UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC MN, TH, THCS CÔNG LẬP THUỘC UBND QUẬN,
HUYỆN, THỊ XÃ CỦA TP. HÀ NỘI – NĂM 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA THỰC HÀNH VỀ NĂNG LỰC
CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
MÔN: TIẾNG ANH
Ngày kiểm tra: 03/8/2014
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần I: Soạn gián án (60 điểm):
Anh (chị) hãy soạn giáo án một tiết dạy tiếng Anh Bài 4: My friends – Phần:
A(A4, A5, A6, A7) trong phân phối chương trình lớp 3 (Giáo trình Let’s Learn
English – Book 1 – NXBGDVN – được in sao và phát cùng đề).
Phần II: Hướng dẫn thực hành (20 điểm):
Anh (chị) hướng dẫn học sinh lớp 4 làm bài kiểm tra kĩ năng nghe hiểu như thế
nào với bài sau:
Listening to the passage and complete the following sentences.
1. Nam studies at_________________________.
2. He lives in a____________________ in Quang Trung Street.
3. He gets up at_______________________.
4. He_________________________at 7.15.
5. He likes__________________________with his friends.
Tapescript:
Nam is a student at Le Quy Don School. He lives in a flat in Quang Trung
Street. He usually gets up at 6 o’clock and goes to school at 7.15. He likes walking in
the mountains with his friends.
Phần III: Xử lý tình huống (20 điểm):
Tình huống 1: Anh (chị) được Ban Giám hiệu phân công làm công tác chủ
nhiệm lớp 3A. Trong các giờ học, học sinh ít phát biểu và cũng không hăng hái tham
gia các hoạt động của lớp. Anh (chị) phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
Tình huống 2: Lớp anh (chị) chủ nhiệm đang cần chọn một học sinh làm lớp
trưởng. Anh (chị) băn khoăn giữa hai học sinh Lý và Hùng. Lý là học sinh giỏi nhất
lớp nhưng lại hơi trầm và chưa hoạt bát. Ngược lại, Hùng năng nổ, nhanh nhẹn, tích
cực tham gia các phong trào hoạt động của lớp nhưng chỉ học vào loại khá. Cả hai em
đều được các bạn trong lớp quý mến. Anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
------------------------------------------------------------------------------------
Lưu ý:
- Thí sinh không được mang theo bất kỳ tài liệu gì;
- Giám thị không được giải thích gì thêm.
UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TUYỂN VIÊN CHỨC LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, MN, TH,
THCS CÔNG LẬP TRỰC THUỘC UBND QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ CỦA TP . HÀ NỘI
NĂM 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỰC HÀNH
MÔN: TIẾNG ANH – LỚP 3
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo phải nắm bắt được nội dung trình bày toàn bài làm của thí sinh để đánh
giá được một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
- Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, diễn đạt gãy gọn, trình bày cẩn thận,
đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học. Phần bài soạn có thể trình bày theo các cách
khác nhau nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm.
- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với
hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm. Điểm toàn bài là số
nguyên và tối đa 100 điểm.
- Điểm cuối cùng của bài là điểm thống nhất của hai giám khảo.
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
PHẦN I: SOẠN GIÁO ÁN MỘT TIẾT DẠY (60 điểm)
I.
MỤC TIÊU VÀ CHUẨN BỊ
1. Mục tiêu
+ Xác định đúng mục tiêu tiết dạy: Học sinh luyện tập các kĩ năng nghe,
đọc, viết về cách giới thiệu những người bạn của mình; tiết dạy xác định rõ
mức độ từng yêu cầu của kỹ năng (nghe, đọc, viết). Có xác định mục tiêu phù
hợp với các đối tượng học sinh (phân hóa).
+ Xác định được mục tiêu của tiết dạy nhưng chưa thật rõ mức độ yêu
cầu của đơn vị kiến thức và kỹ năng.
+ Xác định mục tiêu không rõ ràng hoặc còn thiếu, còn nhầm lẫn yêu cầu
của từng kỹ năng nghe, đọc, viết.
2. Chuẩn bị của thầy và trò
Xác định được những nội dung cần chuẩn bị của thày, trò phù hợp với
yêu cầu của tiết dạy, đúng yêu cầu: băng đĩa, tranh ảnh, thẻ từ, poster,...
II.
CẤU TRÚC NỘI DUNG
1. Cấu trúc và phân bố thời gian
+ Cấu trúc của các phần trong tiết dạy hợp lý: ôn lại kiến thức cũ, tổ chức
các hoạt động phong phú và hiệu quả cho từng kỹ năng, có luyện tập vận dụng
nâng cao, củng cố, dặn dò, phân bố thời gian giữa các phần hợp lý.
+ Cấu trúc của các phần trong tiết dạy chưa thật sự hợp lý: ôn lại kiến
thức cũ, các hoạt động tổ chức chưa thực sự phong phú và hiệu quả cho luyện
13 điểm
9 điểm
( tối đa 9
điểm)
(tối đa 6
điểm)
(tối đa 4
điểm)
(tối đa 4
điểm)
22 điểm
4 điểm
(tối đa 4
điểm)
(tối đa 2
điểm)
tập vận dụng và nâng cao, củng cố dặn dò chưa khắc sâu kiến thức, phân bố thời
gian giữa các phần chưa hợp lý.
