thương mại đa biên.
II. Khái niệm và vai trò của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
1. Khái niệm:
“Chính sách thúc đẩy xuất khẩu là một hệ thống các quan điểm, đường lối, thể
chế hóa của Nhà nước, các quy định hướng dẫn, khuyến khích và tăng cường mặt hàng
và thị trường xuất khẩu cho phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế hiện hành.”
2. Vai trò của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
Chính sách xuất khẩu định hướng cho hoạt động xuất khẩu phù hợp với mong
muốn mà Nhà nước theo đuổi. Vai trò định hướng của chính sách xuất khẩu thể hiện
trong việc Nhà nước ban hành các quy định điều chỉnh tăng cường các hoạt động xuất
khẩu sao cho đạt được mục tiêu mà Nhà nước đề ra. Mục tiêu đó là khuyến khích hoạt
động xuất khẩu phát triển - cũng có nghĩa là hoạt động xuất khẩu sẽ nhận được những

ưu đãi của Nhà nước như việc quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ hoạt
độngxuất khẩu phát triển với các mục tiêu, các biện pháp của chính sách cũng có vai
trò định hướng cho hoạt động xuất khẩu. Vì biện pháp của chính sách xuất khẩu có tác
động thúc đẩy, cân bằng hay kìm hãm rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Chính sách
thúc đẩy xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia tốt hơn
vào quá trình phân công lao động quốc tế: có thể thực hiện quá trình chuyên môn hoá


sâu hơn đồng thời tăng khả năng mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu, mở
rộng thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác nước ngoài Chính sách xuất khẩu
cần được tạo lập trong môi trường pháp lý thuận lợi thể hiện trong sự thống nhất cao
độ giữa mục tiêu thực hiện và sự phong phú đa dạng của các biện pháp thực thi chính
sách; Chính sách xuất khẩu góp phần phát huy những mặt tốt của nền kinh tế thị
trường đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của nó. Chính sách xuất khẩu cần thể
hiện được vai trò của mình trong việc sử dụng các công cụ biện pháp để hạn chế
những biểu hiện không lành mạnh trong sản xuất kinh doanh có thể xảy ra bằng chính
sách thuế, chính sách ưu đãi đặc biệt…
Thông qua việc xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu đúng đắn sẽ
góp phần thực hiện quá trình huy động và phân bổ nguồn lực của quốc gia như tài
nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế quốc tế nói chung và
xuất khẩu nói riêng. Điều đó thể hiện ở việc chính sách khuyến khích xuất khẩu mặt
hàng chế biến đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng đủ cho hoạt động sản xuất hàng xuất
khẩu, đồng thời phân bổ đội ngũ cán bộ công chức hợp lí trong việc thực thi các chính
sách xuất khẩu; Chính sách thúc đẩy của mỗi quốc gia góp phần vào việc xây dựng và
phát triển các ngành công nghiệp, các lĩnh vực kinh tế mới với trình độ công nghệ và
sức cạnh tranh ngày càng cao, phát huy tốt hơn lợi ích quốc gia.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trường EU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu biến động phức tạp cùng với sự
thay đổi lớn của giá năng lượng, lương thực và nhiều loại nguyên liệu khác. Sự khủng

hoảng của hệ thống tài chính toàn cầu ở cấp độ rộng, kinh tế thế giới đã trải qua những
năm đầy khó khăn và sóng gió. Đặc biệt bối cảnh kinh tế thế giới những năm gần đây
cho thấy nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng không cao, chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn,
phức tạp và khó lường, hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ còn tiếp tục diễn
biến phức tạp. Chính phủ của hàng loạt các quốc gia phải cắt giảm chi tiêu công, tỷ lệ
thất nghiệp cao trong điều kiện giá cả tăng khiến cho người tiêu dùng cũng đồng loạt
phải cắt giảm chi tiêu, xu hướng này sẽ kéo dài có tác động tiêu cực đến phát triển
kinh tế.
Dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, EU nói riêng và các quốc gia trên
thế giới nói chung đang đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và điều chỉnh các


thể chế kinh tế trên quy mô toàn cầu. Vị thế của các nước trong nền kinh tế thế giới sẽ
có thay đổi, vị thế siêu cường của Hoa Kỳ sẽ bị giảm, vai trò của EU, Trung Quốc
trong nền kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu sẽ tăng lên. Khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết,
hợp tác đa dạng hơn, đáng chú ý là việc đàm phán ký kết Hiệp định đối tác chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP) với mức độ mở cửa và hợp tác cao hơn. Quá trình quốc
tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng; việc tham gia vào
mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã hình thành yêu cầu đối với các nền
kinh tế. Việt Nam đang tích cực đẩy nhanh tiến trình đàm phán nhằm ký kết Hiệp định
thương mại tự do với EU đã mở ra những cơ hội mới cho hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam trên thị trường EU.
Bối cảnh quốc tế đóng vai trò quan trọng chi phối việc đề xướng và thực thi chính
sách cải cách mở cửa kinh tế ở Việt Nam; Trước hết, những biến động lớn trên thế giới
tạo ra áp lực cải cách lớn đối với Việt Nam: nếu không thực hiện cải cách mở cửa, hòa
mình vào trào lưu phát triển chung của thế giới thì Việt Nam sẽ mãi ở trong tình trạng
lạc hậu, đóng cửa, và ngày càng tụt hậu so với các quốc gia khác. Bên cạnh đó, những
biến động đó cũng tạo ra động lực lớn đối với Việt Nam trong việc tiến hành cải cách
mở cửa, Việt Nam có thể tập trung nguồn lực cho xây dựng kinh tế; thực hiện chuyển

đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng khai thác những lợi thế của đất nước, tận dụng ưu
thế của những nước đi sau trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, từ đó đẩy
mạnh phát triển kinh tế, rút dần khoảng cách về kinh tế kỹ thuật, công nghệ với các
nước phát triển trên thế giới; Nhận thức và nắm bắt kịp thời xu thế biến động của môi
trường quốc tế nên Việt Nam đã thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của đất
nước. Bên cạnh đó việc hoạch định chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam cần
quan tâm đến các nhân tố riêng có của thị trường EU để điều chỉnh chính sách cho phù
hợp với thực tế: (1) Các tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU rất khắt khe:
Quyền lợi của người tiêu dùng và vấn đề bảo vệ môi trường được Chính phủ các nước
EU quan tâm hàng đầu bảo vệ nhà sản xuất và việc làm truyền thống. Do vậy, những
hệ thống rào kỹ thuật mới đã ra đời thay thế cho các biện pháp bảo vệ truyền thống
như là thuế quan và hạn ngạch. Hàng hoá Việt Nam muốn vào được thị trường này thì
phải vượt qua hệ thống các rào cản kỹ thuật đó của EU, được cụ thể hoá bởi các tiêu
chuẩn của sản phẩm: chất lượng, sức khoẻ và an toàn, tiêu chuẩn về môi trường và vấn
đề trách nhiệm xã hội.


IV. Những thuận lợi trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường EU
Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU dành cho các nước đang
phát triển đã có từ năm 1971. Ngày 25/10/2012 Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu
Âu đã ban hành Quy định số 978/2012, có hiệu lực từ 01/01/2014 và thực hiện
trong 10 năm tới, thay thế Chương trình GSP thực hiện theo Quy định số 732/2008 đã
hết hiệu lực từ 31/12/2013. Quy chế GSP mới của EU có nhiều thuận lợi cho xuất khẩu
của Việt Nam và được các doanh nghiệp xuất khẩu rất quan tâm.
GSP của EU phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), cho phép có ưu đãi ngoại lệ ngoài quy chế Tối huệ quốc (MFN) của WTO đối
với các nước đang phát triển. Chương trình này chỉ nhằm mục đích tạo ưu đãi cho
thương mại hàng hóa, mà không giải quyết các khó khăn hay vấn đề khác tại các nước
đang phát triển

Theo Quy định số 978/2012, có 90 nước được hưởng GSP, trong đó:
Nhóm GSP tiêu chuẩn có 41 nước, trong đó có Việt Nam (Phụ lục II). Theo phân
loại thu nhập mới nhất của WB, Việt Nam hiện được coi là nước có thu nhập trung
bình-thấp, do đó nằm trong diện được hưởng GSP tiêu chuẩn.
Thỏa thuận chung (nhóm GSP tiêu chuẩn): Giảm thuế nhập khẩu cho các
nước thụ hưởng, gồm tất cả các nước đang phát triển có nhu cầu và có mức thu
nhập đầu người từ trung bình trở xuống theo tiêu chí phân loại thu nhập của
Ngân hàng Thế giới (WB).
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có trong danh mục các mặt hàng được
hưởng GSP như: hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, rau quả, thực phẩm chế biến… Tuy
nhiên, đa số các mặt hàng này đều trong diện nhạy cảm (S), nên chỉ được giảm thuế
nhập khẩu. Đặc biệt, các mặt hàng dệt may, nông sản, thủy sản còn phải tuân theo các
điều khoản phòng vệ và giám sát khá chặt chẽ của EU đối với số lượng nhập khẩu
(Phần II và Phần III của Quy định số 978/2012).
Doanh nghiệp Việt Nam trước khi xuất khẩu sang thị trường EU cần tìm trong
Phụ lục V của Quy định số 978/2012 để xem sản phẩm của mình (theo mã HS 6 số và
mã CN 8 số) có được hưởng GSP hay không và thuộc loại không nhạy cảm (NS) hay
nhạy cảm (S), để biết hàng của doanh nghiệp sẽ được miễn thuế, hay chỉ được giảm
thuế nhập khẩu vào EU.


Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
Sau gần 3 năm đàm phán và ngày 2/12/2015, đã tuyên bố kết thúc đàm phán giữa
Việt Nam và Liên minh Châu Âu, EVFTA sẽ sớm được ký kết, làm thủ tục phê chuẩn
hiệp định và đi vào thực thi cam kết. Việt Nam và EU đều mong muốn hoàn tất quá
trình phê chuẩn trong thời gian sớm nhất để Hiệp định có thể có hiệu lực ngay từ đầu
năm 2018.
Trong tuyên bố chung hai bên vừa ký kết nêu rõ: EVFTA cùng với Hiệp định Đối
tác và Hợp tác (PCA) sẽ sớm được phê chuẩn, sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên đồng
thời giúp tăng cường hơn nữa mối quan hệ vững chắc và lâu dài hiện nay. Hiệp định

này cũng sẽ mang lại cơ hội đáng kể cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tạo thêm
việc làm tại Việt Nam và EU. Hiệp định sẽ xóa bỏ hầu như toàn bộ thuế quan đối với
hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và EU.
EVFTA là một hiệp định thương mại mang tính toàn diện, chất lượng và đảm bảo
cân bằng lợi ích của cả Việt Nam và EU. Hiệp định bao gồm các lĩnh vực: các biện
pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, dịch
vụ và đầu tư, mua sắm của Chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả chỉ dẫn địa lý,
doanh nghiệp nhà nước, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng
lực. Hiệp định cũng bao gồm cách tiếp cận mới, tiến bộ hơn về bảo hộ đầu tư và giải
quyết tranh chấp đầu tư.
Về xuất nhập khẩu, EVFTA có cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, Việt Nam
và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng
thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan
một phần. EVFTA được giới chuyên môn kỳ vọng sẽ là một cú hích quan trọng, giúp
mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm mà hai
bên có thế mạnh như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam và máy
móc, thiết bị, ô tô, đồ uống có cồn, một số loại nông sản của EU.
Đối với dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) của Việt
Nam, EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong
vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành
cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.
Với mặt hàng gạo, EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với
gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được
miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối
với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.


Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi
xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh… về cơ bản sẽ được xóa bỏ
thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Đối với xuất khẩu của EU, cam kết của Việt Nam đối với các mặt hàng chính như
ô tô, xe máy, Việt Nam cam kết sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm,
riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là
7 năm. Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà: Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế
nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm.
Theo Bộ Công Thương, EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là một trong
hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt
Nam-EU đã tăng từ 17,75 tỷ đô la Mỹ vào năm 2010 lên 36,8 tỷ đô la Mỹ năm 2014.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng thương mại hai chiều đạt 19,4 tỷ đô la Mỹ, tăng
hơn 11% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 14,9 tỷ đô la và
nhập khẩu từ EU đạt 4,5 tỷ đô la. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Các
nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ
gỗ, hải sản.
Trong lĩnh vực đầu tư, theo số liệu thống kê, EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt
Nam. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2015, đã có 23 trong số 28 nước EU đầu tư vào
Việt Nam với hơn 2.100 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 38,4 tỷ
đô la Mỹ. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của
Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ.
EVFTA được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy luồng vốn đầu tư với các dự án chất
lượng cao của EU và cả các đối tác khác vào Việt Nam, Việt Nam có cơ hội trở thành
địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu
vực. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng theo hướng tích cực của Việt Nam.
Bên cạnh đó, các cam kết liên quan đến mua sắm của Chính phủ, bảo hộ sở hữu
trí tuệ... cũng sẽ mở ra cơ hội cho cả hai bên tiếp cận thị trường của nhau, đảm bảo lợi
ích tổng thể, cân bằng.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG ĐIỀU KIỆN
THAM GIA VÀO WTO
Thực hiện chính sách đổi mới, quá trình cải cách kinh tế toàn diện của Việt
Nam đã thực sự đem đến một giai đoạn thay đổi sâu sắc về môi trường chính sách và
định chế phục vụ cho phát triển kinh tế. Chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam
đã tiến hành thay đổi căn bản cơ chế quản lý kinh tế và nỗ lực để đạt được các nền
móng định chế của một nền kinh tế thị trường. Trong số các chính sách kinh tế đem
lại những thành tựu vượt bậc của Việt Nam, nhóm chính sách thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu hàng hoá đã đóng một vai trò khá quan trọng. Hoạt động thương mại quốc tế
nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Việt Nam đã tăng trưởng không
ngừng, đem lại thu nhập, việc làm và tạo nền tảng cho sự chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế.
I. Chính sách mặt hàng xuất khẩu
Mục tiêu chính sách mặt hàng: Xây dựng và nâng cao chất lượng cơ
cấu hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với lợi thế của quốc gia. Trong định
hướng phát triển xuất khẩu, Bộ Công Thương tập trung vào 2 hướng chính:
Thứ nhất: tập trung phát triển những mặt hàng lớn vì các mặt hàng này tăng
trưởng sẽ tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, giải quyết nhiều lao động và các
vấn đề xã hội khác (thủy sản, cà phê, gạo…). Thứ hai: tập trung vào các mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu tuy chưa lớn nhưng vừa qua có tốc độ tăng trưởng
nhanh, có tiềm năng, không bị hạn chế hoặc chưa bị hạn chế về thị trường, hạn
ngạch.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, tiếp tục xuất khẩu hàng hóa có lợi thế về
điều kiện tự nhiên và lao động. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ sản
phẩm thô, sơ chế sang xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu có giá trị cao thông qua phát
triển công nghệ chế biến, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến. Lựa chọn
mặt hàng kinh doanh có nhiều triển vọng, có thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà
phê, cao su, hạt điều, thuỷ sản, dệt may... Việt Nam phải đầu tư cải tiến công nghệ
sản xuất hàng xuất khẩu để nâng cao chất lượng, tăng cạnh tranh, cải tiến mẫu mã,
giảm giá thành và giá xuất khẩu. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, nên tập

trung vào công nghệ bảo quản và công nghệ chế biến cho các mặt hàng thủy sản,


cà phê, gạo,... xuất khẩu trước hết phải đảm bảo tiêu dùng trong nước, đảm bảo
các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: (1)
Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu: Để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường,
trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khoáng sản, nhiên liệu
xuống. (2) Nhóm hàng nông lâm thủy sản: Giá trị xuất khẩu các mặt hàng này
trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Đây là những mặt hàng chịu
nhiều tác động của thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng
này đang có xu hướng tăng nhanh. Tóm lại, do đã có quá trình phát triển lâu dài, đã
khai thác phần lớn tiềm năng nên hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của
Việt Nam những năm qua có xu hướng tăng trưởng chậm lại về khối lượng, nhưng
vẫn gia tăng nhanh về giá trị do giá cả thế giới có xu hướng tăng lên.
Việc gia nhập WTO đã đặt ngành xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước
những thời cơ và thách thức mới. Để các mặt hàng này thực sự trở thành thế
mạnh của xuất khẩu Việt Nam, về lâu dài cần phát triển theo hướng: nâng cao
dần chất lượng sản phẩm, gia tăng hàm lượng chế biến, đẩy mạnh hoạt động xây
dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển hạ tầng pháp lý. (3) Nhóm hàng chế
biến: Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng chủ lực như: dệt may, giày dép, sản
phẩm cơ khí, sản phẩm nhựa, gỗ, điện tử, thủ công mỹ nghệ,… Có thể phân
nhóm hàng này thành hai nhóm nhỏ: (1) Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt
may, da giày, thực phẩm chế biến, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm gỗ, sản phẩm
cơ khí, vật liệu xây dựng. (2) Hàng chế biến cao bao gồm: điện tử, linh kiện máy
tính, phần mềm.
Trước tiên là dệt may và da giày: Tình hình xuất khẩu dệt may, da giày của
Việt Nam trong gần 8 năm gần đây luôn ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân của
ngành dệt may là 23%, da giày là 15,3%. Hai ngành này có chung đặc điểm là sử
dụng nhiều lao động, phù hợp với lợi thế lao động giá rẻ ở Việt Nam. Những
hạn chế của các ngành này là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài

(60%-70%), hao phí điện năng lớn. Hai là Sản phẩm gỗ: Các sản phẩm gỗ gia tăng giá
trị xuất khẩu một cách đều đặn trong những năm gần đây. Trong gần 8 năm qua, giá
trị xuất khẩu tăng gấp hơn 6 lần. Gia nhập WTO mở ra những thuận lợi và cả khó
khăn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu sang thị trường EU. Ba là Máy tính và linh
kiện điện tử: Ngành xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đang ngày càng
có vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng xuất


khẩu bình quân của mặt hàng này trong 6 năm qua đạt khoảng 29%, cao nhất trong số
các mặt hàng chủ lực.
Như vậy, vấn đề nan giải đối với các sản phẩm chế biến: dệt may, da giày, sản
phẩm gỗ, sản phẩm nhựa… là nguồn nguyên, phụ liệu phần lớn phải nhập khẩu từ
nước ngoài. Do vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu chưa cao, các doanh
nghiệp chưa thực sự chủ động trong việc kí kết các hợp đồng, nhiều sản phẩm chế
biến còn mang tính chất gia công.
Bảng 2.1: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU trước gia nhập
WTO
Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng
Giày dép
Dệt may
Cà phê
Đồ gỗ
Điện tử vi tính
Thủ công
Sản phẩm nhựa
Cao su
Xe đạp
Tổng


2002
1327.9
551.9
170.5
149.5
2297.7

2003
1602.5
537.1
262.3
172
2727.1

2004
1782.4
760
389
204
32.3
83.6
178.8
3675.4

2005
1783.4
882.8
309.1
464.9

196.5
178.3
60.3
125
102.1
4542.3

2006
1982.7
1238.3
538.6
485.9
275
93.7
104.4
153.9
52
5572.4

Nguồn: Tổng cục hải quan
Qua bảng số liệu cho thấy, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam xuất khẩu vào EU
với những mặt hàng chủ yếu vẫn là giày dép, dệt may, thuỷ sản, cà phê. Các mặt hàng
này thường xuyên chiếm trên 50% đến 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị
trường EU.
Giai đoạn 2002 đến nay là giai đoạn khó khăn, thử thách đối với hàng xuất
khẩu Việt Nam vì EU đang cắt giảm dần ưu đãi thuế quan đối với hàng xuất khẩu của
các nước đang phát triển và đã kết thúc giai đoạn 2 thực hiện GSP vào cuối 2004.
Hơn nữa, thời kỳ này Việt Nam ở vào thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh giành giật thị
trường với hàng xuất khẩu của Trung Quốc cũng như các nước ASEAN khác
Bảng 2.2: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU sau gia

nhập WTO
Đơn vị: triệu USD


Mặt hàng
Giày dép
Dệt may
Thủy sản
Cà phê
Đồ gỗ
Điện tử vi tính
Thủ công
Sản
phẩm

2007
2176.3
1487.6
911.5
878.9
621.2
415.2
119.3
185

2008
2500
1800
1140
820

791.8
456
143.2
241.3

2009
1948
1603
1050.5
813.1
550.2
415.7
154
14.9

2010
2226.2
1883.5
1137.1
696.6
626.1
576.9
156.8
5.3

2011
2587.2
2522.7
1318.3
1031.3

594.1
784.3
152.8
384

2012
2632.8
2412.7
1087.9
1247.4
634.6
1519.7
139.8
-

2013
2964.1
2730.2
1099.5
1330.2
575.6
2618.3
140.1
436.2

nhựa
Cao su
Xe đạp
Tổng


147.6
21
6963.6

25.3
7917.6

77.3
6626.7

184.8
9867.2

281.5
9656.2

9674.9

163.1
12057.3

Nguồn: Tổng cục hải quan
Từ năm 2005 đến thời điểm sau gia nhập WTO của Việt Nam, ngoài những mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như Giày dép, dệt may, thủy sản, cà phê thì kim ngạch
đồ gỗ và điện tử vi tính đã được tăng lên đáng kể.
Thứ nhất, giày dép: EU là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ 2 trên thế giới
sau Hoa Kỳ, nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng trên 36 tỷ USD/năm.
Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về
khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Đến nay, EU vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày
dép của Việt Nam với doanh thu năm 2012 đạt 2,63 tỉ USD, tăng 32,78% so với năm

2006 và chiếm 36,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam. Năm
2013 đạt 2,96 tỉ USD, tăng 35,78% so với năm 2007 và chiếm 36,23% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam. Đây là một nỗ lực rất lớn của ngành da
giày Việt Nam trong bối cảnh chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một
số nước như Brazil, Indonesia... đặc biệt từ ngày 6 tháng 10 năm 2006, EU áp thuế
chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10%. Mặc
dầu vậy, 2009 được coi là một năm khó khăn của giày da Việt Nam khi xuất khẩu sang
thị trường EU bởi bắt đầu từ năm 2009, EU đã bãi bỏ GSP với giày da Việt Nam, khi đó
thuế suất từ 4,5% lên 8% đối với giày mũ da; từ 7,5 - 8% lên 11,5% đối với giày giả da
và từ 11,5% lên 17% đối với giày vải.
Thứ hai, dệt may: Tiếp theo sau là hàng dệt may với mức tăng kỷ lục, năm
2012 đạt trên 2,4 tỷ USD gấp 4,4 lần năm 2002 và tăng 94,84% so với năm 2006, tức
là trước khi gia nhập WTO. Điều này có được là nhờ quyết định thoả thuận Việt Nam
gia nhập WTO với EU để bỏ hạn ngạch dệt may vào thị trường EU ngày