2. Nội dung bài dạy
Nội dung ngôn ngữ trong bài:
Từ vựng: friend, nice
Mẫu câu: She’s Li Li. She’s my friend.
He’s Nam. He’s my friend.
+ Nội dung truyền đạt kiến thức kĩ năng (nghe, đọc, viết ) được trình bày
logic, chính xác, đủ, khai thác kiến thức tốt, làm rõ những nội dung trọng tâm
của tiết dạy, có định hướng nội dung ghi vở và xác định kiến thức khi dạy phân
hóa theo đối tượng học sinh qua các hoạt động dạy học.
+ Nội dung truyền đạt kiến thức kĩ năng (nghe, đọc, viết) chính xác, đủ
nội dung, có chú ý khai thác kiến thức của từng kỹ năng nhưng chưa thật tốt.
+ Đủ nội dung kiến thức kỹ năng (nghe, đọc,viết) việc khai thác kiến
thức các kỹ năng còn dàn trải chưa chú ý khắc sâu những nội dung chính.
III.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Tổ chức hoạt động nhận thức
+ Tổ chức hoạt động của thày và trò trong các khâu hợp lý: ôn lại kiến
thức cũ, giảng bài mới, luyện tập kiến thức mới (có kiểm soát, mở rộng, nâng
cao), củng cố bài hợp lí, có hướng dẫn ghi vở.
18 điểm
(tối đa 18
điểm)
(tối đa 13
điểm)
(tối đa 9
điểm)
25 điểm
9 điểm
(tối đa 9
điểm)
(tối đa 7
điểm)
+ Tổ chức hoạt động của thày, trò trong các khâu ôn lại kiến thức cũ, giảng
bài mới, luyện tập kiến thức mới, củng cố bài chưa thật hợp lý.
+ Tổ chức hoạt động chưa đáp ứng nhiều loại đối tượng học sinh trong
lớp.
(tối đa 4
điểm)
2. Phương pháp
+ Có phương pháp hợp lý với từng phần nội dung kiến thức. Biết kết hợp
trò chơi và các hoạt động phong phú tạo tiết dạy sinh động.
+ Phương pháp giảng dạy chưa thật hợp lý. Kết hợp trò chơi và các hoạt
động chưa thực sự hiệu quả.
+ Nặng về giảng giải bài mới, chưa tổ chức được nhiều hình thức hoạt
động một cách linh hoạt.
3. Sử dụng thiết bị dạy học
Sử dụng hợp lý và khai thác hiệu quả các thiết bị dạy học trong quá trình
tổ chức hoạt động nhận thức: băng đĩa, tranh ảnh, thẻ từ, poster,...
4. Củng cố, đánh giá
+ Nội dung củng cố hợp lý; khai thác khả năng nhận thức, hiểu, vận dụng
liên hệ thực tế có hiệu quả của học sinh.
+ Nội dung củng cố còn sơ lược, chủ yếu yêu cầu học sinh nhắc lại thuộc
lòng các kiến thức, chưa chú ý cho học sinh vận dụng, chưa có phương pháp để
học sinh khắc sâu, hiểu, biết liên hệ thực tế từ kiến thức của bài học.
11 điểm
PHẦN II: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH (20 điểm).
- Hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài (3 điểm).
- Hướng dẫn học sinh kĩ năng đọc hiểu trước khi làm bài ( 3 điểm).
(tối đa 11
điểm)
(tối đa 7
điểm)
(tối đa 4
điểm)
2 điểm
3 điểm
(tối đa 3
điểm)
(tối đa 1
điểm)
- Hướng dẫn học sinh làm bài bằng những câu hỏi gợi ý phù hợp, dễ hiểu về từ vựng, ngữ
âm, ngữ pháp,… ( 5 điểm).
- Hướng dẫn học sinh chữa bài, giải thích chính xác và đưa ra đáp án đúng: 1D, 2E, 3B, 4B,
5C, 6C, 7A, 8A, 9D, 10A ( 5 điểm).
- Có khắc sâu, củng cố, chốt kiến thức và làm bài tập vận dụng (4 điểm).
PHẦN III: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG (20 điểm).
Tình huống 1 (10 điểm):
- Tìm hiểu nguyên nhân.
4 điểm
- Đưa ra các biện pháp phù hợp:
6 điểm
+ Có các biện pháp để động viên khích lệ các em mỗi khi làm được một việc tốt.
1,5 điểm
+ Cùng cả lớp tổ chức những trò chơi chung, những buổi học ngoại khóa.
1,5 điểm
+ Động viên học sinh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường.
1,5 điểm
+ Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, cuối tuần có biểu dương khen thưởng kịp 1,5 điểm
thời.
Tình huống 2 (10 điểm):
- Anh (chị) cùng với học sinh đưa ra các tiêu chuẩn cần phải có của một lớp trưởng.
4 điểm
- Cho học sinh trong lớp bình bầu bằng cách bỏ phiếu kín hoặc giơ tay biểu quyết để 2 điểm
chọn bạn xứng đáng.
- Cùng các em kiểm phiếu và chọn lớp trưởng dựa trên kết quả bình bầu.
1 điểm
- Sau khi đã chọn xong lớp trưởng anh (chị) cần xem xét các mặt ưu điểm cũng như 3 điểm
những hạn chế của lớp trưởng mới để giúp đỡ, hướng dẫn lớp trưởng làm tốt hơn công
việc của mình.
______________________________________