01/01/2005. Năm 2013, kim ngạch dệt may của Việt Nam vào EU đạt trên 2,73 tỷ
USD gần gấp đôi năm 2007 và tăng gấp 1,14 lần so với năm 2012. Tuy nhiên, phần lớn
khối lượng hàng dệt may của Việt Nam xuất sang EU là hàng gia công.
Thứ ba, thuỷ sản: EU là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn trên thế giới, nhập khẩu
nhiều nhất philê cá đông lạnh: chủ yếu là cá tuyết, cá tuyết vàng, cá tra, sau đólà tôm
đông lạnh, cá ngừ. Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu khoảng 40 tỷ USD. Kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU chỉ đạt khoảng 2,7% tổng kim ngạch nhập
khẩu thủy sản của EU - Thuỷ sản hiện là mặt hàng xuất khẩu thứ 3 của nước ta vào thị
trường EU. Trong năm 2011, xuất khẩu thuỷ sản nước ta vào EU tiếp tục tăng mạnh
đạt trên 1,31 tỷ USD tăng 44,63% với năm 2007 - năm đầu tiên Việt Nam gia nhập
WTO. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU giảm 17,48%
so với năm 2011, thay vào đó là kim ngạch mặt hàng điện tử vi tính năm 2012 tăng lên
đến 93,77% so với 2011. Năm 2013, một năm đầy khó khăn và thử thách với các
doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang

EU vẫn đạt 1,099 tỷ USD, đây là con số đáng mừng trong so với năm 2012 kim
ngạch mặt hàng này còn giảm mạnh. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này
đến năm 2020 đạt 3,0 tỷ USD. Tuy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam sang EU khá nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định và còn
cách xa tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Nguyên nhân do nguồn nguyên liệu chưa
ổn định, hàng thuỷ sản chưa đáp ứng tốt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh thực phẩm của
EU và còn bị sức ép cạnh tranh từ phía Thái Lan. Thời gian qua, Việt Nam chủ yếu
xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm sơ chế nên hiệu quả xuất khẩu thấp. Trong thời
gian tới, Việt Nam cần chú trọng xuất khẩu sản phẩm đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn
của EU, tăng cường xuất khẩu sản phẩm qua chế biến, có giá trị gia tăng cao.
Thứ tư, cà phê: EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với cà phê Việt Nam,
chiếm tỷ trọng khoảng 45% trong xuất khẩu của Việt Nam. Với cà phê thì hiện nay EU
là thị trường tiêu thụ cà phê xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm tỷ trọng khoảng
50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta. Năm 2007 xuất khẩu cà phê
đạt trên 878,7 triệu USD, tăng gấp gần 6 lần so với năm 2002 và tăng trên 63% so với
năm 2006. Kết quả này có được một phần lớn là do giá cà phê năm 2007 tăng mạnh trên
thị trường thế giới; Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu cà phê năm2008, 2009, 2010 của Việt
Nam vào thị trường EU lại giảm mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này là do khủng
hoảng kinh tế thế giới và kinh tế Châu Âu đã tác động giảm tổng cầu nhập khẩu cà phê


và giá cà phê thế giới trong những năm này có xu hướng giảm, đồng thời sản lượng
sản xuất cà phê trong nước cũng suy giảm. Từ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cà phê
lại có xu hướng tăng trở lại, tăng 48% so với năm 2010, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu
cà phê tiếp tục tăng mạnh đạt 1.247,7 triệu USD, gấp 2,32 lần năm 2006 - Năm trước khi
Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU
đạt 1,33 triệu USD, tăng gần gấp 2 lần năm 2007. Phấn đấu, kim ngạch xuất khẩu đến
năm 2020 đạt 1.600 triệu USD.
Thứ năm: Sản phẩm gỗ là mặt hàng có tiềm năng phát triển do EU là thị
trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới. Đồ gỗ của Việt Nam đã thâm nhập được vào

hầu hết các nước EU trong đó những nước nhập khẩu chính là Anh, Pháp, Đức, Đan
Mạch. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 1.800 triệu USD.
II. Chính sách thị trường
Mục tiêu chính sách thị trường: Trong giai đoạn đổi mới sau gia nhập WTO,
Việt Nam hướng tới xây dựng được thị trường trọng điểm và khai thác tốt hơn các thị
trường tiềm năng như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan và hướng vào một số thị trường có kim
ngạch xuất khẩu tăng nhanh trong những năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Mô hình chính sách: Thực hiện chính sách đổi mới cùng với các cam kết gia
nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành hoạt động thương mại quốc tế với xu hướng đa
dạng hoá thị trường, từng bước gắn liền nền kinh tế nước ta với thị trường quốc tế theo
nguyên tắc đảm bảo độc lập, chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia và cùng có lợi.
Nội dung chính sách: Chính sách thị trường của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Bên cạnh những khó khăn như xuất
phát điểm của nền kinh tế thấp, đang trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế thị trường
ở giai đoạn sơ khai, các yếu tố cơ bản, đồng bộ của một thị trường chưa phát triển
đầy đủ, nước ta có những lợi thế riêng về tài nguyên và lao động.
Trong số các thị trường chủ lực của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam bao gồm,
các nước Châu Á (như Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan,
Hồng Kông), Châu Âu (chủ yếu là các nước EU), các nước Bắc Mỹ (Hoa Kỳ,
Canada), Châu Đại Dương (Australia) thì thị trường EU luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao
trong những năm qua. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường
EU trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể làm tăng kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá của nước ta; Liên minh Châu Âu luôn là một đối tác lớn, truyền thống và


đầy tiềm năng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU
tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2002 - 2013 với tỷ lệ tăng trung bình cho cả giai
đoạn đạt trên 20%.
Về giày dép, Bộ Công thương chỉ đạo phải đẩy mạnh nghiên cứu thị trường,
xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường có tiềm năng, trong đó tập trung vào thị

trường Hoa Kỳ, EU. Về thuỷ sản sẽ phát triển ổn định nguồn nguyên liệu, bảo đảm chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường trọng điểm như
Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc. Về gỗ, Bộ Công thương sẽ tăng cường chỉ đạo
công tác thông tin, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, giúp các doanh nghiệp tổ
chức nhập khẩu gỗ nguyên liệu, bảo đảm nguồn cung ứng cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, cơ chế chính sách cần có sự nhất
quán và ổn định trong thời gian dài, giúp các doanh nghiệp xây dựng định hướng đầu
tư và phát triển; cần hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện các mục tiêu xuất khẩu về mặt
hàng và thị trường; các chính sách khuyến khích phải đến đúng đối tượng, tập trung vào
đúng mặt hàng, đúng thị trường và đúng chủ thể cần khuyến khích; xây dựng chính
sách khuyến khích phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, các mặt hàng có kim
ngạch nhỏ, có tiềm năng và tốc độ tăng trưởng cao. Những giải pháp xúc tiến
thương mại và phát triển thị trường ngoài nước cần tiếp tục tập trung chuyên nghiệp
hóa hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu, nghiên cứu sàn giao dịch,
thương mại điện tử; thực hiện chương trình và thành lập Quỹ Xúc tiến thương mại
trọng điểm quốc gia; xây dựng giải pháp chuyển đổi cơ cấu thị trường xuất nhập
khẩu; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các Thương vụ Việt Nam ở
nước ngoài; tăng cường cung cấp thông tin thị trường ngoài nước...
Về phía nhà nước, cần tiến hành các hoạt động Thương mại quốc tế theo
quan điểm mở cửa (đa dạng hoá thị trường, từng bước gắn liền nền kinh tế nước ta với
thị trường quốc tế theo nguyên tắc đảm bảo độc lập, chủ quyền dân tộc, an ninh quốc
gia và cùng có lợi). Nhà nước đề ra các chính sách, chiến lược nhằm quy hoạch,
xây dựng các dự án sản xuất hàng hoá xuất khẩu trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng
và lợi thế của từng vùng. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại: Chính phủ cần
hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu
Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động nghiên
cứu thị trường nước ngoài để nắm bắt cơ hội kinh doanh, xuất khẩu những hàng hóa thị
trường cần. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu chính sách thương mại, mở văn phòng



đại diện, thành lập cơ quan xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất nhập khẩu lớn,
đào tạo đội ngũ nhân viên marketing giỏi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần
có phương pháp tiếp cận tốt các kênh phân phối thông qua các tập đoàn kinh tế lớn ở
thị trường EU - thông qua các tập đoàn kinh tế; Đa dạng hoá thị trường và trong một
thị trường cần đa dạng hoá mặt hàng (tránh tình trạng khi hàng xuất khẩu của nước ta
tăng lên đạt đến một quy mô nhất định thì các nước nhập khẩu lại dựng lên hàng rào
kỹ thuật).
Đáng chú ý, trong quan hệ buôn bán với EU, Việt Nam giữ vị thế xuất siêu liên
tục với quy mô khá cao (năm 2012 đạt trên 11,5 tỷ USD, quý I/2013 đạt 2,9 tỷ USD) Đây là một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh suy thoái toàn cầu hiện nay. Theo
cơ cấu thị trường các nước thành viên EU thì Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Italia là các
thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn nhất và xuất siêu của Việt Nam qua nhiều năm từ
giai đoạn 2002 tới nay. Trong khi đó thì các nước như Áo, Thụy Điển, Ai Len, Bồ Đào
Nha, Đan Mạch chưa phải là các thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam, tuy nhiên cũng
đã có tăng trưởng tốt trong thời gian qua.
Các thị trường mới nổi như Hy Lạp và Tây Ban Nha có được mức tăng trưởng khá
cao. Đối với 12 nước thành viên gia nhập sau của EU thì xuất khẩu của ta vào một số
nước có gia tăng như Slovakia, Slovenia, Látvia, Hungari, Cộng Hoà Séc… Nhưng một
số nước tuy có gia tăng lớn trong kim ngạch xuất khẩu nhưng vẫn còn rất nhỏ bé.
Chính sách thị trường xuất khẩu của Việt nam vào EU trong thời gian qua
vẫn chú trọng tập trung thị trường như: Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Bỉ. Đặc biệt từ năm
2007 - Việt Nam đã gia nhập vào WTO đến nay, Đức vẫn là thị trường xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam tại EU với kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 4,095 tỷ USD cao gấp
2,2 lần năm 2007 - Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong khi kinh tế Đức rơi vào suy
thoái sâu tại Châu Âu vào thời gian này; Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị
trường các nước EU đều tăng, tuy nhiên với tốc độ chậm.
EU vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, khi kim ngạch tăng
với tốc độ cao qua các năm (năm 2012 cao gấp 5,8 lần năm 2002). Trong bối cảnh EU
vướng vào khủng hoảng nợ công, người dân “thắt lưng buộc bụng”, làm cho nhu cầu
nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài của khu vực này bị sụt giảm. Tuy nhiên, trái với dự
đoán của nhiều chuyên gia và một số nhà hoạch định chính sách vĩ mô, kim ngạch

xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU chỉ giảm mạnh vào năm 2009 , các năm tiếp


theo xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào khu vực EU vẫn tăng, năm 2012 đạt 20,3 tỷ
USD và chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, cao nhất trong các thị
trường.
Năm 2013, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào EU tăng so với năm 2012
31,44%. Trong khu vực này, có một số thị trường đạt quy mô khá, như Đức (774 triệu
USD), Hà Lan (399 triệu USD), Pháp (351 triệu USD), Italia (324 triệu USD), Tây
Ban Nha (323 triệu USD)... Các mặt hàng xuất khẩu vào khu vực này, như điện thoại
các loại và linh kiện, giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng dệt
may... đều đạt kim ngạch lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu ra thế
giới của mỗi mặt hàng.
Như vậy: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam vào EU tiếp tục được duy trì, mở
rộng một cách tương đối hiệu quả và tích cực trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày
nay.
Năm 2002 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đạt 3,162 tỷ
USD thì đến năm 2007 con số này đã tăng 3,4 lần tương ứng với 10,666 tỷ USD. Tuy
nhiên, tính đến hết năm 2008, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
Việt Nam vào thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước chỉ còn
chiếm 17,3%, sụt giảm sau hai năm phục hồi. Các năm tiếp theo 2009, 2010, 2011, tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường EU trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước tiếp tục giảm thêm, chỉ còn chiếm tương ứng 16,6%, 15,9% và
13,35%. Một mặt, đó là do sự suy giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân các nước EU
trong bối cảnh suy thoái kinh tế tại Châu Âu trong năm 2008. Mặt khác, EC còn
thực thi một số chính sách thương mại gây khó khăn cho hàng hoá xuất khẩu Việt
Nam như bãi bỏ ưu đãi GSP đối với hàng hoá mục XII của Việt Nam, tiến hành rà
soát cuối kỳ và tiếp tục áp thuế chống phá giá đối với mặt hàng giày mũ da của Việt
Nam đến năm 2011... Thêm vào đó, các thị trường xuất khẩu chủ lực khác của nước ta
đều có sự tăng trưởng cao nhờ nhiều điều kiện thuận lợi như Nhật Bản (tăng 31,6% so

với năm 2007), Hoa Kỳ (tăng 25,6%). Năm 2012, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng lên
18,22%. Năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU đã
đạt 24,33 triệu USD tăng gấp 2,24 lần so với năm 2008.


Năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đạt 10,9 tỷ
USD tăng 2,2% so với năm 2007. Trong năm 2006, trước khi Việt Nam gia nhập WTO
một năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 7,094 tỷ USD.
Hai năm sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, giá trị này đã tăng lên 53,65%
vào năm 2008. Năm 2012, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU
tăng 73,57% so với 2007 - năm đầu tiên gia nhập WTO. Đối với Việt Nam, năm
2013 được xác định là một trong những năm khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu
sang thị trường EU, song kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn đạt 24,33
tỷ tăng 31,44% so với năm 2012. Điều này có thể cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất
hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã tận dụng rất tốt những điều kiện thuận lợi cũng
như vượt qua được những thách thức mà thị trường EU tạo ra khi nước ta hội nhập vào
WTO.
Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động sâu rộng với hầu khắp các
quốc gia trên thế giới, tuy nhiên nó chỉ làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
năm 2009 là 1,5 tỷ USD so với 2008, tương ứng với (-13,76%). Tiếp đến các năm
2010, 2011, 2012 và 2013 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU có xu hướng
tăng mạnh. Sở dĩ có hiện tượng tăng mạnh như vậy là do kinh tế suy thoái đã chuyển
dịch nhu cầu tiêu dùng hàng xa sỉ sang các hàng hóa có chất lượng trung bình và giá cả
thấp hơn tương đối hàng Việt Nam đáp ứng được xu hướng tiêu dùng ở phân khúc trung
bình đó.
Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU từ năm
2007 đến nay
Thị trường


So với năm 2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2006
Đức
Anh

28,35

1.855

2.073

1.885

2.373

3.367


4.095

4.693

21,34

1.431

1.581

1.329

1.682

2.398

3.034

3.779

Hà Lan

37,87

1.182

1.577

1.335


1.688

2.148

2.476

2.925

Pháp

10,93

884

970

809

1.095

1.659

2.163

2.181

Bỉ

23,50


849

1.019

832

849

1.200

1.147

1.289

Italia

25,08

817

1.002

805

980

1.534

1.877


2.309


Tây Ban Nha

36,13

760

962

940

1.111

1.555

1.794

2.105

Ba Lan

37,95

221

267

185


241

446

328

345

Thụy Điển

18,36

202

225

205

233

427

674

914

Đan Mạch

26,04


138

172

166

195

271

276

262

Áo

14,85

112

109

103

144

462

1.065


1.946

CH Séc

45,59

102

133

120

135

183

180

176

Phần Lan

34,32

93

134

80


68

87

100

79

Hy Lạp

26,54

82

103

78

80

132

151

185

Slôvakia

209,87


71

110

90

111

157

291

388

Hungari

89,80

63

70

62

38

51

58


60

Lúc xăm bua

-

60

-

17

23

27

29

43

Bồ Đồ Nha

58,90

52

85

93


95

153

173

247

Lít va

-

41

-

38

24

23

37

43

Rumani

-


32

78

77

78

74

81

67

Bungari

-

36

75

42

37

27

37


42

Slôvenia

57,05

18

-

18

25

25

35

40

Látvia

75,69

9

-

10


10

41

73

103

CH Síp

18,33

7

20

12

14

19

18

16

Ex tônia

-27,13


6

-

9

7

11

12

10

Aixơlen

36,52

5

54

40

46

64

81


72

Manta

-35,57

1

-

3

3

4

20

9

Tổng

-

9.129

10.582

9.383


11.385

16.545

20.305

22.148

Nguồn: Tinthuongmai.com và customs.gov.vn
Qua bảng số liệu cho thấy các nước như Anh, Bỉ, Đức, Hà Lan nước xuất siêu
khá lớn với Việt Nam với tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu vào các thị trường này luôn đạt


mức cao. Trong khi đó thì các nước như Áo, Thụy điển, Ai Len, Bồ Đào Nha, Đan
Mạch chưa phải là các thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam, tuy nhiên cũng đã có tăng
trưởng trong thời gian qua. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường
Áo tăng mạnh đột biến gấp 2,3 lần so với năm 2011 và gấp 9,5 lần so với năm 2007.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy năm 2007, các thị trường mới nổi như Hy Lạp
và Tây Ban Nha có được mức tăng trưởng khá cao. Đối với 12 nước thành viên gia nhập
sau của EU thì xuất khẩu của ta vào một số nước có gia tăng như Slovakia, Slovenia,
Látvia, Hungari, Cộng Hoà Séc… Nhưng một số nước tuy có gia tăng lớn trong kim
ngạch xuất khẩu nhưng vẫn còn rất nhỏ bé.
Trong năm 2008, Đức vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại EU
với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,073 tỷ USD tăng 11,7% so với năm 2007 -Đây là kết
quả rất đáng khích lệ trong khi kinh tế Đức rơi vào suy thoái sâu nhất tại Châu Âu
vào giai đoạn này; Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường các nước EU đều
tăng, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn hẳn so với năm 2007 - Đây chính là hậu quả tất yếu
và dễ dàng nhận thấy của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
năm 2008. Sang năm 2009, hầu hết kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường

của các thành viên EU đều giảm kể cả các đối tác lớn như Đức, Anh, Hà Han, Pháp, Bỉ,
… Từ năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước thành
viên EU đồng loạt tăng trở lại. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức năm 2010
tăng lên 488 triệu USD so với năm 2009, 2011 tăng 994 triệu USD so với năm 2010,
và đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đã tăng gấp 2,2 lần so
với 2007 với số tuyệt đối là 2.240 triệu USD, (tăng lên 120,8%). Năm 2012 kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Anh cũng tăng 112% so với năm 2007 gấp 2,12 lần so
với 2007 - Năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2013, xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam vào khu vực này vẫn tăng cao so với năm 2012.
Có được những thành tựu trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị
trường EU trong thời gian qua như phân tích ở trên là do nhiều nhân tố chủ quan và
khách quan. Trước hết đó là sự tăng nhanh về nhu cầu nhập khẩu của EU cùng với tiến
trình mở rộng của khối này (từ 1/7/2013 EU đã có 28 thành viên), do đó làm khối
lượng và giá hàng hoá xuất khẩu cũng tăng mạnh; Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam
đã chủ động hơn trong điều chỉnh quy mô và năng lực sản xuất, tiếp cận thị trường EU
hiệu quả hơn thể hiện rõ trong những năm từ 2007 đến nay; Thứ ba, Chính phủ đã rà
soát và tạo điều kiện thuận lợi về khung pháp lý, các chính sách hỗ trợ xuất khẩu cho các


doanh nghiệp xuất khẩucùng với nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế mà quan trọng nhất là sự
kiện gia nhập WTO năm 2007.
III. Các công cụ thực thi chính sách
1. Chính sách khuyến khích thu hút FDI cho xuất khẩu
Xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng nhanh trong những năm qua dựa trên
sự tăng lên nhanh chóng của hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chỉ một
năm sau đổi mới, năm 1987, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đã chính thức hóa việc tiếp
nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam kể từ quá trình đổi mới. Luật Đầu
tư này tiếp tục được bổ sung và chỉnh sửa vào các năm 1990, 1993, 1996, 2000 cho phù
hợp với thực tế xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam qua các

thời kỳ. Đến 1/7/2006, Luật đầu tư nước ngoài trước đó đã được thay thế bằng Luật
Đầu tư điều chỉnh chung cho cả hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Việt Nam đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hoàn thiện hệ thống pháp
lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng, dành nhiều ưu đãi về thuế,
giá thuê đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư nước
ngoài và cam kết bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ…Những chính sách thu
hút FDI đã thu được những kết quả rất khả quan: Nhờ hoạt động thu hút FDI, Việt
Nam đã tiếp nhận được khoảng 100 tỷ USD (vốn thực hiện) để đầu tư các dự án của
nước ngoài tài Việt Nam. Như vậy, bình quân mỗi năm, vốn FDI thực hiện đầu tư
khoảng 4,5 tỷ USD, chiếm khoảng 4 25% tổng đầu tư của toàn xã hội. Đây cũng là
con số rất có ý nghĩa đối với tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 7 - 8% của Việt
Nam trong 2 thập niên qua. Khu vực FDI chiếm hơn 60% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay. Việt Nam xuất siêu trong 2 năm qua cũng nhờ
vào khu vực kinh tế FDI bởi khu vực kinh tế doanh nghiệp trong nước vẫn nhập siêu.
2. Chính sách thuế quan
Luật Thương mại sửa đổi năm 2005 và Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày
23/1/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua
bán hàng hóa quốc tế tiếp tục thể hiện tinh thần cải cách hành chính mạnh mẽ của Chính
phủ trong việc điều hành xuất nhập khẩu. Chính phủ đã quy định cơ chế quản lý xuất
nhập khẩu nói chung và cơ chế điều hành xuất nhập khẩu cho giai đoạn sau năm 2005
mà không dừng lại ở thời hạn 5 năm. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu ngày càng


×